1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ ĐÊN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

43 378 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 675,14 KB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ ĐÊN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, chất lượng môi trường và ngược lại. Phát triển có tác động trực tiếp đến mức sinh , mức chết, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh tế xã hội và vấn đề môi trường. Dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển. quy mô dân số, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao tạo điều kiên phát triển nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Sự bùng nổ dân số quá nhanh gây ra nhiều tác động cho sự phát triển, tạo ra nhiều sức ép, làm chất lượng dân số đi xuống và chất lượng cuộc sống con người không được cải thiên. Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hoá, văn minh nhân loại. Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên mà con người cần cho cuộc sống bản thân cũng như sản xuất. Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị chất lượng, giá trị thẩm mĩ mà con người mong muốn được bảo toàn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên, con người cũng làm biến đổi cảnh quan bên ngoài cũng như các chức năng của nó.

Trang 1

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ 4

1.1 Quy mô dân số 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Vai trò của biến đổi quy mô dân số tới phát triển xã hội 5

1.2 Cơ cấu dân số 7

1.2.1 Cơ cấu tuổi, biến động cơ cấu tuổi và các lợi tức dân số 7

1.2.2 Cơ cấu giới tính của dân số và tỷ số giới tính khi sinh 8

1.2.3 Tháp dân số 8

1.2.4 Quy mô dân số và cơ cấu hộ gia đình 9

1.3 vai trò của biến đổi quy mô dân số đến phát triểm xã hội 9

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA 11

2.1 Quy mô dân số ở Việt Nam 11

2.2 Cơ cấu dân số ở Việt Nam 13

CHCHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ ĐÊN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 18

3.1 Mối quan hệ giữa dân số và hệ thống giáo dục 18

3.1.1 Ảnh hưởng của dân số tới hệ thống giáo dục 18

3.1.2 Ảnh hưởng của giáo dục tới dân số 24

3.2 Mối quan hệ giữa dân số và hệ thống y tế 26

3.2.1 Ảnh hưởng của dân số tới hệ thống y tế 26

3.2.2 Ảnh hưởng của y tế đến dân số 30

3.3 Vấn đề về giới, giới tính và bình đẳng giới 31

3.3.1 Ảnh hưởng của bình đẳng giới tới dân số 32

Trang 2

3.3.2 Ảnh hưởng của sự gia tăng quá nhanh dân số đối với bình đẳng giới 33

3.3.3 Ảnh hưởng của bình đẳng giới tới phát triển dân số 34

3.4 Dân số và chất lượng cuộc sống 35

3.5 Dân số và các vấn đề tệ nạn xã hội 37

Chương 4: Giải pháp 39

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ Quy mô, cơ cấu,chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xãhội, chất lượng môi trường và ngược lại Phát triển có tác động trực tiếp đến mức sinh ,mức chết, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sốngcủa chúng ta Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh

tế xã hội và vấn đề môi trường

Dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển quy môdân số, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao tạo điều kiên phát triển nguồn laođộng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu

Sự bùng nổ dân số quá nhanh gây ra nhiều tác động cho sự phát triển, tạo ra nhiềusức ép, làm chất lượng dân số đi xuống và chất lượng cuộc sống con người không đượccải thiên

Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hoá, văn minh nhânloại Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên mà con người cần cho cuộc sống bảnthân cũng như sản xuất Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị chất lượng, giá trịthẩm mĩ mà con người mong muốn được bảo toàn Tuy nhiên, trong quá trình khai tháctài nguyên, con người cũng làm biến đổi cảnh quan bên ngoài cũng như các chức năngcủa nó

Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ dân số và phát triển của khoa học côngnghệ, môi trường một số khu vục và một số yếu tố môi trường toàn cầu đã bị suy thoáinghiêm trọng Cuộc sống của nhiều vùng trên thế giới không những không được cải thiện

mà thậm chí đang xấu đi

Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo nhiều vấn đề về môi trường nghiêm trong,làm ảnh hưởng đến các chức năng của môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường

và làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng Nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dân số và cácquá trình phát triển

