1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hường đền chất lượng công trình trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bán thành phố hồ chí minh

125 212 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 4,78 MB

Nội dung

HCM ---NGUYỄN QUỐC AN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành :

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

-NGUYỄN QUỐC AN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Mã số ngành : 60580208

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

-NGUYỄN QUỐC AN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Mã số ngành : 60580208

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH CÔNG TỊNH

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2015

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS ĐINH CÔNG TỊNH

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ

ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCMngày 10 tháng 04 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc

Trang 5

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP HCM, ngày … tháng… năm

2015NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Quốc An Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1989 Nơi sinh: Đắk

Lắk Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Dân Dụng Và Công

Nghiệp MSHV: 1341870001

I- TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN CHUNG CƯ CAO TẦNG TRÊN

ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINHII- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định các nhân tố ảnh đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công

dự án chung cư cao tầng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

- Phân tích đánh giá các nhân tố

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế rủi ro cho các nhân tố gây ảnh hưởng

đến chất lượng

- Nghiên cứu một dự án thực tiễn

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2014

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2015

V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS ĐINH CÔNG TỊNH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồngốc

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyên Quốc An

Trang 7

LỜI CÁM ƠNTrước tiên, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS Đinh Công Tịnh đã quantâm, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận vănnày Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô giảng dạythuộc chuyên ngành Kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trườngĐại học Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm màcác thầy cô đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học cũng như những góp ýquý báu của các thầy cô về luận văn này sẽ mãi là hành trang quý giá cho tôi trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này

Xin cảm ơn những người đồng nghiệp của tôi, đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trongsuốt quá trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công táccủa họ đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho tôi hoàn thành Luận Văn

Cảm ơn các anh chị em cán bộ quản lý tại công trường của các công ty Hòa Bình,AnPhong, Novaland, Sino Pacific, Nagecco,…đã giúp tôi hoàn thành công tác thuthập dữ liệu cho Luận Văn

Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tôi, những người bạnthân của tôi đã luôn bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượtqua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành Luận Văn này

TP Hồ Chí Minh, ngày ….tháng… năm 2015

Nguyễn Quốc An

Trang 8

TÓM TẮTMục đích của nghiên cứu là tìm và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngcủa dự án chung cư cao tầng trên địa bàn TP.HCM, và đề xuất một số biện pháp hạnchế rủi ro cho các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng Sau đó kiểm chứngnghiên cứu trên một dự án thực tế Thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi, 20 nhân

tố ảnh quan trọng đã được xác định từ 36 nhân tố tiềm năng ban đầu Sau đó thôngqua các cuộc phỏng vấn với 6 chuyên gia nhằm tìm ra các biện pháp nhằm hạn chếrủi ro này Kết quả nghiên cứu dự án thực tiễn khu dân cư X thu được 14/20 nhân

tố quan trọng xuất hiện trong dự án được nghiên cứu

Trang 9

ABSTRACTThe aims of this study are to find and analyze the factors affecting the quality incondominium construction projects in Ho Chi Minh city, and proposed a number ofmeasures to reduce risk factors for this Then tested on a study actual project.Questionnaire surveys were used to collect data, 20 affecting factors danger weredetermined from 36 primary factors A semi-structured interview is organized withthe participation of six experienced experts, to find out measures to minimize thisrisk Investigating X project, it was found that there are many risk occurred, 14/20risks of research was identified in this project

Trang 10

MỤC LỤC Nội dung Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

LỤC MỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH x

DANH MỤC BẢNG xi

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu chung 1

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu 1

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Đóng góp kỳ vọng của nghiên cứu 4

