1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013

141 506 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Ý nghĩa về lý luậnPhát triển lĩnh vực xã hội là một trong những nội dung quan trọng của phát triển kinh tế và là một trong những cách thức để mỗi quốc gia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI vừa qua, lần đầu tiên Đảng ta đưa vấn đề chính sách xã hội vào chương trình nghị sự. Điều đó cho thấy giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nước nhằm phát triển bền vững đất nước. Về ý nghĩa lý luận đề tài góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận về các ván đề xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng, thu nhập việc làm và an sinh xã hội. Sự biến động về xã hội rất lớn nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Việc tiếp cận với những lý thuyết mới về phát triển xã hội và các cách tiếp cận trong giải quyết các vấn đề xã hội là hết sức cần thiết.Ý nghĩa thực tiễnSau khủng hoảng kinh tế năm 2009 kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục rơi vào suy giảm và chưa thấy có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế thấp cùng với các chính sách thắt chặt chi tiêu công đã tác động nhiều đến các vấn đề xã hội như việc làm, thu nhập của người dân, tác động đến nghèo đối và an sinh xã hội. Về lao động, việc làm, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản nhiều đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Năm 2012, tạo việc làm khoảng 1,52 triệu người, đạt 95% kế hoạch, trong đó xuất khẩu khoảng 80 nghìn người, đạt 88,9% kế hoạch. Thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu; triển khai chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường có thu nhập cao, chính sách ổn định, an toàn cho người lao động. Thắt chặt công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng và uy tín của Việt Nam với các nước đối tác. Các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật của Việt Nam.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

HÀ NỘI NĂM 2014

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Ths Lê Huỳnh Mai

Ths Bùi Thị Thanh Huyền

Ths Phí thị Hồng Linh

Ths Lương Thanh Hà

Ths Tống Thị Phượng

Trang 4

HÀ NỘI NĂM 2014

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI NĂM 2013 14

1.1 Thực trạng dân số, lao động và việc làm 14

1.1.1 Dân số 14

1.1.2 Thực trạng lao động và việc làm 15

1.1.3 Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm 24

1.2 Thực trạng vấn đề giáo dục 32

1.2.1 Giáo dục mầm non 32

1.2.2 Giáo dục phổ thông 32

1.2.3 Giáo dục thường xuyên: 33

1.2.4 Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp 34

1.2.5 Giáo dục đại học 35

1.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe 38

1.3.1 Kết quả thực hiện các mục tiêu về Y tế và chăm sóc sức khỏe 38

1.3.2 Bảo hiểm y tế 42

1.3.3 Công tác y tế dự phòng 43

1.3.4 Công tác phòng chống HIV/AIDS 45

1.3.5 Cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng 46

1.4 Thực trạng về nghèo đói và bất bình đẳng 49

1.4.1 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam 49

1.4.2 Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập 59

1.5 Đánh giá chung về các vấn đề xã hội năm 2013 65

1.5.1 Kết quả đạt được 65

1.5.2 Tồn tại 66

1.5.3 Nguyên nhân của tồn tại 68

Trang 6

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM 2013 75

2.1 Các chính sách về lao động và việc làm 75

2.1.1 Chính sách giải quyết việc làm 75

2.1.2 Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội 76

2.2 Các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội 85

2.2.1 Chính sách giảm nghèo 85

2.2.2 Chính sách bảo trợ xã hội 93

2.2.3 Chính sách Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ 93

2.3 Chính sách xã hội cơ bản khác 94

2.3.1 Chính sách giáo dục 94

2.3.2 Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe 98

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM 2014 103

3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 103

3.1.1 Bối cảnh quốc tế 103

3.1.2 Bối cảnh trong nước 105

3.2 Định hướng và mục tiêu về xã hội năm 2014 106

3.2.1 Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 106

3.2.2 Định hương và mục tiêu phát triển lĩnh vực xã hội năm 2014 106

3.2.3 Các mục tiêu phát triển xã hội năm 2014 113

3.3 Một số giải pháp chính sách trong lĩnh vực xã hội năm 2014 113

3.3.1 Giải pháp đối với lĩnh vực lao động và việc làm 113

3.3.2 Giải pháp đối với giảm nghèo và an sinh xã hội 116

3.3.3 Giải pháp đối với lĩnh vực giáo dục 118

3.3.4 Giải pháp đối với lĩnh vực Y tế 120

KẾT LUẬN 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam, 2002-2013 14Bảng 1.2: Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động 16Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 19Bảng 1.4: Tỷ trọng lao động có việc làm và tỷ số việc làm trên dân số, quý 4

năm 2013 20Bảng 1.5: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế và loại hình kinh

tế, quý 4 năm 2013 21Bảng 1.6: Cơ cấu việc làm của dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo

ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp 22Bảng 1.7: Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp chia theo quý 25Bảng 1.8: Tỷ trọng thiếu việc làm và tỷ trọng thất nghiệp chia theo giới tính,

nhóm tuổi và thành thị nông thôn, quý 4 năm 2013 26Bảng 1.9: Tỷ lệ thất nghiệp (%) 27Bảng 1.10: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động chia

theo quý 28Bảng 1.11: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động,

giai đoạn 2009-2013 29Bảng 1.12: Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của những người từ

25 tuổi trở lên, chia theo quý 30Bảng 1.13: Số giờ làm việc bình quân/tuần theo ngành kinh tế (giờ/tuần) 31Bảng 1.14: Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách

nghèo theo KV địa lý 52Bảng 1.15: Tỷ lệ nghèo Việt Nam phân theo khu vực thành thị, nông thôn (%)

53Bảng 1.16: Tỷ lệ nghèo theo quy mô thành phố 54Bảng 1.17: Chỉ số khoảng cách nghèo và mức độ trầm trọng nghèo ở khu vực

thành thị và nông thôn 55Bảng 1.18: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam phân theo vùng giai đoạn 2006 – 2013

56Bảng 1.19: So sánh chỉ số bất công bằng trong phân phối thu nhập của Việt

Nam với chuẩn quốc tế 61Bảng 1.20: Bất bình đẳng theo khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2012 62

Trang 9

Bảng 1.21: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập

63Bảng 1.22: Hệ số Gini chia theo vùng giai đoạn 2002 – 2012 64

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú, quý

4 năm 2013 17Hình 1.2: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và vùng,

quý 4 năm 2013 22Hình 1.3: Tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012 49Hình 1.4: Số người nghèo Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2012 50Hình 1.5: Thành tựu giảm nghèo theo các hệ thống theo dõi của TCTK và

của Bộ LĐTBXH 51Hình 1.6: Tỷ lệ nghèo phân theo độ tuổi giai đoạn 1993 – 2012 56Hình 1.7: Tỉ lệ nghèo phân theo dân tộc của Việt Nam năm 2010 và 2012 57Hình 1.8: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị nông thôn

59Hình 1.9: Hệ số Gini của Việt Nam và một số nước trên thế giới 61Hình 1.10: Thu nhập nông thôn trung bình trên đầu người theo nhóm thập

phân vị thu nhập nông thôn: giai đoạn 2004 - 2010 63Hình 2.1: Tiền lương tối thiểu giai đoạn 1993 – 2013 80

