Thiên nhiên thơ mộng giàu tính nhạc và họa

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 27)

Cảnh vật miền núi vốn tự nó đã đem lại những trải nghiệm vừa lạ lẫm, vừa hấp dẫn, nhất là trong con mắt người chưa từng một lần đặt chân đến với núi rừng. Cũng là cảnh rừng quen thuộc với những ai đã từng chiêm ngưỡng, cảm nhận nó, nhưng dưới con mắt người nghệ sỹ, sự chiêm nghiệm vẻ đẹp này lại được khoác lên màu sắc mới, bởi đó là những sắc màu chiêm nghiệm đầy tính cá

nhân. Trong truyện Mường Giơn, nhà văn Tô Hoài có những trang văn miêu tả

đồng, đọng trên đầu người, trên mái nhà, trong các làng. Có khi ở trong làng mà hàng tháng mù mịt, nhà nọ không trông thấy nhà kia. Bấy giờ đã gặt xong, thóc tốt chắc chân đã xếp kín bờ ruộng ngày ngày mọi người sưởi lửa, đợi ấm trời mới đi kiếm ăn. Người Dao ở Phàng Chải xuống khe suối hái cạn rau má. Trên lưng núi, nghe tiếng nhạc ngựa làng Mèo ra nương thồ rau cải. Ngoài đồng vùng thấp các làng Thái, các chị và trẻ em xách thuổng, đeo giỏ kéo nhau đi đào con rúi , nhặt rau [13; 29]. Có một điều ta có thể cảm nhận sâu sắc, thiên nhiên vùng cao luôn luôn có sự gắn bó, hòa nhập với con người, và bởi vậy, ta luôn cảm nhận được sự ấm áp, bao dung của thiên nhiên bao quanh con người và những cảm nhận của con người, vì thế nên cảm nhận của con người về thiên nhiên cũng dịu dàng đầy thiện chí. Cảm giác đó ta đã từng gặp trong giọng văn của Tô Hoài, của Nguyễn Tuân, của Nguyên Ngọc và nay lại bắt gặp trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy.

Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy phần nhiều thuộc loại truyện ngắn “tâm tình”, được viết bằng những ký ức nên khi lục lại trong hoài niệm Đỗ Bích Thúy đã chắt lọc, gợi tìm những cái gì là đẹp nhất, là đặc trưng nhất của quê hương mình để trải trên những trang văn. Từ những giây phút thăng hoa của cảm xúc ấy, chị đã diễn tả thành công những đoạn miêu tả thiên nhiên thấm đẫm chất thơ. Để từ đó, người đọc dẫu chưa một lần đặt chân đến mảnh đát Hà Giang cũng có thể hình dung ra những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây và đắm mình trong bức tranh sinh động của âm thanh và màu sắc.

Đến với đại ngàn Tây Bắc qua những trang văn của Đỗ Bích Thúy, người đọc như hòa mình vào không gian bất tận của xứ sở lâm tuyền thơ mộng để cùng tạo nên bức họa, bản nhạc rừng đầy sức sống, say đắm lòng người. Đó là vạn vật của non ngàn với sức sống mãnh liệt và màu sức rực rỡ khi xuân sang, với những màu sắc rất đỗi đặc trưng của mùa xuân miền sơn cước. Là sức sống, là hơi thở

mùa xuân đến trong từng làn gió, từng cánh đồng hoa: “Ngoài trời dưới chân núi,

chặn chân nương tam giác mạch, hoa lê đang bật bông trắng muốt. Hoa lê càng trắng thì trời càng lạnh…Mây trên cao tràn xuống, tam giác mạch chỉ còn thấy mờ mờ , hoa lẫn trong sương” [18;79], “Mây giăng lưng chừng, hoa tam giác mạch nở rộ, cuối mùa hoa ngả sang màu hồng sẫm, lẫn vào mây mờ” (Cạnh bếp

có cái muôi gỗ). “Hoa lê đã lốm đốm trên cành, bật bông trắng muốt. Trên mái

nhà loáng thoáng mầm xanh của hạt cỏ theo gió bay về” [49;208] (Mặt trời lên

mọc nổi nhưng hoa tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt” [49;220], “Và kìa, òa ra trước mắt tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những cơn sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy từ sương mờ”

