1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản phẩm mới tại ngân hàng TMCP sài gòn khóa luận tốt nghiệp

59 637 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 681 KB

Nội dung

Trong các hình thức cạnh trạnh như nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu, đầu tư công nghệ, thì việc phát triển đadạng các sản phẩm mới, d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Niên khóa 2012 – 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đại học và viết khóa luận này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thànhphố Hồ Chí Minh

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thờigian học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trương Thị Hồng đã dành rất nhiềuthời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Sài Gòn, đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết khóaluận

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình vànăng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhậnđược những đóng góp quí báu của quí thầy cô

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Sinh viên

Nguyễn Châu Mỹ Kim

Trang 4

Tp.HCM, ngày tháng năm 2014

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –

1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 12

1.2.2 Chức năng của các phòng ban 14

1.3 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 20

Trang 7

3.1.1 Phương hướng với SPDV cá nhân 46

3.1.2 Phương hướng với SPDV khách hàng doanh nghiệp 47

3.2 Các giải pháp phát triển SPDV mới 48

3.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng 48

3.2.1.2 Giải pháp phát triển công nghệ 48

3.2.1.3 Giải pháp Marketing và chăm sóc khách hàng 49

3.2.2.3 Với các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán 53

3.2.2.4 Với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 54

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả huy động một số sản phẩm cá nhân quý 1/2014 37

Bảng 2.2: Tình hình triển khai các dịch vụ cá nhân trong quý 1/2014 38

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện phát triển SPDN quý 1/2014 39

Bảng 2.4: Mạng lưới hoạt động của SCB 43

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TMCP : Thương mại cổ phần

SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Ebanking : Ngân hàng Điện tử

CNTT : Công nghệ thông tin

LỜI NÓI ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trênnhiều lĩnh vực Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũngphải mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng Trongbối cảnh chung đó, các NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng thamgia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh vì khi đó thị trường trong nước không còn

Trang 10

mức bảo hộ cao như trước, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu vàcạnh tranh ngay tại “sân nhà” của mình

Trong các hình thức cạnh trạnh như nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ

sở hữu, duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu, đầu tư công nghệ, thì việc phát triển đadạng các sản phẩm mới, dịch vụ mới và tiện ích ngân hàng là hết sức cần thiết vàđược xem là một biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực canhtranh và thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập và hoạt động trên cơ sở hợpnhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP ĐệNhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) Ngânhàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày01/01/2012, Sau gần 3 năm hợp nhất ngân hàng SCB đã bước đầu đạt được nhữngthành tựu tiến bộ đáng kể Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công đóchính là việc ban Quản trị cũng như ban Giám đốc đã thay đổi định hướng kinh doanhnói chung và chiến lược phát triển sản phẩm nói riêng Tuy nhiên, để thành công trongcạnh tranh cũng như để phát triển sàn phẩm mạnh mẽ, đáp ứng như cầu khách hàng thìSCB cần phải đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ đúng đắn và phù hợp hơn nữa với

xu thế phát triển hiện này

Vì lý do đó, đề tài “Phát triển sản phẩm mới tại ngân hàng TMCP Sài Gòn-”được thực hiện để nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới tại ngânhàng TMCP Sài Gòn đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm,dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn

1. Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng và quy trình phát triển sản phẩm, đánh

giá những thuận lợi và khó khăn cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quá trìnhphát triển sản phẩm mới tại SCB Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm, dịch vụ của SCB

2. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đánh giá những sản phẩm, dịch vụ hiện tại, nghiên

cứu quy trình phát triển sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩmdịch vụ của SCB trong năm 2013

Trang 11

3. Phương pháp nghiên cứu: khóa luận sử dụng các phương pháp thống kê, phân

tích, so sánh với nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thườngniên, từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, các bài báo, bài nghiên cứu tổng hợpqua các tạp chí, tập san, website

4. Cấu trúc của đề tài:

Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn

Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG

TMCP SÀI GÒN – HỘI SỞ

1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng SCB hiện nay được hợp nhất từ 3 ngân hàng gồm ngân hàng TMCP SàiGòn, ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, ngân hàng TMCP Đệ Nhất

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank

Tên thương hiệu: SCB

Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp HCM

Tổng tài sản: ngày 31/11/2012, tổng tài sản của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài

Gòn là 149.206.000.000.000 đồng

Vốn điều lệ: ngày 31/11/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài

Gòn là 10.584.000.000.000 đồng (mười ngàn năm trăm tám mươi bốn tỷ đồng)

Được cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN ngày 26/12/2011 của Thống đốc NHNN

về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tựnguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngânhàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất)chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012

Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợpnhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 04 ngânhàng có quy mô hoạt động lớn trong 14 ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại TP.HCM Cụ thể tính đến 01/01/2012: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngânhàng đã đạt khoảng 144.814 tỷ đồng và , Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế vàdân cư của ngân hàng đạt 78.609 tỷ đồng Dư nợ cho vay là 66.070 tỷ đồng Lợi nhuậnsau thuế thuế lũy kế đạt trên 294 tỷ đồng Số lượng nhân sự là 4.185 người Hệ thốngmạng lưới của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh,phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch là 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúpkhách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất

2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

Trang 13

1 Cơ cấu tổ chức

Trang 14

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức SCB

Trang 16

2 Chức năng của các phòng ban

i Khối doanh nghiệp

Phòng sản phẩm doanh nghiệp: Nghiên cứu và phát triển các chính sách/sản

phẩm, dịch vụ (ngoại trừ các dịch vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ, các sản phẩm pháisinh thuộc mảng kinh doanh tiền tệ và các sản phẩm thuộc chức năng của cácphòng ban khác) dành cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp (trừ các tổ chức làngân hàng)

Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp:

• Tham mưu giúp ban Tổng Giám đốc trong việc xây dựng, phát triển các kếhoạch ngân sách trong quan hệ khách hàng doanh nghiệp, phân tích thị trường,lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu

• Xây dựng chính sách khách hàng, chương trình tiếp thị để mở rộng khách hàngdoanh nghiệp và hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động an toàn vàhiệu quả

Phòng đầu tư: Kinh doanh, quản lý, xây dựng chiến lược và thực hiện kinh doanh

với mục tiêu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua các hoạt động: đầu tư tàichính, ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác theo sự chỉ đạo của Tổng Giámđốc

Phòng tác nghiệp tài trợ thương mại:

• Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý tác nghiệp nghiệp vụ tàitrợ thương mại của toàn hệ thống ngân hàng

• Phối hợp với các đơn vị liên quan cải tiến các sản phẩm tài trợ thương mại,thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài trợ thương mại

ii Khối ngân hàng bán lẻ

Phòng sản phẩm cá nhân: Nghiên cứu và phát triển các chính sách/sản phẩm,

dịch vụ (ngoại trừ các dịch vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinhthuộc mảng kinh doanh tiền tệ và các sản phẩm thuộc chức năng của các phòngban khác) dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể - khách hàng cánhân trong toàn hệ thống ngân hàng

Trang 17

Phòng dịch vụ khách hàng: Xây dựng, triển khai công tác hỗ trợ khách hàng

trong giao dịch, xử lý than phiền, khiếu nại của khách hàng, tiếp thị, tư vấn, chàobán sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng qua các kênh giao tiếp gián tiếp (điện thoại,fax, email, webchat, …)

Phòng tác nghiệp thẻ: Tham mưu chiến lược phát triển về lĩnh vực thẻ và các

kênh dịch vụ về ngân hàng điện tử, quản lý, đào tạo, kiểm tra, giám soát hoạt độngtác nghiệp thẻ và ngân hàng điện tử nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định vàhiệu quả

iii Khối pháp chế và tuân thủ

Phòng pháp chế: Tư vấn pháp luật cho Ban lãnh đạo, chủ động kiến nghị với các

cơ quan quản lý nhà nước các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt độngkinh doanh để đảm bảo hoạt động Ngân hàng đúng pháp luật và thông suốt

iv Khối kinh doanh tiền tệ

Phòng kinh doanh ngoại hối

• Xây dựng phát triển kinh doanh các hoạt động kinh doanh các sản phẩm ngoại

tệ, vàng (FX) và các sản phẩm phát sinh có liên quan đến ngoại hối trong toàn

hệ thống

• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng (FX) và các sản phẩm phát sinh trongphạm vi hạn mức được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Hội đồng ALCO,Phòng hỗ trợ ALCO nhằm đảm bảo thanh khoản

• Kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm ngoại tệ, vàng và pháisinh ngoại hối trong toàn hệ thống

