Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn mua sản phẩm của khách hàng để công ty có thể đầu tư chi phí marketing đúng hướng.. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thực hiện nghiên cứu đề tài “
Trang 1SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm việc tại Công ty Ân Nam, tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing Đồng thời trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp tôi đã nhận được nhiều tư vấn từ các anh chị trong Phòng Marketing Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Thực Phẩm Ân Nam và đặc biệt Phòng Marketing đã hỗ trợ tôi trong thời gian làm việc và viết chuyên đề tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Tiên Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài Nhờ sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp, phản hồi từ thầy đã giúp tôi hoàn thiện tốt đề tài Đồng thời tôi học hỏi thêm được nhiều kiến thức từ những chỉnh sửa và hướng dẫn của thầy
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn
Xin chúc thầy thật nhiều sức khoẻ
Xin chúc Quý công ty ngày càng phát triển
Tp.HCM, ngày 17 tháng 10 năm 2014 Sinh viên thực tập: Phạm Huỳnh Dy Nguyên
Trang 2SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tp.HCM, ngày…… tháng……năm……
(Chức vụ, ký tên, đóng dấu, họ tên)
Trang 3SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp.HCM, ngày…… tháng……năm……
Trang 4SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
DANH MỤC HÌNH viiii
DANH MỤC BẢNG viiiii
PHẦN MỞ ĐẦU viii
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 2
5 HẠN CHÉ ĐỀ TÀI: 4
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 1: 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam 6
1.2 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng: 7
1.2.1 Mô hình hành vi mua hàng của người tiêu dùng: 7
1.2.2 Hành vi người tiêu dùng: 14
1.2.3 Mô hình về xu hướng tiêu dùng: 15
1.3 Mô hình nghiên cứu 16
1.3.1 Các mô hình nghiên cứu trước đây 16
1.3.2 Thang đo gốc và giả thuyết 18
CHƯƠNG 2: 23
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ÂN NAM 23
Trang 5SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang v
2.1 Thông tin doanh nghiệp, sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của
Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam: 23
2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam: 28
2.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý: 28
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: 29
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 32
CHƯƠNG 3 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Quy trình nghiên cứu 36
3.2 Mô hình nghiên cứu 38
3.2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 38
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 41
3.3 Mẫu nghiên cứu 47
3.4 Thống kê mô tả 48
3.5 Kết quả nghiên cứu 49
3.5.1 Đánh giá thang đo sơ bộ 49
3.5.2 Kiểm định mô hình và phân tích hồi quy 55
CHƯƠNG 4 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM BÁNH KẸO NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ÂN NAM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH 64 4.1 Giải pháp 1: Tăng cường đầu tư cho hoạt động khuyến mãi, truyền thông và quảng cáo 64
4.1.1 Cơ sở đề xuất 64
4.1.2 Nội dung giải pháp 65
4.1.3 Tính khả thi 71
4.2 Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động dùng thử sản phẩm và tổ chức hoạt náo 72
4.2.1 Cơ sở đề xuất 72
Trang 6SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang vi
4.2.2 Nội dung giải pháp 73
4.2.3 Tính khả thi 73
4.3 Giải pháp 3: Đầu tư thuê mướn vị trí trưng bày tại các siêu thị 76
4.3.1 Cơ sở đề xuất 76
4.3.2 Nội dung giải pháp 76
4.3.3 Tính khả thi 77
4.4 Giải pháp 4: Định giá bán cạnh tranh với các đối thủ ở cùng phân khúc 77
4.4.1 Cơ sở đề xuất 77
4.4.2 Nội dung giải pháp 78
4.4.3 Tính khả thi 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC A: DÀN BÀI THẢO LUẬN ĐỊNH TÍNH 83
PHỤ LỤC B: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 84
PHỤ LỤC C: DANH SÁCH ĐÁP VIÊN 88
PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS CỦA NGHIÊN CỨU 91
Trang 7SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 – Tháp nhu cầu Abraham Maslow 9
Hình 1.2: Mô hình xu hướng tiêu dùng 15
Hình 1.3: Mô hình quyết định chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống16 Hình 1.4: Mô hình xu hướng tiêu dùng sữa bột dinh dưỡng trẻ em 17
Hình 1.5: Mô hình xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn 18
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Công ty Thực Phẩm Ân Nam 29
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu từ năm 2011 đến năm 2013 32