[49;225](Ngải đắng ở trên núi). Một màu “trắng muốt” của hoa lê, màu “xanh

mướt” của hao tam giác mạch đã nói lên sức sống mãnh liệt của cây cối, hoa lá nơi đây. Vẻ đẹp của những dãy núi liên tiếp “hình răng cưa” với những cánh đồng phủ kín tam giác mạch hòa lẫn với màu trắng của mây khiến bầu trời và mạt đất đồng điệu một sắc trắng diệu kì, sắc trắng tính khiết của cuộc sống mùa xuân đã át đi cái lạnh giá của mùa đông miền núi khắc nghiệt. Bằng những từ

miêu tả màu sắc : “Trắng, xanh, hồng, tím…” kết hợp với những từ láy tượng

hình: “lốm đốm, loáng thoáng, bàng bạc, dập dềnh, mơn mởn” khiến cho câu văn

như đang động đậy, nhảy múa đón chào tiết trời vào xuân. Và cảnh vật như bức tranh muôn màu đồng điệu với tâm hồn phơi phới đón mùa xuân sang của con người nơi đây.

Vẻ đẹp của Mây trời, non cao, núi biếc,còn được tô điểm bơi những nét chấm phá từ dòng sông, con suối. Những con suối trong vắt có thể nhìn thấy đáy với những viên đá cuội bị dòng nước của thời gian bào mòn trở nên nhẵn nhụi, đẹp đẽ hết sức đặc trưng cũng là cảnh đẹp nên thơ níu giữ bước chân những ai

đã từng đặt chân đến nơi này. Đá nơi đay cũng có màu sắc đặc trưng: “Nước

trong vắt chảy trên lớp đá cuội màu đỏ tía. Đá đỏ làm cho nước cũng màu đỏ, lá rừng rụng xuống cũng màu đỏ” [12;115], “Nước ấm, cả những viên đá cuội đỏ bầm cũng ấm như được vùi trong bếp từ hàng trăm năm” [12; 118] (Đá cuội đỏ). Với nghệ thuật miêu tả đặc sắc, nhà văn đã khắc họa sinh động màu đỏ tía của đá cuội tạo nên cả một gam màu đỏ cho dòng suối, những chiếc lá khô…

Qua ngòi bút miêu tả của nhà văn, từ bầu trời trên cao đến những mỏm rừng xa ngái đều ánh lên một sức quyến rũ kỳ lạ. Một đôi bướm, một bầy chim, một đóa hoa rừng cũng tạo ra cho người đọc cảm giác lạ lẫm, thú vị. Vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây còn ấn tượng với độc giả ngay cả thời gian đêm xuống. Khi đem xuống, vạn vật và con người đều trở nên yên ắng, nhưng không gian vẫn được soi bằng ánh trắng tuyệt đẹp. Ánh trăng vàng lai láng trải khắp bản làng khi đêm về trong những đêm trăng đẹp khiến miền núi càng trỏ nên đẹp, thấm đẫm chất thơ. Ánh trăng như một sinh thể, nhẹ nhàng mơn man lên tạo vật và con

nguwofi. Trong truyện Đêm cá nổi, nhân vật “tôi” cảm nhận ánh trăng như một

trăng”.[49;123], rồi “Dòng sông chảy dưới ánh trăng giữa tháng sóng sánh vàng….Trăng vẫn đổ ánh sáng xuống dòng sông vàng” [49;201] (Gió lùa qua

cửa). Một màu vàng lan tỏa từ ánh trăng khiến cho dòng sông cũng “sóng sánh”

đong đày sắc vàng. Có lẽ, trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, ánh trăng đẹp nhất,

lãng mạn nhất, nên thơ nhất phải kể đến ánh trăng trong truyện ngắn Sau những

mùa trăng. Trong tác phẩm này, tác giả miêu tả ánh trăng với mức độ đậm đặc

hơn cả. Chỉ riêng nội dung truyện chưa kể đến nhan đề thì đã có tời chín lần tác giả nhức đến ánh trăng. Đây cũng là dụng ý trong sáng tác của nhà văn, nhưng dụng ý đó không làm cho tác phẩm khô cứng mà ngược lại, chất thơ càng trở nên đạm đặc và lãng mạn. Có thể thấy, trong chín lần miêu tả ánh trăng trong tác

