Khi nhắc đến nghệ thuật tổ chức các thành phần cốt truyện là chúng ta nói đến việc sắp xếp các sự kiện, biến cố, tình tiết trong tác phẩm văn học. Nhà văn Đỗ Bích Thúy đã vận dụng khá linh hoạt việc tổ chức các thành phần cốt truyện để biểu đạt ý đồ sáng tác trong tác phẩm của mình. Khi nghiên cứu việc tổ chức các thành phần cốt truyện của Đỗ Bích Thúy, người viết nhận thấy với mỗi kiểu kết cấu cốt truyện của chị là một cách tổ chức các thành phần cốt
truyện tương ứng. Trong 45 truyện ngắn ở 6 tập truyện (không kể một số truyện ngắn lặp đi lặp lại trong 6 tập) của mình, Đỗ Bích Thúy xây dựng theo các kiểu kết cấu: kết cấu đơn tuyến, kết cấu theo mạch phát triển tâm lý, kết cấu đảo lộn trật tự trần thuật.
Kết cấu đơn tuyến là một loại kết cấu truyền thống có dung lượng vừa và nhỏ, thường đề cập đến một chủ đề nhỏ, hẹp nên dễ đọc, dễ hiểu, tuy nhiên, ở loại kết cấu này dễ gây cho người đọc sự nhàm chán về tính đơn điệu của nó. Ý thức được điều này, Đỗ Bích Thúy đã tìm cho mình những cách tổ chức cốt truyện linh hoạt hơn, tạo nên hiệu quả cả về mặt nội dung và hình thức cho tác phẩm của mình. Với thủ thuật đan cài, lồng ghép các sự kiện trong tác phẩm của mình, Đỗ Bích Thúy đã tạo nên sự thu hút chính ở sự bất ngờ trong tác phẩm của
mình. Tác phẩm Cạnh bếp có cái muôi gỗ là một điển hình.
Truyện ngắn này với ba sự kiện:
Sự kiện thứ nhất, trần thuật lại việc nhân vật tôi trước khi trở về bản đã ghé qua chợ huyện ăn thắng cố và chủ quán nhận ra anh, anh ngờ ngợ nhưng không biết đó là ai.
Sự kiện thứ hai, trần thuật lại việc nhân vật “tôi” và kí ức về người con gái có tên Mai – một người bạn thân của anh khi hai người còn học ở trường dân tộc nội trú huyện. Những hồi ức về Mai, về một cô gái đẹp như “ bông hoa sắp nở rực rỡ nhất trường” lần lượt hiện lên trong tâm trí nhân vật “tôi”. Mai đành lỡ dở việc học về nhà đi lấy chồng, do bố Mai mất.
Sự kiện thứ ba, nhân vật “tôi” gặp lại Mai và chứng kiến hoàn cảnh hiện tại của cô, một mình nuôi ba đứa con gái nhỏ, chồng đi làm ăn xa. Đồng thời là những băn khoăn về gia cảnh của Mai, vì sao gần tết rồi mà chồng Mai chưa về? đặc biệt với câu nói của đứa con gái lớn về việc có người kể : gặp bố nó ở chợ huyện, cùng với tâm trạng buồn bã của Mai, cùng với kí ức về người đàn ông “tôi” gặp dưới chợ huyện…..Và đến đây, nhân vật “tôi” dường như đã hiểu vì sao người đàn ông ở chợ lại biết mình, vì sao mà Mai không đi chợ huyện cùng chồng, vì sao mà cái muôi gỗ nhà Mai vẹt đến thế mà chưa có người gọt ? Câu chuyện ám ảnh nhân vật “tôi” rất nhiều. Cuối cùng nhân vật “tôi” chỉ hứa là có thể làm tặng cô chiếc muôi gỗ. Như vậy, những sự kiện đơn giản nhưng lại được sắp xếp đan cài, lồng ghép đã tạo nên yếu tố bất ngờ cuối truyện.