Hình 2.3: Tỷ lệ % đóng góp doanh thu của các kênh trên thị trường phân phối 33 Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ % đóng góp doanh thu các ngành hàng trong năm 201334 Hình 2.5: Doanh thu từng ngành hàng từ năm 2011 đến năm 2013 34
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 37
Hình 3.2: Mô hình xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn 38
Hình 4.1 Hình thức khuyến mãi ưa thích của người tiêu dùng Việt Nam 65
Hình 4.2 Hình minh họa Cẩm nang mua sắm Siêu Thị Big C 66
Hình 4.3 Hình minh họa khu vực trưng bày hàng khuyến mãi tại siêu thị 66
Hình 4.4 Hình minh họa danh mục sản phẩm giỏ quà Tết của siêu thị Metro 67
Hình 4.5 Hình minh họa khu vực trưng bày giỏ quà Tết tại các siêu thị 67
Hình 4.6 Những kênh thông tin ảnh hưởng đến người tiêu dùng 68
Hình 4.7 Hình minh họa trưng bày tại siêu thị Kid World 69
Hình 4.8 Hình minh họa nhân viên tiếp thị tại siêu thị Lotte Mart 69
Hình 4.9 Hình minh họa các vị trí trưng bày siêu thị 76
Trang 8SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 – Mô hình hành vi mua hàng của người tiêu dùng 8
Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu 36
Bảng 3.2 Minh họa dữ liệu và kết quả phân tích 42
Bảng 3.3: Bảng thống kê mô tả thông tin cá nhân đối tượng được phỏng vấn 48
Bảng 3.4 Kết quả Cronbach alpha của các thành phần thang đo 50
Bảng 3.5 KMO and Bartlett's Test 52
Bảng 3.6 Total Variance Explained 53
Bảng 3.7 Ma trận xoay của phân tích nhân tố EFA 54
Bảng 3.8 Hệ số tương quan giữa các biến 56
Bảng 3.9 Hệ số xác định R-Square và Anova 57
Bảng 3.10 Coefficients(a) 58
Bảng 3.11 Bảng kết quả hồi quy lần 2 59
Bảng 3.12 Khám phá yếu tố tín nhiệm thương hiệu 61
Bảng 3.13 Khám phá yếu tố mật độ phân phối 61
Bảng 4.1 Thời gian đề xuất cho hoạt động khuyến mãi và quảng cáo trong năm70 Bảng 4.2 Ngân sách dự tính chương trình khuyến mãi 71
Bảng 4.3 Ngân sách dự tính hoạt động quảng cáo 72
Bảng 4.4 Ngân sách dự kiến cho hoạt động dùng thử 74
Bảng 4.5 Bảng giá tham khảo hoạt động hoạt náo tại 6 siêu thị 75
Bảng 4.6 Bảng giá thuê vị trí của một số siêu thị (Năm 2014) 77
Trang 9SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập như hiện nay, hoạt động marketing ở nước ta trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết Đây là hoạt động vô cùng quan trọng nếu các công ty muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường
Các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam cũng như các công ty sản xuất trực tiếp trong nước sẽ có giá thành sản phẩm cạnh tranh, ngân sách đầu tư cho hoạt động marketing của các công ty này cũng khá lớn Do vậy các hoạt động marketing của các công ty này khá đa dạng, hoạt động marketing ATL (Above The Line) lẫn BTL (Below The Line)
Riêng đối với các công ty nhập khẩu và phân phối thì giá thành sản phẩm
sẽ cao, ngân sách đầu tư cho hoạt động marketing sẽ bị hạn chế Hiện tại các hoạt động marketing chủ yếu của các công ty này thiên về BTL, nhằm phát triển thị trường, thúc đẩy bán lẻ Đây là nhận xét của tôi trong thời gian làm việc và thực tập tại công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam, vốn là một công ty nhập khẩu và phân phối thực phẩm Các hoạt động marketing hiện tại diễn ra chủ yếu tại điểm bán, tác động trực tiếp đến người tiêu dùng Tuy nhiên để kết quả kinh doanh đạt mục tiêu về lâu dài cần phải có chiến lược marketing được đầu tư ở các hoạt động BTL lẫn ATL Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn mua sản phẩm của khách hàng để công ty có thể đầu tư chi phí marketing đúng hướng Kết hợp hoạt động ATL và BTL hiệu quả nhằm thỏa mãn đúng nhu cầu của người tiêu dùng
Nhập khẩu sản phẩm bánh kẹo là điểm mạnh của công ty Ân Nam, doanh
số mỗi năm đều tăng từ 16% đến 25% tùy từng nhãn hàng (Nguồn: Phòng Kinh
doanh công ty Ân Nam) Do đó tôi xin chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
xu hướng chọn mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của Công ty Ân Nam tại siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 10SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 2
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn
mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu tại siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu tổng quát sau
- Xây dựng mô hình đo lường đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố trên tới xu hướng chọn mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là xu hướng chọn mua bánh kẹo nhập khẩu của người dân thành phố Hồ Chí Minh
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Nhận thấy xu hướng lựa chọn các sản phẩm nhập khẩu của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng gia tăng Công ty Ân Nam định hướng nhập khẩu những sản phẩm chất lượng với thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Để thực sự thành công trong chiến lược kinh doanh, Công ty Ân Nam cần phải nắm bắt được các yếu tố
