Vì thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệpphải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tàichính, tín dụng và chấp hành pháp luật Xuất phát từ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế thị trường sẽ ngàycàng có nhiều biến động phức tạp.Vì thế,các doanh nghiệp không chỉ sản xuất ra cácsản phẩm, hàng hóa dịch vụ xã hội mà còn phải làm thế nào để sử dụng vốn một cáchhợp lý hiệu quả Một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệuquả nhất sẽ tồn tại,phát triển và đứng vững được trên toàn thị trường.Những phần lợinhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại sẽ được đầu tư, tiến hành để táisản xuất mở rộng quy mô, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn
Việc sử dụng vốn có hiệu quả đã và đang là vấn đề bức xúc đối với các nhàquản lí tài chính doanh nghiệp Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong nền kinh tế
mở với xu thế quốc tế hóa ngày càng cao.Do vậy,nhu cầu vốn lưu động cho hoạt độngkinh doanh,nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triểnngày càng lớn.Trong khi nhu cầu về vốn lớn như vậy thì khả năng tạo lập và huy độngvốn của doanh nghiệp lại bị hạn chế Vì thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệpphải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tàichính, tín dụng và chấp hành pháp luật
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên qua thời gian thực tập tại công ty, em quyết địnhchọn đề tài :” Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty
cổ phần dệt may Hòa Thọ “ làm đề tài tốt nghiệp của mình.Đề tài gồm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lí luận về phân tích tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng vốnlưu động tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Phần II: Phân tích tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổngcông ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Phần III: Đánh giá chung và một số biện pháp nhằm hoàn thiện tình hình quản
lí và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Qua đây,em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo HuỳnhPhương Đông và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại phòng Tài chính -
Kế toán của Tổng công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ đã tận tình giúp đỡ em hoànthành đề tài này.Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân lạithiếu kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp cận chưa nhiều, hiểu biết chưa toàn diện, đồngthời nhận thức còn mang tính lý thuyết cao nên đề tài khó tránh khỏi sai sót Em rấtmong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tàiđược hoàn thiện hơn
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Việt Uyên
Trang 2Phần I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I.Khái quát chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp
về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt
Và có quan niện lại cho rằng VLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyênluân chuyển trong quá trình kinh doanh.Trong bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp,tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanhkhoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho
Từ những khái niệm ta có thể rút ra khái niệm tổng quát sau: VLĐ là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng cân đói
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sửdụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp sao cho đảm bảomang lại kết quả sản xuất kinh doanh là cao nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất
Để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệpphải sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trong đó cóVLĐ.Hiệu quả sử dụng VLĐ là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữacác chỉ tiêu kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu VLĐ của doanh nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều kiện cơ bản để có được nguồn VLĐmạnh, có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường,
mở rộng quy mô sản xuất, đàu tư cải tiến công nghệ, kĩ thuật trong kinh doanh và quản
lí kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 32.Đặc điểm của vốn lưu động:
Qúa trình vận động của VLĐ là một chu kì khép kín từ hình thái này sang hình tháikhác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Chu kì vận động củaVLĐ là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán ,hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Xuất phát từ vấn đế đó VLĐ có các đặc điểm sau:
VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất Trong quá trình
đó VLĐ chuyển toàn bộ một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sảnxuất ,giá trị hàng hóa được thực hiện và VLĐ được thu hồi
Trong quá trình sản xuất ,VLĐ được luân chuyển qua nhiều hình thái khác nhau,qua các giai đoạn Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau màkhông tách biệt riêng rẽ Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý VLĐ cómột vai trò quan trọng.Việc quản lý VLĐ đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hìnhluân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo vốn được luânchuyển liên tục và nhịp nhàng
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, sự vận động của VLĐđược gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Vòng quay của vốncàng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng được tiết kiệm được vốn,giảmchi phí sử dụng vốn một cách hợp lí làm tăng thu nhập của doanh nghiệp,doanh nghiệp
có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của côngnhân viên chức của doanh nghiệp
3.Vai trò của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
VLĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong hợp đồng sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.Trong cùng một lúc, VLĐ được phân bổ trên khắp các giai đoạn luânchuyển và biểu hiện dưới hình thái khác nhau.Để đảm bảo cho quá trình sản xuất đượctiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động vàocác hình thái đó, để cho hình thái đó có được mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhaunhằm tạo điều kiện cho việc chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyểnđược thuận lợi Do sự chu chuyển của VLĐ diễn ra không ngừng nên thiếu vốn thìviệc chuyển hóa hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trìnhsản xuất do đó bị gián đoạn
Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công ty quản lý tài chính doanhnghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng chính là nâng cao hiệu quả của hoạtđộng sản xuất kinh doanh Quản lý VLĐ không những đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý,tiết kiệm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, thúc đẩy tiêu thụsản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời.Do đặc điểm của VLĐ là luânchuyển nhanh, sử dụng linh hoạt nên nó góp phần quan trọng, đảm bảo sản xuất vàluân chuyển một khối lượng sản phẩm.Vì vậy, kết quả hoạt động của doanh nghiệp làtốt hay xấu phần lớn là do công tác quản lí VLĐ quyết định
Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lí, hiệuquả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sao mỗi chu kì sản xuất Việctăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn , qua đóvốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoànthành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước Việc sử dụngVLĐ một cách có hiệu quả còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí sảnxuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm
Trang 4VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpkhông thể không gặp những rủi ro mất mát,hư hỏng…nếu quy mô và khả năng VLĐlớn sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được quá trình kinh doanh, đứng vững trong nềnkinh tế thị trường khi có tính cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt.