Sở trường của Đỗ Bích Thúy là mượn cách tổ chức sắp xếp đơn tuyến của các sự kiện trong các tác phẩm của mình, này như một mục đích để viết về nhưng
câu chuyện tâm tình, những nỗi ưu tư nặng lòng của bản thân khi nghĩ về quê hương, gia đình và cả nhưng nỗi ám ảnh của quá khứ và hiện tại. đó là nhưng
truyện ngắn: Ngải đắng ở trên núi, Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, Sau
những mùa trăng, Đêm cá nổi
Truyện ngắn Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, nhân vật xưng tôi
hóa thân vào người phụ nữ để trần thuật hết cuộc đời đau khổ của chị. Để rồi, mỗi buổi chiều đi qua, nó như khoảng thời gian liệt kê về những sự kiện, biến cố trong cuộc đời chị. Đó là chuỗi ngày nối tiếp đau khổ, những sự kiện, biến cố lần lượt xuất hiện trong cuộc đời chị, và khi truyện ngắn kết thúc thì câu chuyện vẫn chưa kết thúc, bởi đó mới là dữ kiện để mở ra một vấn đề mới. Là chuyện con Thơm không biết nói và ngã xuống giếng hoang chết, chuyện cái Thao, sau cái chết của em, Thao như người mộng du và sống lầm lũi, chuyện chị Thuần và em Thi cùng yêu thầm thầy giáo, chuyện chị Thuần bỏ học đi lấy chồng ở làng khác bên sông quên đi tình yêu đích thực của mình …..Tất cả chuyện lớn, chuyện nhỏ, chị đều không hay biết và khi biết thì sự đã rồi. Điều này khiến chị cảm nhận sự ngày càng xa cách với các con mình, chị cảm thấy ân hận và chị sống trong dằn vặt, đau khổ, nỗi khổ đè nặng lên tâm can. Cuối cùng, không còn đứa nào ở bên, chị trở thành người vô hồn, sống bằng quá khứ và niềm đau với những buổi chiều lặng lẽ sau đó…
Việc sắp xếp các tình tiết, các sự kiện theo mạch tâm lý nhân vật khiến mỗi câu chuyện là một sự cảm nhận về cuộc đời, là lời tự thuật của mỗi nhân vật về chính họ và về những người thân xung quanh, về quê hương, bản làng mình. Cách xây dựng, tổ chức cốt truyện này tuy không có xung đột, biến cố, không độc đáo, không phải là mới, nhưng với lời văn dung dị, nhẹ nhàng, Đỗ Bích Thúy đã lắng sâu lời kể của mình một cách hấp dẫn. Với típ truyện ngắn này, chị không đi sâu vào nhiều sự kiện , mà chỉ cần vài sự kiện tiêu biểu đóng vai trò khơi gợi vấn đề, còn lại là những cảm giác, những suy nghĩ mang chiều sâu nội tâm của nhân vật. cũng bởi những yếu tố này mà độc giả sau khi đọc xong thường khó kể lại một cách rành rọt về nội dung cốt truyện, và nếu có kể, thì là sự tóm lược ý chính. Nhưng, sâu sắc hơn, nó tạo được những cảm xúc, nỗi niềm trăn trở của độc giả khi đồng hành, nhập cuộc cùng nhân vật. Điều đó khiến truyện ngắn của chị thấm đẫm chất thơ và trữ tình .
Ở truyện ngắn Giống như cái cối nước, Đỗ Bích Thúy không dùng nhiều
vấn đề: nhà của Vi đổi khác. Lồng vào đó là tâm trạng thấp thỏm, buồn đau của Vi về tình yêu không thành của mình và cả sự mắc nợ của bản thân với gia đình. Câu chuyện có bấy nhiêu vấn đề nhưng được dẫn dắt theo mạch phát triển tâm lí của nhân vật từ tâm lí thông thường đến tâm lí phức tạp .Đến phút cuối, câu chuyện được sáng tỏ mà không cần lí giải : Do cái nghèo khiến không ai dám yêu Vi và lấy Vi về làm vợ, để Vi lấy được chồng, cha mẹ cô phải bán tất cả gia sản lấy tiền làm của hồi môn cho cô, cả gia đình phải chuyển sâu vào trong núi, phải lấy người cày thay bò đã hai mùa nay..
