Với kiểu cốt truyện truyền thống, tác giả thường chú ý đến sự kiện để cắt nghĩa, minh họa cho một vấn đề mà người kể đưa ra. Đó là cốt truyện có sự kiện nhưng không có biến cố, các sự kiện tình tiết cứ đan cài một cách đầy ngẫu hứng và không theo một sự sắp xếp nào cả. Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy thường viết theo dạng này. Truyện của chị giống như những trang nhật ký ghi lại những sự vật, sự việc, diễn biến trong tâm tư, tình cảm của tác giả, là những câu chuyện đời thường mang tính chất tự truyện. Vì th , những gì được phản ánh trong truyện ngắn của chị bao giờ cũng được xuất phát từ con người cụ thể, những sự kiện, những câu chuyện có thật hoặc là những câu chuyện được chắt lọc từ cuộc sống.
Với kỹ thuật viết truyền thống, trong cốt truyện của Đỗ Bích Thúy người kể chuyện hầu như ở ngôi thứ ba biết tuốt, nhân vật đơn tuyến. Phần lớn truyện hiện ra theo quy luật tự nhiên của sự kiện. Các câu chuyện xoay quanh những vấn đề đời thường ở vùng Tây Bắc với hình ảnh những con người nhỏ bé lặng lẽ dưới bóng núi rừng. Xung đột truyện xuất hiện ngay trong bản thân cuộc sống của chính những con người ấy mà họ thậm chí không ý thức được. Điều đó làm tăng tính ám gợi và sức sống của cốt truyện trong lòng lòng độc giả thay vì những cách tân của phương thức tự sự đương đại. Khảo sát truyện ngắn của chị ta thấy: nếu chia theo tiêu chí sự kiện thì có những cốt truyện liền mạch, các sự kiện diễn ra liên tục và được giải quyết từ đầu cho đến kết thúc. Nếu chia theo tiêu chí thời gian thì có những truyện ngắn mà cốt truyện triển khai theo dòng thời gian tuyến tính, nếu chia theo tiêu chí nhân vật thì hấu hết các truyện ngắn của chị là truyện ngắn đơn tuyến. Truyện thường tập trung vào một nhân vật chính trong tương quan với các nhân vật xung quanh làm phát triển tính cách nhân vật chính ấy.
Cốt truyện liền mạch, các sự kiện diễn ra liên tục và được giải quyết dần từ đầu cho đến kết thúc, kiểu cốt truyện này ta thấy trong các truyện ngắn:
Truyện ngắn Cạnh bếp có cái muôi gỗ được mở ra bằng việc nhân vật tôi gặp một người đàn ông, người đó tỏ ra biết nhân vật “tôi”, còn anh ta thì ngờ ngờ nhưng không nhớ được là ai. Sau đó nhân vật tôi gặp lại người bạn gái tên Mai và tái hiện lại tình bạn giữa họ, chính là cô bạn chỉ ước được tặng một “cái muôi gỗ”. Hiện tại cuộc sống của Mai rất vất vả và cực nhọc khi một mình nuôi ba đứa con gái, đứa út mới chỉ hơn bốn tháng. Chồng Mai không có nhà, theo lời Mai kể thì chồng mai đi làm ăn xa, chồng Mai thích con trai mà Mai lại đẻ 3 đứa con gái, đẻ nữa thì không biết lấy gì nộp phạt. Nhưng “tôi” khó hiểu và thắc mắc vì sao Mai lại phải cực khổ nuôi con một mình trong khi tết đến rồi mà chồng Mai vẫn không thấy đâu, mà đáng lí ra, giờ này anh ta phải quay trở về để cùng đón tết truyền thống với mẹ con Mai. Câu chuyện kết thúc và là câu trả lời trong lòng
“tôi”, đó là qua câu nói của đứa con gái lớn của Mai :“Người bản đi chợ huyện,
bảo gặp ở đấy”. Hình ảnh người đàn ông ở quán thắng cố và hình ảnh người phụ nữ địu đứa con trai trên lưng mà người đàn ông đó nhận là vợ với vẻ rất phấn khởi cũng đã đưa ra một câu trả lời cho nhân vật “tôi”…. Câu chuyện bỏ lửng ở hình ảnh cái muôi gỗ bị vẹt đến một nửa ở nhà Mai và ý định của nhân vật “tôi” là sẽ nhất định làm cho Mai cái muôi khác … .Như vậy, qua các tình tiết, độc giả dễ dàng xâu chuỗi lại nội dung câu chuyện và hiểu rằng: vì muốn có một mụn con trai nà chồng của Mai đã bỏ bốn mẹ con Mai để đi theo người phụ nữ khác. Với cốt truyện đơn giản, ngòi bút của nhà văn miêu tả rất khách quan nhưng ẩn chứa trong nó là sự cảm thương sâu sắc với nhân vật người phụ nữ có hoàn ảnh éo le như Mai.
