Giọng điệu cảm thương, xót xa

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 94)

Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy chủ yếu hướng tới những số phận bất hạnh, những cuộc đời éo le, ngang trái của bà con dân tộc thiểu số vùng cực Bắc

Tổ quốc. Trong tập truyện Người đàn bà miền núi, nhà văn Đỗ Bích Thúy chia

sẻ tâm sự của mình như sau: “Trong những tháng ngày sống và viết về vùng đất

đàn bà. Người đàn bà miền núi, dậy trước gà gáy, ngủ sau trăng sao, cõng trên lưng sự tồn vong của cả một gia đình….Thế nên, đã có những gương mặt thanh tú, khả ái, da trắng, mắt đen, má hồng khiến đêm trắng nào cũng nườm nượp trai làng xếp hàng chờ lượt đã dần dần biến thành một người đàn bà gầy gò, xanh xao, mắt trố, môi bợt nhạt, má hóp lại” [50]. Chính số phận của những người phụ nữ miền núi khiến Đỗ Bích Thúy trăn trở rất nhiều. Bằng giọng điệu cảm thương, xót xa, chị đã bộc bạch được tình cảm chân thành, sâu sắc của mình về những con người và về cả những vùng đất mà họ đã từng gắn bó. Đỗ Bích Thúy đi sâu vào tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp vốn có tiềm ẩn trong tâm hồn những người dân nơi đây.

Với nghệ thuật viết văn sử dụng những đoạn trần thuật miêu tả để miêu tả nhân vật cả về ngoại hình, hành động lẫn nội tâm nhân vật đã xây dựng nên những chi tiết rất “đắt”, và gửi gắm trong đó là sự cảm thông, xót xa đến đắng

lòng cho những sô phận nhân vật. Truyện ngắn Mần tang trong thung lũng , Đỗ

Bích Thúy cảm thương cho số phận của những đứa trẻ mồ côi, chúng cô đơn trong ngôi làng mà dường như không có mối quan hệ với cộng đồng. Điều đó đáng báo động về sự trì trệ và lạc hậu của những hủ tục, những quan niệm là cội rễ gây ra đau khổ cho cả một thế hệ trong ngôi làng cô đơn. Sự xót xa ở ngay ngôn ngữ trần thuật khi tác giả nói về huyền thoại xa xưa đx ăn mòn kí ức của

những người dân nơi đây: “Phủ vừa lầm lũi đi sau Liêu vừa kể, như nói với mình:

“Người già bảo tại có người trong họ lấy phải nhau nên trời phạt, bắt chết nhiều thế. Họ Thào, họ Sùng ở cùng nhua lâu quá, hàng bao nhiêu đời, thành một họ rồi . Bây giờ không lấy nhau được nữa, lấy lại chết tiếp. Con gái con trai Tả Gia đẹp mấy, giỏi giang mấy cũng ở trong nhà mình. Người bản ngoài bản trong sợ Tả Gia, không ai dám đến. Lâu lắm Tả Gia không có đám cưới. Không có đám cưới thì không có trẻ con. Phủ là trẻ con nhất ở Tả Gia cũng lớn bằng này

rồi….” [49;18]. Trong truyện ngắn này, giọng điệu cảm thương , xót xa không ở

những câu cảm thán ở điểm nhìn của người trần thuật, không ở những từ ngữ biểu đạt sự thương cảm, mà giọng kể chuyện đều đều, thủ thỉ của nhân vật khiến ta nhói lòng, xót xa…người dân Tả Gia đã quen với điều đó, mặc nhiên chấp nhận mọi sự ghẻ lạnh của cộng đồng …..bản chất hiền lành, nhẫn nhịn của những con người Tả Gia được miêu tả trong tác phẩm như tiếng chuông báo động về cuộc sống đau khổ của những người dân này.

Giọng điệu cảm thương, xót xa của Đỗ Bích Thúy cứ tự nhiên tuôn trào trên những trang văn của chị. Đó là sự đồng cảm , xót xa với những đứa con gái

vì cuộc sống nghèo khó mà phải bươn chải mưu sinh. Trong truyện Những buổi

chiều ngang qua cuộc đời là một ví dụ. Các bé gái từ nhỏ đã phải gồng mình lên

tự lo lắng bảo ban nhau, đứa lớn bảo ban chăm sóc đứa bé. Cứ thế, mấy chị em lớn lên. Khi người mẹ giật mình ngoảnh lại thì các con mình đã lớn từ bao giờ ,đã bắt đầu yêu và cũng chỉ vì nhường nhịn nhau về tình cảm lứa đôi đầu đời mà có đứa lại tiếp tục với cuộc sống mưu sinh vất vả nơi xứ người mà đến ngay cả người thân cũng không biết cụ thể đang ở nơi nào. Đọng lại là những kí ức đau buồn, những mặc cảm của người mẹ chưa tròn trách nhiệm với các con cứ nhè nhẹ, sâu lắng trong những buổi chiều dịu buồn bên dòng sông trở nặng nỗi niềm: “Dòng sông như tấm gương phản chiếu những biến động đến rồi đi, không kiểm soát nổi của chúng tôi., nó gắn chặt với quá khứ, nó là hồi ức, là những khát vọng khôn cùng bị dồn nén, giấu giếm, những kiệt quệ và hồi sinh….Nó đã mang đi tuổi trẻ, mang đi người thiếu phụ nồng nàn, say đắm, mang đi cả những dông gió đã từng quật ngã, vùi dập thân phận người….” [49;253 ].

Những nhân vật xuất hiện trong trang văn của Đỗ Bích Thúy đều không quẫy đạp, không bứt phá, không ganh tỵ với mọi người, không hề có phút bùng lên chống lại hoàn cảnh, chống lại số phận nghiệt ngã như trong một số truyện của các nhà văn trẻ khác. Điều này xuất phát từ sự am tường tính cách nhuần nhị của nhà văn đối với những người dân miền núi, đặc biệt là người phụ nữ, những người luôn nhận phần thua thiệt về mình để người khác được vui, được hạnh phúc. Đó chính là đức hạnh, là phẩm giá đáng quý của người phụ nữ vùng cao. Thông qua giọng điệu cảm thương, xót xa mà nhà văn đã gieo vào lòng độc giả nhiều cảm xúc khác nhau về cái đẹp. Cái đẹp không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài mà còn ở tâm hồn của họ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 94)