Thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 25)

Đến với thế giới nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy, người đọc được tiếp xúc với không gian núi rừng kỳ vĩ, hoang sơ và bí hiểm. Chúng ta có thể thấy những

nét đẹp này của thiên nhiên trong các tác phẩm: Cạnh bếp có cái muôi gỗ, Hẻm

núi, Cột đá treo người, Mần tang mọc trong thung lũng, Ngải đắng ở trên

núi…Bằng những miêu tả gợi hình khối và đường nét của thiên nhiên nơi đây

cho thấy con mắt tinh tế của nhà văn đã quan sát một cách hết sức kĩ lưỡng, cẩn thận, thì mới có thể tạo nên những nét vẽ khỏe khoắn khiến độc giả khi bước vào không gian núi rừng của chị đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của tạo hóa, của thiên nhiên hùng vĩ. Thiên nhiên gây ấn tượng với độc giả ngay từ cái nhìn

đầu tiên về những ngọn núi của miền rẻo cao sơn cước: Cạnh bếp có cái muôi

gỗKhắp vùng cực Bắc này, nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đã cao ngang mây trời, nhiều như sao trên dòng ngân hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể”. [49; 73] (Cạnh bếp có cái muôi gỗ ). Bầu trời nơi đây cũng trở nên cao và xanh hơn, những ngọn núi cao nhấp nhô nối tiếp điểm tô thêm vẻ đẹp của

bầu trời: “Bầu trời cao lên vời vợi giữa bốn bề vách núi sừng sững” [49; 173], là

vẻ đẹp hùng vĩ của núi, của sông bao quanh những bản làng: “Tả Gia có ba mặt

núi, một mặt sông. Mặt trời lên ở dãy núi bên trái ….núi chồng lên núi, nhấp nhô như răng cưa”[49; 177]. Hình ảnh “núi chồng lên núi” rồi “nhấp nhô như răng

cưa” khiến chúng ta cảm nhận sự trùng điệp nối nhau thành dải bất tận với những

dáng vẻ khác nhau đầy cheo leo hiểm trở của những dãy núi trên mảnh đất Hà Giang.

Những con đường rừng quanh co ngoằn ngoèo nằm chênh vênh giữa núi và vực sâu làm cho những du khách ai đã từng một lần đến không khỏi thót tim

khi đi trên những con đường này: Cạnh bếp có cái muôi gỗ Đỗ Bích Thúy: “Hết

đường nhựa, vào đường đất ngoằn ngoèo bám trên triền dốc là thấy ngay cái lạnh ùa tới. Gió dưới vực sâu hun hút thốc lên”, “Phải đi mười một khúc đường vòng như trước mặt mới về tới. Vừa đi vừa đếm ngược, đến vòng cua cuối cùng mơi thấy nhà trưởng bản nằm chon von trên cao[12; 73]( Cạnh bếp có cái

muôi gỗ ). Sự chon von, nguy hiểm còn ở những khúc đường cua, những đoạn

đường gấp khúc luôn bị che phủ bởi sương mù: “Con đường mòn này rất nhỏ và

nhỏ nhất ở đoạn cua gãy khúc, chỉ chừng năm mươi phân bề rộng là cùng. Cho nên, nếu hai con ngựa ngược chiều gặp nhau ở đây, thì một con sẽ phải lùi lại…Bên phải là vực sâu hun hút, bên phải là vách đá lởm chởm, cả trước mặt và sau lưng đều chỉ có mây mù giăng kín” [49; 157] (Hẻm núi). Với cách sử dụng các từ láy như: ngoằn ngèo, hun hút, chon von, mờ mờ, xam xám, lởm chởm để miêu tả con đường rừng với những triền dốc nhỏ, quanh co, vừa miêu tả được độ sâu hun hút, lại mô tả được cả sự mờ ảo của làn sương đậm đặc che khuất tầm nhìn cùng với cái lạnh giá bất giác thổi đến. Với việc sử dụng các câu văn trần thuật miêu tả ngắn gọn và xúc tích, một bức tranh tĩnh đã hiện lên với đầy đủ cảm giác lạnh lẽo, chon von hiểm trở và đầy hiểm nguy của núi rừng . Nét hùng vĩ được tô điểm thêm bởi con sông Nho Quế như sợi chỉ ngoằn ngoèo uốn lượn quanh các chân núi.