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ

1.1 Quy mô dân số

1.1.1 Khái niệm

Quy mô dân số là: Tổng số dân cùng sinh sống trên một vùng lãnh thổ nhất dịnh

tại một thời điểm xác định

Quy mô dân số thời điểm là: Tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất

định vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuôi năm, giữa năm hoặc thờiđiểm tổng điều tra dân số )

Quy mô dân số trung bình thời kì (thường là một năm): Là số lượng dân cư được

tính bình quân trong một thời kì nào đó Thời kì ở đây được hiểu là dân số trung bình củatháng, của quý, của năm, của nhiều năm

Quy mô dân sô trung bình được tính theo công thức:

Trong đó: i: số thứ tự của khoảng thời gian

ai: là khoảng thời gian có dân số bình quân PiPi: Dân số bình quân của thời kì thứ i

Tốc độ gia tăng dân số: Tốc độ gia tăng dân só giữa 2 thời điểm là sự chênh lệch

về quy mô dân số giữa thờ điểm cuối(P1) và đầu(Po) của một giai đoạn, thường là 1 năm,tính bằng phần % so với dân số ở thời điểm đầu

Trang 5

Khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi

Khoảng thời gian này càng ngắn chứng tỏ dân số tăng càng nhanh và ngược lại sửdụng hàm số mũ để tính t khi Pt=2Po ta có:t= Ln2/r0.693/r

Các thành phần biến động dân số: biến động tự nhiên và biến động cơ học

Sự tăng hay giảm quy mô dân số bao gồm 2 thành phần: tăng (hay giảm) tự nhiên,

là chênh lệch giữa số sinh và số chết, và tăng (giảm) cơ học (di dân thuần túy), là sốchênh lệc giữa di dân đến và đi ở một vùng Mối quan hệ giữa các thành phần này được

biểu diễn bằng Phương trình cân bằng dân số ở dạng đơn giản như sau:

Biến động chng dân số = Biến động tự nhiên + biến động cơ học

Hay Pt –Po= Sinh- chết+ Nhập cư- Xuất cư =B-D+I-O

Trong đó: Po là dân số tại thời điểm gốc

Pt là dân só tại thời điểm t

Dưới dạng tỷ suất, phương trình cân bằng dân số có dạng:

r= NIR + NMR = CBR – CDR+ IR –OR

Trong đó:

NIR là tỷ suất gia tăng tự nhiên

CBR là tỷ suất sinh thô

CDR là tỷ suất chết thô

NMR là tỷ suất di dân thuần túy

IR là suất nhập cư

OR là tỷ suất xuất cư

1.1.2 Vai trò của biến đổi quy mô dân số tới phát triển xã hội

Quy mô dân số gia tăng có thể ảnh hưởng tới môi trường với luận điểm chính là:

để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng đẩy mạnh các hoạtđộng sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng cho các nhu cầu cảu xã hội; do vậy, đãkhông ngừng tác động đến môi trường thông qua quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài

Trang 6

nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và thải loại các chất thải và môi trường Sự tácđộng này được mô hình hóa dưới dạng biểu thức sau:

I=P.A.T

Trong đó: I: tác động môi trường của các yếu tố liên quan đến dân số

P: Quy mô dân sốA: mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quâ đầu ngườiT: tác động môi trường của việc sử dụng công nghệ

Qua biểu thức trên, sự tác động của dân số đến môi trường phụ thược vào tổng dân

số, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên bình quân đầu người và trình độ công nghệảnh hưởng đối với môi trường, nghĩa là công nghệ càng tiên tiến thì ảnh hưởng đến môitrường càng ít hay càng nhỏ