Phòng kinh doanh tiền tệ:

Trang 18

• Xây dựng và phát triển sản phẩm Money Market và sản phẩm phát sinh có liênquan đến kinh doanh tiền tệ

• Kinh doanh các sản phẩm Money Market, sản phẩm phái sinh tiền tệ, giấy tờ

có giá trong hạn mức được phê duyệt

• Thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ theo yêu cầu của Hội đồngALCO, nhằm đảm bảo thanh khoản và các hạn mức rủi ro

Phòng định chế tài chính: Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các

định chế tài chính trong và ngoài nước, quản lý tài khoản Nostro trong và ngoàinước, phát triển kinh doanh

v Trung tâm quản lý nguồn

Phòng quản trị nguồn vốn: Quản trị nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh

doanh và bảo đảm thanh khoản của SCB

Phòng hỗ trợ ALCO: Xây dựng các chính sách quản lý tài sản – nợ nhầm nâng

cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Ngân hàng Giám sát các đơn vị thực hiệnchính sách theo chỉ đạo của ALCO, đóng vai trò trung tâm vốn của Ngân hàng

vi Khối tài chính kế hoạch

Phòng hệ thống thông tin quản lý (MIS):

• Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin quản lý

• Tổ chức tập trung và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phục vụ kịpthời công tác quản trị điều hành

Phòng tài chính kế hoạch

• Tham mưu, điều phối công tác xây dựng và giám sát thực hiện chiến lược phát

Trang 19

triển của Ngân hàng, kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.

• Thực hiện công tác nghiên cứu tổng hợp thông tin trong và ngoài Ngân hàng để

hỗ trợ cho các bộ phận chuyên môn khác

Ban mua sắm tập trung: Thực hiện quản lý và mua sắm tài sản cần thiết cho hội

sở và các đơn vị

vii Khối quản lý rủi ro

Phòng quản lý rủi ro tín dụng: Xây dựng và quản lý chính sách tín dụng, quản lý

danh mục tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng

Phòng quản lý rủi ro thị trường: Quản lý rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro lãi

suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá chứng khoán và các hàng hóa khác) Quản lý các tỷ lệ

an toàn trong hoạt động Giám sát tình hình rủi ro thanh khoản của toàn hệ thốngNgân hàng

Phòng quản lý rủi ro vận hành: Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro vận hành của

Ngân hàng và tham mưu về rủi ro vận hành giúp các cấp phê duyệt ra quyết địnhđảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả

viii Khối hỗ trợ tín dụng và khai thác tài sản

Phòng định giá và quản lý tài sản đảm bảo:

• Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc xây dựng các chính sách vềcông tác thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo

• Thẩm định và tái thẩm định tài sản đảm bảo

• Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý,chứng từ và quản lý tài sản đảm bảo cho toàn hàng

Trang 20

• Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác quản lý tài sản đảm bảo cho các đơn

vụ, thương hiệu, thông tin hoạt động, …)

• Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp cho Ngân hàng

Phòng phát triển mạng lưới: Thực hiện chức năng phát triển mạng lưới kênh

phân phối.Thực hiện chức năng quản lý mạng lưới kênh phân phối

Phòng hành chính quản trị: Là phòng chuyên môn thuộc Khối nghiệp vụ hỗ trợ,

thực hiện các chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được vậnhành thông suốt, mạng lại hiệu quả, an toàn và tiết kiệm trong kinh doanh

Phòng xây dựng cơ bản:

• Triển khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng cơ bản của toàn hệ thống

• Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng cơ bản.Triển khai thựchiện các hạng mục cải tạo, sửa chữa nhỏ

Trung tâm thanh toán và ngân quỹ

Phòng thanh toán:

• Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện công tácthanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng và phù hợpvới thông lệ quốc tế

Trang 21

• Đại diện cho Ngân hàng tham gia vào các hệ thống thanh toán điện tử củaNgân hàng Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, tổ chức tín dụng trong và ngoàinước (SWIFT, Western Union, Citidirect, VCB Money …)

Phòng ngân quỹ: Là phòng chuyên môn có chức năng quản lý, thực hiện nghiệp

vụ Kho quỹ trong toàn hệ thống Ngân hàng

Trung tâm quản trị nguồn nhân lực

Phòng tổ chức nhân sự: tham mưu, thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ nhân

viên chất lượng cao cho Ngân hàng; quản lý, phát triển nguồn nhân lực

x Khối công nghệ thông tin (CNTT)