Truyện ngắn Gió không ngừng thổi với 17 trang văn bản, nhưng truyện
không chứa nhiều sự kiện vì mạch truyện được nhà văn trần thuật tự nhiên theo mạch phát triển tâm lý của nhân vật. Với hai mạch truyện song song. Mạch thứ nhất kể về sự tức tối của người mẹ vì thằng con trai duy nhất hư đốn và tự dưng mất tích. Sau đó tác giả quay trở lại quá khứ để kể về cuộc đời Kía – người phụ nữ miền núi không thể sinh con trai nối dõi cho nhà chồng nên lúc nào cũng sống trong dằn vặt, Kía đã tìm người khác thay thế cho mình làm vợ Sùng để có con trai nối dõi cho nhà chồng, gặp phải sự phản ứng gay gắt của chồng, biết chồng yêu thương mình, Kía càng day dứt, hối hận. Mạch truyện này đóng vai trò gợi mở , tạo dựng khung tâm lý cho truyện. Mạch truyện thứ hai đẩy thêm kịch tính cho câu chuyện bằng sự kiện Kía bị thằng Vàng Chỉn Tờ - họ hàng xa của nhà chồng làm nhục trên nương ngô. Từ đây tâm lý của Kía như rơi xuống vực thẳm. Đau đớn, sợ hãi,Kía định tìm đến cái chết để rửa sạch mình nhưng thương con gái nên không đành lòng. Kía phát hiện mình có thai, Kía đã nhiều lần tìm cách bỏ đứa bé trong bụng nhưng không thành. Đau khổ vì phải âm thầm mang bí mật đeo đẳng cộng với sự thay đổi của Sùng trong cách đối xử với Kía khiến Kía ngày càng suy sụp. Sùng vẫn yêu thương Kía, chăm sóc Kía nhưng tuyệt nhiên không động vào người Kía ngay cả khi Kía sinh con xong muốn bù đắp tình cảm cho chồng, điều này khiến Kía cảm thấy đau khổ hơn. Lo sợ về việc chồng biết chuyện, nhiều lần Kía định nói thật nhưng lại không dám nói, chính vì thế, Kía luôn ở trong tâm trạng tự dằn vặt bản thân. Đau khổ, dằn vặt bào mòn cơ thể Kía, Kía lâm bệnh nặng, trước khi nhắm mắt, Kía muốn nói sự thật với chồng, nhưng khi nằm trong buồng, nghe chồng và con gái nói chuyện ngoài bếp về bí mật của
mình bấy lâu nay. Lúc này, Kía không còn gì hối tiếc “ bà Kía lặng lẽ kéo chăn
lên ngang mặt , nhắm chặt mắt và thở thật chậm”. Câu chuyện kết thúc, chúng ta không chỉ thương Kía mà cả Sùng – chồng Kía, và con gái Kía- Sèn. Họ là những
con người sống bằng tình người nên dẫu rằng tất cả đều biết chuyện đấy, nhưng không ai nói với ai, ai cũng cho rằng đó là bí mật của riêng mình vì sợ nói ra sẽ làm người khác đau khổ. Thật là một câu chuyện thấm đẫm nước mắt và tình yêu thương của con người với con người.
Trong kiểu truyện ngắn xây dựng theo mạch phát triển tâm lý nhân vật , Đỗ Bích để nhân vật của mình tự xoay sở, tự phân thân giãi bày những tâm lý phức tạp trong tâm hồn. Chị đã phát hiện và chớp những khúc đoạn đời sống khác của con người. Đó là đời sống tâm lý – thế giới vô hình tinh tế và phức tạp bên trong mỗi con người, từ cảm giác, rung động đến những dằn vặt nội tâm. Truyện ngắn của chị không chỉ khai thác sự éo le của số phận mà còn là dòng tâm sự dàn trải tâm trạng đau buồn triền miên của nhân vật. Là những xung đột giữa lí trí và tình cảm, giữa hạnh phúc cá nhân và sự trăn trở bên trong mỗi cá nhân. Đó là kiểu người có ham muốn, có sợ hãi, lo lắng… cho nên, trong truyện ngắn của chị, dù là mâu thuẫn giằng xé nhân vật thế nào thì kết quả cuối cùng
vẫn là sự quy thuận. Những nhân vật như bà Mao trong Tiếng đàn môi sau bờ
rào đá, Vi trong Giống như cái cối nước, Dân trong Mặt trời lên, quả còn rơi
xuống, Súa trong Lặng im dưới vực sâu…khiến đôi lúc người đọc có cảm giác
họ sẽ quên đi trách nhiệm với gia đình, con cái. Nhưng không, họ luôn biết kìm nén nỗi khát khao riêng tư của bản thân để trở thành người vợ, người mẹ nhân hậu và giàu đức hy sinh.
Với lối tổ chức các thành phần cốt truyện theo kiểu đảo lộn trật tự trần thuật, Đỗ Bích Thúy khéo léo xây dựng cốt truyện với sự xáo trộn về thời gian trong hệ thống sự kiện có trong tác phẩm để đan cài hiện tại- quá khứ -tương lai. Điều này khiến người đọc phải tiếp nhận hết tác phẩm mới vỡ ra vấn đề, nó không dễ dàng tiếp thu như cách tổ chức thành phần cốt truyện đơn giản. cách sáng tạo này khiến độc giả được cùng nhập cuộc, tham gia tìm hiểu, suy nghĩ trăn trở và đồng hành cùng nhân vật.Với kỹ thuật sử dụng thời gian trần thuật dựa vào quá trình tự ý thức của nhân vật, sự tự ý thức theo quy luật của kí ức và sự hồi tưởng. Vì vậy, khi theo dõi câu chuyện, người đọc phải tự săp xếp các sự kiện trong đầu để hình dung ra trật tự lôgic của câu chuyện.