Phân tích vài trò của quy mô dân số tới nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế và giáo dụccũng được mô hình hóa dưới dạng các công thức mà trong đó quy mô dân số gia tăng sẽảnh hưởng trục tiếp tới tăng trưởng nhu cầu về giáo dục và y tế

H=K*P và G=P*e

Trong đó: H là tổng cầu vè khám bệnh

K là số lượt khám chữa trung bình một người

P là quy mô dân số

G là tổng cầu về giáo dục

E là tỷ lệ trẻ em trong độ tưởi đi học trong tổng dân sốHiện nay, ở các nước có thu nhập thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao Điều này làmhạn chế việc nâng cao tỷ lệ gia tăng GDP bình quân đầu người và số tuyệt đối của chỉ tiêunày Hậu quả là số người sống trong nghèo đói tăng lên và việc giải thoát khỏi đói nghèothêm khó khăn hơn, chậm chạp hơn Vì vậy, chương trình xoá đói, giảm nghèo cần hếtsức chú ý tới giải pháp kế hoạch hoá gia đình Đối với các nước phát triển, tỷ lệ gia tăngdân số thấp tạo điều kiện tăng nhanh GNP bình quân đầu người Kết quả của các xuhướng biến đổi nói trên làm cho khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước đang phát triển

và các nước đã phát triển ngày cà ng xa

Trang 7

1.2 Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là các bộ phận cấu thành của tổng số dân Cơ cấu dân số thường được phân chia theo giới tính, tuổi, dân tộc, học vấn, tôn giáo v.vv

1.2.1 Cơ cấu tuổi, biến động cơ cấu tuổi và các lợi tức dân số

1.2.1.1 Cơ cấu tuổi

Cơ cấu tuổi dân số la sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi (0 tuổi, 1 tuổi, 2tuổi,…) hay nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau 5 năm, 10 năm hay nhóm tuổi cókhoảng cách không đều nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu như các nhóm tuổi dướituổi lao động, trong tuổi lao động và trên độ tuổi lao động

Để phân tích cơ cấu tuổi, chúng ta có thể sử dụng các thước đo sau:

 Tỷ trọng dân số ở từng độ tuổi, nhóm tuổi Dựa vào các tỷ trọng chính như tỷtrọng dân số dưới 15 tuổi, và tỷ trong dân số trên 60 và 65 tuổi có thể đánh giá dân

số trẻ hay già

Ti= P i p ∗100 %

Trong đó: Ti: Tỷ trọng dân số tuổi (nhóm tuổi) i

Pi: Dân số tuổi (nhóm tuổi) iP: dân số chung hay tổng dân số

i : độ tuổi, nhóm tuổi, khoảng tuổi

 Tỷ số phụ thuộc (DR) phản ảnh mối tương quan giữa các nhóm dân số phụ thuộc

về mặt kinh tế gồm nhóm tuổi dưới 15 tuổi và nhóm người già trên tuổi lao động,trên 60 hoặc trên 65 tuổi, với nhóm dân số trong tuổi lao động

P 1: tổng số dân của các nhóm tuổi có độ tuổi trẻ hơn tuổi trung vị

Trang 8

n: Độ dài của nhóm tuổi có chưa tuổi trung vị

1.2.1.2 Lợi tức dân số lần thứ nhất

Lợi tức dân số lần thứ nhất dề cập đến lợi ích kinh tế có tiềm năng đem lại của mộtđặc điểm dân số mà cụ thể là cơ cấu tuổi dân số Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớnđối với nước ta trong giai đoạn hiện nay Giai doạn này được coi là cơ hội hay lợi tức dân

số lần thư nhất vì với đặc điểm dân số như vậy, lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớntrong dân số, cùng vứi việc làm và năng suất lao động gia tăng, mức thu nhập khả dụng

và tiết kiệm đầu tư của người dân gia tăng, tất cả sẽ đem lại tăng trưởng kinh tế

