Cơ sở khoa học của đánh giá cảm quan: -Tính chất chung của hệ thống giác quan • Sự truyền dẫn thông tin • Sự mã hóa cường độ và bản chất kích thích • Ngưỡng cảm giác... VẤN ĐỀ 1: K
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM
GV: PHAN THỊ THANH HIỀN
Nha trang, tháng 11 năm 2012
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Meilgaard – Civille – Carr, 1999 Sensory evaluation techniques CRC Press
Boca Raton – London – New York Washington, D.C
• Robert C Hootman, 1992 Descriptive analysis testing for sensory evaluation
American Society for testing and materials
• Harry T Lawless Hildegarde Heymann Biên dịch Nguyễn Hoàng Dũng, 2007
Đánh giá cảm quan thực phẩm nguyên tắc và thực hành NXB ĐHQG TPHCM
• Harry T Lawless Hildegarde Heymann Biên dịch Nguyễn Hoàng Dũng, 2007
Đánh giá cảm quan thực phẩm nguyên tắc và thực hành NXB ĐHQG TPHCM
• Nguyễn Hoàng Dũng, 2006 Đánh giá cảm quan Giáo trình Đại học Bách Khoa
TP Hồ chí Minh
• Hà Duyên Tư, 2010 Kỹ thuật đánh giá cảm quan thực phẩm Giáo trình Đại học
Bách Khoa Hà Nội
• Tổng cục đo lường chất lượng Việt nam, TCVN 3215 – 79
Trang 4Tự nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo
luận
Vấn đề 2 6 2 2 20 25 45 Vấn đề 3 2 0 1 10 16 29
Trang 51 Tham gia học trên lớp (TGH): chuẩn bị bài tốt, tích
cực thảo luận…
Điểm danh, quan sát 5
3 Hoạt động nhóm (HĐN) Trình bày báo cáo 15
4 Kiểm tra giữa kỳ (KT) Viết 15
5 Kiểm tra đánh giá cuối kỳ (KTCK) 0
6 Thi kết thúc học phần (THP) Viết 50 ĐHP = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số + THP× tr.số ĐQT = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số
Trang 6VẤN ĐỀ 1:
KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
THỰC PHẨM
Trang 7NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1
1 Tính chất cảm quan thực phẩm
2 Vai trò của đánh giá cảm quan thực phẩm
3 Cơ sở khoa học của đánh giá cảm quan:
-Tính chất chung của hệ thống giác quan
• Sự truyền dẫn thông tin
• Sự mã hóa cường độ và bản chất kích thích
• Ngưỡng cảm giác
Trang 8NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1
- Các giác quan
• Mùi và khứu giác
• Vị và vị giác
• Màu sắc và thị giác
• Âm thanh và thính giác
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo cảm quan
• Các yếu tố liên quan đến sinh lý người thử
• Các yếu tố liên quan đến tâm lý người thử
• Các yếu tố khác
4 Phòng thí nghiệm đánh giá cảm quan
Trang 9VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
- Tính chất cảm quan của thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm dùng để ăn, uống Những sản phẩm dùng để ăn uống thì việc đánh giá, lựa chọn và sử dụng nó trước hết được xác định trực quan được gọi là các tính chất cảm quan
Các tính chất cảm quan của thực phẩm chiếm vị trí rất quan trọng đối với chất lượng của 1 sản phẩm
Các tính chất đó bao gồm: Màu sắc, cấu trúc, mùi, vị
Những tính chất trên đây có thể đo đạc được bằng cơ quan cảm giác, thậm trí có tính chất chỉ có thể đo và xác định được bằng các cơ quan cảm giác (như tính chất mùi và mùi - vị)
Các hoạt động đó cho phép chúng ta hiểu biết, so sánh và lựa chọn sản phẩm và được gọi là Đánh giá cảm quan hay Phân tích cảm quan mà chúng