Truyện ngắn Hẻm núi được mở đầu bằng hình về vùng Tả Khâu bị “một
cơn lũ đã cướp đi ba mươi lăm sinh mạng”. Tình huống xảy ra là câu chuyện về nhân vật “tôi” được cử về Tả Khâu dạy học lần hai cho vùng. Bất ngờ cơn lũ ập đến, thầy chỉ cứu được hai học sinh là Mí và Pủ nhưng không ngờ Mí lại chết. Từ
đây, câu chuyện được đan xen , gấp khúc để kể lại mười một năm trong quá khứ với biết bao kỉ niệm của nhân vật “tôi”. Kỉ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất là Nhi – cô gái Tả Khâu đã cứu giúp thầy giáo vượt qua những khúc cua gấp của con đường về bản. Lần thứ hai, Nhi chủ động đón thầy cũng ở khúc cua gấp khúc và như có duyên nợ từ trước mà nhân vật “tôi” không cưỡng lại được tình cảm của mình với Nhi. Trở lại với hiện tại, sau một thời gian về xuôi công tác, nhân vật “tôi” trở lại Tả Khâu tiếp tục dạy học. Nhiều lần nhân vật “tôi” đến nhà cô bé Mí nhưng chưa bao giờ giáp mặt Nhi (do Nhi cố tình tránh). Đến cơn lũ định mệnh, hai người gặp nhau thì câu chuyện diễn ra trong đau đớn. Bởi cô bé Mí – học trò của của nhân vật “tôi” lại chính là đứa con của mình với Nhi ngày nào. Điều này khiến “tôi’ bàng hoàng, đau đớn.
Để theo dõi câu chuyện đầy đủ và logic, ta có thể sắp xếp lại theo thời gian tuyến tính như sau:
* Sự kiện 1: Mười một năm trước, nhân vật “tôi” đến Tả Khâu dạy học. Trên đường vào bản, “tôi” gặp đoạn cua gấp tưởng chừng phải bỏ mạng thì “tôi” được Nhi- người con gái của bản Tả Khâu cứu giúp.
* Sự kiện 2: Trong những buổi học, “tôi” có cảm tình với cô học trò tên Nhi. *Sự kiện 3: Hết học kỳ 1, “tôi” về xuôi nghỉ ngơi, Nhân vật “Tôi” lại được Nhi giúp đi qua những đoạn cua gấp khi anh đang băn khoăn và sợ. Thời điểm này, nhân vật “tôi” đã không cưỡng lại tình cảm với cô học trò . sau đó, nhân vật “tôi” không trở lại Tả Khâu nữa.
* Sự kiện 4: Sau mười một năm, nhân vật “tôi” lại được phân công về Tả Khâu phụ trách và dạy học lần thứ hai ở đó.
* Sự kiện 5: Nhân vật tôi đến nhà học trò tên Mí nhưng mẹ cô bé không có mặt ở nhà, nhưng bằng linh cảm, nhân vật “tôi” luôn có cảm giác ai đó đang lén theo dõi và luôn tránh mặt “tôi”.
* Sự kiện 6: Cơn lũ bất ngờ đến, nhân vật “tôi” chỉ có thể cứu được hai học sinh là Mí và Pủ, nhưng không may Mí chết.
* Sự kiện 7: Trở về bản, nhân vật “tôi’ gặp Nhi. Mí chính là con gái Nhi, điều đó khiến nhân vật “tôi’ đau đớn.
* Sự kiện 8: Nhân vật “tôi” cùng Nhi đào mộ chon Mí và “tôi” đưa Nhi về nhà, hai người có giây phút ở bên nhau.
* Sự kiện 9: Sau lời trách móc, ẩn ý của Nhi, nhân vật “tôi” không ngờ Mí là con của mình và Nhi.
* Sự kiện 10: Nhân vật tôi đau đớn và ân hận.
Thực tế, theo diễn tiến mạch thực mà Đỗ Bích Thúy đã xây dựng trong truyện ngắn thì các sự kiện bị đảo lộn không theo dòng thời gian như sau: Sự kiện 6=> sự kiện 7 => Sự kiện 8 => Sự kiện 1 => Sự kiện 2 => Sự kiện 3 =>Sự kiện 5 => Sự kiện 4 => Sự kiện 9 => Sự kiện 10.
Trong tập truyện Người đàn bà miền núi có hai tác phẩm được Đỗ Bích
Thúy sử dụng nghệ thuật tổ chức cốt truyện theo kiểu đảo lộn trật tự trần thuật đó
là truyện Lặng yên dưới vực sâu và Gió không ngừng thổi. Tuy nhiên, người
viết chú ý đặc biệt hơn tới truyện Lặng yên dưới vực sâu.
Truyện Lặng yên dưới vực sâu gồm sáu phần, mỗi phần đều có tiêu đề
riêng khiến độc giả khi đọc truyện có cảm giác , mỗi phần đó đều có thể tách