Trang 11

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ý nghĩa về lý luận

Phát triển lĩnh vực xã hội là một trong những nội dung quan trọng của pháttriển kinh tế và là một trong những cách thức để mỗi quốc gia hướng tới mục tiêuphát triển bền vững Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI vừa qua, lần đầu tiên Đảng

ta đưa vấn đề chính sách xã hội vào chương trình nghị sự Điều đó cho thấy giảiquyết các vấn đề xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nướcnhằm phát triển bền vững đất nước

Về ý nghĩa lý luận đề tài góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận về các ván đề

xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng, thu nhập việc làm và an sinh xã hội Sự biếnđộng về xã hội rất lớn nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa Việc tiếp cậnvới những lý thuyết mới về phát triển xã hội và các cách tiếp cận trong giải quyếtcác vấn đề xã hội là hết sức cần thiết

Ý nghĩa thực tiễn

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2009 kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục rơi vào suygiảm và chưa thấy có dấu hiệu phục hồi Tăng trưởng kinh tế thấp cùng với cácchính sách thắt chặt chi tiêu công đã tác động nhiều đến các vấn đề xã hội như việclàm, thu nhập của người dân, tác động đến nghèo đối và an sinh xã hội

Về lao động, việc làm, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, doanhnghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản nhiều đã ảnh hưởng đến việc làm, thunhập và đời sống của người lao động Năm 2012, tạo việc làm khoảng 1,52 triệu người,đạt 95% kế hoạch, trong đó xuất khẩu khoảng 80 nghìn người, đạt 88,9% kế hoạch.Thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu; triển khai chính sách bảo hiểm xã hội và bảohiểm thất nghiệp cho người lao động; mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất làcác thị trường có thu nhập cao, chính sách ổn định, an toàn cho người lao động Thắtchặt công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nâng caochất lượng và uy tín của Việt Nam với các nước đối tác Các cấp, các ngành tăngcường công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bảo đảm

Trang 12

thực hiện đúng các quy định pháp luật của Việt Nam.

Về bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, để giảm bớt khó khăn, bảođảm đời sống cho người dân, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện tốtcác chính sách an sinh xã hội, như: thực hiện các chính sách đối với người có công;

hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định chỗ ở, phát triển sảnxuất; đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người dân bị thuhồi đất sản xuất; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;…

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước cuối năm 2012 (theo Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội) còn khoảng 10% (giảm 1,76% so với năm 2011); các huyện nghèo theo Nghịquyết 30a/2008/NQ-CP tỷ lệ hộ nghèo ở mức bình quân khoảng 45% (giảm 5% sovới cuối năm 2011)

Mạng lưới khám chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương được tập trung đầu tư;chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được cải thiện đáng kể Quản lý nhà nước về giádịch vụ y tế, giá thuốc được tăng cường Ước tính đến hết năm 2012, tỷ lệ bao phủBHYT đạt 68% Tuy nhiên, ở một số địa phương, tỷ lệ bao phủ BHYT vẫn còn hạnchế; nhóm đối tượng tự nguyện tham gia BHYT vẫn còn thấp (mới có 55% người laođộng ở khu vực ngoài quốc doanh và 25% số người cận nghèo tham gia BHYT).Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số hạn chế, yếu kémcần tiếp tục được khắc phục Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao cònnhiều mặt bất cập Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, lao động mất việclàm, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Kết quả phòng chống thamnhũng, lãng phí còn hạn chế Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng còn khá nghiêmtrọng; ô nhiễm môi trường, tội phạm, tệ nạn xã hội, vẫn còn nhiều bức xúc Chấtlượng dân số vẫn còn thấp, thể lực người Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu, bị hạnchế về chiều cao, cân nặng, sức bền Mất cân bằng giới tính có xu hướng gia tăng;

tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh Giá thuốc trong nước ở vẫn còn cao so với giá quốctế; công tác quản lý hoạt động y, dược tư nhân vẫn còn yếu; huy động nguồn lực xãhội cho phát triển y tế còn hạn chế

Nghiên cứu các vấn đề xã hội phát sinh năm 2013 là hết cứ cần thiết để nhìnnhận xu hướng thay đổi trong các vấn đề xã hội, từ đó nhận diện các nguyên nhân

và đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh nhằm

Trang 13

phát triển bền vững nền kinh tế.

Do đó nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề xã hội năm 2013” có cả ý nghĩa vềmặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài:

Nghiên cứu và phân tích những vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013

Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề xã hộitrong năm 2013

Đề xuất những định hướng cho việc giải quyết những vấn đề xã hội năm 2014

Mục tiêu cụ thể của đề tài:

Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế trong giải quyết việc làm và tình trạngthất nghiệp trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam

Nghiên cứu về thực trạng các dịch vụ xã hội cơ bản trong năm 2013 gồm dịch

vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe

Nghiên cứu về thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam

Nghiên cứu những vấn đề bức xúc, nổi cộm về mặt xã hội trong năm 2013 vànguyên nhân của tình trạng này

Nghiên cứu tác động của tăng trưởng đến các vấn đề xã hội như giảm nghèo,bất bình đẳng…

Đề ra định hướng và giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội cho năm 2014

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề xã hội bao gồm vấn đề lao độngviệc làm, nghèo đói và bất bình đẳng và các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung phân tích thực trạng trong giaiđoạn 2011-2013, tập trung chủ yếu vào 2013 và định hướng đến năm 2015

4 Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu về xã hội khá rộng và đa dạng liên quan đến việc làm, thu nhập,đói nghèo, bất bình đẳng và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như hệ thống ansinh xã hội Liên quan trực tiếp đến đề tài có thể đề cập đến các vấn đề sau đây:

Trang 14

Nhóm vấn đề thứ nhất: Các nghiên cứu liên quan đến an sinh xã hội, thu nhập

Ngoài quan điểm ở trên, Kaim-Caudle (1973) khi nghiên cứu ASXH ở 10 nướccông nghiệp lại kết luận rằng ASXH không chỉ bao gồm việc nhà nước trực tiếp thựchiện các biện pháp nhằm duy trì thu nhập cho các đối tượng yếu thế, mà còn dựa vàocác hoạt động trợ giúp gián tiếp thông qua các biện pháp tài khóa từ chính phủ, hỗ trợ

từ các tổ chức tự nguyện, phi lợi nhuận, phi chính phủ ASXH theo quan điểm củaKaim-Caudle có nhóm đối tượng rộng hơn so với quan điểm của ILO, bởi không chỉnhóm đối tượng là lao động (tham gia thị trường bảo hiểm) và trẻ em, mà các nhóm đốitượng yếu thế khác, khi thu nhập không được đảm bảo thì họ sẽ trở thành những đốitượng hưởng ASXH của chính phủ hoặc các tổ chức khác