VLĐ còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên gía thành sản phẩm do đặc điểmluân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Gía trị của hàng hóa bán ra đượctính toán dựa trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợinhuận.Do đó, VLĐ đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra
4.Phân loại vốn lưu động
4.1 Căn cứ vào hình thức biểu hiện
VLĐ phục vụ cho thanh toán bao gồm:
Tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, vàng, bạc, đá quý…Các dạng đặc biệt khác của tiền : Kỳ phiếu, trái phiếu,chứng khoán, hối phiếu, séc…Tài sản nằm trong khâu thanh toán : Các khoản phải thu khách hàng,các khoảntrả trước,các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác
VLĐ dưới dạng tồn kho : Trong doanh nghiệp sản xuất hàng tồn khogồm hàng hóa tồn kho,hàng gởi đi bán, hàng đang trên đường đi, nguyên vật liệu, phụtùng thay thế, dụng cụ,công cụ trị giá nhỏ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm vàthành phẩm
VLĐ khác : Là các tài sản phục vụ cho côgn tác tạm ứng,chi phí trảtrước, các khoản thế chấp kí cược, kí quỹ ngắn hạn, chi phí sự nghiệp…
4.2 Căn cứ vào vai trò của VLĐ trong quá trình tái sản xuất:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ lao động có giá trị nhỏ
Vốn lưu động trong qúa trình sản xuất bao gồm: sản phẩm dở dang đangtrong qúa trình sản xuất, xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chếbiến tiếp; bán thành phẩm tự chế; các khoản phí tổn đợi phân bổ…
Vốn lưu động trong qúa trình lưu thông bao gồm: thành phẩm, hàng hóa,hàng gửi đi bán, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, đầu tư chứng khoán ngắn hạn
4.3 Căn cứ vào nguồn hình thành:
Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều
lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn liên doanh, liên kết :là số vốn lưu động được hình thành từ vốngóp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốn góp liên doanh coethể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa…theo thỏa thuận của các bênliên doanh
Nguồn vốn đi vay : bao gồm vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổchức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay của các doanhnghiệp khác
4.4 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn:
Trang 5 Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu đểđáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạnngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Nguồn VLĐ thường xuyên : là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằmhình thành nên TSNH thường xuyên cần thiết
Tiền gởi ngân hàng: là khoản tiền của doanh nghiệp gởi ở ngân hàng tại thờiđiểm lập báo cáo nhằm bảo đảm nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp Ngoài ra,doanhnghiệp còn nhận được tiền lãi từ số tiền gởi vào ngân hàng với lãi suất do ngân hàngquy định Tuy nhiên lượng tiền gởi ngân hàng phải được xem xét tùy trường hợp để cómức dự trữ tối ưu
Tiền đang chuyển : là tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạcNhà nước hoặc đã gởi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay làm thủ tục chuyểntiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báohay bảng sao kê của nhân hàng
Đầu tư tài chính ngắn hạn : là việc bỏ vốn nhàn rỗi mua các chứng khoán
có giá trị hoặc góp vốn ngắn hạn bằng tiền, hiện vật, có thể thu hồi kịp thời trong kỳkinh doanh hoặc trong thời hạn không quá 1 năm (tín phiếu kho bạc, trái phiếu, kỳphiếu ngân hàng…) và các loại đầu tư khác không quá 1 năm
5.2 Các khoản phải thu :
Phải thu khách hàng: là những khoản khách hàng chiếm dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp do áp dụng chính sách tín dụng thương mại trong quá trình tiêu thụcủa doanh nghiệp
Ứng trước cho người bán : là những khoản tiền doanh nghiệp đặt cọc trước chonhà cung cấp để mua hàng hóa, nguyên vật liệu
Phải thu nội bộ : là những khoản thu của doanh nghiệp đối với các đơn vị phụ thuộc.Các khoản thu khác : là những khoản thu trong kỳ của doanh nghiệp ngoàinhững khoản trên
Trang 6nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn,gia tăng chi phí bảo quản vàdẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp; ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến
độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Chính vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sảnxuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tránh ứ đọng vốn, doanh nghiệp phảitính toán mức dự trữ hợp lí
5.4 Tài sản ngắn hạn khác :
Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụngluân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh nhưng không thuộccác khoản kể trên.TSNH khác bao gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kếtchuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, kí quỹ ngắn hạn Ngoài
ra, TSNH còn bao gồm các khoản chi phí sự nghiệp dở dang hoặc kết thúc, nhưngđang chờ quyết toán
6 Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:
6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
Các nhân tố về đặc điểm kinh doanh: Quy mô kinh doanh, trình độ, tính chất và
chu kỳ kinh doanh, tính đặc biệt của hàng hoá …có ảnh hưởng nhiều đến lượng VLĐ
bỏ ra trong mỗi khâu của quá trình sản suất kinh doanh
Các nhân tố về dự trữ và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách địa lý, phương tiện
vận chuyển giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, giữa DN với khách hàng, kỳ hạn muahàng…đều ảnh hưởng đến tỷ trọng VLĐ mà DN cần đầu tư
Các nhân tố về mặt thanh toán: Khả năng thanh toán, phương thức thanh toán,
việc chấp hành kỹ luật thanh toán của DN cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc quaynhanh vòng luân chuyển VLĐ
II Tài liệu và phương pháp phân tích.