Trung tâm vận hành và phát triển ứng dụng

Phòng vận hành core: Triển khai và vận hành hệ thống tại Trung tâm dữ liệu,

triển khai phần mềm COREBANKING, hệ thống COREBANKING, công táckiểm tra, nghiệm thu và bàn giao, đào tạo cho các đơn vị

Phòng vận hành thẻ và NHĐT: Tham mưu chiến lược kinh doanh thẻ và các dịch

vụ eBanking; vận hành và quản lý hoạt động thẻ, ebanking nhằm đạt mục tiêu kinhdoanh của ngân hàng

Trang 22

thống thông tin, dữ liệu trên hệ thống ngân hàng lõi.

• Xây dựng các ứng dụng phần mềm ngoài hệ thống ngân hàng lõi

Phòng hạ tầng kỹ thuật: Triển khai hạ tầng, quản trị mạng tại Đơn vị, đảm bảo

hoạt động liên tục hệ thống công nghệ thông tin tại Đơn vị, quản trị hệ thống mạngtại Trung tâm dữ liệu

3 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013

Trong năm 2013, SCB đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một cáchlinh hoạt và năng động nhằm giữ thị phần, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn huy độngmới, cải thiện cơ cấu huy động theo kỳ hạn theo hướng tăng huy động kỳ hạn trung dàihạn Theo đó, SCB đã triển khai đồng bộ các chương trình/sản phẩm/chính sách huyđộng nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định cao và các chính sách chămsóc khách hàng nhân dịp sinh nhật, các ngày Lễ, Tết và các chính sách dành cho nhữngđối tượng khách hàng đặc biệt như khách hàng nữ, khách hàng người cao tuổi, kháchhàng VIP

Tổng tài sản: Đạt 181.019 tỷ đồng, tăng 31.813 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 21,3% so với

cuối năm 2012 do SCB khôi phục và đẩy mạnh hoạt động liên ngân hàng đầu tưvào trái phiếu Chính phủ để góp phần tăng tính thanh khoản trong cơ cấu bảng cânđối kế toán của Ngân hàng

Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư: Đạt 147.098 tỷ đồng, tăng 55.956 tỷ

đồng, tỷ lệ tăng 61,4% so với cuối năm 2012 Đây là những nỗ lực đáng ghi nhậncủa tập thể CBNV toàn hệ thống SCB trong công tác huy động vốn, giúp SCB ổnđịnh thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính, thực hiện các mục tiêu tái cơ cấusau hợp nhất

SCB đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một cách linh hoạt và năngđộng nhằm duy trì và phát triển thị phần, cải thiện cơ cấu huy động theo kỳ hạn theohướng tăng huy động kỳ hạn trung dài hạn Theo đó, SCB đã triển khai đồng bộ cácchương trình/sản phẩm/chính sách huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư

có tính ổn định cao, áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng năng động, đáp ứngtốt nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau như khách hàng nữ, khách hàng

Trang 23

người cao tuổi, khách hàng VIP, …

Vay NHNN: Trả trước hạn toàn bộ khoản vay tái cấp vốn của NHNN Theo dự

kiến khoản vay này sẽ được tất toán vào Quý 4/2014, nhưng SCB đã hoàn trả toàn

bộ khoản vay này trong năm 2013

Huy động liên ngân hàng: Số dư 18.419 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so với cuối

năm 2012 Trong năm 2013, SCB đã thực hiện đúng cam kết với thị trường liênngân hàng, bình thường hóa quan hệ với các đối tác trên thị trường này

Dư nợ tín dụng: Đạt 89.004 tỷ đồng, tăng 849 tỷ đồng so với cuối năm 2012 Tín

dụng chỉ tăng nhẹ trong năm 2013 do SCB tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biệnpháp khác nhau trong đó có việc bán nợ cho VAMC, tập trung thực hiện mục tiêutăng trường chất lượng tín dụng

Đến cuối năm 2013, nợ quá hạn chiếm 1,9% và nợ xấu chiếm 1,6% tổng dư nợcho vay, giảm lần lượt là 6,9% và 5,6% so với cuối năm 2012 So với mục tiêu tái cơcấu năm 2013 thì SCB đã hoàn thành vượt kế hoạch khi đưa các tỷ lệ nợ quá hạn – nợxấu xuống dưới 3%

