Giọng điệu trữ tình, mộc mạc

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 89)

Nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Với không gian sống bao bọc bởi núi rừng, thiên nhiên hoang sơ kì bí nhưng cũng hét sức nên thơ. Trong không gian ấy, con người cũng trở nên thuần khiết như dòng sông, con suối, ngay thẳng như cây rừng trong lối sống, cách ứng xử với nhau. Bản chất của những con người nơi đây khiến ngôn ngữ của họ cũng dung dị, mộc mạc. Có lẽ, cái hay, cái đẹp trong tác phẩm của chị một phần chính là nhờ đặc điểm này. Ngôn ngữ trong tác phẩm của chị không văn hoa bóng bẩy, không gọt dũa cầu kì mà giản đơn đến thô mộc. Ẩn giấu bên trong ngôn ngữ thô mộc ấy chính là cảm xúc con người thật lòng với nhau. Người miền núi rất ít nói, mà khi nói, lại nói rất ngắn gọn, thậm chí khuyết chủ ngữ….đặc điểm này tạo nên những đoạn đối thoại, độc thoại trong các tác phẩm tự nhiên và sinh động.

Cách xưng hô của người dân tộc làm cho những ai chưa từng tiếp xúc với nền văn hóa này không khỏi bỡ ngỡ và thấy lạ lẫm. Nhưng đây lại là điều quen thuộc trong giọng điệu của người miền núi, đặc biệt là với người dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc. Lối xưng hô của họ mang vẻ suồng sã nhưng rất đỗi thân thiết, với các đại từ nhân xưng quen thuộc họ hay sử dụng đó là : “Tao”, “mày”, “nó”

trong mối quan hệ làng bản, bạn bè, anh em. Ví dụ, trong truyện Cạnh bếp có cái

muôi gỗ khi Mai nói chuyện với Chứ - người bạn cùng học: “Tao sắp lấy chồng

rồi. Bỏ học thôi…..”,“Chứ à, sao không bảo bố mẹ sang nhà tao?”. Ngay cả khi những người lạ mới quen hoặc mới gặp nhau họ cũng sử dụng cách nói này. Hai

người đàn ông tình cờ gặp nhau trên đường nói với nhautrong truyện Trời sáng

đâu đã sáng :

Trai Mông Đồng Văn uống rượu hay lắm đấy. Lấy vợ cho nó chưa? Bố tôi càu nhàu:

Chưa. Muốn có con dâu quá mà chưa lấy được.

Ông già tủm tỉm: Có thích gái Mèo Vạc không? Tao tìm cho một đứa nhé. Thế thì tốt quá, nhờ ông luôn đấy

Và, thân thiện, mộc mạc hơn nữa trong cách xưng hô của người vùng cao đó là thường xưng “mình” với người đang đối thoại, dù đó là người quen hay lạ, rồi cách nói trống không rất mộc mạc nhưng cũng không lạ tai:

- Đến ăn muộn thế?

- Ừ, xe tỉnh vừa lên mà

- Cũng chỉ còn hai bát. Đang định mang về cho trẻ con. Uống rượu không?

- Một ít thôi ……….

- Sao biết? Mình không thấy quen mà.

(Cạnh bếp có cái muôi gỗ)

Cũng giống như các vùng miền khác, cách gọi cha mẹ của người vùng cao cũng đặc biệt, họ gọi mẹ là “ềm”, gọi bố là “Po”; đặc biệt, cách xưng hô của cha

mẹ với con cái cũng sử dụng lối xưng hô “tao= mày”: “Po không ngủ được hở

Po?” “Không tao đi ra sông” “làm gì cơ” “Còn làm gì nữa. Đang mùa cá chép đẻ mà” “A, Po đi lấy trứng về thả” [49;124] (Đêm cá nổi), “Ềm! ềm vẫn khỏe đấy ư ?....”. “Kìa …con xin ềm. Ềm đừng nói với con thế. Con vừa về tới…..ềm có thương con” [49;209] (Ngải đắng ở trên núi). Ngoài ra, trong ngôn ngữ người miền núi còn có thêm những thán từ, khẩu ngữ như: “Yda”, “ấy dà”, “ái

chà”, “ầy” và cả những dấu chấm lửng rất đúng với kiểu cách nói kéo dài rề rà mang tính đặc trưng trong giọng điệu của người miền núi. Ví như, câu nói của