1.5.1 Về mặt học thuật, hàn lâm 4

1.5.2 Về mặt thực tiễn 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 5

2.1 Giới thiệu chương 5

2.2 Các khái niệm được dùng trong Luận Văn 5

2.2.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm 5

2.2.2 Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm 5

2.2.3 Khái niệm về dự án 6

2.2.4 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng 7

2.2.5 Chất lượng công trình xây dựng 8

2.2.6 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 9

2.2.7 Đảm bảo và kiểm soát chất lượng 10

Trang 11

2.2.8 Định nghĩa chung cư cao tầng 10

2.2.8.1 Định nghĩa nhà cao tầng 10

2.2.8.2 Định nghĩa chung cư cao tầng 10

2.3 Tổng quan về nghiên cứu 10

2.3.1 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng 10

2.3.2 Phân tích nhân tố bằng Ma trận khả năng /Mức độ 13

2.3.3 Ma trận biện pháp phản hồi rủi ro 13

2.3.4 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố 14

2.3.5 Quy trình phản hồi rủi ro 15

2.4 Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây 16

2.4.1.Các nghiên cứu nước ngoài 19

2.4.2.Các nghiên cứu trong nước 20

2.5 Tổng hợp các nhân tố tiềm năng từ các nghiên cứu trước 20

2.5.1 Nhóm nhân tố liên quan đến chủ đầu tư 21

2.5.2 Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn thiết kế 22

2.5.3 Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát/QLDA 23

2.5.4 Nhóm nhân tố liên quan đến nhà thầu thi công 24

2.5.5 Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị cung ứng, nhà thầu phụ 27

2.5.6 Nhóm nhân tố liên quan ngoài dự án 28

2.6 Kết luận chương 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Giới thiệu chương 30

3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 30

3.3 Thu thập dữ liệu giai đoạn 1 31

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi 31

3.3.1.1 Nhận dạng các nhân tố tiềm năng 33

3.3.1.2 Xác định các nhân tố phù hợp với phạm vi nghiên cứu 33

3.3.1.3 Xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm 33

3.3.1.4 Xây dựng thang đo 34

Trang 12

3.3.1.5 Thực hiện khảo sát thử nghiệm 35

3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát 35

3.3.3 Xác định số lượng mẫu 36

3.3.4 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu 37

3.3.4 Cách thức thu thập dự liệu 37

3.4 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2 38

3.4.1 Lựa chọn chuyên gia 38

3.4.2 Cách thức thu thập dự liệu 38

3.5 Kết luận chương 39

CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 40

4.1 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2 40

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dự án 40

4.3 Khảo sát thử nghiệm 42

4.3.1 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 42

4.3.2 Khả năng xảy ra của các nhân tố 43

4.4 Phân tích số liệu từ cuộc khảo sát chính thức 46

4.4.1 Chọn lọc dự liệu 46

4.4.2 Thông tin về người trả lời 47

4.4.2 1 Số năm kinh nghiệm 47

4.4.2.2 Địa vị công tác 47

4.4.2.3 Phân loại theo vai trò đơn vị công tác 48

4.4.2.4 Phân loại người trả lời theo quy mô dự án 48

4.4.3 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng 49

4.4.3.1 Kiểm định hệ số Cronbach’s Anpha 49

4.4.3.2 Kiểm định sự thống nhất đánh giá của 2 nhóm chuyên gia 50

4.4.3.3 Xếp hạng các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án 59

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHẢN HỒI 62

5.1 Một số biện pháp pháp hạn chế rủi ro 62

5.2 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố 66

Trang 13

5.3 Biện pháp phản hồi rủi ro 66

5.3.1 Nhóm nhân tố liên quan đến chủ đầu tư 67

5.3.2 Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn thiết kế 68

5.3.3 Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát 68

5.3.4 Nhóm nhân tố liên quan đến nhà thầu 69

5.3.5 Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị cung ứng, nhà thầu phụ 70

5.4 Kiểm tra các nhân tố bằng dự án thực tế 71

5.4.1 Thông Tin về dự án 71

5.4.2 Đánh giá về tình trạng dự án 71

5.4.2.1 An toàn và vệ sinh môi trường 71

5.4.2.2 Tiến độ thi công dự án 72

5.4.3 Đánh giá về các bên tham gia dự án 72

5.4.3.1 Chủ đầu tư 73

5.4.3.3 Đơn vị tư vấn giám sát 73

5.4.3.4 Nhà thầu thi công 73

5.4.3.4 Đơn vị thầu phụ, cung ứng 74

5.4.4 Kiểm tra các nhân tố vào dự án 74

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 77

6.2 Đóng góp của nghiên cứu 78

6.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC

Trang 15

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mô hình quản lý chất lượng 6

Hình 2.2 Các giai đoạn của dự án đầu tư 8

Hình 2.3 Cấu trúc vòng đời dự án 8

Hình 2.4 Ma trận khả năng- tác động 11

Hình 2.5 Ma trận khả năng xảy ra- mức độ tác động 11

Hình 2.6 Ma trận phản hồi rủi ro 14

Hình 2.7 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố 15

Hình 2.8 Quy trình phản hồi rủi ro 15

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 31

Hình 3.2 Quy trình thu thập dữ liệu 32

Hình 3.3 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi 30

Hình 4.1 Kết quả phân bố ma trận cuộc khảo sát thí nghiệm 45

Hình 4.2 Phân loại số năm kinh nghiệm của những người được khảo sát 47

Hình 4.3 Phân loại địa vị của những người được khảo sát 48

Hình 4.4 Phân loại người trả lời theo vai trò trong dự án 48

Hình 4.5 Phân loại người trả lời theo quy mô nguồn vốn dự án 49

Hình 4.6 Ma trận khả năng – mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 59