Tạo hóa ban cho thiên nhiên miền núi các hang động với các nhũ đá trông rất đẹp mắt và gợi hình, những hang động đó cũng chứa những nguy hiểm rình rập, những nguy hiểm không thể định danh hết, bởi ngay trong hình thù, trong cấu tạo của hang sâu hun hút cùng với những cảnh vật tự nhiên đã mang lại cảm

giác lo lắng mơ hồ, thậm chí là “rợn tóc gáy”: “Trên núi Phia Giạ có một cái

hang, nhìn từ xa không thấy được miệng vì miệng hang chỉ như vết nứt ngang, rễ cây lại mọc lòa xòa xuống che kín. Muốn vào trong hang phải bò qua một quãng chừng ba người nối lại. Lòng hang rộng và bằng phẳng như một cái nhà lớn. Trong hang, dơi to như gà con nuôi một tháng, nhập nhoạng tối lại bay ra cả đàn. Người ta bảo dơi này thích ăn mắt người. Sợ dơi móc mắt, người lớn trẻ con chẳng bao giờ dám mò lên hang. Hơn thế, Phia Gịa là đỉnh núi cao nhất Đồng Văn, cái hang lại ở mãi trên đỉnh núi, chưa bao giờ có lối mòn dẫn lên đấy. Càng ngày núi càng cao, đá tai mèo càng nhọn sắc” [49; 103] ( Cột đá treo

người ), với cấu tạo của miệng hang: “chỉ là vết nứt ngang” và được tô điểm

thêm phần man rợ bởi có loại dơi “thích ăn mắt người” khiến hang động trở nên

kì quái và đáng sợ hơn lúc nào hết. Cảnh vật cũng điểm tô thêm cho câu chuyện lưu truyền đã lâu trong dân gian của người dân tộc vùng này về “Cột đá treo người” nổi tiếng với những câu chuyện về tội ác man rợ, hình phạt khủng khiếp của chúa đất Sùng Chứ Đà với người dân nơi đây đã được gợi lại trong tâm hồn độc giả khi đọc tác phẩm của Đỗ Bích Thúy.

Âm thanh của miền núi cũng hết sức lạ tai. Cảm nhận về âm thanh núi

rừng của Liêu trong ngày trở về là: “Có tiếng gì đạp cánh lạch xạch sau những

bụi nhân trần cao ngang ngực người. Rồi tiếng bíp…bìm…bịp cất lên từ rất xa đến gần. Tiếng kêu hối hả, loạn xạ, nối từ bụi cây này sang bụi cây khác. Tiếng kêu đập vào vách núi, vọng trở lại như có hàng trăm con cùng kêu một lúc

[49;173], “Bao giờ nó lao ra khỏi nhà, cất tiếng bíp….bìm …bịp là cả bầy bìm

bịp ngoài kia cũng kêu loạn xạ lên” [49;174] (Mần tang mọc trong thung lũng). Âm thanh vang vọng lại nơi vách đá hoành tráng, lạ tai và không kém phần rùng rợn sự quen thuộc nơi này. Âm thanh đáng nhớ của núi rừng khiến người lần đầu đặt chân lên mảnh đất này hay những độc giả chỉ tiếp cận với những âm thanh, vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đâyqua những trang viết của nhà văn đều có những ấn tượng sâu sắc. Đó lại là thứ âm thanh cuộc sống quen thuộc, là sự hòa trộn đồng điệu ,tô điểm thêm cho cuộc sống bình dị, mộc mạc của người dân bản địa. Con người với cảnh sắc, với chim muông như những người bạn thân thiết không cần phải đón tiếp mời chào khách sáo, đến và đi thỏa thuê. Với lối trần thuật miêu tả ấn tượng bằng việc sử dụng các cặp từ láy, lối ví von độc đáo trong việc miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và bí hiểm của nhà văn khiến thiên nhiên miền núi vốn đã hoang sơ kì bí lại càng trở nên bí hiểm hơn trong tác phẩm của chị. Đây chính là một biệt tài trong nghệ thuật viết văn của cô gái miền sơn cước Đỗ Bích Thúy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)