ta sẽ nghiên cứu
Trang 10VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
- Đánh giá cảm quan thực phẩm
Định nghĩa
Đánh giá cảm quan thực phẩm là một phương pháp khoa học được
sử dụng để gợi lên, đo đạc, phân tích và giải thích cảm giác đối với các sản phẩm vốn được nhận biết thông qua các giác quan: Thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác
Trang 11VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Vai trò của đánh giá cảm quan thực phẩm
Trang 12VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Cơ sở khoa học của đánh giá cảm quan:
- Tính chất chung của hệ thống giác quan
Sự truyền dẫn thông tin
Phải có cơ chế kích thích như các chất hoá học trong kích thích mùi vị, ánh sáng trong kích thích thị giác, âm thanh trong kích thích thính giác
- Cơ quan thụ cảm giác quan là những trung tâm bề mặt (đặc trưng nhất ở vị giác và khứu giác)
- Năng lượng ban đầu của các kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm rất yếu, khoảng từ 10-20 đến 10-19 J
Trang 13VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Cơ sở khoa học của đánh giá cảm quan:
- Tính chất chung của hệ thống giác quan
Sự truyền dẫn thông tin
Tại đấy thông tin được khuyếch đại và truyền dưới dạng điện nhờ 2 ion K+ và Na+ Phần lớn những ion này nhận được trong quá trình chuyển hoá trong tế bào
Quá trình vận chuyển thông tin diễn ra khá phức tạp qua những khớp thần kinh để tới bán cầu đại não
• Cường độ của chất kích thích được xác định bởi tần số của dòng
điện
• Bản chất kích thích (vị chua, mặn, khét… ) được xác định bởi một
số cơ chế khá phức tạp
Trang 14VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Sự truyền dẫn thông tin
• Xác định các sợi tạo dây thần kinh cảm giác Tổng số các sợi này có tới hàng triệu ở các cơ quan thụ cảm Vì vậy sẽ có vô vàn hình dáng không gian khác nhau của các kích thích
• Những kích thích này khi được truyền lên não sẽ được lưu lại và nhớ được
Đường dẫn truyền thông tin cảm giác
Trang 15VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Sự mã hóa cường độ và bản chất kích thích
• Do đó có thể khẳng định được rằng chức năng chuyển tín hiệu kích thích thành điện thế hoạt động của trung tâm thụ cảm là chức năng quyết định hoàn toàn sự mã hóa cường độ thông tin cảm giác
Trang 16VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Sự mã hóa cường độ và bản chất kích thích
Bản chất kích thích:
- Đã có những thực nghiệm chỉ ra rằng những trung tâm thụ cảm hoàn toàn giống nhau
- Mỗi kích thích chỉ có thể kích thích được trung tâm thụ cảm tối đa
là khoảng 50% các tổ hợp của các sợi dây thần kinh
- Mỗi một kích thích ứng với một tổ hợp nhất định một cảm giác đặc trưng và có thể nhớ được
Tuy nhiên bản chất của một kích thích không độc lập với bộ mã về cường độ
Trang 17VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Trang 18VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Các giác quan
• Vị và vị giác
Khái niệm: Vị là một cảm giác hóa học gây ra bởi các phân tử