Đồng quan điểm với Kaim-Caudle, John Dixon (1999) cho rằng của ASXHtrong mỗi quốc gia thường bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế đói nghèo, xóa bỏđói nghèo, bồi thường xã hội và phân phối lại thu nhập thông qua các biện pháptrợ giúp, chi trả bằng tiền mặt hoặc hiện vật của chính phủ, các tổ chức thuê mướnlao động, các tổ chức xã hội cho những biến cố ngẫu nhiên mà pháp luật đã quyđịnh người dân có quyền được hưởng như: các khoản thu nhập của cá nhân bị dừnglại (do tuổi già, ốm đau bệnh tật liên miên, chết), bị gián đoạn (do bị thương, bệnhtật tạm thời, nghỉ thai sản, hoặc mất việc làm), không thể phát triển được (do thiệtthòi về vật chất, trí tuệ, dao động về cảm xúc), hoặc không có khả năng tránh đượcnghèo khổ

Trang 15

Peter Krause (2004) khi nghiên cứu về ASXH ở Liên minh Châu Âu, tác giảchỉ ra 03 mô hình về ASXH: (i) các quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lanthực hiện mô hình ASXH kiểu Scandivani Đặc trưng của mô hình này là mọingười dân đều được hưởng hệ thống ASXH, và lợi ích về ASXH của người dânđược hưởng là rất cao, nhà nước chỉ chi trả bảo hiểm thất nghiệp và số tiền nàyđược huy động chủ yếu từ thuế, các nội dung còn lại của ASXH sẽ do hệ thốngcông ty chịu trách niệm thi hành; (ii) các quốc gia như Đức, Áo, Pháp thì thực hiện

mô hình ASXH theo kiểu Châu Âu lục địa Theo mô hình này, bảo hiểm xã hộiđược coi là hạt nhân của hệ thống ASXH, chính vì vậy mà ASXH được thanh toánkhông đều cho các giai cấp, các thành viên trong xã hội; (iii) các quốc gia như Anh,

Ai len lại đi theo mô hình ASXH kiểu Anglo-Saxon Hệ thống ASXH ở các quốcgia này được thực hiện toàn diện, họ chú trọng tới các dịch vụ sức khỏe và nhữngđối tượng sau quá trình thẩm tra tài sản và thu nhập nếu những đối tượng này cómức sống thấp thì họ sẽ được hưởng các hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội

Nhóm vấn đề thứ hai: Các nghiên cứu liên quan đến nghèo đói và bất bình đẳng

Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến nghèo đói và chính sách xóa đói giảmnghèo ở Việt Nam là nghiên cứu “Nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở ViệtNam” của Tuan Phong Don va Hosen (1997) Trong nghiên cứu này các tác giả đãtập trung phân tích các chính sách giảm nghèo như chính sách đất đai, chính sách

ưu đãi về lãi suất cho người nghèo

Một số nhà kinh tế học phát triển cho rằng bất bình đẳng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế Kaldor (1955-1956) và Lewis cũng chorằng bất bình đẳng là nguồn gốc của tiết kiệm và tiết kiệm là nhân tố thúc đẩy đầu tư

và tiết kiệm Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng của bất bìnhđẳng đến tăng trưởng lại là mối quan hệ ngược chiều, bất bình đẳng càng cao thì ảnhhưởng càng không tốt đến tăng trưởng (Alessina và Rodrik 1994 , Person và Jabellina1994) Benabou (1996) cũng đưa ra một số nghiên cứu về mối quan hệ bất bình đẳng

và tăng trưởng kinh tế cho thấy kết quả tương quan cũng ngược chiều

Bên cạnh đó công bằng cũng rất quan trọng cho việc xoá đói giảm nghèo Các nhàkinh tế tại Ngân hàng thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm nghèo đói

Trang 16

Điều này dường như sẽ hiệu quả hơn đối với những nước mà phân phối thu nhậpbình đẳng (Ngân hàng Thế giới, 1999) Trong cuộc nghiên cứu khảo sát các hộ giađình từ 44 nước, các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới phát hiện thấy rằng “Nếuquốc gia nào có sự phân phối thu nhập bình đẳng thì ảnh hưởng của tăng trưởngkinh tế đến xoá đói giảm nghèo sẽ gấp năm lần so với quốc gia mà phân phối thunhập bất bình đẳng”(Ngân hàng Thế giới,1999).

Haughton (2001) [42] tính toán bất bình đẳng của Việt Nam gia tăng (thu nhậpbình quân đầu người) giai đoạn 1993-1998 chủ yếu là do khoảng cách thành thị-nông thôn hơn nhiều so với khoảng cách ở trong nội bộ mỗi khu vực Theo đó hệ sốGini của chi tiêu bình quân đầu người hộ nông thôn giảm từ 0.278 còn 0.275, củacác hộ giàu tăng đôi chút từ 0.340 tới 0.348 Trong khi đó hệ số Gini toàn bộ dân sốtăng từ 0.330 tới 0.354 Chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình nông thôn tăng30% giai đoạn 1993-1998, còn các hộ thành thị tăng tới 60% Kết quả cũng tương tựnhư khi phân tích thu nhập của các hộ gia đình

Cũng nghiên cứu về bất bình đẳng nông thôn – thành thị tại Việt Nam phải kểđến nghiên cứu của Binh T Nguyen, James W Albrecht (2006) : Tác giả chỉ rarằng đang có sự gia tăng về khoảng cách chi tiêu giữa hộ nông thôn và thành thị giaiđoạn 1993-1998 Tác giả xem xét các nhóm dân cư theo phân vị ở hai khu vực vàchỉ ra rằng khoảng cách chi tiêu khác nhau ở các phân vị trong đó nhóm người giàu

ở thành thị có mức chênh lệch lớn nhất so với nhóm giàu ở nông thôn Nguyen sửdụng phương pháp hồi quy điểm phân vị để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tớikhoảng cách chi tiêu giữa các hộ gia đình thành thị và nông thôn Qua đó tác giả chỉ

ra các nhân tố tác động lớn tới khoảng cách Đó là yếu tố giáo dục, dân tộc và quátrình di dân là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới khoảng cách này

Những kết quả thu được khá đáng kể và đặt nền móng cho những so sánh trong cácnghiên cứu sau này Cũng như trong phân tích của Nguyen (2006), Le chỉ ra rằngtuy hai thập kỷ mức sống bình quân của người dân đã được nâng cao, bất bình đẳngtuy đã giảm nhưng còn ở mức cao Giai đoạn 1993-1998 khoảng cách thành thịnông thôn gia tăng, cao nhất vào năm 2002 sau đó giảm nhẹ năm 2004, giảm nhanhhơn năm 2006

Trang 17

Nhóm vấn đề thứ ba: nhóm vấn đề liên quan đến các dịch

vụ xã hội cơ bản

Các nghiên cứu về các dịch vụ xã hội cơ bản được Ngân hàng thế giới (WB)cũng như Liên hợp quốc nghiên cứu trong các báo cáo phát triển hàng năm Báo cáophát triển thế giới năm 2004 “Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo” cho rằngcần đưa các dịch vụ xã hội cơ bản một cách hiệu quả hơn, tiến tới giải quyết một trongnhững trọng tâm của thế giới hiện nay là loại bỏ đói nghèo và lạc hậu ra khỏi xã hộichúng ta Trong Báo cáo này đã đề cập đến những cản trở để người nghèo ở các nướcthế giới thứ ba tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng,nước sạch, cũng như sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản cho người nghèo cả về mặt số lượng và chất lượng