Truyện ngắn Mèo Đen kể về việc nghiện ma túy khiến Hầu Nhìa Thò mất
hết nhân tính. Câu chuyện bắt đầu bằng việc Hầu Nhìa Thò bắt trộm con mèo đen của em gái hắn để mang ra chợ huyện bán lấy tiền mua thuốc phiện hút. Do sợ bị phát hiện nên Thò bóp cổ con mèo cho nó khỏi kêu, đến khi thỏa thuận được giá với người mua, mở túi ra thì con mèo đã chết, và cùng với cơn nghiện đang vật vã vì lên cơn thèm thuốc trong người Thò là hình ảnh đôi mắt xanh lè trợn tròn của con mèo. Sau đó, tác giả kể lại câu chuyện về Thò và quá trình tha hóa của hắn. Trước đây, Thò cũng là thằng trai hiền lành, ngoan ngoãn, đi phụ vữa ở phố huyện, hắn cũng có yêu một đứa gái rất xinh và đứa gái ấy cũng đã nhận lời lấy Thò, nhưng đứa gái đã đi lấy chồng khi biết hắn nghiện mặc cho hắn chặt đứt cả hai ngón tay để thề thốt. Sau việc chặt ngón tay để quyết tâm cai nghiện, Thò vẫn chứng nào tật nấy và kết quả là khi trong nhà không còn tài sản gì đáng giá thì
hắn ăn cắp cả con mèo – người bạn tinh thần và là tài sản duy nhất của em gái mình. Câu chuyện là lời cảnh tỉnh về những tệ nạn đã len lỏi vào những bản làng, làm băng hoại đạo đức con người và tàn phá cuộc sống nơi đây khiến cuộc sống vốn đã nghèo đói càng trở nên nghèo đói hơn.
Với cốt truyện đơn giản triển khai theo dòng thời gian tuyến tính như:
Ngải đắng ở trên núi, Cái ngưỡng cửa cao, Những buổi chiều ngang qua cuộc
đời, Đêm cá nổi, Sau những mùa trăng , Giống như cái cối nước,… cũng tái
hiện lại cuộc sống con người vùng cao.
Truyện Ngải đắng ở trên núi kể bằng hồi ức theo dòng thời gian tuyến
tính. Ở truyện này, Đỗ Bích thúy không đi vào vấn đề vĩ mô hay bước ngoặt lớn lao mà chị tập trung vào trần thuật những câu chuyện rất đỗi bình thường, là cảm nhận của người con trở về quê sau những ngày tháng học tập và làm việc ở một nơi xa. Những câu chuyện về gia đình, về bản làng như: niềm vui bội thu của dân bản sau vụ mùa, sự giận dỗi, trách yêu của nườii mẹ với đứa con gái lâu ngày mới trở về, câu chuyện về người em dâu xinh đẹp – ngoan ngoãn khi lấy chồng, chuyện cậu em trai mâu thuẫn với mẹ về sự nhận thức khác nhau, sự thay đổi của cái cũ và cái mới trong cuộc sống bản làng thời kinh tế thị trường, thời kì hội nhập. Cuối cùng, là cảm nhận của nhân vật “tôi” khi cầm nắm lá ngải cứu trên tay. Mùi vị ngải cay cay, ngòn ngọt, nhằng nhặng đắng làm tâm hồn “tôi’ xao động, trong tâm trí hiện lên thì bao nhiêu kỉ niệm tuổi ấu thơ. Những câu chuyện tản mạn dường như không ăn khớp với nhau nhưng qua cách viết dung dị, nhẹ nhàng của nhà văn đã toát lên nỗi niềm đau đáu của nhân vật “tôi” khi nghĩ về quê hương. Thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải về nơi đã sinh ra và lớn lên, nuôi đã nuôi dưỡng, hun đúc nên tâm hồn nhà văn. Nơi mà tuổi thơ với những khó khăn nhọc nhằn nhưng đong đầy kỉ niệm .
