Những người đàn ông

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 51)

Trong tác phẩm của mình, Đỗ Bích Thúy không quên dành những trang viết cho những người đàn ông miền núi. Những người đàn ông trong truyện ngắn của chị được tái hiện với với những đặc điểm: thật thà, chân chất và sự bao dung

độ lượng. Thào Mí Sùng trong Gió không ngừng thổi nuôi con của vợ với người

đàn ông khác nhưng ông không ghét bỏ con trai, ghét bỏ vợ, trái lại, vẫn yêu thương, chăm sóc vợ con, ông nín lặng cất giấu bí mật trong lòng, vì ông sợ khi mình sẽ làm vợ và con trai chạnh lòng. Đến khi vợ lâm bệnh nặng không qua khỏi ông mới tiết lộ bí mật đó cho con gái biết. Bao dung và vị tha hơn cả là sự băn khoăn trong lòng ông về việc không biết có nên cho thằng Chá biết cha ruột mình là ai không? Tâm can bị giằng xé, mâu thuẫn, biểu hiện bằng việc chăm sóc vợ con chu đáo, nhưng tuyệt nhiên không chạm vào người vợ kể từ khi sự cố đau lòng đó xảy ra. Nhưng hên hết, ông Sùng độ lượng đã vượt qua mọi tổn thương trong lòng, không một lời trách mắng, đay nghiến vợ con. Trong cuộc sống, thật khó có thể tìm được người như ông Sùng.

Ông Chúng – chồng bà Mao trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào

đá cũng vậy, dù lấy thêm vợ hai vì vợ cả không thể sinh con, nhưng lúc nào ông

cũng cảm thấy day dứt, có lỗi với vợ, cộng với sự cảm kích tấm lòng bao dung độ lượng của vợ khi nhẫn nhịn nuôi con và chăm sóc gia đình chu toàn. Ông rất ý nhị khi chuyển sang nương ở và bảo vợ đi bán rượu ngày 27 tháng 3, mà ai cũng hiểu đó là ngày để những đôi uyên ương gặp nhau, để những người yêu nhau không lấy được nhau có cơ hội gần nhau, yêu thương và trò chuyện với nhau. Vì ông Chúng biết bà Mao vẫn còn nặng tình với tiếng đàn môi của người tình xưa. Đó cũng chính là thể hiện sự bù đắp cho người vợ của ông . Hành động cao thượng của ông Chúng phần nào nói lên bản chất của người đàn ông Mông. Chính cách cư xử cao đẹp đó càng thắt chặt hơn tình cảm vợ chồng dù cuộc sống có trớ trêu, nghịch cảnh xảy đến thế nào thì họ vẫn có thể vượt qua.

Còn Sính trong Cái ngưỡng cửa cao đem lòng yêu cô giáo miền xuôi lên

dạy học. Về phía Sương – vợ Sính, sau này nhiều lần định nói với Sính “vì để

Sính lấp chỗ trống hai học trò trong lớp nên cô cũng để Sính lấp chỗ trống trong lòng mình”. Sính biết Sương bàng hoàng với quyết định đã rồi của mình. Sính đã

ứng xử: “Hôm đầu tiên khi chỉ có hai vợ chồng trong phòng: “Sính he hé mắt

nhìn sang thấy mặt Sương ướt đẫm (…)Sính ngồi dậy, xích lại gần Sương, khép hai vạt áo Sương đã gỡ ran gang bả vai trắng ngần, cài lại khuy áo, đỡ hai vai cho Sương nằm xuống: - Cô giáo ngủ đi, tôi không làm gì cô giáo đâu. Đừng khóc nhé. Không muốn làm vợ tôi sao cô giáo nhận vòng bạc, lại uống chén rượu thề ? Ngày mai cô giáo trả lại vòng bạc cho bà cô rồi đi cũng được , cô giáo à!”. Trong câu nói của sính có cái gì tồi tội đáng thương. Một chàng trai với tấm lòng bao dung như vậy lẽ ra phải có được tình yêu đẹp, một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng Sương vẫn ra đi. Tất cả những khao khát của Sính giờ chỉ còn lại là những kỉ niệm buồn đau.

Phống trong Lặng yên dưới vực sâu bằng tình yêu thương chân thành đã

cảm hóa được người vợ của mình, dù ban đầu Súa không yêu Phống. Phống đã cố gắng kéo Súa về bên mình bằng tình cảm chân thành nhất. Tiếc rằng, khi tình yêu bắt đầu nảy nở giữa Súa với Phống, hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với anh thì lại một bi kịch nữa đến, kết thúc là cái chết dưới vực sâu của Phống, mang theo bí mật mà chỉ anh và Súa biết.

Những người đàn ông trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy tuy không phải là những nhân vật chính, không chiếm nhiều trang văn bản tác phẩm, nhưng được

xây dựng với những tính cách chân thực, hiền lành, bao dung, độ lượng. Đây là một đặc điểm nổi bật, là nét đặc trưng của những người đàn ông dân tộc vùng cao trong các tác phẩm của chị.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)