Nghiên cứu của Anderson, Jame, Daniel Kaufmann và Francesa Recanatininăm 2003 nghiên cứu việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản đối với vấn đề giảmnghèo ở các nước đang phát triển Trong đó nhấn mạnh giáo dục là một trong nhữngdịch cụ cơ bản

Nghiên cứu của Azfar, Omar và Gurgur nghiên cứu ảnh hưởng của thamnhũng đến lợi ích tiếp cận y tế và giáo dục cho người nghèo ở Philippines

Nghiên cứu của Banerjee, Abhijit, Shawn Cole năm 2003 đã cách thức đểnâng cao chất lượng của y tế và giáo dục cho người nghèo ở Ấn Độ

Để cải thiện cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản trong nghiên cứu về “Cungứng dịch vụ giáo dục và y tế ở Châu Mỹ La Tinh” các tác giả Di Tela, Raphael, vàWilliam Savedoff đã đưa ra những khuyến nghị cải cách về thể chế nhằm tăngcường mối quan hệ giữa trách nhiệm giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà cungứng dịch vụ và người dân

Các tác giả Miguel, Szekly trong nghiên cứu về “Nghèo đói, bất bình đẳng vàphúc lợi xã hội” ở Mexico đã nghiên cứu cách thức nhằm tăng phúc lợi xã hội chongười nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho họ

Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới hàng năm đều tập trung phân tích vàđánh giá chi tiêu công cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và ảnh hưởng của chi tiêucông đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ xã hội chongười nghèo đều thống nhất quan điểm là người nghèo rất hạn chế trong việc tiếp

Trang 18

cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản và chính phủ các nước cần có biện pháp hiệu quảhơn để giúp người nghèo có hiều cơ hội hơn để tiếp cận với các dịch vụ đó Tuynhiên trong các nghiên cứu này chưa đưa ra một cách có hệ thống các tiêu chí đểđánh giá khả năng tiếp cận giáo dục đối với người nghèo và các nguyên nhân cơbản tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục của người nghèo.

Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đềtài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến

đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Nhóm vấn đề thứ nhất: Các nghiên cứu liên quan đến an sinh xã hội, thu nhập và việc làm.

Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiệnnay” (2011) của Mai Ngọc Cường và cộng sự đã đề cập đến các chính sách xã hộikhác nhau, trong đó có chính sách thu nhập Chính sách thu nhập đề cập đến chínhsách về tiền lượng và phân phối thu nhập Nghiên cứu cho thấy từ những thập niên

80 của thế kỷ XX đến nay, nước ta trải qua 3 lần cải cách tiền lương: Năm 1985,Nghị định 235/NĐ-CP ngày 18/9/1985 của Chính phủ về cải cách tiền lương; năm

1993, Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về cải cách tiềnlương; và năm 2004, Nghị định số 204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ vềcải cách tiền lương Qua mỗi lần cải cách, hệ thống chế độ tiền lương ngày càngđược hoàn thiện Nghiên cứu của Ngô Quỳnh An (2012) về “Tăng cường khả năng

tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” đã đề cập đến các khía cạnh tự tạo việclàm và đề xuất các biện pháp để tạo việc làm cho thanh niên Có thể nhận thấy với

cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên Việt Nam làrất lớn Việc tăng cường khả năng tạo việc làm là hết sức cần thiết

Những khái niệm về ASXH ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu đi theoquan điểm của ILO (1952), tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể màcác nhà nghiên cứu có những bổ sung phù hợp với những yêu cầu về ASXH trongquá trình phát triển của xã hội TS Nguyễn Hải Hữu (2006) đã chỉ ra các hợp phầncủa hệ thống ASXH bao gồm: BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Chính sách việc làm

và thất nghiệp, Chương trình trợ giúp đặc biệt (thương binh, liệt sỹ, người có công),Chương trình trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất); PGS.TS Nguyễn VănĐịnh (2008) lại cho rằng các hợp phần của hệ thống ASXH bao gồm: BHXH, Cứutrợ xã hội, Quỹ dự phòng, Các dịch vụ xã hội, Xóa đói giảm nghèo và Uu đãi xãhội; trong hệ thống ASXH hai nhà khoa học này coi BHYT là một bộ phận thuộc

Trang 19

BHXH Tuy nhiên, quan điểm về BHXH của hai nhà khoa học này mới chỉ giới hạnđối với lao động trong khu vực chính thức, còn BHXH tự nguyện cho lao độngtrong khu vực phi chính thức lại chưa được hai nhà khoa học này đề cập, bởi lẽ Luậtbảo hiểm xã hội tự nguyện được ban hành từ 28-12-2007 và có hiệu lực từ 1-1-

2008 Mai Ngọc Anh (2009) khi nghiên cứu về đảm bảo tài chính thực hiện ASXHtrong khu vực nông thôn Việt Nam đã chỉ ra các hợp phần của hệ thống ASXH baogồm: BHXH (bắt buộc và tự nguyện), BHYT (bắt buộc, tự nguyện và BHYT bắtbuộc cho người nghèo), Chính sách phát triển thị trường lao động, Ưu đãi xã hội, vàTrợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất); quan điểm về các hợp phần của ASXHnày cùng trùng với quan điểm của GS.TS Mai Ngọc Cường (2009) GS.TS MaiNgọc Cường và TS Mai Ngọc Anh trong cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia (2010) “Việt Nam Đổi mới và Phát triển” đã làm rõ sự khác biệt về chính

sách phát triển thị trường lao động trong ASXH với chính sách phát triển thị trườnglao động nói chung

Nhóm vấn đề thứ hai: các nghiên cứu về nghèo đói và bất bình đẳng

Báo cáo phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới năm 2004 về “Nghèo”

đã đưa ra một số đánh giá ban đầu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo ởViệt Nam như giáo dục, y tế và cung cấp nước sạch Báo cáo phát triển Việt Namnăm 2005 về “Quản lý và điều hành” cũng đã tập trung vào đánh giá chi tiêu củachính phủ cho các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm chi cho giáo dục, y tế và một sốlĩnh vực khác Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 về “Công bằng và phát triển”lại đề cập đến bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam Cuốn sách “Về tình trạng nghèo khổ trên thế giới” nhà xuất bảnChính trị quốc gia năm 1997 đã đưa ra những khó khăn của người nghèo khi tiếpcận các dịch vụ xã hội cơ bản Báo cáo chung của Chính Phủ Việt Nam – các nhàtài trợ – nhóm công tác về đói nghèo NGO năm 1999 “ Việt Nam tấn công đóinghèo” nghiên cứu tổng quan về nghèo đói ở Việt Nam và cũng đã đề cập đến cácdịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo Báo cáo của Oxfam quốc tế về: Tăngtrưởng với công bằng, chương trình thảo luận về xoá đói giảm nghèo cũng đã đề cậpđến các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo Cuốn sách “Đa dạng hoá thu nhập

và nghèo” của JBIC đã nghiên cứu những trở ngại đối với đa dạng hoá về thu nhập,trong đó việc tiếp cận hạn chế các dịch vụ xã hội cơ bản là một trong những trở ngại