1 Tài liệu sử dụng để phân tích:
1.1.1 Nội dung của bảng cân đối kế toán.
BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng hợp tình hình tài sản
và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ một thời điểm nhấtđịnh Thời điểm đó thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Gồm hai phần:
Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm báocáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh DN Các tài sảnđược sắp xếp theo khả năng hoán chuển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độdài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền
Trang 7Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở DN tạithời điểm lập báo cáo Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của Doanhnghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.
1.1.2 Ý nghĩa của BCĐKT:
BCĐKT có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp lý Về mặt kinh tế: Số liệu phần tàisản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát qui mô và kết cấu tài sản củaDoanh nghiệp số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản củadoanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp về mặt pháp lý:
Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyềnquản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm
và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ sỡ hữu Như vậy tàiliệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụngvốn của doanh nghiệp
1.2 bảng báo cáo KQHĐKD.
1.2.1 Nội dung báo cáo KQHĐKD.
Bảng BCHĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo cácloại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước về thuế vàcác khoản phải nộp khác
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần chính:
Phần I: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Hoạt động tài chính
+ Hoạt động bất thường
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước phần này phản ánh tình
hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí)
Phần II: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, thuế
GTGT hàng hoá nội địa
1.2.2 Ý nghĩa của bảng KQHĐKD
Cáo cáo KQHĐKD có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Thông qua báo cáoKQHĐKD có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu thập, chi phí và kết quảtừng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp Số liệu trên báo cáonày còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiềunăm liền Dự báo hoạt động trong tương lai Thông qua báo cáo KQHĐKD có thểđánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Đây là một trong cácnguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu
tư vào doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo KQSXKD còn cho phép đánh giá tình hìnhthực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt làthanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào thanh toán của doanh nghiệp
Trang 8có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền từ các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp để
có thể đầu tư đúng đắn Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì BCLCTT trợ giúp họtrong công tác hoạch định chiến lược để có các biện pháp tài chính cần thiết nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ và tiến hànhhoạt động đầu tư mới
1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính.
1.4.1 Nội dung thuyết minh BCTC.
Bảng thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời củaBCTC doanh nghiệp nhằm thuyết minh và giải thích bằng lời hay bằng số liệu một sốchỉ tiêu kinh tế tài chính được trình bày trên BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT
1.4.2 Ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giákết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác Đồng thờibằng thuyết minh này cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệpthấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC
+ Sử dụng số liệu trung bình nghành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tàichính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành
Trang 9+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt đượccác mục tiêu tài chính trong năm Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp chọngốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức mình.
- Điều kiện so sánh: Yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phản ánh cùng nội dungkinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau:
- Kỹ thuật so sánh: trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp sau:+ Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệtđối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua 2 hay nhiều kỳ, qua đóphát hiện xu hướng của các chỉ tiêu (tăng, giảm) khi phân tích báo cáo tài chính dạngsao sánh cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệuchặt chẽ hơn
+ Trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung: Với việc so sánh này một chỉtiêu báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ đượctính theo tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu quy mô đó
+ Thiết kế chỉ tiêu có dạng tỷ số Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố cấuthành nên tỉ số phải có mối quan hệ và mang ý nghĩa kinh tế
2.2 Phương pháp phân tích tương quan.
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan vớinhau Chẳng hạn mối tương quan giữa doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư củacác khoản nợ phải thu cũng tăng, hoặc doanh thu dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng chokinh doanh tăng Một trường hợp khác là tương quan giữa chỉ tiêu “chi phí đầu tư xâydựng cơ bản” với chỉ tiêu “ nguyên giá tài sản cố định” ở doanh nghiệp Cả hai số liệunày đều trình lên bảng cân đối kế toán Một khi trị số các khoản xây dựng cơ bản giatăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian đến.Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính,xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ởdoanh nghiệp
2.3 Phương pháp cân đối tiền tệ.
Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối giữa tàisản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối, cân đối giữađồng tiền và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm Dựa vào những cân đối cơ bản đóngười ta vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét những tác động ảnh hưởngcủa nhân tố này đến nhân tố kia như thế nào và ảnh hưởng đến biến động của chỉ tiêuphân tích
2.4 Phương pháp loại trừ.
* Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này được sử dụng để xác định
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan
hệ tích số, thương số, hoặc vừa tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích
* Phương pháp số chênh lệch: là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế
liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế,
là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số chênh lệchtôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chỉkhác ở chổ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng chỉ việc nhómcác số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỏ tiêu phân tích
Trang 10III Nội dung phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ:
1 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ.
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp là quá trìnhtìm hiểu, tính toansm đánh giá việc quản lý, sử dụng VLĐ nhằm xử lý các thông tin tàichính và các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, từ đó làm cơ sở dựđoán tài chính nói chùng và VLĐ nói riêng
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, VLĐ giữ vai trò vồcùng quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh, đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Do đó, phân tích VLĐ có ý nghĩaquan trọng trong công tác quả lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Đem lại thông tin hữu ích đáng tin cậy về khả năng thanh toán và tình hìnhcông nợ cho các nhà cung cấp, ngân hàng…
Phản ánh được tình hình quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả không, từ đó hổtrợ cho việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Biết được kết quả hoạt ddoowngj của VLĐ cũng như những thông tin về dự trữtiêu thụ hàng hoá sao cho hợp lý Có nên áp dụng chính sách tín dụng đối với kháchhàng để đẩy nhanh vòng quan của VLĐ không? Đó là cơ sở cho các nhà quản lý có thểđưa ra các quyết định đúng đắn chính sách dự báo cho hoạt động quản lý và sử dụngvốn cho các kỳ sau