1.2.1.3 Già hóa dân số và lợi tứ dân số lần thứ 2

Già hóa dân số là kết quả của một quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tất yếu vàlâu dài Nhận thức được điều này giúp chúng ta có những điều chỉnh kinh tế xã hội đẻthích ứng cũng như có thể tận dụng những cơ hội của già hóa dân số

Già hóa dân số là hiện tượng tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số dân có xu hướngliên tục tăng so với các nhóm dân số trẻ sau các năm

1.2.2 Cơ cấu giới tính của dân số và tỷ số giới tính khi sinh

Toàn bộ dân số nếu được phân chia thành dân số nam và dân số nữ, hình thànhnên cơ cấu dân số theo giới tính

Một chỉ tiêu quan trọng để đo lường cơ cấu giới tính là: tỷ số giới tính (SR)

SR = P nam P nữ * 100Thước đo cơ cấu giới tính của dân số ta có thể sử dụng tỷ lệ phần tram dân số củatừng giới tính (SP)

SPnam =Pnam p 100 SP nữ = P nữ p 100

1.2.3 Tháp dân số

Tháp dân só có 3 loại cơ bản như sau:

Tháp dân số dạng mở rộng (tháp dân số trẻ): tháp có hình nón đáy tháp mở rộng,

càng lên cao càng thu hẹp lại nhanh theer hiện mức sinh cao, tuổi thj trun bình thấp, đây

là đặc trung của dân số các nước đang phát triển, có dân số trẻ và gia tăng nhanh

Trang 9

Tháp dân số thu hẹp (trưởng thành): tháp có đáy tháp thu hẹp hơn so với kiểu mở

rộng, phần giữa pình to ra, phần trên của tháp mỏ rộng hơn thể hiện muwccs sinh có xuhướng giảm, tuổi thọ trung bình gia tăng, đặc biêt tỷ lệ dân số trong tuổi lao động cao,đây là đặc trưng cho dân số trưởng thành dân số tăng chậm

Tháp dân số ổn định: tháp có đa số các phần tương đương nhau, thể hiện số người

trong đa số các nhóm tuổi bằng nhau, có mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao Đây lànhững đặc trưng của dân số các nước phát triển, có dân số già tăng rất chậm, hoặc khôngtăng

1.2.4 Quy mô dân số và cơ cấu hộ gia đình

Cơ chế ra quyết định trong hộ gia đình thường rất phức tạp và không đồng nhất,phụ thuộc không chỉ vào nguồn lực gia đình mà còn phụ thuộc vào vai trò, địa vị của cácthành viên trong hộ.Bên cạnh đó việc phân bổ phúc lợi , tiêu dùng, thời gian làm việc vàthời gian nghỉ ngơi giữa các thành viên trong gia đình cũng phụ thuộc nhều vào vị trí, vaitrò của các thành viên Đến lượt nó, vị trí,, vai trò của các thành viên trong hộ lạ chịu tácđộng từ các yếu tó văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán chứ hoàn toàn không chỉ doyếu tố sinh học, hay do mức đóng góp của họ vào gia đình nhiều hơn hay ít hơn

1.3 Vai trò của biến đổi quy mô dân số đến phát triểm xã hội

Hiện tượng chuyển tiếp cơ cấu tuổi là hiện tượng cơ cấu tuổi thay đổi theo thờigian do các nhóm dân số chuyển từ nhóm tuổi trẻ hơn lên nhóm tuổi tiếp theo

Thay đổi cơ cấu tuổi và vấn đề giảm nghèo: sự thay đổi cơ cấu tuổi có tác động tớ

nhiều khía cạnh của nghèo, đói Chẳng hạn, trong các giai đoạn có tỷ số phụ thuộcthấp thì sẽ có nhiều lực lượng lao động hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn, thu nhập

Trang 10

trên đầu người cao hơn, gia tăng tiết kiệm và đầu tư góp phần giải quyết tình trạngnghèo đói