Truyện Giống như cái cối nước kể về hoàn cảnh éo le của nhân vật vì
nghèo khó, vì định kiến lạc hậu, cổ hủ của xóm làng mà cô đã không được hưởng hạnh phúc trong tình yêu, trong cuộc sống mà lẽ một cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết như cô phải được hưởng. Tác giả đã rất khéo léo trong việc kể lại một câu chuyện bằng hồi ức rất đỗi đơn giản nhưng bao chứa nhiều sự kiện, dẫu rằng xung đột trong truyện có được thiết lập nhưng không được đẩy cao đến đỉnh điểm, nhưng không vì thế mà câu chuyện kém sức hút với độc giả. Bởi, sức hút trong tác phẩm toát lên chính ở giọng văn đằm thắm, nhẹ nhàng đầy cảm thông, chia sẻ của nhà văn với nhân vật của mình..
Truyện ngắn Cái ngưỡng cửa cao kể về tình yêu của chàng trai dân tộc bản Thượng Phùng tên Sính với người vợ trẻ là cô giáo miền xuôi tên Sương. Câu chuyện được bắt đầu bằng sự kiện Sương trở về xuôi gặp lại người yêu cũ tên Luân. Sính đợi chờ và mong ngóng ngày Sương quay trở lại, nếu hết một mùa trăng mà Sương không quay trở lại nghĩa là mãi mãi không quay về với Sính. Xuyên suốt câu chuyện là diễn biến tâm lý và hành dộng của hai nhân vật chính ở hai nơi xa cách. Kết thúc câu chuyện là sự xuất hiện của Vi, một cô gái bản Thượng Phùng yêu Sính tha thiết. Vi đã nói cho Sính hay, chính “ cái ngưỡng cửa” nhà Sính quá cao đã khiến cô gái miền xuôi không thể bước qua. Một cốt truyện hết sức đơn giản nhưng ẩn chứa bao ý nghĩa. Tình yêu cao cả đã khiến Sính bền bỉ trong chờ đợi, hi vọng trong mỏi mòn và mặc cho sự cám dỗ nhưng anh không ngã lòng. Suy nghĩ của hai nhân vật, đặc biệt là suy tư trăn trở trong con người Sính trở nên đặc biệt ám ảnh người đọc, khi đọc đến đoạn văn miêu tả về Sính, người đọc thật dễ dàng hình dung ra và đồng cảm với nỗi mong chò người vợ yêu đến héo hắt trong ngôi nhà vắng hơi ấm đàn bà của Sính. Và, một nỗi buồn khó gọi thành tên nhè nhẹ len trong lòng độc giả, chênh chao như sự chờ đợi mỏi mòn và những phút giây đau khổ, tuyệt vọng của các nhân vật.
Truyện ngắn Sau những mùa trăng kể về nhân vật “tôi” là một chàng trai
trẻ trở về nhà với những phút chênh chao, xao lòng, niềm yêu thương khắc khoải thầm kín về người chị dâu góa bụa xinh đẹp. Vẫn là kĩ thuật viết theo kiểu thời
gian tuyến tính ấy, câu chuyện Mặt trời lên quả còn rơi xuống kể về phút xao
động trong lòng của chàng trai tên Dân với cô gái khác nhưng sau đó anh chợt nhận ra, hạnh phúc , tình yêu không phải tìm đâu xa, nó ngay trong tầm tay mình, không ai khác chính là vợ - người con gái mà mình đã chọn.
Mỗi vấn đề được đề cập trong các câu chuyện rất nhỏ, không ở bước vĩ mô nhưng với giọng văn trữ tình như lời thủ thỉ giãi bày thấm đẫm tình yêu với mảnh đất và con người nơi đây khiến cốt truyện dẫu chỉ xoay quanh một nhân vật chính trong tương quan với các nhân vật xung quanh, cốt truyện không chứa kịch tính, xung đột nhưng lại rất giàu chi tiết sự kiện, cứ thế len lỏi, ám ảnh trong tâm trí độc giả, đây là biệt tài trong nghệ thuật viết văn của Đỗ Bích Thúy.