2 Phân tích khái quát về kết cấu VLĐ.
VLĐ là bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức, quản lý sử dụngvốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanhnghiệp Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanhnghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, phân bố hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ hình thái này sang hìnhthái khác, rút ngắn vòng quay của vốn Để khái quát tình hình quản lý vốn lưu động, tatiến hành phân tích việc thực hiện phân bổ vốn lưu động, muốn phân tích như vậy thì
ta phải lập bảng phân tích như sau:
BẢNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁI QUÁT VLĐ
Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch (+ -)
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
Trang 11việc phân bổ như thế đã hợp lý hay chưa Xem xét xu hướng biến động của các loại tàisản này qua các năm để thấy được sự biến động đó có tốt hay không Từ đó cơ sở để điphân tích sự biến động của từng bộ phận VLĐ Tuy nhiên để có những đánh giá chínhxác thì cũng cần xét đến yếu tố loại hình doanh nghiệp Vì có thể việc phân bổ này phùhợp với những doanh nghiệp này nhưng lại không phù hợp với những doanh nghiệpkhác Thông thường ở doanh nghiệp thương mại thì VLĐ lớn hơn ở doanh nghiệp sảnxuất Hay tuỳ thuộc vào quan điểm của từng doanh nghiệp Chẳng hạn, doanh nghiệp
có chủ trương nới lỏng chính sách tín dụng thương mại nên làm cho khoản phải thutăng lên…Với việc phân tích như thế, ta có được cái nhìn khái quát được phần nào vềtình hình quản lý VLĐ
3 Phân tích tình hình quả lý và các khoản mục cụ thể của VLĐ.
3.1 Phân tích việc quản lý vốn bằng tiền.
Để phân tích sự biến động của vốn bằng tiền, trước tiên ta phải phân tích số liệutheo bảng phân tích sau:
BẢNG 2: PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch (+ -)
Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%)
Mọi nghiệp vụ doanh nghiệp thực hiện đều thể hiện bằng việc nhập hoặc xuất tiền,
đó là nghiệp vụ kinh doanh, phân phối, đầu tư hoặc tài trợ nên doanh nghiệp luôn duy trìmột lượng tiền mặt hoặc chứng khoán khả nhượng có thể chuyển hoá nhanh chóng thànhtiền mặt để có thể sẵn sàng mua sắm các loại hàng hoá , đảm bảo cho đơn vị hoạt độngbình thường làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh, dự phòng để đốiphó với các tình huống thu chi bất ngờ, đồng thời sẵn sàng đầu tư khi có cơ hội sinh lờicao Ngoài ra, có tiền mặt doanh nghiệp sãn sàng chấp nhận chiết khấu mua hàng thanhtoán ngay nếu có lợi cao và cải thiện khả năng thanh toán
Công việc quản trị tiền mặt phải xác định xem lượng tiền mặt cần duy trì tốithiểu tại một thời điểm là bao nhiêu để không làm giảm tính sinh lợi của tài sản, đồngthời đầu tư tiền nhàn rỗi (nếu có) vào các chứng khoán khả nhượng khác, các hoạtđộng quản trị tiền mặt
Việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp luôn thể hiện tính hai mặt là khả năng sinhlợi và rủi ro Do đó, nhà quả lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong việc
dự trữ tiền sao cho hiệu quả nhất Vì vậy, việc phân tích tình hình hoạt động tiền trongdoanh nghiệp được coi là yếu tố cần thiết mà các doanh nghiệp cần quan tâm
3.2 Phân tích tình hình quả lý các khoản phải thu.
Trang 12Khoản phải thu khách hàng cũng là một yếu tố cấu thành nên VLĐ và cũng làmột yếu tố rất quan trọng trong cơ cấu VLĐ Đây là một bộ phận tác động mạnh đến
sự biến động của VLĐ Để xem xét sự biến động của khoản phải thu ta lập bảng phântích sau:
BẢNG 3: PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU Chỉ tiêu Năm NGiá trị TT (%) Năm N + 1Giá trị TT (%) Chênh lệch (+ -)Giá trị TT (%)
I TSNH
Khoản phải thu
1 Khoản phải thu KH
2 trả trước cho người bán
3 Phải thu nội bộ
4 Các khoản phải thu khác
Việc phân tích như trên giúp ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến biếnđộng của khoản thu từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của VLĐ, mà cụ thể là từng bộphận trong khoản phải thu tăng, giả như thế nào, và sự tăng, giảm này là tốt hay xấu,
từ đó ảnh hưởng đến VLĐ nói riêng và tình hình của doanh nghiệp nói chung Chẳnghạn như sự biến động của khoản phải thu khách hàng làm cho khoản này giảm đi sovới năm trước, điều này chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp có thể thực hiện thànhcông những biện pháp thu hồi nợ các khoản phải thu nên làm cho khoản phải thu giảm
đi nhưng sự giảm đi này chỉ tương đối, nếu giảm mạnh thì điều đó là không tốt vì cóthể làm cho một số khách hàng ít có khả năng thanh toán chuyển sang mua hàng củadoanh nghiệp khác, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu nên ảnh hưởng đến tình hìnhkinh doanh nói chung
Nếu những tác động của các bộ phận trong khoản phải thu làm cho khoản phảithu tăng lên so với năm trước, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu củadoanh nghiệp là kém hiệu quả, đây là biểu hiện xấu vì khả năng hoán chuyển thànhtiền của các khoản nợ phải thu kém nên làm giảm hiệu quả của VLĐ cảu doanhnghiệp Lúc này, đối với bộ phận nào mà tác động mạnh nhất đến sự tăng lên củakhoản phải thu thì cần có biện pháp khống chế sự gia tăng này
Tuy nhiên để phân tích một cách chính xác hơn cũng cần phải xem xét đến cácyếu tố như chính sách tín dụng của doanh nghiệp hay đối tượng doanh nghiệp kinhdoanh Chẳng hạn về chính sách tín dụng, thì việc tăng lên hay giảm đi của khoản phảithu có thể là do doanh nghiệp áp dụng chính sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng đốivới khách hàng nên sự tăng, giảm này là chủ động từ phía doanh nghiệp, do đó màkhông thể kết luận là quản lý kém hiệu quả các khoản phải thu Hay về đối tượngdoanh nghiệp, có thể những doanh nghiệp như doanh nghiệp thương mại thường bộphải thu chiếm tỷ trọng cao trong VLĐ nên sự tăng lên của chỉ tiêu là một biểu hiện tốt