Trang 11SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 3
tác động đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm nhập khẩu Tìm hiểu được các yếu tố trên sẽ giúp cho công ty hoạch định được các chiến lược kinh doanh hiệu quả Đặc biệt phân khúc được thị trường và chọn thị trường mục tiêu phù hợp để đầu tư phát triển Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua của người tiêu dùng Một trong nhiều lý do được đưa ra khi người tiêu dùng lựa chọn các thương hiệu nước ngoài được giải thích là do chất lượng sản phẩm cao hơn so với những sản phẩm trong nước (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2008)) Mặc dù vậy đây không hẳn là yếu tố duy nhất tác động vào
xu hướng lựa chọn sản phẩm nhập khẩu của người tiêu dùng Vì vậy vấn đề đặt
ra là làm sao để biết yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào tới xu hướng lựa chọn sản phẩm nhập khẩu của Công ty Ân Nam - Cụ thể là sản phẩm
bánh kẹo Đây chính là vấn đề cần nghiên cứu khi tôi thực hiện đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu tại siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Bước 2: Thông tin cần thu thập
Thông tin thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: Các kết quả nghiên cứu hay các báo cáo trước đây về hành vi mua của người tiêu dùng Một số mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng Các tài liệu giáo trình có trình bày đến vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó thu nhập thông tin từ Internet, báo chí, các số liệu báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty Ân Nam
Thông tin sơ cấp: Khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi để có số liệu thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu
Bước 3: Phương pháp thu thập
- Nghiên cứu tại bàn: Thu thập thông tin thứ cấp từ Internet, sách vở, các kết quả nghiên cứu trước đây
Trang 12SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 4
- Nghiên cứu sơ bộ định tính: Tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây Phỏng vấn 5 chuyên gia (giám đốc marketing, nhân viên kinh doanh của công
ty, người tiêu dùng) về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua của họ
Từ đó điều chỉnh, rút ngắn mô hình nghiên cứu từ mô hình gốc, xây dựng thang đo phù hợp với nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu định lượng: Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập thông tin sơ cấp bằng khảo sát định lượng
+ Đối tượng khảo sát: Người dân mua sắm tại các siêu thị trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh
+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
+ Hình thức thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi Số lượng người được phỏng vấn là 160 người để được số lượng mẫu là 100
+ Địa điểm khảo sát: Các siêu thị lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
+ Thời gian tiến hành phỏng vấn: tháng 09/2014
Bước 4: Phương pháp phân tích và đánh giá:
- Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu trong thống kê mô tả
- Phân tích hồi quy để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Trang 13SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 5
5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Báo cáo của nghiên cứu này được chia thành bốn chương:
Chương 1: Trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về Công ty TNHH Thực Phẩm Ân Nam
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của Công ty Ân Nam tại các siêu thị trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh
Trang 14SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 6
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam
Ngành bánh kẹo được biết đến là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng lớn trong ngành kỹ nghệ thực phẩm (tăng từ
20% lên 40% trong 10 năm trở lại đây) (VietinBankSc, báo cáo Ngành Bánh
kẹo Việt Nam, tháng 07/2014)
Theo đánh giá của AC Nielsen tháng 8/2010, có tới 56% dân số Việt Nam ở
độ tuổi dưới 30 có xu hướng tiêu dùng bánh kẹo nhiều hơn những thế hệ trước Mặt khác, mặt hàng bánh kẹo được tiêu dùng chủ yếu ở khu vực thành thị và trong 5 năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa đã tăng từ 20% đến 29.6% Vì vậy, thị trường tiêu thụ đang rất rộng mở cho các nhà sản xuất bánh kẹo (AC Nielsen Report 8, 2010)
Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế, thị trường bánh kẹo Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn Theo báo cáo của BMI, tăng trưởng doanh thu của ngành năm 2013 là 9.95%, thấp hơn so với mức 11.44% năm 2012 và 22.2% của năm 2011 Mặc dù vậy, thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn khi vượt xa mức tăng trưởng trung bình 3% của khu vực Đông Nam Á và 1.5% của thế giới Trong dài hạn, ngành bánh kẹo tiếp tục được nhận định có tiềm năng phát triển mạnh nhờ các yếu tố như cơ cấu dân số trẻ, nhận thức về sức khỏe ngày càng nâng cao, cùng với dòng vốn đầu tư vào ngành đang gia tăng BMI dự báo rằng, trong năm 2014, ngành bánh kẹo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng là 10.7%, CARG (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) đến 2018 là 7.9%
Đặc điểm tiêu dùng bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét Thị trường tăng trưởng dần lên vào dịp từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết
Trang 15SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 7
Nguyên Đán Sản lượng tiêu thụ trong thời điểm này chiếm tới trên 60% tổng sản
lượng tiêu thụ cả năm (VietinBankSc, báo cáo Ngành Bánh kẹo Việt Nam, tháng
07/2014) Sau Tết Nguyên Đán và vào mùa hè nắng nóng, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo thường rất chậm Nhận thức người tiêu dùng ngày càng tăng đối với vấn đề sức khỏe liên quan đến lượng đường nạp vào cơ thể, như bệnh béo phì, tiếu đường hay cao huyết áp được xem như là một vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu bánh kẹo
Theo ước tính, thị trường Việt Nam hiện nay có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài Các doanh nghiệp trong nước với các tên tuổi lớn như Kinh Đô (cả miền Nam và miền Bắc), Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà, Tràng An… ước tính chiếm tới 70% thị phần, bánh kẹo nhập khẩu chiếm khoảng 30% thị phần (Theo bản tin
Vinataba, Tổng quan về thị trường bánh kẹo Việt Nam, www.vinataba.com.vn, ngày truy cập 14/09/2014)
Theo đánh giá của AC Nielsen năm 2011 có tới 57% người tiêu dùng ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh thích tiêu dùng bánh kẹo do Việt Nam sản xuất Tỷ lệ người tiêu dùng thích sản phẩm nhập khẩu tại Tp.Hồ Chí Minh là 9% và ở Hà Nội là 19% (AC Nielsen Vietnam Grocery Report, 2011)
1.2 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng:
1.2.1 Mô hình hành vi mua hàng của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng khi đưa ra các quyết định mua sắm hàng ngày cho nhu cầu của cá nhân hay gia đình, họ luôn có những hình thái mua sắm khác biệt Thông qua các cuộc nghiên cứu marketing, các doanh nghiệp nỗ lực nắm rõ hơn những thông tin liên quan đến việc mua sắm của khách hàng như họ là ai, họ mua như thế nào, họ mua ở đâu, khi nào và tại sao họ lại mua
Mô hình hành vi mua hàng của người tiêu dùng chỉ ra quy trình qua đó các tác nhân kích thích marketing và môi trường sẽ tác động vào ý thức của người
Trang 16SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 8
tiêu dùng Tại đó chúng sẽ chuyển thành những đáp ứng cần thiết của người mua
Tuy nhiên do người mua luôn có những đặc điểm và tiến trình ra quyết định mua
khác nhau nên sẽ làm cho người mua có những đáp ứng và hành vi mua khác
nhau
Theo Philip Kotler, 2007, việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của
hai nhóm yếu tố chính:
Nhóm nhân tố nội tại, gồm: nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân
Nhóm nhân tố bên ngoài, gồm: nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội
Bảng 1.1 – Mô hình hành vi mua hàng của người tiêu dùng
Đặc điểm của người mua
Quá trình quyết định của người mua
Các đáp ứng của người mua
Đánh giá
Quyết định
Hành vi mua
Lựa chọn sản phẩm
Lựa chọn nhãn hiệu
Lựa chọn nơi mua
Định thời gian mua
Số lượng mua, tần suất mua
Nguồn: Quách Thị Bửu Châu & ctg, Marketing căn bản,
NXB Lao Động, 2009, p 49
Trang 17SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 9
Các nhân tố tâm lý
Dựa trên kế quả nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, người ta đưa ra năm nhóm nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng bao gồm động cơ, nhận thức, sự tiếp thu, niềm tin và thái độ
- Động cơ (Motivation)
Là động lực mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả mãn một nhu cầu vật chất hay tinh thần, hay cả hai Khi nhu cầu trở nên cấp thiết thì nó thúc đẩy con người hành động để đáp ứng nhu cầu Theo "Thang bậc nhu cầu của Maslow, có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể Chúng cạnh tranh với nhau trong việc được thỏa mãn và tạo ra những xung đột làm phức tạp thêm cho quá trình ra quyết định mua Tuy nhiên các cá nhân sẽ sắp xếp các nhu cầu đó theo thang bậc
Hình 1.1 – Tháp nhu cầu Abraham Maslow
Nguồn: Quách Thị Bửu Châu & ctg, tài liệu đã dẫn
Nhu cầu sinh lý Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội
Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu
tự khẳng
Trang 18SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 10
- Nhận thức (Perception)
