5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
3.4 Thống kê mô tả
Thông tin cá nhân đối tượng được phỏng vấn:
Bảng 3.3: Bảng thống kê mô tả thông tin cá nhân đối tượng được phỏng vấn
Frequency Percent Cumulative Percent
Giới tính Nam 34 34 34
Nữ 66 66 100
Nghề nghiệp Học sinh/Sinh viên 11 11.0 11.0
Công chức/Viên chức 28 28.0 39.0
Nhân viên văn phòng 42 42.0 81
Kinh doanh tự do 7 7.0 88.0
Khác 12 12.0 100
Thu nhập Dưới 4 triệu 8 8.0 8.0
Từ 4 triệu - 7 triệu 42 42.0 50.0 Từ 7 triệu – 10 triệu 35 35.0 85.0 Trên 10 triệu 15 15.0 100.0 Trình độ học vấn Trên Đại học 5 5.0 5.0 Đại học – Cao đẳng 72 72.0 77.0 Trung cấp 9 9.0 86.0 Trung học phổ thông 9 9.0 95.0 Khác 5 5.0 100.0
SVTH: PHẠM HUỲNH DY NGUYÊN Trang 49
Từ kết quả bảng thống kê ta nhận xét như sau:
Tỷ lệ nam và nữ đã từng mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu tại các siêu thị chênh lệch khá nhiều. Nam chiếm 34%, nữ chiếm 66%. Do bảng câu hỏi được phát ngẫu nhiên nên điều thống kê này không có ý nghĩa.
Nghề nghiệp: Đối tượng chủ yếu mua sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu tại siêu thị là nhân viên văn phòng (chiếm 42%). Đây chính là khách hàng mục tiêu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu. Các đối tượng còn lại là công chức/viên chức chiếm 28%, học sinh sinh viên chiếm 11%, kinh doanh tự do 7% và nghề nghiệp khác chiếm 12%.
Thu nhập hàng tháng: Mức thu nhập hàng tháng của người được khảo sát nằm trong khoảng từ 4 triệu đến 10 triệu (từ 4 triệu đến 7 triệu chiếm 42%, từ 7 triệu đến 10 triệu chiếm 35%). Mức thu nhập này hầu hết thuộc về giới nhân viên văn phòng. Chứng tỏ với mức thu nhập từ 4 triệu đến 10 triệu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng bánh kẹo nhập khẩu. Còn lại mức thu nhập dưới 4 triệu chiếm 8% và mức thu nhập trên 10 triệu chiếm 15%.
Trình độ học vấn: Chủ yếu đối tượng được khảo sát có trình độ học vấn từ cao đẳng đến đại học (chiếm 72%). Chứng tỏ đối tượng sử dụng bánh kẹo nhập khẩu có trình độ học vấn tương đối cao. Các chương trình marketing đề xuất cũng nên lưu ý vấn đề này để có chương trình hợp lý và hiệu quả.