Đối thoại

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 76)

Đối thoại được hiểu là : “Sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía)

trong đó, sự chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia “. Sự đối thoại thực chất là quá trình tương tác bằng ngôn ngữ giữa hai chủ thể, quá trình đó cho phép nhà văn phát hiện , khám phá các nhân cách và quan hệ của nó. Thông qua đối thoại, thế giới nhân vật được khắc họa chân thực và sinh động, các nét tâm lý, tính cách nhân vật qua từng trang sách hiện lên như chính cuộc đời.

Trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy, đối thoại đã phát huy tác dụng của nó trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Nhà văn đã tận dụng tối đa hiệu quả của những đoạn đối thoại , thông qua đó, nhà văn muốn nhân vật tự nói về mình, tự bộc lộ về mình. Người dân tộc thiểu số thường ngày hay kiệm lời, trước mọi vấn đề, họ thường không dài dòng, bộc trực thể hiện suy nghĩ của mình. Nếu một cô gái miền ngược không ưng chàng trai mà bố mẹ chọn lựa cho mình, cô ấy trả lời:

“- Bố mẹ mà cho thằng ấy vào nhà là con đâm dao vào bụng, chết luôn. Mẹ Kía run bần bật, bố Kía thì quát:

- Mày đâm tao trước rồi muốn làm gì thì làm.

- Nói rồi, xô cửa xông vào. Nhưng Kía đang vén áo lên, chĩa mũi dao thẳng vào bụng:

- Bố vào là con đâm ngay”

(Con dê bốn mắt)

Có thể nói, trước mọi vấn đề, đặc biệt là trong tình yêu, người dân tộc luôn bộc trực , thẳng thắn thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình. Thậm chí, nhiều khi họ rất quyết liệt. Điều ấy thể hiện rất rõ phần tính cách của họ.

Trong ngôn ngữ đối thoại, Đỗ Bích Thúy đã để cho người dân tộc vùng cao bộc lộ nét tính cách, lối tư duy và thậm chí cả ngôn ngữ hàng ngày của mỗi tộc người. Đây là lời thoại của dân làng khi nghe tin thằng Thào Mí Chá ở Lũng pục bỏ nhà đi mới được tìm về:

“-Tìm thấy nó ở đâu thế? Người nhà nhao nhao, mắt vằn lên vì tức giận - Ây dà, nó uống rượu ở nhà một đứa gái góa bên Cao Mã Pờ

- Cái gì? Uống rượu ở nhà một đứa gái góa à? Trời đất ơi, gầu Mông ơi là gầu Mông , sao lại chui vào váy một đứa gái góa thế hở?

(Gió không ngừng thổi)

Đối thoại cũng thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm, từ dằn dỗi, trách móc đến yêu thương:

“- Ềm, ềm vẫn khỏe đấy chứ? Trời ôi, con lo biết chừng nào là lo. -Biết tao khỏe thì còn lâu mày mới về phải không Din?

- Kìa…con xin ềm, ềm đừng nói với con thế,. Con vừa về tới nơi…ềm có thương con…”Mẹ tôi ngoảnh mặt đi, lặng thinh.

………

Mâm cơm có canh măng giang nấu với thịt ếch, thịt gà rang lá chanh và ngải đắng xào mẻ. Nhìn đĩa rau ngải tôi thèm mà không dám gắp, sợ hết. Ddể rồi đến cuối bữa vẫn còn nguyên. Em dâu ngạc nhiên:

- Sao chị bảo chị thích rau ngải lắm?

- Ừ, nhưng….

- Nhưng lâu rồi, lâu quá rồi không ăn cái đắng như thế nên quên, phải không? Mẹ tôi, vẫn cái giọng dằn dỗi

(Ngải đắng ở trên núi)

Đối thoại trong tác phẩm của chị thể hiện sự bộc trực ngay trong tình cảm nam nữ:

“- Tao sắp lấy chồng rồi, bỏ học thôi - Không tiếc à

- Tiếc chứ, nhưng nhà không có người làm, phải lấy nó về mang bò lên nương…

Mai dắt bò đi một đoạn, ngoái lại, mắt ầng ậng nước ngập ngừng: - Chứ à, sao không bảo bố mẹ sang nhà tao

Năm ấy cả tôi và Mai đều vừa tuổi mười bốn”

Thủ pháp đối thoại được tác giả đưa vào trong các tác phẩm của mình một cách phổ biến nhằm khắc họa rõ nét tính cách nhân vật trong những hoàn cảnh khác nhau. Nét cá biệt là Đỗ Bích Thúy đã sử dụng linh hoạt thủ pháp này kết hợp với ngôn ngữ, giọng điệu đặc trưng của người miền núi, tạo nên những đoạn đối thoại rất tự nhiên và gần gũi, giúp người đọc thêm hiểu về nét văn hóa của các dân tộc Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)