Già hóa dân số đang diễn ra ở các nươc đang phát triển với một tốc độ nhanh hơnnhiều so với các nước phát triển, trong khi nghèo đói, bất bình đẳng, quản lý kémhiệu quả đang là rào cản đối với các chính sách công Vì vậy, có một nhu cầu cấpthiết để hiểu về mức độ nghèo, đặc điểm nghèo của người cao tuổi, và vai trò củatiền lương hưu trong việc xây dựng các chính sách thích ứng hiệu quả

Thay đổi cơ cấu tuổi và giáo dục: thay đổi cấu trúc tuổi có thể tác động tới cầu về

giáo dục, khi dân số trẻ, nhu cầu học tập gia tăng, và ngược lại cơ cấu và đặcđiểm cầu về giáo dục cũng thay đổi theo những biến động của cơ cấu tuổi gắn với

xu hướng già hóa dân số, hình thức đào tạo thường xuyên sẽ phù hợp hơn so vớihình thức đào tạo tập trung

Thay đổi cơ cấu tuổi và tăng cường bình đẳng giới, tăng cường quyền năng cho

phụ nữ: chuyển đổi về cơ cấu tuổi khiến các vấn đề về bình đẳng giới có thể thayđổi, từ chỗ cần đảm bảo cơ hội học tập đối với trẻ em gái, cơ hội việc làm cho nữthanh niên trong thời kì dân số trẻ sang giải quyết vấn đề bất bình đẳng về thunhập nhà ở và chăm sóc y tế đối với người cao tuổi khi dân số già

Thay đổi cơ cấu tuổi và chăm sóc sức khỏe: cơ cấu dân số trẻ đồng nghĩa với sự

gia tăng đáng kể số người trong đoàn hệ vị thành niên, thanh niên, người trưởngthành trẻ, là nhóm có liên quan nhiều đến nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, gây áplực lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm phương hại tới chất lượng dân sốcũng như chất lượng nguồn nhân lực trong khí đó, xu hướng già hóa dân số chothấy sẽ có nhu cầu gia tăng nhanh về chăm sóc sức khỏe người già

Thay đổi cơ cấu tuổi và môi trường: nhu cầu sử dụng năng lượng, tài nguyên, môi

trường sẽ thay đổi cùng với những chuyển đổi cơ cấu tuổi

Cơ cấu tuổi và xung đột xã hội: các xung đột xã hội thường được gắn với cơ cấu

dân số trẻ nguyên nhân sâu xa không phải do giới trẻ mà là thiếu cơ hội phát triểncho họ vì vậy cơ hội giáo dục, cơ họi việc làm và thông tin về sức khỏe sinh sản

có thể cho phép họ đươc phát triển và được hưởng lợi từ các lượi tức dân số vàđem lại sự ổn định chính trị

Trang 11

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA

2.1 Quy mô dân số ở Việt Nam

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, phát triển nhanh nhưng đã chậm lại, dân sốnước ta năm 2017 là 95,414,640 Trong đó:

- Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 308 người/km2

- Tổng diện tích cả nước là 310,060 km2

- Dân cư độ thị chiếm 34,7% tổng dân số (33,121,357 người)

- Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi

Bảng 2.1: Dân số và tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam qua các thời kỳ

Bảng 2.2: Các quốc gia đông dân nhất trên thế giới năm 2017

Trang 12

Bảng 2.3 : Quy mô dân số chia theo giới tính, vùng, thành thị, nông thôn.