vì nó chứng tỏ trong năm nay, doanh nghiệp đạt được mức tiêu thụ rất cao
3.3 Phân tích tình quản lý hàng tồn kho.
Trang 13Phân tích hàng tồn kho là việc rất quan trọng bởi lẽ giá trị hàng tồn kho thườngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị TSNH nên sự biến động của chỉ tiêu này ảnhhưởng rất lớn đến sự biến động của VLĐ Mặt khác, bất kỳ một doanh nghiệp nào đinữa cũng muốn có một khoản tồn kho thích hợp, các khoản dự trữ này sẽ đủ đảm bảocho tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến
cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết
Để phân tích biến động của chỉ tiêu tồn kho ta lập bảng sau:
BẢNG 4: PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch (+ -)
Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%)
sự gia tăng này có thể là tốt vì có thể trong năm này doanh nghiệp cần sản xuất mộtlượng lớn sản phẩm theo đơn đặt hàng hay do năm trước sản phẩm của doanh nghiệptiêu thụ mạnh nên năm nay cần dự trữ thêm NVL để tăng sản lượng sản xuất, còn nếu
do thành phẩm tồn kho tăng lên thì có thể đó là một biểu hiện xấu vì chứng tỏ việc tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp kém hơn nên làm cho thành phẩm tồn kho tăng lên,nên có thể dẫn đến ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả ứ đọng VLĐ, cần có biện pháp thíchhợp trong khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp
Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của mỗi nghành, các doanh nghiệp mà các nhàquản lý cần có một lượng tồn kho thích hợp cho doanh nghiệp của mình, chẳng hạntrong nghành sản xuất như các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị có lượng tồnkho rất cao vì mỗi thời gian hoàn thành sản phẩm lâu nên không thể đánh giá là khôngtốt Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường tỉ lệ tồnkho thấp vì không cần nguyên vật liệu tồn kho hay sản phẩm dở dang tồn kho, do đócũng không thể đánh giá là tốt được
3.4 Phân tích tình hình quản lý TSNH khác.
Trang 14Đối với các khoản mục trên thì TSNH khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổngtài sản chính Nếu khoản tạm ứng chiếm tỷ trọng lớn thì sẽ không tốt cho doanhnghiệp bởi lẽ các khoản tạm ứng cũng là một bộ phận không sinh lời nếu số vốn nằmtrong bộ phận này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tài chính của công ty.
4 Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ.
4.1 Phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ.
Hiệu quả sử dụng VLĐ được xem xét qua các chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyểnVLĐ như số vòng quay của VLĐ, số ngày bình quân của một vòng quay VLĐ Tốc độluân chuyển VLĐ thể hiện doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, hợp lý không Tốc độ luânchuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu quả sử dụng VLĐ cao hay thấp
* Số vòng quay VLĐ
HVLĐ = DTTBH & CCDV (d) (Vòng/kỳ)
TSNH bình quân (v)Thông thường kỳ phân tích là năm để loại trừ tác động có tính thời vụ Chỉ tiêunày cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay một đồng VLĐ bỏ ra thìđảm nhận bao nhiêu đồng doanh thu Doanh thu kinh doanh bao gồm doanh thu thuầncủa hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Trị giá chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏVLĐ quay càng nhanh nên hiệu suất sử dụng VLĐ càng lớn Đó là kết quả của việcquản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ, thanh toán Ngược lại chỉ tiêu nàycàng thấp chứng tỏ VLĐ quay càng chậm nên hiệu suất sử dụng VLĐ càng thấp, cần cónhững biện pháp thích hợp trong việc quản lý hàng tồn kho, phải thu và tiêu thụ để làmtăng số vòng quay VLĐ Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu
mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại TSNH của doanh nghiệp
* Số ngày bình quân của vòng quay VLĐ:
NVLĐ = Số ngày trong kỳ (ngày)
HVLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được 1 vòng Hệ số nàycàng nhỏ thì tốc độ luân chuyên hàng tồn kho càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụngVLĐ càng cao
Trang 15Kỳ phân tích : H1 = d1/v1
B2: Đối tượng phân tích: H = H1 - H0
+ H > 0 Hiệu suất sử dụng TSNH kỳ phân tích cao hơn so với kỳ gốc
+ H > 0 hiệu suất sử dụng TSNH kỳ phân tích thấp hơn so với kỳ gốc
B3: Ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố d đến H
Thông thường vòng quay hàng tồn kho càng cao thì hoạt động quản trị hàng tồnkho của công ty càng hiệu quả và hàng tồn kho càng mới Tuy nhiên, nhiều khi vòngquay hàng tồn kho cao có thể là dấu hiệu của việc duy trì quá ít hàng tồn kho và do đó
có thể xảy ra tình trạng cạn dự trữ Vòng quay hàng tồn kho thấp thường là dấu hiệucủa việc duy trì nhiều hàng quá lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển hoá Hàng quá lạc hậu,hết hạn có thể đem thanh lý, do đó làm cho khả năng hoán chuyển thành tiền của VLĐthấp, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ
* Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho:
NNTH = Số ngày trong kỳ Ngày
HHTK
Chỉ tiêu này cho biết để hàng tồn kho quay được một vòng thì mất bao nhiêungày Khác với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu số ngày của một vòngquay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốt chứng tỏ hàng tồn kho quay nhanh, ngược lại cànglớn thì hàng tồn kho quay chậm
4.3.Phân tích tốc độ quay vòng khoản phải thu khách hàng.