Là một quá trình thông qua đó con người tuyển chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh về thế giới xung quanh Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một tình huống do sự tri giác có chọn lọc, bóp méo và ghi nhớ thông tin tiếp nhận được có chọn lọc Do vậy có thể hai người có cùng một động cơ nhưng hành động khác nhau trong cùng một tình huống
- Sự tiếp thu (Learning)
Là những thay đổi nhất định diễn ra trong hành vi của con người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm được họ tích luỹ Con người có được kinh nghiệm, hiểu biết là do sự từng trải và khả năng học hỏi
- Niềm tin và thái độ (Beliefs and Attitudes)
Niềm tin thể hiện ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một sự vật nào đó Một người tiêu dùng không có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm, vào hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu
đó trong quyết định tiêu dùng
Thái độ thể hiện những đánh giá có ý thức, những cảm nghĩ, những hành động tương đối kiên định của con người đối với một chủ thể, một ý tưởng
Các nhân tố cá nhân
Theo Philip Kotler, 2007, thì nhân tố cá nhân bao gồm các yếu tố sau,
- Tuổi tác và các giai đoạn chu kỳ sống của gia đình
Nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ cũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình của họ
- Nghề nghiệp
Sự khác biệt về ngành nghề tạo ra những nhu cầu rất khác nhau về sản phẩm, chất lượng, giá cả và tính cấp thiết của sản phẩm đó
Trang 19SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 11
- Trình độ học vấn
Trình độ học vấn càng cao tạo ra xu hướng tiêu dùng tiên tiến và hiện đại hơn, có sự lựa chọn, so sánh và chú ý nhiều hơn về tính thẩm mỹ, an toàn, chất lượng, nhãn hiệu, bao bì… trước khi ra quyết định mua
- Tình trạng kinh tế
Tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá, dịch vụ Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống
- Cá tính
Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xử mang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh Có thể nêu ra một số các cá tính thường gặp như tính cẩn thận; tính tự tin; tính bảo thủ; tính hiếu thắng; tính năng động Cá tính sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Những người cẩn thận, những người bảo thủ thường không đi tiên phong trong việc sử dụng sản phẩm mới và ngược lại
- Lối sống
Hành vi tiêu dùng của con người thể hiện rõ lối sống của người đó Tất nhiên, lối sống của mỗi người bị chi phối bởi các yếu tố chung như nhánh văn hoá, nghề nghiệp, nhóm xã hội, tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình Nhưng lối sống của mỗi người mang sắc thái riêng Mặc dù lối sống là một đặc trưng không được lượng hoá, nhưng các nhà tiếp thị dùng nó để định vị sản phẩm Các nhà quản lý có thể dẫn dắt nhu cầu tiêu dùng của xã hội bằng các sáng tạo ra các sản phẩm khác nhau có tính hợp lý nhằm vào các lối sống khác nhau
Trang 20SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 12
Các nhân tố văn hóa
Văn hóa là nhân tố cơ bản quyết định ước muốn và hành vi của con người Những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, ưa thích, tác phong và hành vi ứng xử
mà ta quan sát được qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc văn hóa riêng biệt Trong đó, có những vấn đề văn hóa quan trọng sau,
- Văn hóa và nhánh văn hóa
Thời gian rảnh rỗi: Dân chúng hiện nay thích có nhiều thời gian rảnh rỗi, do đó thích sự tiện dụng
Sức khỏe: Dân chúng hiện nay rất quan tâm đến sức khỏe, do đó họ quan tâm đến việc tập thể dục và ăn các sản phẩm từ thiên nhiên
Sự trẻ trung và nhan sắc: Dân chúng ngày nay luôn muốn được trẻ
trung và xinh đẹp hơn nên luôn quan tâm các sản phẩm giữ gìn vẻ đẹp và sức
khỏe
Sự phóng khoáng, năng động, không kiểu cách: Giới trẻ ngày nay
thích những giá trị này và họ tôn trọng sự tự do cá nhân, lựa chọn những sản
phẩm, địa điểm phù hợp sở thích của mình
Dân tộc: Những người thuộc cùng một dân tộc sẽ có sự đồng nhất về văn hóa cao hơn
Tín ngưỡng: Những người thuộc cùng một tôn giáo sẽ có sự đồng nhất
về văn hóa cao hơn
- Tầng lớp xã hội: Theo Philip Kotler thì: Giai tầng xã hội là những nhóm
tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên Do đó, những người cùng tầng lớp thường có khuynh hướng xử sự và thị hiếu giống nhau Vì thế, họ có cùng những sở thích về hàng hóa, dịch vụ, địa điểm mua sắm…
Trang 21SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 13
- Các nhóm ảnh hưởng
Hành vi của người tiêu dùng có thể được quy định bới những yếu tố mang tính xã hội như nhưng nhóm người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp Các nhóm này được gọi là nhóm tham khảo, bao gồm :
Nhóm tham khảo thân thuộc: Có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, bao gồm:
gia đình, bạn thân, láng giềng thân thiện, đồng nghiệp, các tổ chức hiệp hội
Nhóm ngưỡng mộ là nhóm mà cá nhân cũng chịu ảnh hưởng, tuy không phải
là thành viên nhưng có ước muốn hiện diện trong đó
Nhóm bất ưng là nhóm mà hành vi, ứng xử của họ không được sự chấp nhận
của cá nhân Do vậy, các cá nhân không tiêu dùng như các thành viên của nhóm
mà họ tẩy chay
Nhóm tham khảo ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng ở các đặc điểm:
Sự bắt chước: thường được xem như là hành động theo đám đông chứ
không hành động và suy nghĩ theo cá nhân Sự y theo là có khuynh hướng muốn giống những người liên quan và những người quan trọng
Ảnh hưởng thông tin: xảy ra khi một cá nhân sử dụng những hành vi
và ý kiến của các thành viên trong nhóm tham khảo như là như thông tin rất hữu dụng cho họ
Ảnh hưởng sự đồng nhất hóa: xảy ra khi các cá nhân sử dụng các quy
tắc và giá trị của nhóm như là điều hướng dẫn cho thái độ và giá trị của họ
Trang 22SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 14
Các quy tắc: là những mong đợi chung về các hành vi mà được nghĩa là
thích hợp cho tất cả những người trong cùng xã hội bất kể vị trí họ đang nắm giữ Các quy tắc có khuynh hướng bao hàm hết các khía cạnh của hành vi liên quan đến chức năng của nhóm, và sự vi phạm các quy tắc sẽ nhận sự trừng phạt
- Vai trò và địa vị xã hội
Người tiêu dùng thường mua sắm những hàng hoá, dịch vụ phản ánh vai trò địa vị của họ trong xã hội
1.2.2 Hành vi người tiêu dùng:
Trong mô hình EKB (Engel, Kollat & Blackwell, 1984), hành vi người tiêu
dùng được xem như một quá trình liên tục bao gồm việc nhận biết nhu cầu, thu thập thông tin, phân tích đánh giá, và ra quyết định Quá trình này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài như thông tin đầu vào, quá trình
xử lý thông tin, động cơ, môi trường…Giữa những yếu tố đó, việc thu thập thông tin và tác động của môi trường là hai yếu tố ảnh thưởng then chốt đến việc ra quyết định cuối cùng
Tiến trình mua sắm thường bắt đầu bằng việc người tiêu dùng nhận thức được nhu cầu của mình Nhu cầu này có thể được nhận ra khi họ bị tác động bởi các kích thích bên trong hoặc môi trường bên ngoài Sau đó, họ sẽ tiến hành thu thập thông tin về sản phẩm, thương hiệu dựa trên kinh nghiệm cá nhân và môi trường bên ngoài, và bắt đầu ước lượng, đánh giá để ra quyết định nên mua sản phẩm hay không Vì vậy, xu hướng tiêu dùng thường được dùng để phân tích hành vi người tiêu dùng và khái niệm xu hướng tiêu dùng nghiêng về ý chủ quan của người tiêu dùng Khi người tiêu dùng tiêu dùng một thương hiệu (sản phẩm) nào
đó, họ sẽ trải qua các giai đoạn thái độ đối với thương hiệu đó, họ có thái độ tích cực với thương hiệu đó Đây được xem là yếu tố then chốt để dự đoán hành vi người tiêu dùng (Fishbein & Ajzen, 1975)
Trang 23SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 15
1.2.3 Mô hình về xu hướng tiêu dùng:
Dựa trên mô hình của Zeithaml (1988) giả định giá và thương hiệu là hai nhân tố quan trọng của chất lượng cảm nhận và có tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng Dodds, Monroe, Grewal năm 1991 đã xây dựng mô hình kiểm định các quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các tín hiệu ngoại sinh (giá, thương hiệu, tên cửa hiệu) lên việc đánh giá sản phẩm của người mua về các nhân tố liên quan đến nhận thức và có tác động đến xu hướng tiêu dùng Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận Giá trị này có thể thúc đẩy hay cản trở việc tiêu dùng một thương hiệu nào đó, bởi vì giá trị này là kết quả của sự so sánh giữa chất lượng nhận được và chi phí phải bỏ ra của người tiêu dùng
Hình 1.2: Mô hình xu hướng tiêu dùng
Nguồn: Dodds, Monroe, Grewal (1991)
Trang 24SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 16
1.3 Mô hình nghiên cứu
1.3.1 Các mô hình nghiên cứu trước đây
Mô hình nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố tác động tới quyết định chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh” trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập UEF số 10 (20) – Tháng 05-06/2013
Hình 1.3: Mô hình quyết định chọn kênh siêu thị khi mua
Tín nhiệm thương hiệu
Chất lượng cảm nhận
Hình ảnh thương hiệu
Trang 25SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 17
Mật độ phân phối
Hình 1.4: Mô hình xu hướng tiêu dùng sữa bột dinh dưỡng trẻ em
(Nguồn: Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng bột dinh dưỡng trẻ em
Huỳnh Thị Kim Quyên, 2006)
Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn tại TP Hồ Chí Minh”, Nguyễn Sơn Giang (2009) đã hiệu chỉnh và đề xuất mô hình dựa trên “Mô hình xu hướng tiêu dùng sữa bột dinh dưỡng trẻ em” của Huỳnh Thị Kim Quyên (2006)