Hình 5.1 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố 66

Trang 16

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các cấp độ nghiêm trọng của nhân tố ảnh hưởng 12

Bảng 2.2 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả K N Jha & K C Iyer (2006) 16

Bảng 2.3 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả Teena Joy (2014)……….17

Bảng 2.4 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả Adnan Enshassi, et (2009)….…… 17

Bảng 2.5 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả Patrick X.W Zou et (2007)………… 18

Bảng 2.6 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả Sameh Monir El-Sayegh (2007) 18

Bảng 2.7 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả David Arditi, et (1999) 19

Bảng 2.8 Nhóm A: Nhóm nhân tố liên quan đến chủ đầu tư 21

Bảng 2.9 Nhóm B: Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn thiết kế 22

Bảng 2.10 Nhóm C: Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát/QLDA 23

Bảng 2.11 Nhóm D: Nhóm nhân tố liên quan đến nhà thầu thi công 24

Bảng 2.12 Nhóm E: Nhóm nhân tố liên quan đến đơn vị cung ứng, thầu phụ 27

Bảng 2.13 Nhóm F: Nhóm nhân tố liên quan đến ngoài dự án 28

Bảng 3.1 Đánh giá khả năng xảy ra 34

Bảng 3.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng 34

Bảng 4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án 40

Bảng 4.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 42

Bảng 4.3 Khả năng xảy ra của các nhân tố 43

Bảng 4.4 Kết quả thu thập bảng câu hỏi khảo sát 47

Bảng 4.5 Bảng hệ số Cronbach’s Anpha cho thang đo khả năng xảy ra 49

Bảng 4.6 Bảng hệ số Cronbach’s Anpha cho thang đo mức độ ảnh hưởng 49

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Independent Sample T-test (khả năng) 51

Trang 17

Bảng 4.8 Trị trung bình đánh giá khả năng xảy ra của 2 nhóm 52

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Independent Sample T-test (đánh giá mức độ) 55

Bảng 4.10 Trị trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm 56

Bảng 4.11 Xếp hạng các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án 60

Bảng 4.12 Biện pháp phản hồi cho các cấp ảnh hưởng 61

Bảng 5.1 Một số biện pháp hạn chế rủi ro 62

Bảng 5.2 Tổng hợp biện pháp phản hồi rủi ro liên quan (CĐT) 67

Bảng 5.3 Tổng hợp biện pháp phản hồi rủi ro liên quan (TVTK) 68

Bảng 5.4 Tổng hợp biện pháp phản hồi rủi ro liên quan (TVGS/QLDA) 68

Bảng 5.5 Tổng hợp biện pháp phản hồi rủi ro liên quan nhà thầu 69

Bảng 5.6 Tổng hợp biện pháp phản hồi liên quan đến cung ứng, thầu phụ 70

Bảng 5.7 Kiểm tra các nhân tố vào dự án thực tế 74

Trang 18

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Giới thiệu chung:

Sau những thăng trầm, đến nay ngành xây dựng đã tạo được thế và lực đểbước vào thời kì thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các tổng công ty, công tymạnh đã được thành lập và củng cố, tiếp tục đầu tư các hệ thống quản lý chất lượng,tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuộc ngành

Công tác hoạch định và quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trìnhdân dụng và công nghiệp, đặc biệt là các công trình cao tầng còn nhiều vấn đề bấtcập làm cho chất lượng công trình không được đảm bảo và xuất hiện chi phí phátsinh ngoài ý muốn mà nhà thầu không thể kiểm soát được Việc áp dụng kỹ thuật,công nghệ tiên tiến trong hoạch định, quản lý dự án, giám sát kiểm soát, đảm bảotiến độ thi công, chất lượng công trình, đưa ngành xây dựng Việt Nam phát triển đủsức cạnh tranh với ngành xây dựng các nước phát triển

Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng các công trình xây dựng, cần tăngcường kiểm soát kiểm tra các quy trình, quy phạm trong thiết kế, thi công, côngtrình xây dựng và nghiệm thu.Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý chấtlượng công trình xây dựng đang là câu hỏi mang tính cấp bách, là yêu cầu hết sứcquan trọng trong giai đoạn hiện nay

Nội dung nghiên cứu của đề tài là: tìm ra, phân tích, đề xuất một số biện pháphạn chế và phản hồi các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giaiđoạn thi công dự án chung cư cao tầng trên địa bàn TP.HCM

xu hướng tất yếu để giải quyết tình trạng “đất chật người đông” như hiện nay củathành phố Hàng trăm dự án chung cư cao tầng mọc lên, kèm theo đó là những nhân

Trang 19

tố rủi ro xuất hiện tăng lên theo tính chất và quy mô ngày càng phức tạp của các dự

án Năm bắt được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp đã và đang tiến hànhđầu tư rất nhiều các dự án nhà ở chung cư cao tầng

Trước đây, khi nói đến dự án đầu tư xây dựng, người ta thường quan tâm vàđặt vấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn và tiến độ thi công lên hàng đầu sau đó mớiđến quản lý chất lượng công trình (CLCT)

Tuy nhiên, khi Luật Xây dựng được ban hành đã có sự thay đổi lớn, công tácquản lý CLCT đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu Đây là sự thay đổi quantrọng về pháp luật, góp phần tạo ra sự chuyển biến nhận thức cho chính nhữngngười làm công tác quản lý trong ngành Xây dựng Các chuyên gia của Cục giámđịnh nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thường ví “phòng bệnh hơn chữabệnh” Điều này hoàn toàn đúng với thực tế bởi nguyên tắc chính của quản lý chấtlượng công trình xây dựng là phòng ngừa Quản lý chất lượng thi công xây dựngcông trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xâydựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng củachủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình Công tácquản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các công tác chínhcủa công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng dự án xây dựng tại Việt Nam trước đâynhư: tác giả Trương Trịnh Quân (2007) Ứng dụng hệ thống QFD mờ (Fuzzyquality Fuction Deployment System) để cải thiện việc quản trị chất lượng xây dựngchung cư tại Việt Nam trong giai đoạn thiết kế Tác giả Hoàng Đăng Khoa (2010)

Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng các công trình dândụng và công nghiệp của các nhà thầu thi công xây dựng Nguyễn Hữu Hòa (2012)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của chủ đầu tư về chất lượng thi công củacác nhà thầu xây dựng Việt Nam Tác giả Nguyễn Đình Đạo (2013) Quản lý chấtlượng thiết kế của gói thầu thiết kế - thi công trong các dự án dân dụng công nghiệptại Việt Nam bằng phương pháp AHP-QFD (Analytical Hierarchi Process - QualityFunction Deployment) Tác giả Ngô Minh Thiện (2013) Phân tích mối quan hệ giữa

Trang 20

quản lý chất lượng toàn diện và thành quả kinh doanh của các công ty xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chu trình phát triển của một dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn

bị dự án đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn kết thúc dự án đầu tư.Thi công xây lắp thuộc giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, đây là giai đoạn sử dụngnhiều nhất nguồn tài chính, nhân lực và vật lực của dự án Theo Jon Alvarez,Frances M, David Pieterse (2007), giai đoạn thi công xây dựng cũng chính là giaiđoạn xảy ra nhiều rủi ro về nhất về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn của dự án

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giaiđoạn thi công dự án chung cư cao tầng Nhằm đánh giá, phân tích các tác động tiêucực và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro của các nhân tố gây ảnh hưởng đếnchất lượng cho các dự án chung cư cao tầng tại TPHCM

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

 Xác định các nhân tố gây ảnh hưởng chất lượng của các dự án chung cư trong giai đoạn thi công dự án chung cư cao tầng

Phân tích và đánh giá các nhân tố

Đề xuất một số biện pháp hạn chế rủi ro cho các nhân tố ảnh hưởng đến chất

lượng

Kiểm tra các nhân tố trong nghiên cứu qua một dự án thực tiễn

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi Luận văn dừng lại ở những giới hạn sau:

Thời gian thực hiện luận văn: từ ngày 15/09/2014 đến ngày 15/03/2015

Địa điểm: Luận văn tiến hành khảo sát các cá nhân làm việc tại các dự án thuộcTPHCM

 Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Chủ đầu tư, Quản lý dự án, nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, của các dự án chung cư caotầng tại TP HCM