hay ion trong dung dịch khi tiếp xúc với các cơ quan thụ cảm vị, ở người các cơ quan này nằm trên mặt lưỡi, trong vòm miệng và yết hầu
4 vị cơ bản với 4 chất gây vị đặc trưng: Ngọt (đường
sacharose), mặn (muối ăn), chua (acid citric), đắng (cafein)
Trang 19
VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Các giác quan
• Các vị cơ bản: Có 4 loại gai vị giác phân bố trên bề mặt lưỡi tương
ứng với các vùng cảm nhận cực đại của bốn vị cơ bản
• 4 vị: Ngọt, mặn, chua, đắng
Trang 20VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
• Vị ngọt: Do sự có mặt của nhóm – CH2OH, - CO, - CHOH, - NH2, các chất cho vị ngọt là các loại đường, metyl clorua, chloroform, nitro etan, glyxerin, saccarin
Đường sacharose được dùng làm chất ngọt tiêu chuẩn
• Vị mặn: Phụ thuộc vào sự có mặt của muối kim loại, LiCl và
NaBr có vị mặn gần giống NaCl Các muối đơn có trọng lượng phân
tử càng lớn thì càng đắng, ví dụ: KCl, MgCl2…
NaCl là chất có vị mặn tiêu chuẩn
Trang 21VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
• Vị chua: Phụ thuộc vào sự có mặt của nhóm H+, vì vậy các loại axit hữu cơ và vô cơ đều có vị chua Độ chua giảm dần: acid Clohydric > lactic > malic > tactric > axetic > xitric
Axit xitric được làm chất có vị chua tiêu chuẩn
• Vị đắng: Phụ thuộc vào sự có mặt của nhóm: - NO2 – N =, = N =,
- SN =, - S - ,S Các chất có vị đắng: Kinin, cafein, cocain, nicotin, mocphin, trionin, trinitrotoluen…
Cafein được dùng làm chất đắng tiêu chuẩn
Trang 22VẤN ĐỀ 1: Khái quát về đánh giá CQTP
Các vị của thức phẩm biến đổi nhiều do điều kiện ngoại cảnh và bản thân của thực phẩm, nồng độ và thành phần của chất vị đều làm thay đổi vị của thực phẩm
Ngoài 4 vị cơ bản ta còn thấy hàng loạt vị khác như: Vị nóng, vị cay, vị the, vị chát, vị béo …
• Chồi vị giác để cảm nhận các vị:
• Ngọt nằm ở đầu lưỡi
• Mặn nằm ở hai mép lưỡi (bên ngoài)
• Chua nằm ở hai mép lưỡi (bên trong)
• Đắng nằm ở cuối lưỡi
Trang 23Cấu tạo cơ quan vị giác
Mặt cắt ngang của lưỡi
Bề mặt lưỡi được bao phủ bởi các nhú có hình dạng, kích thước khác nhau Đó là các gai vị giác
Có 4 loại gai vị giác phân bố trên bề mặt lưỡi tương ứng với các vùng cảm nhận cực đại của bốn vị cơ bản Trên mỗi gai chứa hàng trăm đến hàng nghìn tổ hợp chặt chẽ gọi là chồi vị giác
Chồi vị giác được cấu tạo từ 4 loại tế bào cơ bản Trong đó các loại tế bào 3 đóng vai trò trực tiếp nhận tín hiệu kích thích gọi là tế bào nhận hay tế bào thụ cảm
Trang 24 Ở đây có một sự chuyển tiếp nữa, nơi mà sự phân tích thêm về các xung lực vị giác được thực hiện trước khi thông tin được chuyển qua bộ phận
vỏ não tham gia vào sự nhận thức thực sự có ý nghĩa về vị giác
Tầm quan trọng của vị trong các chỉ tiêu cảm quan của thực phẩm, mùi vị
thường khoảng 30 - 40% hoặc 50% (rượu)
Trang 25 Mùi và khứu giác
Khái niệm
Mùi là cảm giác hoá học gây ra bởi sự tác động của các phân tử chất bay
hơi sau khi vào mũi bị hoà tan trong chất lỏng của niêm dịch mũi với
nhưng cơ quan thụ cảm nằm trên lông mao của màng nhầy khứu giác
Các mùi cơ bản, có 7 mùi cơ bản:
• Mùi băng phiến
Trang 26• Cấu tạo cơ quan khứu giác
Hoạt động của hệ khứu giác