Toàn quốc 92.695,1 45.705,6 46.989,5 31.986,0 60.709,1Trung du miền núi phía Bắc 11.984,3 5.952,6 6.031,7 2.195,2 9.789,1Đồng bằng sông hồng 21.133,8 10.399,2 10.734,6 7.645,3 13.488,5Bắc Trung Bộ và DH miền

Đồng bằng sông Cửu Long 17.660,7 8.755,5 8.905,2 4.450,8 13.209,9

(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm sơ bộ 2016 - Bộ

kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê)

Phân bố dân số là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển Các số liệu trongBảng 2.3 cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng

Trang 13

Vùng đông dân nhất Đồng bằng sông Hồng (21.133,8người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ

và Duyên hải miền Trung (19.798,8 người) Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất(5.693,2 người)

Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ củahai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43%dân số của cả nước sinh sống Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và TâyNguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu sốsinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước

2.2 Cơ cấu dân số ở Việt Nam

Hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào tỷ trọng dân số già (từ 65 tuổi trở lên), dân số Việt Nam đã chạm ngưỡng “già hóa dân số” Tỷ trọng của nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm

2014 là 7,1%, đến năm 2016 tăng lên 8,0% Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao

đã làm tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 4,7% năm 1989 lên 5,8% năm 1999, 6,4%năm 2009, 7,1% năm 2014, 7,6% năm 2015 và 8,0% năm 2016 Đáng lưu ý là dân số nữ được xem là “già hóa” hơn dân số nam, như hệ lụy tất yếu sau chiến tranh cùng với đặc điểm cố hữu là tuổi thọ trung bình của nữ giới luôn cao hơn

2.2.1 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Dân số nước ta trẻ, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi năm 2016 là 23,8% Trong khi ởNhật Bản tỷ lệ này chỉ có 12,7% Trong khi tỷ lệ trẻ em của nước ta đang có xu thếgiảm thì tỷ lệ người già trong dân số lại tăng lên

Bảng 24: Tỷ trọng dân số theo tuổi

Tỉ trọng dân

số dưới 15tuổi

Tỉ trọng dân

số từ 15-64tuổi

Tỉ trọng dân

số từ 60 tuổitrở lên

Tỉ trọng dân

số từ 64 tuổitrở lên

Chỉ số giàhóa

Trang 14

(dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) chiếm 31,8% Tỷ số phụ thuộc chung là 46,6%.Điều này bộc lộ rằng Việt Nam không những đang trong thời kỳ cơ cấu “dân sốvàng”, mà sự già hóa cũng đang diễn ra một cách nhanh chóng (tỷ số phụ thuộc ngườigià tăng) khiến cho những người trong độ tuổi lao động ngày càng phải “gánh đỡ”nhiều người trong độ tuổi phụ thuộc hơn.

Từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào quá trình già hóa và sớm trở thành nước códân số già với tỷ lệ 10% dân số là những người từ 60 tuổi trở lên Cũng theo dự báocủa Tổng cục Thống kê (năm 2016), Việt Nam sẽ trở thành nước có “dân số già” vàokhoảng năm 2032 khi chạm “ngưỡng” tỷ lệ 20% Điều đáng chú ý là, trong giai đoạnnày, người cao tuổi vẫn chủ yếu là lớp người thuộc thời kỳ chiến tranh, sống ở nôngthôn, nghèo khó nên sức khỏe yếu, đi kèm đó là phần lớn không có bảo hiểm xã hội…Đây là những những thách liên quan đến vấn đề an sinh xã hội của nhóm người nàynói riêng và là thách thức liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của đất nước nóichung

2.2.2 Cơ cấu dân số theo giới tính

Tỷ số giới tính là chỉ tiêu quan trọng khi xem xét về cấu trúc dân số theo giới.Ngoài yếu tố nhân khẩu học (nam giới thường có mức tử vong cao hơn so với nữ), nhữngnăm trước tỷ số giới tính của dân số Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốkhách quan như chiến tranh, chính sách/kế hoạch phát triển xã hội, các chính sách về xuấtkhẩu lao động theo các ngành nghề thu hút lao động nam hoặc nữ, phong tục tập quán,quan niệm truyền thống, tư duy văn hóa về ưa thích sinh con trai, sử dụng công nghệ yhọc hiện đại để lựa chọn giới tính khi sinh Tỷ số giới tính của Việt Nam năm 2016 giảmxuống còn 96,7 nam/100 nữ