để người nghèo đa dạng hóa thu nhập của họ

Cuốn sách “Gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo” của Diễn đàn phát triển

Trang 20

Việt Nam (VDF) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo vàkhả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, điện thoại, nước) và các dịch

vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ)

Bên cạnh các sách chuyên khảo về nghèo đói và các dịch vụ cho người nghèocòn có nhiều bài viết nghiên cứu của giới nghiên cứu cũng đã đề cập đến các vấn đềdịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo như bài viết của tác giả Bùi Tất Thắng

“Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ở Việt Nam trên tạp chí nghiên cứukinh tế số 6 năm 1999; bài viết “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta– những vấn đề đặt ra và định hướng khắc phục của tác giả PGS TS Trần Văn Chửđăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 2/ 2005 đã đề cập đến mối quan hệ giữa tăngtrưởng và bất bình đẳng về việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế Bài viết “Thựctrạng giảm nghèo” ở Việt Nam của PGS TS Trần Quý Thọ đề cập đến các vấn đề

về nghèo đói và thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua

Đối với nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tạiViệt Nam có tương đối nhiều các nghiên cứu và cũng có rất nhiều các quan điểm,kết luận khác nhau, đầu tiên phải kể đến Lê Trung Kiên (2000): Phân tích về chênhlệch thu nhập cũng như chi tiêu giữa hai khu vực nông thôn – thành thị trongkhoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998 và khẳng định có sự chênh lệch giữa nôngthôn và thành thị Tác giả dựa vào mô hình phân tích sự khác biệt của Oxaca –Blinder, kết luận chênh lệch này bị ảnh hưởng bởi đặc tính của hộ như trình độ họcvấn, dân tộc, nghề nghiệp Ngoài phân tích định lượng tác giả còn phân tích vai tròcủa chính phủ tác động đến sự chênh lệch này, tuy nhiên để giảm dần chênh lệch

đó thì tác giả cũng chưa có biện pháp cụ thể, tác giả chưa giải thích được vì saotrong những năm qua Chính phủ Việt Nam lại theo đuổi chính sách trọng thị, trongkhi dân số thành thị chỉ chiếm 20 % thì dân số nông thôn chiếm đến 80% Bên cạnh

đó, tác giả cũng chưa chỉ ra sự đổi mới kinh tế hay hội nhập kinh tế quốc tế có ảnhhưởng tới bất bình đẳng nông thôn – thành thị hay không

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập, khai thác một số khíacạnh về nghèo đói và việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nghiên cứu một cách toàn diện hơn vấn đề đó,

đề tài làm rõ sự cần thiết phải tăng cường và nâng cao chất lượng của các dịch vụ

Trang 21

xã hội cơ bản cho người nghèo, thực trạng của các dịch vụ xã hội cơ bản chongười nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho việc tăng cường và nângcao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo trong thời gian tới đểViệt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của WB và địnhhướng phát triển bền vững.

Nhóm vấn đề thứ ba: nhóm vấn đề liên quan đến các dịch

vụ xã hội cơ bản

TS Võ Thị Ánh Tuyết, Viện ngiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên cứucông bằng xã hội trong giáo dục, trong đó tác giả đã đánh giá bất bình đẳng trongviệc tiếp cận dịch vụ giáo dục của các nhóm thu nhập khác nhau và đưa ra các giảipháp để làm giảm bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục

TS Vũ Quang Việt trong bài viết “Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế” cũng đã phân tích những hạn chế của người nghèo trong việc tiệp cận dịch vụ giáo dục và làm thế nào để người nghèo có thể tiếp cận một cách tốt

hơn đến dịch vụ giáo dục

PGS.TS Ngô Doãn Vịnh trong cuốn sách bàn về phát triển kinh tế (Nghiêncứu con đường dẫn tới giàu sang) xuất bản năm 2005 cũng có đề cập đến vai trò củagiáo dục, y tế đối với sự phát triển công nghiệp hoá Cuốn sách “Vấn đề giảm nghèotrong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh” do tập thể tác giả NguyễnThế Nghĩa, PGS TS Mạc Đường đã đề cập đến nghèo đói ở đô thị và các dịch vụcho người nghèo ở đô thị Cuốn sách “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn

đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia, 1999 của GS TS VũThị Ngọc Phùng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói vàbất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Đề tài "Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội tronggiáo dục - đào tạo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay" do TS Võ Thị Ánh Tuyết làmchủ nhiện đề tài đã nghiên cứu thực trạng về công bằng xã hội trong giáo dục vàđưa ra các giải pháp khá hữu hiệu trong việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáodục ở Việt Nam

Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục ở các xã đặc biệt khókhăn thuộc chương trình 135" đã nghiên cứu các giải pháp để tăng cường phát triển

Trang 22

giáo dục cho các xã vùng sâu, vùng xa.

Trang 23

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp tiếp cận

Từ lý luận đến thực tế: Đề tài tiến hành nghiên cứu các cách tiếp cận khác

nhau của các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước về các vấn đề xã hội từ

đó chỉ ra những mô hình đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quá trìnhphát triển Trên cơ sở phân tích thực trạng đảm bảo các vấn đề xã hội kết hợp vớibài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ đưa ra các giải phápnhằm giải quyết các vấn đề xã hội cho năm 2014 và giai đoạn đến năm 2015

Từ khái quát đến cụ thể: Để đảm bảo bền vững xã hội trong quá trình CNH,

HĐH, đề tài tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của các vấn đề xã hội

và chính sách xã hội

Tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, đề tài sẽ làm rõ cấu trúc của các

vấn đề xã hội trong nèn kinh tế; mục tiêu xã hội trong năm 1013 và mức độ đạtđược các mục tiêu xã hội năm 2013

Tiếp cận liên ngành: vấn đề xã hội là một vấn đề liên ngành liên quan đến

nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, việclàm…, Vấn đề này đòi hỏi phải có sự liên kết nhiều biện pháp, trong đó có nhữngbiện pháp thuộc về ASXH, đói nghèo, tạo việc làm cũng như đảm bảo các dịch vụ

xã hội cơ bản cho người lao động

Phương phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được.