* Số vòng quay khoản phải thu khách hàng (HKPT)
Nợ phải thu khách hàng bình quân
Trang 16Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền trongnăm, trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càngnhanh Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, dovậy đáp ứng được nhu cầu thanh toán nợ Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá có thểkhông tốt vì có thể doanh nghiệp thắt chặttín dụng bán hàng từ đó sẽ giảm sức cạnhtranh và dẫn đến giảm doanh thu.
Trong trường hợp không có thông tin về doanh thu bán chịu chúng ta có thể sửdụng doanh thu bán hàng để thay thế Khi doanh thu biến động theo mùa hoặc tăngmạnh trong năm thì việc sử dụng số dư khách hàng cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa.Đối với loại hình kinh doanh có sự biến động theo mùa, ta nên sử dụng số dư hàngtháng cho phù hợp hơn Trong trường hợp doanh nghiệp có ốc độ tăng trưởng mạnh,
số dư phải thu khách hàng vào cuối nămsẽ cao hơn so với doanh thu Lúc này, vòngquay phải thu khách hàng sẽ bị sai lệch, số lần quay vòng phải thu khách hàng trongnăm sẽ thấp hơn so với thực tế Trong trường hợp này, việc sử dụng giá trị trung bìnhcủa khỏan phải thu khách hàng đầu năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh thutăng tương đối đều trong cả năm
* Số ngày của một chu kỳ nợ (Nn):
NKPT = Số ngày trong chu kỳH (ngày)
KPT
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân doanh thu duy trì dưới hình thức phảithu khachs hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển thành tiền Chỉ tiêu này đem sosánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng sẽ đánh giá đượctình hình thu hồi công nợ và khả năng chuyển hóa thành tiền của khoản phải thu điều
đó có nghĩa là nếu kỳ thu tiền dài hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của công ty thì
đó có thể là một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ công ty hiện có một tỷ lệ tương đốinhiều khách hàng tín dụng trả nợ không đúng hạn và ngược lại
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân khá cao là thường không tốt nhưng kỳ thu tỉềnbình quân khá thấp cũng khonog hẳn đã tốt kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểuhiện của một chính sách tín dụng quá chặt chẽ Lúc này, phải thu khách hàng có thể cóchất lượng cao nhưng doanh thu có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơnmức lẽ ra phải đạt được Trong tình huống này, có lẽ công ty nên nới lỏng các tiêuchuẩn tín dụng Nói tóm lại phải thu khách hàng có chất lượng tốt chỉ khi nó có thểchuyển hóa thành tiền trong một khoảng thời gian hợp lý trong mối quan hệ với chínhsách bán hàng và chính sách quản trị phải thu khách hàng
4.4 Phân tích khả năng sinh lời của VLĐ, VLĐ ròng, nhu cầu VLĐ ròng và ngân quỹ ròng.
4.4.1 Phân tích khả năng sinh lời của VLĐ
Trang 17Để đánh gía hỉệu quả sử dụng VLĐ nhà quản lý sử dụng chỉ tiêu tỷ xuất sinh lờicủa VLĐ Tỷ suất sinh lời của VLĐ là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuậntrước thế và VLĐ bình quân của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của VLĐ
BẢNG 6: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA VLĐ
Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch()
4.4.2 Phân tích VLĐ ròng
VLĐ ròng là chênh lệch giữa NVTX và TSDH hay nói cách khác là chênh lêchgiữa TSNH và NVTT
VLĐ ròng = NVTX - TSDH+ Nếu VLĐ ròng > 0 thì doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trongdài hạn và đây là trạng thái cân bằng tốt nhất cho doanh nghiệp, lúc này NVTX tài trợtoàn bộ cho tài sản của doanh nghiệp và còn dư ra một phần tài trợ cho TSNH
+ Nếu VLĐ ròng = 0 thì doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn tuynhiên đây không phải là trạng thái cân bằng lý tưởng nhất Lúc này toàn bộ TSDHđược tài trợ bởi hai nguồn toàn bộ NVTX và một phần NVTT Trường hợp này viphạm nguyên tắc cân bằng tài chính vì NVTT có thời hạn thanh toán ngắn trong khi đóTSDH có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài giá trị được thu hồi tưng phần nhỏ quanhiều kỳ kinh doanh
4.4.3 Phân tích nhu cầu VLĐ và ngân quỹ ròng.
* Phân tích nhu cầu VLĐ ròng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát sinhnhu cầu VLĐ Nhu cầu VLĐ ròng là số vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải ứng ra đểhình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho khách hàng nợ
Trang 18sau khi đã sử dụng tín dụng của nhà cung cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiênkhác như nợ thuế ngân sách nhà nước, nợ lương cán bộ công nhân viên, nợ khác.
