Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua hành động nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 74)

Đỗ Bích Thúy khám phá tâm lý nhân vật thông qua các sự kiện, biến cố và hành động. Đỗ Bích Thúy để nhân vật tự bộc lộ tâm tư thông qua hành động của chính họ. Qua đó, người đọc đồng hành cùng nhân vật và cảm nhận diễn biến

tâm lý đang xảy ra đối với nhân vật trong mỗi tác phẩm. Trong truyện Tiếng đàn

môi sau bờ rào đá, khi Chúng đưa Hoa về nhà, Mao đã rất buồn, buồn đến

không thể cất lên lời, dường như Mao quần quật làm lụng để cho cơ thể mệt mỏi

ra rời, cho vơi đi nỗi đau đè nặng trong tâm hồn mình: “Mao lặng lẽ chuyển đồ

đạc của mình sang căn buồng của mẹ chồng trước kia. Căn buồng thường xuyên được Mao quét dọn, nhưng thiếu người ở nên cứ như cái hoang. Lúc Mao mang cái hòm riêng từ ngày về nhà chồng ra thì Chúng đứng chắn ở cửa buồng, đưa tay ra như muốn giữ Mao lại. mao nhìn vào mắt Chúng, nhìn thẳng. Chúng không chịu được ánh mắt Mao phải quay mặt để Mao bước ra. Đêm hôm ấy, Chúng ngồi gọt chuôi dao bên bếp lò, muộn lắm mà không đi ngủ. mao dọn dẹp nhà xong mang bó mùng trắng ra thái. Hai người không ai nói gì, chỉ nghe tiếng

dao thái vào than mùng phầm phập. mao đứng dậy, đổ dọc mùng vào chảo cám, cúi xuống đẩy mấy gộc củi vào sâu trong bếp…”. Còn Chúng, tâm can cũng rối

bời, chính vì thế nên : “…, lúc ấy Chúng mới kéo áo Mao, bảo Mao ngồi xuống

cạnh mình. Nhưng hai người ngồi cạnh nhau rồi mà Chúng vẫn cứ gọt mãi, gọt mãi cái chuôi dao, gọt cả vào ngón tay, máu gứa ra. Đưa ngón tay bị đứt lên miệng, Chúng không biết bắt đầu như thế nào. Mao vẫn nhìn chằm chằm vào bếp lửa, ánh lửa hắt lên mặt Mao đỏ hồng, tự dưng Chúng thấy sờ sợ Mao, thà Mao cứ nói gì thật to với Chúng còn hơn”. Đó là chuỗi hành động kế tiếp nhau của Mao, biểu hiện tâm trạng đau đớn của một người vợ khi chồng mình mang người phụ nữ khác về nhà ở công khai. Khi miêu tả hành động của Mao trong đoạn cuối

truyện : “Mẹ già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai,

tay mẹ già đang nắm chặt thanh gỗ gài hai cánh cổng….” [49] (Tiếng đàn môi

sau bờ rào đá) đã thể hiện tâm lý nhân vật Mao rất rõ rang, dứt khoát, dù là còn

tình cảm yêu thương với tình đầu, dù cùng nhau hàn huyên trong hội chợ 27 tháng 3 đấy, dẫu má vẫn ửng hồng khi gặp người xưa, nhưng Mao chỉ dừng lại ở đấy thôi. Hành động gài chặt then cửa giống như sự dứt khoát nén chặt tâm tư trong lòng Mao vậy.

Cũng là miêu tả tâm lý qua hành động nhân vật, để nói lên nỗi tủi hổ trong lòng hai cô gái Nhưng và Nhi khi bị người bản khác kì thị do lời nguyền độc địa bao

nhiêu năm trước, tác giả miêu tả: “Vừa đi khuất chợ đột nhiên Nhi giữ con ngựa lại,

bảo Liêu khuân quẩy tấu ngô.Liêu còn chưa kịp hiểu chuyện gì thì Nhi lôi xềnh xệch cả hai quẩy tấu ra phía bờ vực rồi bất ngờ lật nghiêng, dốc tuột tất cả xuống vực. Nhưng đứng yên, mắt mở to chằm chằm nhìn em, trông như mắt người không có hồn. Đến lúc Nhi thất thểu kéo lê hai quẩy tấu rỗng không trở lại chôc con ngựa thì Nhưng lao tới giật lấy cả hai quẩy tấu vung tay ném nốt xuống vực. Sự việc xảy ra nhanh quá, Liêu đứng như bị chôn chân một chỗ . Hai chị em Nhi ôm chặt lấy Liêu, khóc òa lên. Dưới kia, sâu hun hút, tiếng đạp nước vào mỏm đá nghe rào rào. Nước cuốn tất cả đi, không giữ lại thứ gì”. [49; 189].

Trong tác phẩm của mình, Đỗ Bích Thúy sử dụng rất nhiều đoạn trích miêu tả hành động nhân vật, qua đó lột tả những tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật một cách tài tình. Chính từ hành động đã nói lên tính cách, tâm lý nhân vật. Đỗ Bích Thúy đã rất tinh tế trong việc lựa chọn những hành động của nhân vật trong mục đích mô tả tâm lý nhân vật của mình, làm nổi bật lên tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)