Hình 2.1: tỷ số giới tính của dân số việt nam, 1960-2016

Trang 15

Nhìn vào hình 2.2 thể hiện sự so sánh tỷ số giới tính giữa các vùng kinh tế - xã hội.Hầu như tỷ số giới tính của các vùng đều giảm, chỉ có vùng Trung du và miền núi phíaBắc tăng từ 98,9 nam/100 nữ năm 2014 lên 99,1 nam/100 nữ năm 2016 Tỷ số giới tínhthấp nhất là ở vùng Đông Nam Bộ (93,7 nam/100 nữ, giảm 1,3 điểm so với năm 2014).

Hình 2.2: Tỷ số giới tính chia theo vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2016

2.2.3 Tháp dân số theo tuổi và giới tính của việt nam

Trang 16

Hình 2.3: Tháp dân số Việt Nam, năm 1999, 2009,2016

(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm - Bộ kế

hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê)

Tháp dân số phản ánh sự biến động trong cơ cấu tuổi - giới tính cho thấy Việt Nam

đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học trong ba thập kỷ qua Trong khi tháp dân số năm 1999 đặc trưng cho sự chuyển đổi nhân khẩu học từ mức sinh và mức

Trang 17

chết cao giảm nhanh xuống mức sinh và mức chết thấp, thì tháp dân số năm 2009 đặc trưng cho dân số ở giai đoạn cuối của quá độ dân số với mức sinh và mức chết thấp và đang ở giai đoạn đầu của già hóa dân số Hậu quả của chiến tranh tới thay đổi cơ cấu tuổi của dân số trở nên mờ nhạt hơn, và chỉ còn nhận thấy ở nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên Mức sinh và mức chết đã ổn định ở mức thấp trong thập kỷ qua

Tháp dân số năm 2016 phản ánh sự gìa hóa dân số ở Việt Nam Do mức sinh giảm trong hơn 15 năm qua (1999- 2016), tỷ lệ dân số trong độ tuổi 0-14 giảm đáng kể từ 33,1% vào năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009 và đạt 22,5% vào năm 2016 Trong khi đó nhóm dân số ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 61,1% vào năm 1999 lên 69,1% vào năm 2009 và ổn định ở mức 69,4% năm 2016

Trang 18

CHCHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ ĐÊN

CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM3.1 Mối quan hệ giữa dân số và hệ thống giáo dục

3.1.1 Ảnh hưởng của dân số tới hệ thống giáo dục

Qui mô và tốc độ gia tăng dân số tác động đến phát triển giáo dục

Sự thay đổi về qui mô tốc độ gia tăng của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về

số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục Quy mô có tác động trực tiếp và gián tiếpđến sự phát triển của giáo dục.Quy mô dân số tác động trực tiếp đến sự phát triển củagiáo dục bởi vì nếu qui mô dân số lớn sẽ thúc đẩy mở rộng qui mô của giáo dục

Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: qui mô dân số lớn là điều kiện để thúc đẩy mởrộng qui mô của giáo dục Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (kýhiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổthông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P)

Ta có phương trình:E = P × e

Do đó việc tăng hay giảm qui mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng haygiảm quy mô nhu cầu giáo dục Ở nước ta, do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượnghọc sinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên

Quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát triển dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, dẫn tới quy môdân số trong độ tuổi đi học lớn và phát triển nhanh, sẽ làm cho yêu cầu đầu tư, cung cấpngân sách cho ngành giáo dục lớn để đáp ứng giáo dục cho dân số trong độ tuổi đi học.Các gia đình nghèo thường phải bắt buộc lựa chọn đầu tư giáo dục cho con trai hay congái

Tốc độ tăng độ tăng dân số ảnh hưởng cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng của qui môgiáo dục Tốc độ tăng dân số cao, sẽ làm cho số học sinh trong độ tuổi đến trường tănglên nhanh chóng

Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao cơ cấu dân số trẻ dẫn đến có hậu qủakém cho sự phát triển giáo dục Quy mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp vàgián tiếp đến sự phát triển của giáo dục Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trongtổng số dân tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm và quy mô nhu cầu giáo dục phổ thôngphụ thuộc vào quy mô dân số Ở nước ta do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng học

Trang 19

sinh cũng không ngừng tăng nên Tốc độ tăng dân số cao sẽ làm cho số học sinh trong độtuổi đến trường tăng nhanh chóng.