 Quan điểm phân tích: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án trên quan điểm của đơn vị quản lý dự án và nhà thầu thi công

Trang 21

Đặc điểm dự án: Dự án vốn tư nhân, thực hiện theo kiểu Design- Bid- Buid

Đối tượng khảo sát:

+ Đơn vị TVGS/Quản Lý Dự Án

+ Các nhà thầu thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp

1.5 Đóng góp kỳ vọng của nghiên cứu:

1.5.1 Về mặt học thuật, hàn lâm

Các ngành công nghiệp xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh

tế Sự cần thiết để đạt được chất lượng của sản phẩm hoàn thành trong tòa nhà xâydựng là rất quan trọng Chất lượng là một yếu tố thiết yếu cho sự bền vững và sự hàilòng của khách hàng Chất lượng trong đơn giản nhất hình thức có thể được địnhnghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng, hoặc phù hợp với đặc điểm kỹ thuật củakhách hàng Teena Joy, (2014)

Nghiên cứu này nhằm mục đích để cung cấp cho khách hàng, các nhà quản

lý dự án, các nhà thiết kế, nhà thầu và các thông tin cần thiết cần thiết để quản lý tốthơn chất lượng của dự án xây dựng

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu tìm ra các nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng côngtrình trong giai đoạn thi của dự án chung cư cao tầng, từ đó có các biện pháp phòngngừa, kiểm soát hợp lý có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý dự án trong việcquản lý chất lượng trong giai đoạn thi công đưa dự án đến thành công

Trang 22

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN2.1 Giới thiệu chương

Nội dung của Chương 2 sẽ đi vào hai vấn đề chính đó là làm sáng tỏ các khái niệmquan trọng được sử dụng trong Luận văn và tổng hợp các nghiên cứu trước vềphương pháp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tiềm năng được tổnghợp có chọn lọc từ những nghiên cứu trước Nội dung chương này cung cấp một cơ

sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

2.2 Các khái niệm được dùng trong Luận Văn

2.2.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm

Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO: “Chất lượng là khả năng củatập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêucầu của khách hàng và các bên liên quan”

2.2.2 Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm

- Theo TCVN 8402-1994 “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chứcnăng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng vàthực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảmbảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống”

- Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO: “Quản lý chất lượng là hoạt động tương tác

và phối hợp lẫn nhau nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng” Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm

- Nguyên tắc thứ 1 là định hướng bởi khách hàng

- Nguyên tắc thứ 2 là sự lãnh đạo

- Nguyên tắc thứ 3 là sự tham gia của mọi người

- Nguyên tắc thứ 4 là quan điểm quá trình

- Nguyên tắc thứ 5 là tính hệ thống

- Nguyên tắc thứ 6 là cải tiến liên tục

- Nguyên tắc thứ 7 là quyết định dựa trên sự kiện

- Nguyên tắc thứ 8 là quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng

Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm

Trang 23

- Kiểm tra chất lượng

- Kiểm soát chất lượng

- Kiểm soát chất lượng toàn diện

- Quản lý chất lượng toàn diện

Hình 2.1: Mô hình một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Quản lý chất lượng (QLCL) toàn diện được định nghĩa là phương pháp quản lý củamột tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên

và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợiích của các thành viên của đơn vị và của xã hội Mục tiêu của QLCL toàn diện là cảitiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép

2.2.3 Khái niệm về dự án

Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (conngười, tài chính, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian

và chất lượng định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng

và công việc cụ thể cần thực hiện, có nguồn kinh phí bị hạn chế và là sự kết nối hợp

lý của nhiều phần việc lại với nhau

Trang 24

Theo Viện Quản lý dự án Quốc tế PMI 2007: Quản Lý dự án là một quá trìnhđơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thờihạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với cácyêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.2.2.4 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:

đầu từ như sau: “Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng

về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đótrong một khoảng thời gian xác định”

Theo điều 3 – Luật xây dựng định nghĩa dự án đầu tư xây dựng công trình là tậphợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cảitạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tưxây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

như sau: “Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn đểtạo mới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng (nhà ở, văn phòng, nhàmáy, sân bay, bến cảng )

Quy trình thực hiện dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư

Giai đoạn 3: Kết thúc dự án đầu tư

Trang 25

8

Trang 26

- Nhận ra cơ hội đầu tư

- Lập báo cáo nghiên

cứu tiền khả thi

- Lập báo cáo nghiên

cứu khả thi

- Giai đoạn thiết kê

- Giai đoạn đấu thầu

- Giai đoạn thi công

- Giai đoạn bàn giao,đưa dự án vào khaithác sử dụng

Hình 2.2 Các giai đoạn của dự án đầu tư ( Đặng Bá Luật, 2014)

Trong phạm vi đề tài, chỉ thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công của bước thực hiện dự án đầu tư

Hình 2.3 Cấu trúc vòng đời dự án, ( P MI 2008) Qua đó ta thấy giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn đưa dự án từ ý tường thành hiện thực, đòi hỏi nhiều tài nguyên và thời gian nhất của dự án.

