MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM (Trang 63 - 65)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

EIMSKIP VIỆT NAM

1.Định hướng phát triển chung của Công ty TNHH Eimskip Việt Nam 1.1. Hướng phát triển của ngành giao nhận Việt Nam

Trong khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng sự liên minh và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tập đoàn giao nhận hàng hóa lớn phát triển trên thế giới. Mỗi công ty tự phải tạo ra cho họ những khác biệt để đạt được lợi thế cạnh tranh và tạo sự tin tưởng hơn đối với khách hàng của mình. Các công ty giao nhận Việt Nam vẫn tập trung vào các họat động truyền thống mà chưa thực sự họat động logistics. Thực tế, ở Việt Nam hoạt động này mới hình thành.

Xu hướng phát triển chung của ngành giao nhận Việt Nam hiện nay là đang từng bước hòa mình vào lĩnh vực giao nhận chung của thế giới. Ngành giao nhận Việt Nam đang tiến hành mọi biện pháp để hội nhập và một phần giúp năng cao trình độ khả năng của các công ty trong lĩnh vực này để có thể hội nhập với thế giới và khẳng định thương hiệu của công ty mình trên thị trường thế giới. Để làm được điều đó thì ngành giao nhận Việt Nam cần phải thực hiện sau:

- Các công ty giao nhận Việt Nam bước đầu áp dụng nhưng chưa đạt đến trình độ hoàn thiện mà chỉ thực hiện vài công đoạn của logistics. Các công ty này chưa đầu tư để phát triển logistics vì:

- Rất ít công ty Việt Nam đủ năng lực tài chính để phát triển logistics. Đa số các công ty giao nhận điều có qui mô vừa và nhỏ. Để hoàn thiện về dịch vụ logistics thì tiềm lực về tài chính phải lớn mạnh, phải có uy tín trên thương trường chẳng hạn như: Maersk Logistics, Schenker, APL Logistics,…Vì thế, để hòa mình vào xu thế chung này tất cả mọi công ty đều phải tự trang bị cho mình kiến thức để có thể hội nhập một cách thuận lợi và dễ dàng.

- Đào tạo, nâng cao đầy đủ nghiệp vụ cho nhân viên. Đối với nghiệp vụ logistics, để thực hiện quản lí dây chuyền chuỗi cung ứng (supply chain management) đòi hỏ nhân viên giao nhận phải cò trình độ kinh doanh quốc tế, kiến thức công nghệ thông tin nhất định, kiến thức chuyên ngành nghiệp vụ tốt. Ngoài ra, logistics là hoạt động toàn cầu, liên quan đến nhiều luật lệ giữa các nước. thực ra, đây chính là rào cản lớn nhất cho các công ty giao nhận Việt Nam với trình độ về kinh doanh quốc tế có hạn.

- Tập trung và có điều kiện để các công ty giao nhận trong nước có thể mở rộng chi nhánh trên thế giới để chuẩn bị cho việc phát triển logistics. Việc thiết lập đại lí ở nước ngoài cho các công ty giao nhận Việt nam còn gặp nhiều khó khăn và dường như chưa có công ty giao nhận nào có các chi nhánh ở nước ngoài. Ngành giao nhận Việt Nam chưa có bước tiến xa hòa nhập chung với ngành giao nhận thế giới mặc dù gần đây phát triển khá mạnh và được đầu tư nhiều hơn.

- Nâng cao hoạt động kho bãi, đầu tư phát triển hệ thống này. Kho bãi chiếm một vai trò quan trọng trong dich vụ này, nơi đây không chỉ dành để chứa hàng mà còn thực hiện chức năng của một trung tâm phân phối, là nơi cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy nhiên hoạt động này ở Việt Nam còn khá yếu, chỉ có một vài công ty có hoạt động gom hàng lẽ như: Vietrans, Everich, ANC,…, bao gồm các dịch vụ: đóng gói, đóng kiện, đóng pallet,…

- Vẫn chủ yếu sử dụng hệ thồng truyền thông bằng: fax, mail, điện thoại để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ. Hầu như chưa có công ty giao nhận nào ở Việt Nam sử dụng phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình. Vì thế cần đầu tư về phương diện công nghệ thông tin, các hệ thống liên quan đến ngành giao nhận cho ácc công ty.

Và nâng cao các hoạt động marketing cũng như những chiến lược cho hoạt động logistics của công ty mình. Nhìn chung, dịch vụ logistcs ở Việt nam chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, cơ sỡ hạ tầng ở một số nơi còn nghèo nàn, qui mô nhỏ

có những chỗ chưa có sự đảm bảo về mặt kĩ thuật; và hoạt động giao nhận của một số công ty nó chỉ là một phần trong dịch vụ này mà thôi. Vì thế nếu muốn hòa nhập chung với thị trường trên thế giới; ngành giao nhận Việt Nam cần phải tiến hành đầu tư và nâng cao máy móc thiết bị kĩ thuật và trình độ cho các nhân viên, đào tạo theo tiểu chuẩn thế giới.

1.2. Hướng phát triển của công ty

Hoà mình vào xu hướng chung của thế giới nói chung, nước ta nói riêng đang ngày một phát triển mạnh mẽ vào hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Để hội nhập với xu hướng chung của thế giới công ty cũng đã đưa ra một vài cách thức, xu hướng của riêng mình để hòa nhập với nền kinh tế hiện nay:

Công ty ngày một muốn khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực giao nhận trong nước; vì thế công ty ngày một nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo uy tín, giữ vững chắc thương hiệu của công ty Eimskip Việt Nam trên thị trường trong nước. Ngoài ra công ty còn chú trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên để có thể cạnh trạnh với các công ty khác thuộc lĩnh vực giao nhận.

Không những khẳng định thương hiệu đối với thị trường trong nước, Eimskip Việt Nam còn muốn khẳng định tên tuổi công ty với các Eimskip đại lí và các công ty khác ở thị trường ngoài nước. Eimskip Việt Nam chú trọng vào việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững, lâu dài với các Eimskip đại lí nước ngoài; nhằm giữ vững nguồn khách hàng từ nước ngoài và tìm kiếm thêm lượng khách hàng nhập khẩu cũng từ họ.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w