Phủ trong truyện Mần tang mọc trong thung lũngYda,! Bà cô lẩm cẩm hay sao

mà chuyện nọ xọ chuyện kia thế” [49;164]. Hay câu nói của trưởng bản trong

truyện Hẻm núi: “Ầy, thiến mấy con gà, phải thiến từ bây giờ thì đến tết mới có

gà béo đem ra cho thông gia”, “Ai chà, máu chảy nhiều quá” [49; 151]. Trong

truyện Con dê bốn mắt, các nhân vật sử dụng rất nhiều lối nói kéo dài này: “Ai

chà, con nhà giàu mà”… “Ai chà, đúng là nhà giàu đi mua xe, cái xe giá sáu triệu đồng, Dấn trả luôn, không nói một câu” [51; 21]. Từ cách xưng hô, nói năng thân mật không khách sáo của người miền núi thì đây chính là yếu tố quy định lối giao tiếp để tạo nên bản sắc ngôn ngữ riêng cho vùng miền mà nhà văn hướng tới.

Người vùng cao rất ít nói và nếu có nói thì giọng điệu nhường nhịn biểu đạt sự thẳng thắn trong tính cách. Tiêu biểu như nhân vật Vi trong truyện giống như cái cối nước, khi Vi cảm thấy thái độ của người yêu có cái gì khang khác không giống như mọi ngày hò hẹn. Vi nhất quyết hỏi cho bằng được: “Vi giật

đèn pin trong nách Sinh, soi thẳng vào mặt mình: “Này, nhìn vào đây, rồi nói

nhanh, có chuyện gì? Không, phải nói luôn bây giờ” [49;138]. Hay như nhân vật

Kía trong Gió không ngừng thổi, khi không sinh thêm con được cho chồng, đã

nói với chồng rất chân tình, mộc mạc , ngắn gọn nhưng truyền tải được hết

những gì Kía nghĩ: “Mình đi tìm thêm cho bố nó một người vợ nữa. Phải đẻ một

đứa con trai bố nó à, mình đã hứa với tổ tiên rồi, bằng mọi giá phải có một đứa con trai để sau này có người thờ cúng, có người giữ đất” [49;366]. Cũng là tâm

trạng ấy, Mao trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá đã nói thẳng với

chồng “Hay là Chúng để Mao về nhà mẹ đẻ, cho Chúng đi lấy vợ mới” [49;21].

Còn bà vợ già của Tráng A Sình trong truyện Tráng A Khành, sau mười bốn

năm chung sống không sinh được con cho chồng đã nói bàn với chồng: “Để tôi

tìm cho ông một đứa gái nhé, cứ để nó đẻ, tôi nuôi cho”.

Giọng điệu chân chất mộc mạc thể hiện ngay trong cả lối nói so sánh để biểu đạt tâm trạng nhân vật. Lối so sánh ấy thường được so sánh với hiện tượng thiên nhiên và những sự vật quen thuộc xung quanh cuộc sống lao độn và văn

hóa đặc trưng của người vùng cao. Trong truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá,

khi miêu tả tâm trạng ông Chúng khi ở trong nhà có hai bà vợ, mỗi bà một tâm

thấy trong nhà mình khó ở quá, giống như trời mưa dông mà mấy ngày liền không mưa được” [49;14]. Hay như cô Vi trong Giống như cái cối nước đau khổ

khi bị người yêu chối bỏ thì tác giả ví: “Giờ thì Vi đã như một bông hoa tam giác

mạch cuối mùa”.

Có thể nói rằng, ngôn ngữ ngắn gọn, xúc tích, thậm chí khuyết chủ ngữ kết hợp với lối rề rà kéo dài giọng, cách xưng hô có phần xuồng sã đã tạo nên nét dung dị, chân chất, mộc mạc của giọng điệu ngôn ngữ người vùng cao.