Trang 26SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 18
Hình 1.5: Mô hình xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn
(Nguồn: xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn tại TP Hồ Chí Minh,
Nguyễn Sơn Giang, 2009)
1.3.2 Thang đo gốc và giả thuyết
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn tại TP Hồ Chí Minh”, Nguyễn Sơn Giang (2009) có thang đo như sau:
Sự tín nhiệm thương hiệu:
- Thực phẩm sạch X luôn thể hiện đúng chất lượng như quảng cáo
- Thực phẩm sạch X có những tính chất hơn hẳn các sản phẩm cùng loại khác
- Khả năng tin cậy của thực phẩm sạch X rất cao
Trang 27SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 19
- Tôi hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các thực phẩm sạch của X khi chế biến thức ăn phục vụ khách hàng
- Giá bán thực phẩm sạch X so với chất lượng là hợp lý
- Giá bán thực phẩm sạch X có tính cạnh tranh cao
- Tôi hài lòng với giá phải trả khi mua X
Mật độ phân phối
- Thực phẩm sạch X có nhiều đại lý phân phối
- Thực phẩm sạch X được phân phối rộng rãi qua nhiều cửa hàng, siêu thị hơn các thương hiệu khác
- Khi cần thiết tôi có thể mua thực phẩm X dễ dàng
Rủi ro cảm nhận
- Thực phẩm sạch X cung cấp giá trị phù hợp với mong đợi của tôi
- Tôi không cần thêm thông tin về thực phẩm sạch X trước khi quyết định mua
- Tôi biết thực phẩm sạch X chất lượng tốt như thế nào trước khi sử dụng nó
Hiểu biết về sản phẩm
Trang 28SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 20
- Tôi là người rất ý thức về VSATTP
- Tôi là người quan tâm đến những ảnh hưởng lâu dài của việc ăn uống
- So với các cửa hàng tương tự khác, vấn đề VSATTP của cửa hàng tôi
là rất tốt
Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua thực phẩm sạch của các quán ăn tại TP Hồ Chí Minh”, Nguyễn Sơn Giang (2009)
H1: Sự tín nhiệm thương hiệu của người tiêu dùng tương quan dương với xu
Trang 29SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 21
H7: Sự ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng tương quan dương với xu
hướng sử dụng thực phẩm sạch
Trang 30SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 cùa đề tài trình bày tổng quan về thị trường bánh kẹo Việt Nam Đồng thời đề cập đến các lý thuyết về hành vi khách hàng Trình bày các mô
hình nghiên cứu trước đây về xu hướng tiêu dùng Đề tài ứng dụng mô hình
nghiên cứu của Nguyễn Sơn Giang (2009) và mô hình của Chu Nguyễn Mộng Ngọc & Phạm Tấn Nhật (2013) để xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức ở chương 3
Trang 31SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 23
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ÂN NAM
2.1 Thông tin doanh nghiệp, sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam:
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam là một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam Là thành viên của Tập đoàn Annam Group, được thành lập ngày 24/05/2001 Hoạt động với Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0302314179 Vốn kinh doanh: 27,9 tỷ đồng
Sau 13 năm hoạt động, hiện tại Công ty Ân Nam là nhà phân phối chính của hơn 100 nhãn hàng nổi tiếng trên toàn thế giới Phục vụ cho hơn 2,000 khách hàng là các siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng lớn tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và các thành phố lớn
Từ trụ sở chính ban đầu tại TP Hồ Chí Minh Công ty Ân Nam đã mở rộng các chi nhánh hoạt động ra các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây
- Trụ sở chính của công ty đặt tại lầu 5, tòa nhà Gas Petrolimex, 322 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 2 tòa nhà L, số 35 Cự Lộc, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh tại Đà Nẵng: 176 Điện Biên Phủ, Phường Chính Gian, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
- Chi nhánh tại Cần Thơ: 351 Võ Văn Kiệt, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
Trang 32SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 24
Thông tin cơ bản
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ÂN NAM
Logo :
Địa chỉ: 322 Điện Biên Phủ - Phường 22 – Quận Bình Thạnh – TP HCM
Điện thoại: 08.3512 6400 – Fax: 08.3512 6401
Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Phương Hà
Số lượng nhân viên: 450
Sứ mệnh
Giới thiệu các thương hiệu quốc tế tới người tiêu dùng Việt Nam
Làm phong phú thêm cuộc sống của người tiêu dùng bằng các sản phẩm đảm
bảo chất lượng và giá trị tốt nhất
Giá trị cốt lõi
Trung thực là chuẩn mực đạo đức hàng đầu trong công việc và trong cuộc sống mà mỗi cá nhân và tổ chức đều cam hết hướng đến Công ty Ân Nam luôn cam kết trong việc nhập khẩu và phân phối những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm được quốc tế và Bộ Y tế Việt
Nam công nhận