Các yếu tố thuộc VLĐ có mói quan hệ với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn số dư các khoản phải thu khách hàng có mối quan
hệ tuyến tính với doanh thu bán hàng của doanh nghiệp Khi doanh số của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản phải thu khách hàng cúng gia tăng và ngược lại Ở những doanh nghiệp mà hoạt động tín dụng bán hàng là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ thì mối quan hệ này càng thể hiện rõ Cũng trong chu kỳ đó hoạt động tiêu thụ gia tăng làm tăng dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp và hoạt động cung ứng đến lượt nó sẽ làm tăng các khoản nợ và tín dụng từ nhà cung cấp Do những nhân tố trên tác động qua lại lẫn nhau nên trong chu trình kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu nhưng đồng thời những tài sản này cũng được tài trợ một phần bởi các khoản nợ Vì thế nhu cầu về VLĐ ròng được xác định như sau:
Nhu cầu
VLĐ ròng =
Hàngtồn kho +
Các khoản phảithu ngắn hạn -
Nợ ngắn hạn( trừ vay NH vàNDH đến hạn trả
* Phân tích ngân quỹ ròng
Ngân quỹ ròng là tiền và các khoản tương đương tiền sử dụng để tài trợ choVLĐ ròng
Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng - nhu cầu VLĐ ròng+ Nếu ngân quỹ ròng < 0 thì doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắnhạnvì VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, để đáp ứng đủ VLĐ ròngthì doanh nghiệp cần đi vay ngắn hạn thêm
+ Nếu ngân quỹ ròng = 0 thì VLĐ ròng tài trợ đủ cho nhu cầu VLĐ ròng doanhnghiệp đạt trạng thái cân bằng trong ngắn hạn
+ Nếu ngân quỹ ròng > 0 thì VLĐ ròng sau khi tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròngthì vẫn còn thừa một phần, doanh nghiệp có thể sử dụng phanà thừa này để đầu tư chocác khoản đầu tư chính trong ngắn hạn, doanh nghiệp đạt cân bằng tài chính trongngắn hạn
Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụngVLĐ của doanh nghiệp Tuy mỗi chỉ tiêu giữa chúng có sự khác nhau về mặt nộindung và ý nghĩa kinh tế, nhưng đều đó có tác dụng nhất định trong việc quan sát,nghiên cứu, đánh giá tình hình tài chính của công ty trong một kỳ kinh doanh nhấtđịnh Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau nhằm giúp cho việc đánhgiá đầy đủ, toàn diện và sâu sắc tình hình tài chính của công ty Trên cơ sở đó giúp cho
Trang 19nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét vànêu ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý VLĐ cho kỳ tiếp theo.
Trang 20PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ được thành lập từ năm 1962, tiền thân cótên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ với tên gọi là SICOVINA thuộc Công ty Kỹ nghệ Bôngvải Việt Nam Năm 1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng Nhà máy Dệt HoàThọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975
Năm 1993, đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ.Năm 1997, đổi tên thành: Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số433/QĐ- TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt MayHoà Thọ
Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ, vàchính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007 với vốn điều lệ là 45 tỷđồng, trong đó phần vốn Nhà nước nắm giữ 51%
Hiện nay Tổng công ty có 12 xí nghiệp, nhà máy thành viên: Nhà máy MayHoà Thọ I; Nhà máy May Hoà Thọ II; Nhà máy May Hoà Thọ III; Nhà máy Sợi HoàThọ I; Nhà máy Sợi Hoà Thọ II; Công ty May Hoà Thọ - Điện Bàn; Công ty May HoàThọ - Quảng Nam; Công ty May Hoà Thọ - Hội An; Công ty May Hoà Thọ - DuyXuyên; Công ty May Hoà Thọ - Đông Hà; Công ty kinh doanh thời trang; Công ty cổphần bao bì Hòa Thọ - Quảng Đà
Ngoài ra, Tổng Công ty còn có một số công ty liên kết: Công ty TNHH ThêuThiên Tín, Công ty cổ phần may Phú Hòa An, Công ty cổ phần bông vải Miền Trung
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ thực hiện chức năng là chuyên sản xuất,kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi Với các sản phẩm chính
là các loại sợi: Sợi cotton chải thô, chải kỹ, sợi pha T/C, sợi polyester…; và các loại sảnphẩm may mặc: Jacket sơ mi, Tshirt, Poloshirt, bảo hộ lao dộng, quần âu…Cung cấp chocác thị trường tiêu thụ chính là Mỹ (50%), EU (20%), Nhật Bản (20%)
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu qủa trong việc sản xuất kinh doanh
- Xây dựng và phát triển Tổng Công ty thành một doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh đa ngành, có tiềm lực tài chính và trình độ kỹ thuật – công nghệ tiên tiến đápứng yêu cầu phát triển ngành Dệt may hiện đại
- Nâng cao hiệu qủa kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao giá trịTổng Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập chongười lao động và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
- Từng bước đưa “ HOA THO CORP ” trở thành một thương hiệu Dệt Mayhàng đầu Việt Nam của tập đoàn Dệt May Việt Nam
Trang 211.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3.2 Chức năng của phòng ban
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyếtđịnh mọi vấn đề quan trọng của Tổng Công ty
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Tổng Công ty, có toàn quyềnnhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợicủa Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt độngkinh doanh, quản trị và điều hành công ty