Bên cạnh giọng điệu mộc mạc, chân chất, truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy còn có giọng điệu trữ tình sâu lắng , làm rung động bao trái tim độc giả khi tiếp cận với những trang văn đẹp, sinh động, nên thơ và trong nó như có giai điệu của những bản nhạc vùng cao. Giọng điệu trữ tình thế hiện trong những trang văn miêu tả thiên nhiên, con người và những điệu hát dân gian. Chất giọng trữ tình thể hiện sự am hiểu tường tận về văn hóa truyền thống cũng như đặc trưng trong nếp sinh hoạt của người dân vùng cao, đặc biệt là vốn văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số vùng này. Nhà nghiên cứu Hoàng Linh Sơn đã từng nhận xét: “Chất giọng hồn nhiên, mộc mạc, sống động, giàu hình ảnh của dân gian vốn diễn ra qua lịch sử hàng nghìn năm, nay lại tiếp tục thấm vào trang viết của nhà văn như một thuộc tính thẩm mỹ ổn định làm thành thói quen biểu đạt của các thế hệ văn nhân trên mọi thể loại khác nhau” [61]. Giọng điệu trữ tình được toát lên trong những trang văn miêu tả thiên nhiên miền núi giàu chất thơ. Nhìn từ xa: “Bản tôi nấp dưới thấp, trong thung lũng. Mà thung lũng thì như cái lòng chảo , hứng lấy mùn trên núi, mưa lũ đưa về nên đất đai rất màu mỡ, trồng thứ cây gì cũng lên như thổi. Rừng chẻ ra muôn khe suối lớn nhỏ chảy ngoằn ngoèo qua bản, ra sông” [49;126], hay “Dòng sông lọt giữa hai bên là trùng trùng những dãy núi vắt đầy mây trắng. Quanh năm bóng núi cao vời vợi hắt xuống làm dòng sông như càng thêm sâu hun hút. Đêm nay, trăng hạ tuần nhuộm cho cả lòng sông ánh u tịch, trầm mặc” [46;125] (Đêm cá nổi). Hai đoạn văn đã gột tả hết vẻ đẹp của thiên nhiên, của núi, của sông….khiến hai đoạn văn trở nên sống động như hai bức tranh sơn thủy hữu tình với những nét vẽ mây, vẽ núi, dòng sốn, con suối, ánh trăng vàng lấp lánh đông đầy cả không gian. Những từ láy tượng hình “ngoằn ngoèo”, từ láy âm “thăm thẳm” chỉ độ sâu, cùng với các động từ “vắt”,

hắt” tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng cũng điểm xuyết chông chênh khiến bức

với nơi đây thì những cảnh vốn bình dị mới có thể trở nên thơ mộng và trữ tình như thế trên những trang văn của tác giả.

Không gian sống bừng lên những nét sáng trong của cuộc sống yên bình. Thiên nhiên được bồi đắp bởi những mỡ màu, phù sa của dòng sông Nho Quế khiến sức sống của con người và vạn vật nơi đây bừng lên mạnh mẽ. Sức sống

mạnh mẽ trong buổi bình minh được miêu tả “Mặt trời chưa lên nhưng ánh sáng

của nó từ sau dãy núi đã hắt ngược lên vòm trời, đủ làm sáng cả thung lũng. Sương vẫn chưa tan hết trên phần ngọn của rừng già. Ban ngày nhìn rừng chia thành nhiều miếng rất rõ. Sồi, dẻ mọc lẫn , tán dầy và cao. Vầu đắng thấp hơn đang bắt đầu ra măng” [49; 177] (Mần tang mọc trong thung lũng). Sức sống

mãnh liệt của thiên nhiên được Đỗ Bích Thúy viết: “Người ta càng hái thì ngải

càng đâm nhiều ngọn, mặc cho những đợt gió mùa tới tấp ùa về, quất ràn rạt trên mặt đất. Trên nương, trong vườn, cả dưới gầm sàn chỗ cái ang nước khô vênh, chỗ nào cũng thấy ngải, như một sự bồi đắp cho sự khắc nghiệt của đất

trời” [49; 21] (Ngải đắng ở trên núi). Thiên nhiên miền núi khắc nghiệt, không

ưu đãi với cuộc sống con người, nhưng từ chính nơi khắc nghiệt này loài ngải đắng vẫn bám trụ, vẫn lên xanh tốt nuôi sống con người.. Bằng cách sử dụng giọng điệu trữ tình khi viết về quê hương giống như một sự trả ơn với nơi chôn nhau cắt rốn của nhà văn khiến trang văn càng trở nên ấm áp và có hồn. Dù thiên nhiên hiền hòa hay khắc nghiệt nhưng đã nuôi lớn những con người của núi rừng. Và sức sống bền bỉ như những ngọn ngải đắng vẫn vươn mình mơn mởn, dập dềnh trong gió rét, sương sa, để cuộc sống ấm áp, yên bình lại trở về với niềm lạc quan yêu đời….