phẩm thì đặc sắc nhất là đoạn: “Ánh trăng sáng trắng lọt qua ô cửa nhỏ, hắt cả

một quầng sáng vào trong nhà….Cả bản tôi nằm gọn trong một thung lũng, bốn phía là rừng, qua rừng đến nương ngô, nương lúa, qua nương lại đến rừng rồi đến bản khác. Bản ở dưới thung lũng nên ngập tràn trong ánh trăng. Ban đêm những nếp nhà lô nhô lẫn vào rừng cây trông không rõ đâu là nhà, đâu là những tán caayraamj rì, cao vút. Giữa mùa, trăng cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau” [49;337]. Bằng đoạn văn ngắn đặc tả ánh trăng mà bức tranh nên thơ hiện lên rõ mồn một từ trong tính ước lệ khoảng cách từ gần đến xa từ ngoài nương bãi đến trong nhà. Không gian núi rừng thoáng đãng, sáng trong được chiếu rọi dưới ánh trăng. Việc sử dụng một loạt động từ như: “luồn”, “lọt”, “hắt”, “rọi”, “đi” để miêu tả ánh trăng khiến cho ánh trăng được nhân hóa thành thực thể sinh động đang thỏa sức di chuyển khắp bản làng, khắp núi rừng cỏ cây để tưới sắc vàng sóng sánh, khoác lên vạn vật chiếc áo màu vàng thơ mộng khi tiết trời bước sang thu…. Ở nơi đây, vạn vật được tắm trong sắc màu tươi sáng của tạo hóa, là sắc vàng thẫm của buổi bình minh với những cơn gió nhẹ làm tan những hạt sương mai trên các kẽ lá, nhành hoa, là màu xanh non cảu da trời, là sắc biêng biếc màu mây, là sắc xanh mơn mởn của cỏ cây hoa lá, là màu trắng tinh khiết của hoa lê, màu xanh mướt rồi đỏ tía của hoa tam giác mạch. Dường như mỗi cảnh, mỗi vật của vùng núi phía Bắc xa xôi đều được tác giả mã hóa bằng ngôn từ để đưa nó về gần hơn với thế giới của độc giả.

Buổi chiều là khoảng thời gian giao giữa ngày và đêm, chiều xuống , hoàng hôn về , làm khung cảnh chợt trở nên như lắng đọng. Đỗ Bích Thúy mô tả

một buổi chiều thu muộn trên nương ngô: “Sau dãy núi hình răng cưa mặt trời

quẩn vào nhau, bốc ngược lên chậm chạp, nhuộm cho ánh hoàng hôn ngả tím, phủ đầy xuống thung lũng. Mặt trời càng lặn sâu thì gió thổi càng mạnh, cuốn tàn tro mằn mặn bay tứ tung. Những con cánh cam dúi đầu xuống đám lá dẻ khô. Thời tiết ở rừng thay đổi nhanh chóng, vừa mới chang chang nắng đốt cháy cả cỏ cây da thịt đã lạnh rùng mình ngay được. Thậm chí Liêu còn cảm thấy sương đang bủa xuống ướt vai mình. Tả Gia ngay trước mặt đây rồi, bóng chiều đang dềnh lên, tưởng chỉ dợm bước là đã đặt chân ngay xuống thung lũng ” [12;171]

(Mần tang mọc trong thung lũng). Sự chuyển mùa nhanh chóng trong ngày với

tất cả cảm giác khiến những ai đọc đoạn trích không chỉ nhìn thấy màu đỏ bầm của mặt trời, nhìn thấy những làn khói đốt nương quẩn vào nhau, người viết còn cảm nhận được vị mằn mặn của tàn tro đang bay trong không gian, cảm nhận cái lạnh rùng mình của sương khuya bắt đầu buông trong buổi hoàng hôn. Cảm giác của một người thực sự đã sống trong nó, trải qua nó, quan sát nó, …những đoạn đặc tả thiên nhiên như vậy đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng độc giả. Sự giao thoa của ngày và đêm dưới ánh hoàng hôn được nhà văn đặc tả thời gian trôi đi nhanh chóng, buổi chiều xuống, hoàng hôn về, mùi khói bếp xen lẫn mùi sương bảng lảng quấn quyện làm cho trái tim con người đang trĩu nặng nỗi buồn, trĩu nặng suy tư càng trở nên héo hắt, đây cũng là tâm trạng của Sính, chàng trai Mông đang mong chờ bước chân quay về của người vợ - cô giáo miền xuôi đã bỏ anh cùng bản làng, với ngôi nhà cô quạnh, đã dứt áo ra đi về miền xuôi. Buổi