Như vậy, so với kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông 2012, kết thúc năm tài chính

2013, SCB đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:

• Tổng tài sản đạt 112,53% kế hoạch;

• Dư nợ cho vay hoàn thành 81,75% kế hoạch;

• Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 105,23% kế hoạch;

• Vốn điều lệ hoàn thành 90,51% kế hoạch;

• Lợi nhuận trước thuế hoàn thành 15,49% kế hoạch;

• Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt mức kế hoạch;

Kết luận chương 1

Từ 2014, ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các ngân hàng Việt, đồng thời hứa hẹn sẽ bùng nổ trong các năm tiếp theo Vì vậy gia tăng thị phần và đa dạng hóa loại hình SPDVgóp phần vào tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng Cùng với việc

Trang 24

kế thừa nền tảng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, SCB có nhiều tiền

đề cơ hội cũng như thách thức trong sự nghiệp phát triển dịch vụ ngân hàng

Trang 25

1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIẾN SẢN PHẨM DỊCH VỤ MỚI TẠI

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

1 Các sản phẩm dịch vụ hiện tại của ngân hàng

3 Sản phấm tiền gửi

a Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn là sản phẩm tiền gửi dành chokhách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại SCB với mục đíchchính là nhu cầu thanh toán và tiêu dùng

Mặc dầu huy động các loại tiền gửi VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD,nhưng số dư tiền gửi hiện tại chủ yếu là loại tiền gửi VNĐ và USD Tiền gửi thanhtoán cung cấp cho khách hàng cách thức quản lý tiền gửi an toàn và thuận tiện trongthanh toán nhờ những tiện ích từ các dịch vụ thanh toán kèm theo SCB đáp ứng chokhách hàng các công cụ để kiểm tra, quản lý, sử dụng sản phẩm nhanh chóng và đơngiản thông qua dịch vụ thanh toán tại quầy giao dịch, dịch vụ ngân hàng điện tử vàthuận tiện để sử dụng các dịch vụ khác như ATM, tín dụng, thanh toán quốc tế

Tiền gửi thanh toán có lãi suất thấp hơn so với các loại tiền gửi khác Tuy nhiên,khách hàng tổ chức có thể đạt được mức lãi suất cao hơn và lợi ích từ chương trìnhgiảm phí dịch vụ nếu tham gia “Sản phẩm đa lợi” Đây là một sản phẩm tích hợp vớitiền gửi thanh toán với mức lãi suất được tính dựa trên số dư duy trì của tài khoản

b Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn của SCB cung cấp cho khách hàng có nhu cầu gửi vốn theo

kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán Tiền gửi của khách hàng đượcquản lý thông qua một hợp đồng được ký kết giữa ngân hàng và người gửi tiền quyđịnh cụ thể về kỳ hạn, lãi suất, số tiền gửi và các hình thức thanh toán Tiền gửi nàyđược thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức nhưng hiện nay đối tượng kháchhàng tham gia chủ yếu là tổ chức

Trang 26

c Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm chủ lực tại SCB hiện nay cả về số dư và số lượngkhách hàng tham gia Để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng, SCB đãtriển khai nhiều các hình thức tiền gửi tiết kiệm với các lợi ích vượt trội

− Tiết kiệm thông thường đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạngửi, hình thức lĩnh lãi đa dạng và lãi suất hấp dẫn Sản phẩm có thủ tục mở và tấttoán tương đối đơn giản, thường không có các yêu cầu về duy trì tiền gửi đúng hạnnên khách hàng có thể rút tiền gửi nếu có nhu cầu sử dụng đột xuất Khi tình hìnhcạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, để thu hút nguồn vốn SCB đãtriển khai tiền gửi tiết kiệm thông thường kết hợp với ưu đãi về lãi suất hoặckhuyến mãi khách hàng gửi tiền

− Tiền gửi online có hình thức tương tự như tiền gửi tiết kiệm thông thường nhưngkhách hàng có thể sử dụng internet và công cụ bảo mật do SCB cung cấp để tựthực hiện mở và tất toán tài khoản tiết kiệm theo chương trình này Đây là mộtcách giao dịch thuận tiện cho khách hàng vì khách hàng không cần phải trực tiếpđến giao dịch tại ngân hàng, qua đó có thể chủ động được thời gian và không gian