2.2.5 Chất lượng công trình xây dựng:

Theo David Arditi & H.Murat Gunaydin, Chất lượng có thể được định nghĩa

là đáp ứng các quy phạm pháp luật, thẩm mỹ và yêu cầu chức năng của một dự án.Theo Teena Joy (2014) , Chất lượng là một yếu tố thiết yếu cho sự bền vững

và sự hài lòng của khách hàng

Trang 27

Theo quan điểm hiện tại chất lượng công trình xây dựng, xét ở góc độ bảnthân sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặctính cơ bản như: công năng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm

mỹ, an toàn trong khai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụcủa công trình

Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm từ khi hình thành ý tưởng

về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thicông … cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi hết hạnphục vụ

Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyênvật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận,hạng mục công trình

Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểmđịnh nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn quátrình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng của đội ngũcông nhân, kỹ sư lao động

Chất lượng luôn gắn với vấn đề an toàn công trình An toàn không chỉ là trongkhâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong giai đoạn thi công xây dựngđối với bản thân công trình, với đội ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây dựng

và khu vực công trình

Ngoài ra, chất lượng công trình xây dựng cần chú ý đến môi trường không chỉ

từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà tác động theo chiềungược lại của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án

2.2.6 Quản lý chất lượng công trình xây dựng:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề racác yêu cầu, quy định thực hiện các yêu cầu, quy định bằng các biện pháp kiểm soátchất lượng Hoạt động quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng.Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và

tự giám sát của chủ đầu tư

Trang 28

2.2.7 Đảm bảo và kiểm soát chất lượng.

Theo Cẩm nang thực hành trong các dự án xây dựng '' đảm bảo chất lượng”(QA) là một chương trình hoạt động cần thiết để cung cấp bao gồm chất lượng trongcông việc để đáp ứng các yêu cầu của dự án QA liên quan đến việc thiết lập cácchính sách liên quan đến dự án, thủ tục, tiêu chuẩn, đào tạo, hướng dẫn, và hệ thốngcần thiết để tạo ra chất lượng D Arditi and H M Gunaydin (1999)

Kiểm soát chất lượng (QC) là việc thực hiện cụ thể của chương trình đảm bảochất lượng và các hoạt động liên quan Kiểm soát chất lượng hiệu quả là làm giảmkhả năng thay đổi, những sai lầm và thiếu sót D Arditi and H M Gunaydin (1999).2.2.8 Định nghĩa chung cư cao tầng:

2.2.8.1 Định nghĩa nhà cao tầng:

Theo định nghĩa 3.1 trong TCXDVN 194 : 2006 “Nhà cao tầng là nhà ở và cáccông trình công cộng có số tầng lớn hơn 9”

2.2.8.2 Định nghĩa chung cư cao tầng:

Theo Điều 70 của Luật Nhà ở 2005: “Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trởlên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộgia đình, cá nhân Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân

và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư”.Như vậy chung cư cao tầng là chung cư có 9 tầng trở lên Nghiên cứu mục đíchtìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng từ đó xây dựngquy trình phòng ngừa và kiểm soát cho các dự án xây dựng chung cư cao tầng.2.3 Tổng quan nghiên cứu:

Trang 29

Hình 2.4 Ma trận khả năng - tác động ( Đặng Bá Luật, 2014)

Luận văn được sử dụng ma trận khả năng/tác động theo nghiên cứu của tác giả

như (Hình 2.5.) trong đó các nhân tố được phân ra thành 4 cấp độ

Trang 30

Trong đó :

Hình 2.5 Ma trận khả năng xảy ra – mức độ tác động

 Thang điểm đánh giá “khả năng xảy ra”: (Đặng Bá Luật, 2014)