Các nhãn hàng kinh doanh của Công ty Ân Nam
- Các thương hiệu rượu
Trang 33SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 25
Trang 34SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 26
- Các thương hiệu thực phẩm
Sô-cô-la Ritter Sport Đức
Khoai tây chiên Tyrell Anh
Trang 35SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 27
Khoai tây chiên Lorenz Đức
- Các thương hiệu nước giải khát
Trang 36SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 28
Nguồn hình ảnh: Bộ phận thiết kế Công ty Ân Nam
2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam:
2.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý:
Trang 37SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 29
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Công ty Thực Phẩm Ân Nam
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
*Chú thích:
AFF: Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam
Horeca: Hotel, Restaurant, Catering
Mass: General Trade, Morden Trade, Convenience store
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Trang 38SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 30
thường phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới
Triển khai các chương trình khuyến mãi cho bộ phận marketing đề xuất Trưng bày hàng hóa tại điểm bán (các cửa hàng hoặc hệ thống các siêu thị)
Phòng Marketing
Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các dòng sản phẩm nổi tiếng trên thế giới Từ
đó lựa chọn sản phẩm phù hợp để nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam
Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh từ đó hoạch định kế hoạch và chiến lược để phát triển các nhãn hàng
Đưa ra các chương trình hỗ trợ bán hàng như: Các chương trình khuyến mãi, khuyến mại, hỗ trợ trưng bày tại điểm bán, các chương trình dùng thử sản phẩm Thống kê, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty
Phòng Kế toán
Giám sát và quản lý tài chính toàn công ty
Nghiên cứu, phân tích hoạt động tài chính và kinh doanh theo từng thời điểm nhằm kịp thời điều chỉnh, góp ý bổ sung mục tiêu, chiến lược trong hoạt động
kinh doanh của công ty
Phòng Công nghệ Thông tin
Điều hành bộ phận thông tin, xây dựng các chương trình quản lý hoạt động
của công ty
Tư vấn về hướng phát triển công nghệ thông tin của công ty
Xây dựng, bảo trì nâng cấp phần mềm quản lý mới cho công ty Phát triển phần mềm quản lý số lượng hàng hóa trong kho nhằm hạn chế tối đa tình trạng mất mát
Quản lý duy trì hệ thống mạng, phần cứng máy tính chạy ổn định trong toàn
công ty
Trang 39SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 31
Phòng Thu mua
Dự báo nhu cầu hàng hóa cho thị trường trong từng thời điểm Đặt hàng để
đáp ứng đúng nhu cầu thị trường
Liên hệ với các nhà cung cấp nước ngoài để đặt hàng, theo dõi quá trình vận
chuyển hàng từ các nước trên thế giới về Việt Nam
Phụ trách các chứng từ thủ tục để thông quan hàng hóa như: Tiến hành làm
giấy phép nhập khẩu, khai báo hải quan…
Phòng Nhân sự
Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cần thiết và số lượng và chất lượng các
hoạt động và mục tiêu của công ty
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, để có những nhân viên với
kỹ năng thích hợp có nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty
Duy trì và quản lý nguồn nhân lực dài hạn, đề ra các biện pháp để xây dựng
môi trường làm việc thích hợp cho nhân viên
Cung cấp các dịch vụ hành chính, đảm bảo việc quản lý điều hành công ty: lưu trữ, luân chuyển hồ sơ, thông tin quản lý trong các cấp của công ty, làm các thủ tục liên quan đến pháp luật, bảo quản các hồ sơ pháp lý về các hoạt động của
Lưu trữ và giao nhận hàng hóa
Chăm sóc khách hàng thông qua Bộ phận Dịch vụ Khách hàng Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu của khách
Trang 40SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 32
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây Trong 13 năm hoạt động Công ty Ân Nam đã đạt được nhiều thành công
trong hoạt động kinh doanh Tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm (Nguồn:
Phòng Kế toán)
Với sự hoàn thiện dần trong hệ thống phân phối và đa dạng các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, tính đến hết tháng 12/2013 Công ty Ân Nam đã nhập khẩu hơn 100 nhãn hàng phục vụ cho hơn 2,000 khách hàng trên toàn quốc (Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ năm 2011 đến năm 2013 tổng doanh thu của công ty tăng lên 39%, từ 300
tỷ đồng năm 2011 lên đến 418 tỷ đồng năm 2013
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu từ năm 2011 đến năm 2013
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Tỷ lệ đóng góp doanh thu của các kênh trên thị trường như sau: Kênh Mass Market chiếm 44%, kênh Horeca chiếm 56%