Bảng 3.1: Số trường học,lớp học và học sinh mẫu giáo trên cả nước giai đoạn 2010-2016

Nguồn : Số liệu từ tổng cục thống kê

Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởngcủa sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập từ đó ảnh hưởng đếnquy mô giáo dục, đầu tư cho giáo dục, chất lượng giáo dục Ở nước ta do ngân sách chưalớn, nên đầu tư cho ngành giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, nhiềunơi còn chưa xây dựng được trường lớp khang trang, bàn ghế sách vở đồ dùng còn thiếu Nhìn chung những nỗ lực phổ cập giáo dục hiện nay chưa chý ý đến những trẻ emnghèo Một số điều tra còn cho thấy nỗ lực này đã bỏ qua đối tượng trẻ em nghèo, nếukhông có sự quan tâm hỗ trợ tài chính của địa phương chắc chắn nhiều trẻ em khôngđược đến trường, một số em khác thời gian đi học sẽ bị trì hoãn, hoặc quãng thời gian họctập bị rút ngắn Nạn tảo hôn và việc mang thai ở tuổi vị thành niên cũng ngăn cản quátrình học tập Tóm lại nếu không có chính sách đúng đắn về chiến lược dân số thì mụctiêu phổ cập tiểu học sẽ rất xa vời

Trang 20

Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính ảnh hưởng đến phát triển giáo dục

Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính là những yếu tố xác định quy mô, cơ cấu của

hệ thống giáo dục, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục Nếu tất cả trẻ emđến tuổi đi học đều đến trường, khi đó dân cư có tháp tuổi - giới tính hình tam giác (dân

số trẻ) sẽ có hệ thống giáo dục trong đó học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở lớn hơnbậc trung học phổ thông.Ở các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên hầu hết cácnước đều có cơ cấu dân số trẻ Do đó nhu cầu giáo dục rất lớn Chúng ta có thể lấy ví dụ

về cơ cấu dân số theo tuổi của hai nước (một đại diện cho dân số có cơ cấu dân số Cộng hoà Pháp và một đại diện cho dân số có cơ cấu trẻ- Việt Nam) để chứng minh vềquan hệ giữa cơ cấu dân số với sự phát triển của giáo dục Việt Nam là nước có cơ cấudân số trẻ, nên tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học cao, còn Cộng hoà Pháp có cơ cấu dân sốgià nên tỷ lệ này thấp hơn ở Việt Nam

già-Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục, cơ cấu dân số nước ta là trẻ nên nhu cầu giáo dục nước ta là lớn, do mức sinh cao nên cơ cấudân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng Do đó quy mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học sinh cấp 1 lớn hơn cấp 2 lớn hơn cấp 3

Hình 3.1:Mô hình đơn giản hóa của tháp dân số được chia thành 3 nhóm tuổi

chính của Việt Nam

Nguồn: danso.org

Trang 21

Bảng 3.2: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính

Nguồn : Số liệu từ tổng cục thống kê

Phân bố địa lý dân cư ảnh hưởng đến phát triển giáo dục

Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn.Vì vậy, ở nhữngnơi này hệ thống giáo dục cũng phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đếntrường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt

Hình 3.2: Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở 1 số địa phương

(Nguồn: Tổng cục thống kê,2012, Dân số và giáo dục)

Ngày đăng: 28/06/2018, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w