Những điệu hát dân gian quen thuộc về tình yêu chan chứa đã góp phần

nuôi dưỡng những tâm hồn sáng trong. Trong truyện Con dê bốn mắt, Kía đã hát

những câu mong chờ để an ủi Dí: “Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo anh về/

Em đưa anh đến con đường rẽ, con đường rẽ thụt sâu/ Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo em quay lại/ Anh buông tay em, tay như rụng/ Như lá tre, lá gỗ lả tả rụng/ Anh bỏ tay em, tay như rơi/ Như lá tre, lá gỗ lả tả rơi” [49;87]. Hay Vi –

một cô gái trong Giống như cái cối nước hát những giai điệu thổn thức của trái

tim yêu đến độ xuân thì : “Hãy bùng to nhé ngọn lửa tình đang nhen/ Dù qua khe

dài gió đừng tắt/ Thấy mía ngọt đừng khát/ Thấy áo người mới đừng thay/ Em như sợi chỉ xanh/ Anh như sợi chỉ đỏ/ Chỉ đan nhau, vải rách không phai màu/ Đừng bay theo lời dẻo ngọt người quyến/ Anh hãy yêu bản như yêu em [49;142].

Những bài hát dân gian trong trẻo , lối ví von đặc trưng làm cho bản sắc văn hóa đặc trưng vùng miền thể hiện rõ nét. Đặc biệt, đã lột tả hết những nét trữ tình, những lời căn dặn của cô gái mong chờ nơi người yêu thương rất ý nhị nhưng thấm đẫm yêu thương.

Gọng điệu trữ tình còn thể hiện ở lời ca, câu hát của những trái tim khổ đau, trong những câu hát nặng trĩu nối lòng của cô gái khi người yêu của mình bị

treo trên cột đá: “Gầu Mông nói đrâu Mông. Hai ta chung nhịp nhớ. Nếu buộc

phải chết. Nên chôn cùng một mộ. Hai chúng mình chung một hơi. Nếu buộc phải chết thôi. Nên chung một qua tài” [49;103]. Đó là lời hát gầu plềnh trong nhà lí trưởng khiến tâm trạng của Chía như thêm rối bời, đau đớn quắt quay. Lời hát như mũi tên xuyên vào trái tim đang rỉ máu của Chía, để Chía nhớ quay nhớ quắt

Váng, nhớ những kỉ niệm “Dưới ánh trăng mờ, Chía đang được Váng cầm tay

ngay dưới gốc lê già gần chuồng ngựa”. Để rồi bây giờ ôm tấm áo của Váng vào lòng, Chía vẫn cảm thấy ấm áp, vẫn thấy bóng hình của Váng trong trái tim.

Với giọng điệu trữ tình thiết tha trong cách kể chuyện của mình, Đỗ Bích Thúy khiến cuộc sống và tâm hồn con người nơi đây hiện lên sinh động, làm sống dậy những hình thức văn hóa đặc trưng trong nếp sinh hoạt của người miền núi trong lòng độc giả. Bước vào những trang văn của chị, độc giả sống trong cảm giác rời xa bụi bặm của phố phường, sải bước dưới những tán cây rợp trời với những âm thanh của núi rừng, với tiếng bìm bịp kêu, tiếng chim hót rúc rích sau những vòm lá, tiếng róc rách trên khe suối trong lành mát lạnh, với hương vị thiên nhiên tinh khiết của mùi hoa lê, hoa mận, hoa tam giác mạch, mùi ngai ngái của ngải đắng, mần tang….mùi của đất đá, của núi rừng, hòa mình trong tiếng khèn, tiếng đàn môi du dương, hòa mình trong những vũ điệu núi rừng rực rỡ sắc màu của áo váy, của hoa cỏ, của những lời ca, câu hát, của những tập tục văn hóa. Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đã lột tả được hết những nét đẹp cực kì đặc sắc, những tập tục văn hóa vô cùng điển hình, đặc trưng của người dân tộc miền núi Tây Bắc này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)