chiều được tác giả mô tả: “Chiều đang duềnh lên, nhanh như nồi cơm sôi không

kịp mở vung. Nhà thấp tối trước, nhà cao tối sau, càng gần trời càng tối muộn

[49; 51] (Cái ngưỡng cửa cao ). Cũng là khoảnh khắc của chiều buông, buổi

chiều lại được nhà văn miêu tả với những khoảnh khắc khác: “Chiều chậm chạp

đổ xuống từng vạt núi vàng sậm, cả cánh rừng sồi, rừng dẻ mướt óng phía xa .Gió trườn trên những triền núi; từng cơn, từng cơn, cuốn theo mùi khói bếp từ những căn nhà bàng bạc, thấp thoáng phía bản người Phù Lá”. [49;212](Ngải

đắng ở trên núi). Hình ảnh t buổi chiều trôi “chậm chạp” khiến khung cảnh trở

nên buồn, trầm mặc và có phần ảm đạm.

Thiên nhiên được Đỗ Bích Thúy miêu tả giống như một bài thơ không chỉ ở chất họa mà ở chất nhạc.Tác giả đã đưa vào trong tác phẩm của mình cả tiếng nhạc rừng rộn rã vui tươi, là tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, rừng reo, tiếng gà gáy đồng điệu với vần thơ, giọng hát, tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi và những âm thanh lễ hội của cuộc sống nơi này. Trong việc

miêu tả âm thanh, Đỗ Bích Thúy đã dùng cả đôi tai tinh nhạy để miêu tả theo kiểu “lấy động để tả tĩnh”. Để dựng lên không gian yên ắng, vắng lặng, tác giả

miêu tả: “Đêm hoang vu, thăm thẳm. Lẫn trong tiếng gió là tiếng nước trườn êm

ái trên đá cuội” [49;114] (Đá cuội đỏ). Hay truyện Sau những mùa trăng, tác

giả miêu tả hình ảnh bản làng vào đêm khuya: “…bản đã yên ắng lắm, nghe rõ

cả nước đạp vào ghềnh đá rào rào ngoài sông, tiếng trâu thở phì phì đuổi muỗi , tiếng chim lợn rít lên cuối rừng…vun vút, rộn rã như tiếng chim buổi sớm

[49;338]. Âm thanh của tiếng tắc kè, của gió, của quả trong Giống như cái cối

nước: “Tiếng tắc kè nhả từng đợt từng đợt , xót cả ruột. Gió lùa bên ngoài, lay cây sổ đầu hồi , quả rụng xuống lộp bộp. Chỉ còn những âm thanh của trời đất, cây cỏ, có lẽ đã quá nửa đêm” [49;134 ].

Một bức tranh hài hòa về màu sắc và âm thanh . Màu vàng của ánh trăng, màu trắng, màu xanh, màu hồng sẫm, màu trắng muốt của hoa lê, màu xanh mướt chuyển dần sang đỏ tía của hoa tam giác mạch, màu bàng bạc cảu cây ngải đắng , màu đở bầm của mặt trời, đỏ tía của đá núi….Âm thanh của gió, của tiếng suối reo, của tiếng gà eo óc gáy trong trong sương, của con tắc kè…Tất cả được miêu tả ở những khoảnh khắc khác nhau dưới ngòi bút điêu luyện thấm đẫm tình yêu với khung cảnh thiên nhiên, vạn vật, con người nơi đây đã góp phần thêu dệt lên một bức tranh đày sức sống, lan tỏa hơi ấm của tình người. Tất cả những cảnh sắc nên thơ, nên họa ấy như vẫy chào những người chưa từng đến nơi đây và níu giữ bước chân những ai đã từng đặt chân đến chốn này, thôi thúc bước chân những người con của núi trở về với đất mẹ yêu thương, níu giữ bước chân du khách dù chỉ một lần đặt chân đến nơi này.

2.2.Cuộc sống và văn hóa miền núi

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)