1 Phân tử mùi dính vào cảm nhận mùi
2 Tế bào cảm nhận mùi bị kích thích
và gửi tiến hiệu điện
3 Tín hiệu điện tập trung vào các khứu cầu
4 Tín hiệu điện chuyển về não
Các thụ thể cảm giác về mùi được thấy
trong vòm của khoang mũi, ngay bên dưới
thuỳ trán của não
Đây được gọi là vùng khứu giác và
được xếp chặt bằng hàng triệu tế bào nhỏ,
các tế bào khứu giác
Mỗi tế bào khứ giác có khoảng một
chục lông nhỏ - lông rung – nhô ra trong
một lớp dịch nhầy
Dịch nhầy giữ cho lông rung ẩm và có
nhiệm vụ như một thiết bị bắt các chất có
mùi, trong khi đó lông rung mở rộng hiệu
quả vùng của mỗi tế bào khứu giác và như
vậy tăng thêm tính nhạy cảm của chúng ta
đối với mùi
Trang 27• Cơ chế nhận mùi
Điều không hiểu rõ là làm thế nào những số lượng nhỏ chất hoá học cho ta các mùi được gây ra trong tế bào khứu giác, nhưng nó được cho là các chất này hoà tan trong các dịch nhầy bao quanh các lông rung
Các thông tin này được đưa ngay qua xương sàng qua các sợi thần kinh cảm giác và đi vào hành khứu giác trong não
Thông tin được nhận dạng và mùi trở nên một dữ liệu có ý thức
Mũi có thể nhận biết mùi của những chất bay hơi có nồng độ rất thấp khoảng từ 10 7 – 10 17 phân tử trong 1ml không khí
Thể tích không khí trên bề mặt thoáng phải như nhau
Khi ngửi, mũi phải để cách sản phẩm một khoảng cách như nhau đối với tất cả các mẫu
Trang 28 Màu sắc, hình dáng và thị giác
Màu sắc, hình dạng
Cảm giác màu, hình dáng nhận được là do tác động của chùm ta
sáng lên mắt Mắt người nhận chùm tia sáng có bước sóng trong khoảng 380nm – 740nm
Nhận tia sáng của mắt người
Trang 29 Các chất màu
• Các chất màu trong thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên:
– Clorophin, diệp lục hay sắc tố xanh lá cây
– Carotenoit: Có trong lục lạp, làm cho quả và rau có màu da cam, màu vàng
và đôi khi màu đỏ
– Các sắc tố flavonoit có trong các không bào, có màu đỏ, xanh và vàng
• Các chất màu từ các phản ứng tạo màu:
– Phản ứng giữa đường và axit amin
– Phản ứng dehydrat hóa các đường ( phản ứng caramen hoá )
– Phản ứng phân huỷ axit ascocbic, lomonic, maleic, tactric và một số axit hữu
cơ khác
– Phản ứng hợp chất phenol và axit amin (quinonamin)
– Phản ứng oxy hoá các hợp chất của sắt và tạo thành phức có màu
– Phản ứng tạo nên các sunfua kim loại có màu
– Phản ứng oxy hoá phenol, phản ứng cháy của lipit
Ngoài ra, các chất màu cũng có thể được bổ sung vào trong công đoạn hoàn
thành sản phẩm như các loại nước giải khát và bánh kẹo
Trang 30 Cấu tạo của mắt:
Hình cắt dọc của mắt
Cơ chế nhìn thấy
Ánh sáng đi vào thấu kính mắt và tập hợp trên võng mạc là nơi
các tế bào hình nón và hình que chuyển thành các xung thần kinh truyền về não thông qua các thần kinh thị giác
Trang 31 Cấu tạo xúc giác
Cơ quan xúc giác
Trang 32 Cơ chế cảm nhận của da
• Một số sợi thần kinh truyền thông tin xúc giác đi vào dây cột sống
và không dừng lại mà đi thẳng lên cuống não
• Các sợi này chủ yếu liên quan với cảm giác áp suất, đặc biệt là một điểm cảm giác áp suất riêng biệt rõ ràng
• Sự phân tích trong dây cột sống này lọc các cảm giác mà sau đó được truyền lên não
