• Giới thiệu phép thử • Nguyên tắc thực hiện • Cách tiến hành
Giới thiệu phép thử:
• Trong thực tế nhiều khi muốn so sánh nhiều mẫu với nhau về nhiều tính chất cảm quan ở mức độ khác nhau.
• Phép thử cho điểm thường dùng để xác định xem mức độ khác nhau về một tính chất cảm quan nào đó giữa hai hay nhiều sản phẩm là bao nhiêu.
Nguyên tắc
• Trong phép thử này người thử sẽ nhận được đồng thời tất cả sản phẩm cần đánh giá.
• Những người này thường là những chuyên gia cảm quan, đã có thời gian dài huấn luyện và làm việc trong lĩnh vực này.
• Sau khi nếm thử, người thử sẽ đánh giá cường độ của tính chất cảm quan của mỗi sản phẩm thông qua một điểm số tương ứng với một thuật ngữ mô tả cường độ của tính chất ấy đã được quy định sẵn.
• Thang điểm thường dùng trong phép thử này là thang 6 điểm. Thang điểm hay thuật ngữ mô tả cường độ là do người điều hành thí nghiệm lựa chọn, tuy nhiên cần tránh những thuật ngữ không rõ nghĩa.
Phương pháp tiến hành
Mô tả thí nghiệm
Chuẩn bị phiếu chuẩn bị
Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị phiếu trả lời
Thu thập kết quả và xử lý kết quả
Xử lý kết quả:
• Trong trường hợp 3 mẫu trở lên người ta thường dùng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Phương pháp giúp tính được chuẩn F để kiểm định xem liệu 3 mẫu có khác nhau không?
• Nếu có ta sẽ dùng chuẩn tiếp tsudent để xác định mẫu nào khác mẫu nào.
• Một câu hỏi nữa đặt ra là các thành viên cho điểm có khác nhau hay không? Nếu có ai cho điểm cao hơn ai?
• Chuẩn F là tương quan giữa phương sai tính riêng cho từng yếu tố (mẫu hay người thử) so với phương sai sai số của thực nghiệm.
• Nếu giá trị F tính được lớn hơn hoặc bằng giá trị Ftc ở một mức ý nghĩa nào đó thì sự̣ khác nhau 2 yếu tố là ở mức ý nghĩa đó.
Ví dụ:
Một nhà sản xuất nước mắm muốn thay đổi nhà cung cấp nguyên liệu cá. Nhà sản xuất muốn kiểm tra lại sự thay đổi nguyên liệu này có dẫn đến sự thay đổi vị ngọt của 3 sản phẩm nước mắm không?
Mô tả thí nghiệm:
• Lựa chọn phép thử cho điểm
• Hội đồng gồm 15 thành viên với 1 lần thử.
• Trong mỗi lần thử nếm, mỗi người thử nhận được 1 bộ mẫu gồm 3 mẫu đã mã hóa, mỗi mẫu 25ml nước mắm.
• Mẫu được đựng trong cốc thủy tinh trong • Nhiệt độ phòng đánh giá là thường
• Hội đồng cảm quan là các chuyên gia cảm quan và được huấn luyện trước
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
Phép thử cho điểm
Tính chất: Độ ngọt Nước mắm A Nước mắm B Nước mắm C
Ngày thử: 10/10/2010
Mã số sử dụng sản phẩm A: 342, 573, 467, 795 ... Mã số sử dụng sản phẩm B: 671, 983, 234, 894 ... Mã số sử dụng sản phẩm C: 522, 798, 649, 531 …
Người thử Trình bày mẫu Mã số Kết quả Nhận xét
A B C 1 ABC 342, 671; 522 1 ABC 342, 671; 522 2 CBA 3 BCA ... 15
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan PHIẾU TRẢ LỜI
Phép thử cho điểm Họ và tên: …..
Ngày thử: 10/04/2012
Trước khi bắt đầu, đề nghị súc miệng bằng nước và nhổ ra. Bạn nhận được 3 mẫu đã mã hóa. Hãy thử 3 mẫu từ trái qua phải, ghi lại mã số và cho biết 3 mẫu có độ ngọt cho điểm tương ứng từng mẫu.
Chú ý: Súc miệng với nước giữa các mẫu thử và nhổ tất cả mẫu và nước.
Không ngọt: 0 Ngọt nhẹ: 3
Có vị ngọt: 1 Ngọt vừa: 4
Ngọt rất nhẹ: 2 Ngọt tự nhiên hài hòa của nguyên liệu: 5
Trả lời: Mẫu Điểm
Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Phép thử cho điểm
Mục đích: So sánh độ ngọt của 3 mẫu nước mắm A ,B, C sử dụng phép thử cho điểm.
Mô tả thí nghiệm: Hội đồng cảm quan gồm 15 người thử đã qua huấn luyện với 1 lần thử. Mẫu thử được chuẩn bị và nếm trong điều kiện nhiệt độ phòng thường. Trong thí nghiệm đã sử dụng phương pháp phân tích phương
sai ANOVA và dùng chuẩn tiếp tsudent để xứ lý kết quả.
Kết quả: Kết quả tính toán đã chỉ ra rằng có sự giống nhau về độ ngọt giữa 3 sản phẩm.
Phụ lục: Phiếu chuẩn bị kết quả. Phiếu trả lời.