1 Rất khó xảy ra: Rất ít khi xảy ra trong điều kiện bình thường của dự án,các rủi này có thể tránh hoặc giả thiểu bằng thực hiện đúng quy chuẩn

Trang 31

2 Khả năng thấp: Xảy ra khi có sơ xuất xảy ra, có thể giảm thiểu bằng kiểmsoát giám sát.

3 Có thể xảy ra: Có thể xảy ra trong điều kiện bình thường của dự án, có thểgiảm thiểu bằng các kế hoạch phòng ngừa

4 Khả năng cao: Khả năng xảy ra cao đối với quy trình hiện tại của dự án,

có thể giảm thiểu bằng quy trình thực hiện khác

5 Gần như chắc chắn: Gần như chắc chắn xảy ra, không có quy trình nào cóthể tránh khỏi

 Thang điểm đánh giá “Mức độ tác động”: (Độ Thị Thu, 2012)

1 Không hoặc có ít ảnh hưởng: Chất lượng công trình giảm nhưng khó pháthiện ra

2 Ảnh hưởng nhẹ: Chất lượng công trình giảm làm tăng thêm chi phí <5%

3 Ảnh hưởng vừa: Chất lượng công trình giảm làm tăng thêm chi phí

Trang 32

 Thang điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhân tố:

Bảng 2.1 Các cấp độ nghiêm trọng của nhân tố ảnh hưởng (Đặng Bá Luật ,2014)

Không chấp nhận Ảnh hưởng cực lớn, nên áp dụng biện pháp

t r ánh r ủi r o này

Ảnh hưởng lớn yêu cầu cấp quản lý cấpKhông mong muốn cao chú ý Khuyến cáo nên sử dụng biện

ph á p gi ả m thiểu Chấp nhận Ảnh hưởng thấp chỉ cần chị định trách nhiệm quả n lý b ình thường tro n g su ốt dự án

Có thể bỏ qua Ảnh hưởng không đáng kể, có thể bỏ qua,chỉ cần giám sát.

Trang 33

Xác định hệ số nghiệm trọng của nhân tố: theo AmirReza KarimiAzari, NedaMousavi (2011)

Trang 34

- R S i : Hệ số nghiêm trọng của nhân tố thứ i.

2.3.2 Các bước để tiến hành phương pháp phân tích nhân tố bằng Ma trậnkhả năng xảy ra/Mức độ tác động:

- Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dự án chung cư trong giai đoạn thi công xây lắp

- Xây dựng thang điểm đánh giá “khả năng xảy ra” và “mức độ tác động” của mỗi nhân tố rủi ro

- Thu thập ý kiến đánh giá để xác định mức độ về “khả năng xảy ra” và “Mức độ tác động” của mỗi nhân tố rủi ro

- Tính toán “Hệ số nghiêm trọng của nhân tố” bằng công thức:

“Hệ số nghiêm trọng của nhân tố” = “khả năng xảy ra” x “Mức độ tácđộng”

- Tổng hợp mức độ về “Hệ số nghiêm trọng của nhân tố ”

- Phân tích đánh giá các nhân tố

2.3.3 Ma trận biện pháp phản hồi rủi ro

Ma trận biện pháp pháp phản hồi trong Luận văn được tác giả sử dụng theo nghiêncứu của Shou Qing Wanga và các đồng sự (2004) kết hợp với nghiên cứu của tácgiả Đặng Bá Luật (2014)

Trang 35

Biện pháp giảm thiểuA

Trang 36

Hình 2.6 Ma trận phản hồi rủi ro (Đặng Bá Luật ,2014)

Ai: là nhân tố thứ i của nhóm rủi ro A

Mi: là biện pháp phản hồi thứ i của nhân tố rủi ro A

Các biện pháp phản hồi rủi ro được tổng hợp từ tổng hợp từ nhiều nguồn nghiêncứu và phỏng vấn trực tiếp ý kiến của các chuyên gia trong ngành

2.3.4 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố

Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố được tác giả tham khảo từ nghiên cứu của ShouQing Wanga (2004) kết hợp với Đặng Bá Luật (2014) để đánh dấu tác động của cácnhân tố ở các cấp độ khác nhau

Theo Shou Qing Wanga (2004), giữa các nhóm nhân tố có mối quan hệ với nhau,

do đó giải pháp phản hồi của nhân tố này cũng làm thuyên giảm các nhân tố rủi roliên quan Các rủi ro ở cấp độ cao hơn nếu được giảm thiểu thì sẽ loại trừ bớt đượckhả năng xảy ra của các rủi ro ở cấp độ thấp bị tác động bởi rủi ro ở cấp độ cao.Hình 2.3.4 là ví dụ về ma trận ảnh hưởng giữa N nhóm rủi ro