• Chất xám của dây cột sống ở đây có nhiệm vụ như một cổng điện, sao cho thông tin có thể bị chặn do sự đến trong cột sống của loại xung lực xúc giác nào đó, hạn chế lượng thông tin không quan trọng phải được truyền đi
Trang 33 Cơ chế cảm nhận của da (tt)
• Các đường xúc giác đến não này thành hai luồng:
- Một luồng đi khá trực tiếp đến cuống não và luồng kia được phân tích trước bởi các tế bào dây cột sống
- Làm cho các khía cạnh phân biệt tinh tế của xúc giác có thể được bảo vệ
• Có thể đánh giá chính xác lượng sức ép trong một cú va chạm và vị trí của nó, nhưng nếu sức ép quá lớn hay quá gắt, bộ phận phân tích đau sẽ bị liên quan qua các mối liên kết trong dây cột sống
Trang 34 Âm thanh và thính giác
Âm thanh nhận biết được là kết quả của một sóng âm truyền trong môi trừơng đàn hồi đồng nhất và tác động lên màng nhĩ tai
Tai người nhận biết âm thanh có tần số trong khoảng 20 – 20000
Hz Ngoài giới hạn đó tần số f < 20Hz gọi là hạ âm và > 20000 Hz gọi là sóng âm cao, siêu âm
Cấu trúc của tai
Cấu tạo cơ quan thính giác
Trang 35• Quá trình cảm nhận âm thanh
Âm thanh đi vào ống tai khiến cho màng nhĩ rung động
Các dao động được truyền qua các xương nhỏ tăng cường áp suất của sóng âm thanh và truyền những dao động đến cửa số bầu dục – một màng trên lối vào ốc tai
Đồng thời các chuyển động rung động của cửa sổ tròn làm ổn định
áp suất bên trong tai trong
Chất dịch chứa đầy ốc tai truyền các làn sóng dọc theo ống xoắn tiền đình và vòng vào ống xoắn màng nhĩ, làm cho lá nền phân cách chúng rung động
Các tế bào thụ cảm dạng lòng (các cơ quan corti: chứa đựng các thụ thể thính giác) các tế bào này tạo ra những xung lực thần kinh được đưa dọc theo dây thần kinh ốc tai đến não
Trang 36 PHÒNG CẢM QUAN, MẪU THỬ VÀ HỘI ĐỒNG
• Kiểm soát phép thử:
Môi trường phòng thử cảm quan, sử dụng vách ngăn hay bàn tròn, ánh sáng, không khí, khu vực chuẩn bị, khu vực vào và ra
• Kiểm soát sản phẩm thử:
Các trang thiết bị sử dụng, chọn mẫu thử, chuẩn bị mẫu thử, đánh
số, mã hóa và phục vụ mẫu thử cho cảm quan viên
• Kiểm soát hội đồng đánh giá:
Qui trình thử sản phẩm, các câu hỏi cho hội đồng đánh giá
Trang 37 PHÒNG CẢM QUAN, MẪU THỬ VÀ HỘI ĐỒNG (tt)
• Thiết kế phòng cảm quan
Buồng thử Khu vực chuẩn bị
Buồng thử
Trang thiết bị văn phòng
Khu vực cửa vào/ra
Khu vực lưu trữ
Trang 38• Mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử
- Đồ dùng dao nĩa, đồ đựng bằng nhựa và bao nhựa không phù hợp
- Không nên sử dụng các loại thớt, tô chén, dụng cụ khuấy trộn bằng gỗ
- Dụng cụ chứa sản phẩm, chuẩn bị mẫu thử và trình bày mẫu nên bằng thủy tinh, sứ tráng men hay thép không gỉ
- Cỡ mẫu, sản phẩm kèm theo, nhiệt độ mẫu
Thứ tự trình bày mẫu phải được cân bằng
- Việc trình bày mẫu cũng phải ngẫu nhiên
- Mã số gắn cho mẫu thử có thể tạo nên sai lệch
- Số lượng mẫu thử
- Lấy mẫu: Ghi chép lại c các thông số, dữ liệu sản phẩm
Trang 39• Thứ tự ngẫu nhiên của con số 1- 9 thành nhóm 3 số
Trang 40• Hội đồng/cảm quan viên:
Hướng dẫn kỹ càng về cách thử sản phẩm, sử dụng phiếu trả lời
CQV nắm rõ qui trình thử
CQV hiểu và quen thuộc với thiết kế của phiếu trả lời