để gia tăng lợi nhuận đồng vốn Tiền gửi online có thủ tục đăng ký ban đầu kháđơn giản thuận tiện cho các khách hàng tham gia

− Tiết kiệm dự thưởng là tiết kiệm có kèm theo chương trình dự thưởng để gia tănglợi ích cho khách hàng gửi tiền Tiết kiệm dự thưởng thường được triển khai trongmột khoảng thời gian nhất định từ một đến hai tháng và phải được đăng ký trướcvới Sở công thương Tiết kiệm dự thưởng thường có quy định cụ thể về kỳ hạngửi, số dự thưởng, hình thức trao giải thưởng, được hay không được rút vốn trướchạn SCB đã triển khai khá nhiều các chương trình dự thưởng, tùy vào thời gianthực hiện mà có sự thay đổi trong hình thức trao thưởng và khác biệt về giảithưởng nhưng về cơ bản được thiết kế tương tự nhau

Trang 27

4 Sản phẩm tín dụng

a Tín dụng ngắn hạn

− SCB cấp tín dụng kỳ hạn tối đa 12 tháng, trong đó SCB đáp ứng nhu cầu vay vốngắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể:

• Lãi suất cho vay cạnh tranh

• Xử lý hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả

• Rút vốn linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu Quý khách hàng

• Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và chuyên nghiệp; tác phong làm việc nghiêmtúc; hướng dẫn và tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về hồ sơ vay vốn, pháp

lý và các giải pháp tài chính hữu hiệu

− Đối với khách hàng cá nhân: nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng, SCBtập trung phát triển các nhóm sản phẩm tín dụng chính bao gồm:

• Cho vay cầm cố sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá và số dư tài khoản tiền gửi doSCB phát hành

• Cho vay tiểu thương trung tâm thương mại

• Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán

• Cho vay tiểu thương chợ

• Cho vay chứng minh năng lực tài chính

• Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng, trong đó nổi trội là sản phẩm “Cho vaythấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán”

− Đối với khách hàng doanh nghiệp, SCB đã triển khai nhiều sản phẩm nhằm tháo gỡkhó khăn và đồng hành cùng với doanh nghiệp như:

• Tài trợ xuất nhập khẩu – Ưu đãi doanh nghiệp

• Cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu

Trang 28

• Cho vay tiểu thương tại các trung tâm thương mại

• Cho vay VND tài trợ xuất khẩu với lãi suất USD

• Cho Vay Ngắn Hạn Bổ Sung Vốn Kinh Doanh

Trang 29

b Tín dụng trung và dài hạn

− SCB cung cấp tín dụng cung cấp nguồn vốn trung dài hạn cho khách hàng để đầu tưtài sản cố định phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh:

• Lãi suất cho vay cạnh tranh

• Xử lý hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả

• Rút vốn linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu Quý khách hàng

• Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và chuyên nghiệp; tác phong làm việc nghiêmtúc; hướng dẫn và tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về hồ sơ vay vốn, pháp

lý và các giải pháp tài chính hữu hiệu

− Đối với khách hàng cá nhân có các nhóm sản phẩm:

• Cho vay bổ sung vốn kinh doanh đối với tiểu thương

• Cho vay tiêu dùng đối với Khách hàng cá nhân

• Cho vay bổ sung vốn kinh doanh

• Cho vay mua nền nhà, căn hộ của các công ty liên kết với SCB

• Cho vay mua xe ô tô

• Cho vay mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng mới,sửa chữa, cải tạo nhà

− Đối với khách hàng doanh nghiệp có các nhóm sản phẩm:

• Cho vay thu mua lúa gạo

• Cho vay góp vốn vào doanh nghiệp, dự án kinh doanh

• Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

• Cho vay uỷ thác

• Cho vay nuôi chế biến thủy hải sản

Ngày đăng: 24/01/2015, 08:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của SCB Khác
3. Báo cáo kế hoạch phát triển SPDV tại SCB trong quý 1/2014 Khác
4. PGS.TS. Nguyễn Đăng Đờn (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Khác
5. Trương Bích Liễu (2013), Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tiền gửi và sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Khác
6. Nguyễn Thị Lan, Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại NHĐT & PT Hà Tây, Chuyên đề tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng Khác
7. Các SPDV mới tại các website ngân hàng thương mại hiện tại: Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, BIDV, ACB,…8. Các Website/ links Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w