Ký hiệu “>” nghĩa là rủi ro của hàng tương ứng có tác động tới rủi ro của cột tươngứng Trong ma trận rủi ro (Hình 2.7), rủi ro A1 thuộc nhóm rủi ro cấp độ 1 tác độngđến khả năng xảy ra rủi ro B2 thuộc nhóm rủi ro 2 và rủi ro K1 thuộc nhóm rủi ro

N Như vậy sẽ ưu tiên thực hiện các biện pháp giảm thiểu cho rủi ro A1, tức cũng sẽgiảm thiểu cho rủi ro B2 và K1

Trang 37

Hình 2.7 Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố (Đặng Bá Luật, 2014)2.3.5 Quy trình phản hồi rủi ro.

Luận văn sử dụng quy trình của Shou Qing Wanga (2004) kết hợp làm cơ sở choquy trình phản hồi rủi ro của cho các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng

Nhận dạng rủ ro nghiêm trọng Thu thập các biện pháp phản hồi cho các rủi ro nghiêm trọng

Phân chia rủi ro theo nhóm cấp độ và biện pháp phản hồi cho các

nhóm Nhóm cấp độ 1 ứng với cấp độ cao nhất Cấp độ 1: Rủi ro cấp độ 1 – biện pháp phản hồi Cấp độ 2: Rủi ro cấp độ 2 – biện pháp phản hồi Cấp độ n: Rủi ro cấp độ n – biện pháp phản hồi

Trang 39

2.4 Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây.

Là một phần quan trọng quyết định thành công của một dự án xây dựng, quản

lý chất lượng dự án đã và đang được nghiên cứu rộng rãi bởi rất nhiều học giả trêntoàn thế giới Một số các nghiên cứu tiêu biểu:

 Tác giả K N Jha & K C Iyer (2006) Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnhiệu suất chất lượng trong các dự án xây dựng

Bảng 2.2 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả K N Jha & K C Iyer (2006)STT Tên nhân tố

1 Năng lực của quản lý dự án

2 Người đứng đầu quản lý

3 Giám sát và phản hồi của những người tham gia dự án

4 Điều kiện làm việc thuận lợi

5 Cam kết của tất cả các thành viên tham gia dự án

6 Năng lực của chủ đầu tư

7 Tương tác giữa các thành viên tham gia dự án - bên trong

8 Tương tác giữa các thành viên tham gia dự án - bên ngoài

9 Sự phối hợp giữa các thành viên tham gia dự án

10 Nguồn nhân lực đào tạo sẵn có

11 Thường xuyên cập nhật kinh phí

12 Xung đột giữa các thành viên tham gia dự án

13 Quản lý dự án thiếu hiểu biết

14 Môi trường kinh tế xã hội

15 Năng lực chủ đầu tư yếu

16 Thiếu quyết đoán của những người tham gia dự án

17 Điều kiện khí hậu khắc nghiệt

18 Đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu

19 Thái độ tiêu cực của những người tham gia dự án

20 Lỗi khái niệm dự án

 Tác giả Teena Joy (2014) Một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới chấtlượng công trình xây dựng

Trang 40

Bảng 2.3 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả Teena Joy (2014).

STT Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng

1 Sự phù hợp giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn

10 Lựa chọn của nhà thiết kế

11 Thiếu thông tin liên lạc

12 Hệ thống ( chất lượng, an toàn)

13 Sự phối hợp giữa các bên

14 Thiết kế

15 Hồ sơ hợp đồng

 Tác giả: Adnan Enshassi, Sherif Mohamed, Saleh Abushaban (2009) Yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả thi công xây dựng dự án trong dải Gaza

Bảng 2.4 Tổng hợp các nhân tố từ tác giả Adnan Enshassi, et (2009)

STT Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng

1 Sự phù hợp với đặc điểm kỹ thuật

2 Thiếu thông tin về tin cá nhân có kinh nghiệm và trình độ cao

3 Chất lượng của các thiết bị và nguyên vật liệu trong dự án

4 Sự tham gia của các cấp quản lý có quyết định

5 Hệ thống đánh giá chất lượng trong tổ chức

6 Tập huấn, đào tạo chất lượng / hội nghị

Ngày đăng: 09/01/2019, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w