Cốt truyện với cấu trúc bất ngờ, kết thúc để ngỏ rất phổ biến trong trong văn học Việt Nam cận hiện đại. Kết cấu mở là cách thức tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển “chưa hoàn thành” của hiện thực; tác phẩm đã kết thúc những vẫn còn những dư âm và khoảng để ngỏ trong lòng người đọc. Để tạo nên những khoảng trống cho tác phẩm, nhà văn thường tạo ra những chi tiết bất ngờ vào cuối truyện mà không đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Tất nhiên đó không phải là sự gợi mở tùy tiện trong ý thức của độc giả, kết cấu mở phải tạo ra được những
định hướng tích cực, bởi sau mỗi kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng. Đọc những truyện ngắn có kết thúc mở, ta thấy sự sắp xếp chủ tâm của tác giả, với dụng ý không muốn mình là người biết trước mà là người dẫn dắt truyện mà muốn là người đồng sáng tạo với độc giả. Đỗ Bích Thúy cũng xây dựng những cốt truyện có kết thúc để ngỏ như vậy. Khảo sát 6 tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, người viết nhận thấy có nhiều truyện ngắn được
viết với cốt truyện có kết thúc để ngỏ, tiêu biểu như : Sau những mùa trăng,
Hẻm núi, Mần tang trong thung lũng, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Giống như cái cối nước,…
Với kết thúc để ngỏ, truyện ngắn Sau những mùa trăng để lại nhiều trăn
trở trong lòng người đọc. Truyện xoay quanh câu chuyện tình cảm của người em trai chồng với người chị dâu góa bụa. Nhân vật người em chồng _ nhân vật “tôi” trong truyện kể về sự trùng lặp ngẫu nhiên của mỗi lần trở về cũng gặp đúng mùa trăng. Một bất ngờ với nhân vật “tôi” không biết vô tình hay hữu ý là anh phát hiện chị dâu luôn phải khổ sở trong tâm trạng dồn nén nỗi khát khao yêu đương. Cũng từ đó, nhân vật “tôi” dấy lên trong lòng những rung cảm kì lạ với chị dâu mình. Câu chuyện được dẫn dắt lãng mạn hơn nhờ tiếng khèn lá mỗi đêm trăng, trong khung cảnh đêm khuya yên ắng, ánh trăng mơn man chiếu rọi thì xuất hiện “Tiếng khèn lá từ suối vọng vào, lúc gần lúc xa, lúc như tiếng gió dài lê thê, lúc cao vun vút, rộn rã như tiếng chim buổi sớm…”. . Đêm nào nhân vật “tôi” cũng phải chứng kiến cảnh chị dâu trở dậy ngồi bên khung cửi hay ngồi bên đống lanh. Đau đớn hơn khi chứng kiến chị phải đứng dậy nhiều lần để lấy dây lanh buộc cửa, buộc thêm, buộc thêm mãi.. Câu chuyện cứ thế trôi chảy và người đọc cũng chạnh lòng và trăn trở cùng nhân vật. Rõ ràng, nhân vật chị dâu trong truyện đã cố tình che đi sự thổn thức của trái tim yêu đang loạn nhịp bằng công việc cần mẫn hàng ngày ,quyết trói chặt tâm hồn và thể xác mình trong căn nhà chồng. Câu chuyện cứ ám ảnh trong nỗi niềm đau đáu đeo đẳng mỗi nhân vật. Rồi, chợt có sự kiện bất ngờ xảy ra bởi hàng động được coi là bản năng của nhân vật “tôi”, như một con thú, nhân vật “tôi” lao một mạch ra cửa để giằng tay chị dâu khỏi mớ dây lanh
bùng nhùng. Rồi cả những lời nói của chàng trai rất thẳng thắn “Chị dâu à, em bảo
thằng Sìn đem khèn lá đi nơi khác mà thổi,. Nhìn vào mắt nó em không chịu
được…”. Tưởng câu chuyện mười mươi đã rõ ràng nhưng hết mùa trăng nhân vật
những lần trước. Ngoài nỗi nhớ gia đình, chàng trai còn có nỗi niềm riêng “Hòn sỏi trong tay bỏng rát. Trăng cuối mùa vẫn chưa kịp lặn nhưng đã lẫn vào chân trời đang sáng dần lên…”. Với kết cấu mở, Đỗ Bích thúy đã làm cho truyện ngắn của mình “một gợi mà trăm suy” trong lòng người đọc. Chính khả năng “gợi” nhiều hơn trong rất nhiều truyện của chị khiến độc giả khi đọc xong rồi mà vẫn
còn nhiều băn khoăn. Điều đó lí giải vì sao “ khi truyện ngắn Sau những mùa
trăng được đoạt giải, đã in ra thì nhiều người tìm đến tôi chỉ để hỏi một câu: Cuối
cùng thì chị dâu của anh chàng Lìn này sẽ lấy ai? Tôi không trả lời được, tùy ngườii đọc thôi, bạn quý ai hơn, thương ai hơn thì chị dâu sẽ lấy người đó” [49; 346].
Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào câu chuyện buồn về một gia
đình dân tộc Mông. Một câu chuyện về tình yêu và sự thủy chung. Một trong yếu tố tạo nên thành công của truyện ngắn này là tác giả đã tạo nên một cốt truyện đầy những yếu tố bất ngờ, đặc biệt là kết thúc mở ở cuối truyện. Câu chuyện đề cập đến những sự việc, hành động của mẹ già khiến cho May đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Mẹ già hứa sẽ cho May cái hòm ở cuối nhà
khi May lấy chồng, trong đó có bộ quần áo sặc sỡ bảy màu rất đẹp. Đến gần
sáng, May thức giấc, lại thấy mẹ già mở hòm lấy bộ váy áo ấy ra mặc. May lấy làm thắc mắc. Những thắc mắc của May làm cho câu chuyện thêm kịch tính
rằng: không biết có phải bố sang nương ở không về chỉ là cái cớ vì bố biết mẹ đi
chợ 27 hay không? Không biết mẹ già mặc váy áo đẹp đi đâu, hết mùa cưới rồi họ hàng chắc không còn nhà ai cưới cho con nữa, chẳng lẽ mẹ già mặc váy áo đẹp để đi chợ 27 tháng 3? Bất ngờ hơn, ở hội chợ, may gặp mẹ già đang ngồi sau quẩy tấu gùi rượu, mặt đỏ rực, bên cạnh là một người đàn ông. May không hiểu, người đàn ông đó có phải là bạn của mẹ già không? Có phải là người đàn ông này đã thề với mẹ già là không bao giờ chơi đàn môi nữa khi mẹ già đi làm dâu nhà khác? Thêm một tình tiết bất ngờ nữa ở cuối truyện là tiếng đàn môi cất lên réo rắt ở cuối truyện. Thoạt đầu, May tưởng tiếng đàn môi ấy do Chứ thổi, nhưng không phải, vì hôm nay tiếng đàn môi không dội lại từ đầu nhà như những lần trước mà là từ cổng dội vào. May cảm nhận “tiếng đàn môi này có điều gì khang khác, dài hơn, trầm hơn, ngập ngừng hơn, vẫn tràn qua bờ đá vừa dày vừa cao như suối chảy”. Sau đó, May đột nhiên thấy mẹ già khẽ khàng trở dậy. May tưởng mẹ già quên chưa buộc con chó ra ngoài chuồng ngựa nhưng May thất
ấy như quyết tâm khép cửa tâm hồn của mẹ già. Hành động khiến chúng ta cảm phục mẹ già– một điển hình của người phụ nữ vùng cao, thêm trân trọng họ ở tấm lòng cao thượng. Đặc điểm này khiến các nhân vật trở nên đáng kính, đáng
khâm phục. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh : “Ánh trăng cuối tuần mờ quá.
Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sot lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá sàn sạt”. Đặc biệt , ngay từ đầu truyện, người đọc đã được nhập cuộc với những suy nghĩ, trăn trở của May. Người đọc được đồng hành với May hết câu chuyện này đến câu chuyện khác, hết trạng thái tâm lí này đến trạng thái tâm lí khác, và từ đó dấy len sự đồng cảm với số phận, tính cách mỗi nhân vật. Tình huống kết thúc câu chuyện lại hướng suy nghĩ của độc giả sang hướng khác. Hành động nắm chặt thanh gỗ gài cửa cùng đồng hiện với lời mẹ già nói với May “Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cục đá kê chân cột nhà chồng mà thôi. Ở hai mươi, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột
thôi….”. câu nói này như một tiếng thở dài từ mẹ già với cuộc đời “làm dâu mà
không làm mẹ” của mình. Câu chuyện kết thúc nhưng vẫn day dứt trong lòng độc giả, với tiếng thở dài, với sự hy sinh nhẫn nại, với tấm lòng cao thượng và sự kìm nén tình cảm đến tận cùng.
Truyện ngắn Hẻm núi kể về sự hy sinh thầm lặng của cô gái H’Mông
đem lòng yêu thầy giáo – nhân vật “tôi”, hai người có con với nhau nhưng “tôi” không hề biết. Sau một thời gian về xuôi dạy học, “tôi” được phân công trở lại Tả Khâu dạy học, “tôi” gặp lại cô học trò ngày trước trong tình cảnh hết sức đau đớn, đó là khi một cơn lũ bất ngờ ập đến, “tôi” chỉ cứu được hai đứa học sinh gần mình nhất, trong đó chỉ một em còn sống, và, đau đớn vô cùng khi đứa bé bị chết lại chính là con của “tôi” và cô học trò ngày nào. Câu chuyện kết thúc để ngỏ gợi nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả. Cuối cùng thì “tôi” có đến với Nhi để bù đắp những tháng ngày đau khổ của Nhi hay không? Điều này mỗi độc giả sẽ có một kết thúc riêng.