Phương pháp kế thừa các công trình đã công bố, sưu tầm, tập hợp các tài liệu,

sách tham khảo trong và ngoài nước phục vụ nội dung nghiên cứu đề tài

Các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, so sánh,

Cây quyết định… để tiếp cận về các vấn đề xã hội, phân tích thuận lợi, khó khăntrong thực thi các chính sách xã hội, cũng như những cơ hội, thách thức trong việcđạt được mục tiêu xã hội trong giai đoạn tới, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp

Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng trong nhiều khâu, như thiết

lập phiếu phỏng vấn, trao đổi trực tiếp thông qua các cuộc hội thảo, toạ đàm khoahọc để xin ý kiến tư vấn về chính sách, nhất là tham vấn cho các báo cáo kết quảnghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh

Trang 24

Khung nghiên cứu của đề tài:

6 Kết cấu đề tài

Đề tài được chia làm 3 chương

Chương 1: Thực trạng các vấn đề xã hội năm 2013

Chương 2: Các chính sách xã hội năm 2013

Chương 3: Đính hướng chính sách xã hội năm 2014

Bối cảnh

trong nước

năm 2013

Bối cảnh quốc tếNăm 2013Các vấn đề xã hội trong năm 2013

Lao động, việc làm,Nghèo đói, bất bình đẳngCác dịch vụ XHCBAnh sinh xã hội

Đánh giá kết quả, tồn tại và nguyên nhân tồn tại

Đề xuất các giải pháp và chính

sách

Bối cảnh quốc tếnăm 2014

Định hướng mục tiêu cho các vấn

đề xã hội 2014

Bối cảnh

trong nước

năm 2014

Trang 25

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI NĂM 2013 1.1 Thực trạng dân số, lao động và việc làm

1.1.1 Dân số

Dân số trung bình cả nước năm 2013 đạt 89,71 triệu người, tăng 1,05% so vớinăm 2012, trong đó, dân số nam là 44,38 triệu người, chiếm 49,47% tổng dân số cảnước, tăng 1,08%; dân số nữ 45,33 triệu người, chiếm 50,53%, tăng 1,03% Mứcgiảm tỷ lệ sinh dự kiến 0,1‰; Tỷ lệ tăng dân số 1,05% (kế hoạch là 1,02%); Tỷ lệ

sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tụctăng, nhưng tốc độ tăng giảm dần, dự kiến năm 2013 đạt 69% Tỷ lệ dân số đô thị là29,03 triệu người, chiếm 32,36% tổng dân số, tăng 2,38% so với năm 2012, dân sốkhu vực nông thôn là 60,68 triệu người, chiếm 67,64%, tăng 0,43% (Tổng cụcthống kê, 2013) Dân số Việt Nam tiếp tục có nhiều biến đổi theo hướng tỷ lệ trẻ em(0-14 tuổi) ngày càng giảm; dân số trong độ tuổi 15-64 tăng lên và dân số cao tuổi(65+) cũng tăng dần Hai xu hướng dân số là cơ cấu dân số vàng và già hóa dân sốđồng thời xảy ra ở Việt Nam Theo lý thuyết tiết kiệm theo vòng đời củaModigliani, tiết kiệm thường có quan hệ thuận chiều với các hộ gia đình trẻ, và có

tỷ lệ ngược chiều với các hộ gia đình già Như vậy cơ cấu dân số vàng sẽ là điềukiện thuận lợi để Việt Nam gia tăng tỷ lệ tiết kiệm trong GDP Nếu giả thiết “Tiếtkiệm hình bướu’’ của Harrod là đúng thì cơ cấu dân số vàng sẽ hứa hẹn một tỷ lệtiết kiệm cao hơn trong thời gian tới

Bảng 1.1: Quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam, 2002-2013

Tốc độtăng 2002-2013(%/năm)

Trang 26

Đông Nam Bộ 16,5 16,5 16,9 17,8 17,2 - 1,8

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2002-2011; Báo cáo công bố số liệu kinh tế-xã hội

năm 2013 (theo ILSSA,2013)

Tổng tỷ suất sinh năm 2013 đạt 2,10 con/phụ nữ, tăng so với mức 2,05con/phụ nữ của năm 2012 Tỷ số giới tính của dân số đạt 97,91 nam/100 nữ, tăng sovới mức 97,86 nam/100 nữ của năm 2012 Tỷ suất sinh thô đạt 17,05 trẻ sinh rasống trên 1000 người dân Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh duy trì ở mức khácao với 113,8 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 112,3 bé trai/100 bé gái của năm

2012 Xu hướng này tiếp tục gia tăng mặc dù Bộ Y tế và các ban ngành liên quan đã

có nhiều biện pháp nhằm xác định giới tính khi mang thai Nếu không giải quyếtđược vấn đề này trong khoảng một thập niêm nữa Việt Nam sẽ gặp phải tình trạngthiếu cô dâu như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ đang phải đối mặt hiện nay

Tỷ suất chết thô năm 2013 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là15,3‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,0‰ Tỷ suất chết tiếp tục ở mứcthấp, thể hiện rõ hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nóiriêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho người dân nói chungtrong năm qua

Theo kết quả điều tra dân số năm 2013, tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi sinh con thứ

ba trở lên của năm 2013 là 14,3%, tăng nhẹ so với mức 14,2% của năm 2012; tỷ lệphụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai đạt 77,2%, trong đó

sử dụng biện pháp hiện đại là 67,0%; biện pháp khác là 10,2%

1.1.2 Thực trạng lao động và việc làm

1.1.2.1 Lực lượng lao động

Xét về lực lượng lao động (LLLĐ), trong 10 năm qua (2002-2013), tốc độ tăngLLLĐ trung bình là 2,5%/năm, từ 41 triệu năm 2002 lên 52,4 triệu năm 2012 và53,65 triệu năm 2013 LLLĐ năm 2013 chiếm 59,8% tổng dân số, trong đó có52,324 triệu người có việc làm và 1,33 triệu người thất nghiệp

Tính đến 01/01/2014 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 53,65triệu người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó laođộng nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5% Mặc dù có sự tăng lên đáng kể

về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 69,7% lực

Trang 27

lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn Bên cạnh đó, 56,5% tổng sốlực lượng lao động của cả nước tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng; BắcTrung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long Trong tổng số53,65 triệu người lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến01/01/2014 đạt 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểmnăm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1% % Lợi thế dân số vàng ởViệt Nam sẽ tiếp tục là cơ hội cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2040.Nếu các lao động trẻ được trang bị kiến thức và kỹ năng tốt thì cơ cấu dân số vàng

sẽ mang lại nhiều thành tựu Tuy nhiên nếu số lao động này lại không được đào tạo

và thất nghiệp thì xã hội sẽ bị đình trệ và nảy sinh nhiều hệ lụy

Bảng 1.2: Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động

2002 2005 2007 2011 2012 2013

Tốc độtăng (%/năm)

Quy mô (triệu người) 41,0 44,4 46,7 51,7 52,4 53,6

100, 0

100, 0

100, 0

100,0

100, 0

100, 0

100, 0

100, 0

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm 2002-2011; Báo cáo công bố số liệu kinh tế-xã

hội năm 2012 (theo ILSSA,2013)

Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5% Tỷ lệ tham gia

Trang 28

lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,1%) cao hơn khu vực thànhthị (70,4%) Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng laođộng giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 73,1% và thấphơn 9,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam Đáng chú

ý, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung

du và miền núi phía Bắc (85,9%) và Tây Nguyên (83,9%), thì tỷ lệ này lại thấp nhất

ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội (71,4%) và thànhphố Hồ Chí Minh (64,0%)

Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động

Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học

và kinh tế-xã hội Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối trẻ, một nửa (50,0%)

số người thuộc lực lượng lao động từ 15-39 tuổi

Hình 1.1: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú,

Nguồn: TCTK, 2014

Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khuvực thành thị và nông thôn (Hình 1.1) Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhómtuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vựcnông thôn Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54) thì tỷ lệ này củathành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn Mô hình này cho thấy, nhóm dân số trẻ

Trang 29

ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn so với khu vực nông thôn và ngườilao động ở khu vực nông thôn ra khỏi lực lượng lao động muộn hơn so với khu vựcthành thị

Cơ cấu lao động theo ngành

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành của nền kinh tếquốc dân năm 2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012, trong

đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực côngnghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệpsang công nghiệp và dịch vụ là khá chậm Nguyên nhân của tình trạng này là do khuvực sản xuất vẫn đang gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa vàthu hẹp quy mô sản xuất

Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làmviệc năm 2013 đều tăng so với năm 2012 Cả nước lao động làm việc ở khu vực phíchính thức năm 2013 là 34,2% tăng 0,5% so với năm 2012, trong đó khu vực thànhthị là 47,4% tăng 0,6% so với năm 2012 và khu vực nông thôn 28,6% tăng 0,6% sovới năm 2012

Nếu chia lao động theo lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể nhậnthấy tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đã tăng từ 40,9% năm 2002 lên 53,6% năm

2013, lao động làm việc nông nghiệp đã giảm từ 54,4% xuống 46,8% Như vậy, laođộng làm việc trong khu vực nông nghiệp vẫn còn khá cao, điều này thể hiện kháđúng tình trạng cơ cấu kinh tế lạc hậu của Việt Nam

Cơ cấu lao động qua đào tạo

Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện trong giai đoạn 2002-2013 (từ17,1% LLLĐ năm 2002 lên 45,7% năm 2013) nhưng tỷ lệ có trình độ cao còn thấp(Bảng 2.23) Đặc biệt, phân tích của ILSSA (2013) cho thấy, tính đến hết năm 2012,

tỷ trọng lao động được đào tạo chính quy chỉ đạt 16,9% trong tổng LLLĐ (hay37,2% tổng số qua đào tạo), tương ứng với 8,9 triệu người (gồm 2,6 triệu lao động

Trang 30

đã qua đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và trung cấp, 1,9 triệu lao động có trình độ tốtnghiệp trung học chuyên nghiệp và 4,4 triệu lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại họctrở lên) Chất lượng lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với chất lượng lao độngthành thị Sự khác biệt còn thể hiện về khu vực, trong đó chỉ có 10,4% lao độngnông thôn được đào tạo chính qui so với 31,9% ở thành thị, đặc biệt sự chênh lệchcao hơn ở cấp từ cao đẳng và đại học trở lên.

Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

giai đoạn2002- 2012(%/năm)

Lao động qua đào tạo nghề

(chính thức và phi chính

Trang 31

Bảng 1.4: Tỷ trọng lao động có việc làm và tỷ số việc làm trên dân số,

quý 4 năm 2013

Đơn vị tính: Phần trămNơi cư trú/vùng

Tỷ trọng lao động có việc

làm

Tỷ số việc làm trêndân số

Quý 4 năm 2013 số người có việc làm tăng 55,4 nghìn người so với quý 3 năm

2013 Theo Báo cáo lao động việc làm 2013, trong 8 vùng chọn mẫu, 4 vùng có sốngười có việc làm giảm so với quý 3 năm 2013 là Trung du và miền núi phía Bắc(giảm 125,8 nghìn lao động), thành phố Hồ Chí Minh (giảm 20,0 nghìn lao động),Đông Nam bộ (giảm 15,6 nghìn lao động) và Đồng bằng sông Hồng (giảm 4,3nghìn lao động); 4 vùng còn lại đều tăng so với quý 3 năm 2013 So với quý 4 năm

2012 số người có việc làm tăng 862,3 nghìn người, tương ứng với 1,66%

Quý 4 năm 2013, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể

về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn Tỷ số việc làm trên dân sốthành thị thấp hơn nông thôn 11,9 điểm phần trăm

Số liệu của các vùng cho thấy, tỷ số việc làm trên dân số cao nhất ở hai vùngmiền núi là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, và thấp nhất ở hai vùngkinh tế phát triển nhất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Trang 32

Bảng 1.5: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế và loại hình kinh

tế, quý 4 năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Giới tính/nơi cư trú/vùng

Khu vực kinh tế: Loại hình kinh tế:Nông, lâm

nghiệp vàthủy sản

Côngnghiệp vàxây dựng

Dịch vụ Nhà

nước

Ngoàinhànước

Có vốnđầu tưnướcngoài

"Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" còn khá cao, con số này ở Tây Nguyên là 73,4%,Trung du và miền núi phía Bắc là 68,4% và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miềnTrung là 52,7%

Hình 1.2: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và vùng,

quý 4 năm 2013

Trang 33

Bảng 1.6: Cơ cấu việc làm của dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo

ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp

Chung

Làm công,làm thuêphi nông,lâm nghiệp,thuỷ sản

Tự làm phinông, lâmnghiệp,thuỷ sản

Làm công,làm thuênông, lâmnghiệp,thuỷ sản

Tự làmnông, lâmnghiệp,thuỷ sản

Trang 34

cầu của công việc, khiến thu nhập của họ thấp hơn mức đáng lẽ họ có thể được hưởng

và họ không thể tận dụng toàn bộ tiềm năng năng suất lao động của mình

Chất lượng việc làm

Môi trường làm việc và tính chất công việc đang là vấn đề nóng bỏng trong côngtác lao động việc làm của Việt Nam hiện nay Người lao động không chỉ cần có việclàm, mà cần phải có “việc làm xứng đáng”, với năng suất lao động tương xứng nănglực, mức tiền lương công bằng, và có triển vọng phát triển cá nhân và hội nhập xã hội Theo UNDP (UNDP, 2013) chất lượng việc làm của người lao động có chiềuhướng giảm sút, được thể hiện thông qua tỷ lệ ký hợp đồng lao động giảm từ 43,4%năm 2011 xuống 41,1% vào năm 2012; tỷ lệ người lao động được hưởng các chế độ đãingộ như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều giảm, đặc biệt là ở ngành nông nghiệp

và những ngành có tỷ lệ lao động phi chính thức cao như bán buôn bán lẻ, lưu trú, ănuống và hoạt động dịch vụ Theo số liệu thống kê điều tra lao động và việc làm năm

2012, chỉ có 2% đến 7% lao động ở những khu vực này được hưởng bảo hiểm y tế và13% đến 25% được hưởng bảo hiểm xã hội

Năm 2013 cả nước đã giải quyết việc làm cho 1.543.155 lao động, đạt 96,45% kếhoạch, bằng 101,5% so với thực hiện năm 2012, trong đó:

+ Giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 1.455 nghìn lao động, đạt 96,04%

kế hoạch, bằng 101,04% so với thực hiện năm 2012; các tỉnh, thành phố thuộc 4 vùngkinh tế trọng điểm tuy chịu tác động lớn của tình hình kinh tế khó khăn, nhưng vẫn tạođược nhiều việc làm cho người lao động, như: thành phố Hồ Chí Minh 288 ngàn người,

Hà Nội 136,5 ngàn người, Đồng Nai 92,3 ngàn người, Bình Dương 46 ngàn người, HảiPhòng 51 ngàn người, Cần Thơ 50,9 ngàn người… Đặc biệt, một số tỉnh miền núi, kinh

tế khó khăn vẫn đạt và vượt kế hoạch giải quyết việc làm của địa phương như YênBái (102%), Cao Bằng (101%), Hà Giang (100,05%), Quảng Bình (101,4%), NinhThuận (101,59%)…

Các hoạt động thông tin thị trường lao động được đa dạng hóa với nhiều hìnhthức phong phú tạo cơ hội tiếp cận thông tin thị trường lao động đầy đủ hơn chongười lao động, người sử dụng lao động, cơ sở đào tạo ; hoạt động giao dịch việclàm diễn ra với tần suất thường xuyên hơn, quy mô mở rộng hơn, hiệu quả kết nốicung – cầu lao động cao hơn, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọngđiểm như: Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long

Trang 35

An cùng với việc tổ chức sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm, nhiều địa phương

đã tổ chức các sàn giao dịch vệ tinh, lưu động và các ngày hội tư vấn, giới thiệuviệc làm

+ Xuất khẩu lao động 88.155 người, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 10% so vớithực hiện năm 2012

Thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục được củng cố và phát triển: thị trườngtruyền thống được giữ vững, một số thị trường trọng điểm có mức tăng trưởng caonhư Đài Loan tăng 51,86%, Nhật Bản tăng 10,38% ; thực hiện nhiều giải phápquyết liệt và đồng bộ để mở lại thị trường Hàn Quốc (ngày 31/12/2013 hai nước đã

ký bản ghi nhớ đặc biệt); mở thêm hình thức hợp tác lao động mới như chương trìnhthí điểm đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Nhật Bản, CHLB Đức…

Các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, thông tin xuất khẩu lao động đếnngười lao động, gia đình, chính quyền xã, phường ; tổ chức tuyển chọn, giáo dụcđịnh hướng, dạy nghề tạo nguồn cho xuất khẩu lao động theo yêu cầu của thịtrường; hỗ trợ người lao động vay vốn, chi phí học nghề, ngoại ngữ đưa đượcnhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài như: Nghệ An 11.000 người, Thanh Hóa8.000 người, Hà Tĩnh 5.300 người; Bắc Giang 3.800 người, Phú Thọ 2.500 người,Hải Dương 3.200 người, Thái Bình 2.500 người, Quảng Bình 2.400 người…

1.1.3 Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm

1.1.3.1 Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp

Đến thời điểm 1/1/2014, cả nước có 1328,4 nghìn người thiếu việc làm và905,8 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, sovới thời điểm 1/1/2013 thì số người thiếu việc làm tăng 1,6 nghìn người và số ngườithất nghiệp tăng 48,5 nghìn người Bên cạnh đó, có tới 85,4% người thiếu việc làmsinh sống ở khu vực nông thôn và 53,3% người thiếu việc làm là nam giới Có47,3% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành thị và 52,3% người thấtnghiệp là nam giới

Trong quý 4 năm 2013, số thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 49,7%trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị (43,3%) thấp hơn khuvực nông thôn (56,9%) Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm

Trang 36

18,4% trong tổng số người thiếu việc làm Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn

đề quan tâm của xã hội, thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bịảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động

Diễn biến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong các Quý năm 2014như sau:

Bảng 1.7: Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp chia theo quý

Đơn vị tính: Nghìn ngườiGiới tính/nơi cư trú/vùng

Số người thiếu việc làm Số người thất nghiệpQuý 1,

2013 Quý 2,2013 Quý 3,2013 Quý 4,2013 Quý 1,2013 Quý 2,2013 Quý 3,2013 Quý 4,2013

Trang 37

Bảng 1.8: Tỷ trọng thiếu việc làm và tỷ trọng thất nghiệp chia theo giới tính,

nhóm tuổi và thành thị nông thôn, quý 4 năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Trang 38

1.1.3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2% tăng0,24% so với năm 2012, trong đó khu vực thành thị là 3,58% tăng 0,37% và khuvực nông thôn là 1,58% tăng 0,19% so với năm 2012 Cùng với sự gia tăng tỷ lệthất nghiệp tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính2,77%, trong đó khu vực thành thị là 1,48%; khu vực nông thôn là 3,35% So vớinăm 2012 tỷ lệ thiếu việc làm cũng tăng ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nôngthôn Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp ngừng hoạt động vàthu hẹp sản xuất gia tăng Tỷ lệ thất nghiệp thành thị vẫn cao gấp hơn 2 lần so với tỷ

lệ thất nghiệp ở nông thôn (3,35% so với 1,58%) Điều này tạo một áp lực rất lớntới khu vực đô thị về mặt tạo việc làm và xã hội, đồng thời con số này cũng phảnánh phần nào xu hướng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tụctăng lên

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động được tính cho nữ

từ 15-54 tuổi và nam từ 15-59 tuổi Quý 4 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp khu vựcthành thị (3,19%) cao hơn nông thôn (1,3%), và có sự chênh lệch không đáng kể về

tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng rất khác nhau vàcao nhất đối với Hà Nội (3,81%)

Trang 39

Bảng 1.10: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động

chia theo quý

Đơn vị tính: Phần trămGiới tính/nơi cư trú/vùng

Tỷ lệ thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệpQuý 1,

2013

Quý 2,2013

Quý 3,2013

Quý 4,2013

Quý 1,2013

Quý 2,2013

Quý 3,2013

Quý 4,2013

Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta biếnđộng không nhiều, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của quý 4 năm 2013 sovới cùng kỳ năm 2012 gần như không thay đổi, chỉ tăng nhẹ từ mức 2,88% vào quý

4 năm 2012 lên 3,19% vào quý 4 năm 2013 Điều này có thể giải thích là do trình

độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống

an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động thường chấp nhận làm nhữngcông việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp, bấp bênh để nuôi

Trang 40

Theo TCTK (2013), tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm

2013 ước tính 6,36%, trong đó khu vực thành thị là 11,11%, tăng 1,94 điểm phầntrăm so với năm trước; khu vực nông thôn là 4,87%, tăng 0,62 điểm phần trăm Tỷ

lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, trong đókhu vực thành thị là 2,29%, tăng 0,19 điểm phần trăm so với năm trước; khu vựcnông thôn là 0,72%, tăng 0,06 điểm phần trăm Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xuhướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm củangười lao động Ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,9 lần sovới tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên (11,17% so với 1,88%) Sovới quý 4 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tăng 0,66 điểm phần trăm và so

Ngày đăng: 05/03/2015, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w