CÁC ĐOÀN THỂ
BAN ĐIỀU HÀNH
KẾT
Cty KD Thời trang Hòa Thọ
Ban IE Phòng Đời sống Phòng Kỹ thuật đầu tư
Phòng Qủan lý chất lượng
Phòng Kinh doanh may
Phòng Kế hoạch thị trường
Phòng Tài chính kế toán Văn phòng Tổng Cty
Phòng kỹ thuật công nghệ
Cty TNHH Thêu Thiên Tín Cty CP KD Th.Trang Vinatex – Hòa Thọ Cty Bao bì Hòa Thọ - Qủang Đà
Cty CP Bông vải Miền Trung
Cty CP May Phú Hòa An
Nhà máy May Hòa Thọ 1
Nhà máy May Hòa Thọ 2
Nhà máy May Hòa Thọ 3
Cty May Hòa Thọ Đông Hà
Cty Sợi Hòa Thọ 1
Cty Sợi Hòa Thọ 2
Cty May Hòa Thọ Điện Bàn
Cty May Hòa Thọ Hội An
Cty May Hòa Thọ Duy Xuyên
Cty May Hòa Thọ Qủang
Nam
Trang 22Tổng Giám Đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo phápluật của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quanđến hoạt động hàng ngày của công ty
Các nhà máy, Công ty trực thuộc: Có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng
và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty
Văn phòng: Có chức năng quản lý hành chính, văn phòng, công tác tiền lươngcủa toàn thể cán bộ công nhân trong công ty, thực hiện các chính sách khen thưởng và
đề bạt cán bộ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về việc tuyển dụng, sắp xếp bố trí việcđào tạo lao động, chế độ tiền lương và tiền thưởng Quyết định chế độ làm việc, chế độnghỉ việc của tất cả cán bộ công nhân viên của công ty
Phòng Tài chính - Kế toán: Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra bộ phận kếtoán ở văn phòng và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tham mưu, đề xuất các giảipháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
Phòng kinh doanh may: Xúc tiến thương mại, tìm chọn khách hàng đàm phán,
kí kết hợp đồng gia công may, triển lãm quảng cáo hàng may, thương mại điện tử, xâydựng giá thành
Phòng kinh doanh Sợi: Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại; tìm chọnkhách hàng đàm phán; đề xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sợi; nhập khẩunguyên liệu bông – sơ
Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng, ban hành,kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các định mức, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sửdụng nguyên vật liệu, năng lượng và quy trình vận hành máy móc thiết bị
Phòng kỹ thuật công nghệ may: Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật; xâydựng quy trình vận hành và bảo trì, bảo dưỡng các loại thiết bị may Ngoài ra còn kếthợp với Phòng Kinh doanh may làm việc với khách hàng thống nhất các yêu cầu kỹthuật sản xuất, gia công sản phẩm may của Tổng Công ty với khách hàng trước khitrình Tổng giám đốc ký kết hợp đồng
Phòng quản lý chất lượng may: Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các công ty, nhàmáy May kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng may theo đúng tiêu chuẩn của kháchhàng và Tổng công ty ban hành, đồng thời cũng chịu trách nhiệm kiểm tra lại chấtlượng sản phẩm may đã sản xuất trước khi xuất hàng cho khách hàng theo hợp đồng
đã ký Ngoài ra còn phụ trách tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu may đầuvào trước khi cho nhập kho và xuất cho các đơn vị sản xuất
Phòng đời sống: Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, an toàn vệsinh trong môi trường làm việc, vệ sinh nước uống, an toàn lương thực thực phẩm.Đồng thời cũng quản lý và sửa chữa hệ thống nước và điện
Ban IE: làm nhiệm vụ tổ chức sản xuất và cải tiến ngành may
Trang 231.4 Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty là mô hình hỗn hợp, tức là vừaphân tán vừa tập trung Tại văn phòng Tổng Công ty hằng ngày sẽ thu thập các chứng từphát sinh tại văn phòng, ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh tế xảy ra Còn các đơn vịhoạch toán phụ thuộc tại Điện Bàn, Quảng Nam, Duy Xuyên,…sẽ có bộ máy kế toánriêng, thu thập ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại các đơn vị phụ thuộc đó,định kỳ theo tháng sẽ gởi các báo cáo lên văn phòng Tổng Công ty để tổng hợp
Phòng Tài chính Kế toán phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng lãnh đạo và nhân viêntrong phòng, tránh việc chồng chéo và kiêm nhiệm các công việc có liên quan với nhau theođúng quy định của nhà nước, cũng như yêu cầu của lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm vềcông việc được phân công trước lãnh đạo phòng và pháp luật của Nhà nước để cung cấpthông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và mang tính hiệu qủa cao
1.4.2 Sơ đồ bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị, giúp TổngGiám đốc giám soát tình hình tài chính và tham mưu các vấn đề về tình hình tài chínhtại đơn vị như xây dựng kế hoạch vay vốn, các phương án kinh doanh…, thực hiện cácquy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị Kiểm tra giám soát công việccủa các kế toán phần hành, phê duyệt các chứng từ…
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp ( kiêm Phó phòng kế toán )
KT Tiền mặt, Tiền lương, Phải thu nội bộ
KT Thuế, TSCĐ, CCDC
KT Phụ liệu và viết hóa đơn
KT
Nợ phải thu khách hàng
KT Nợ phải trả người bán
KT
SP dở dang
và giá thành sản phẩm
Thủ quỹ
Kế toán các đơn vị phụ thuộc
Trang 24Phó phòng kế toán (kiêm kế toán tổng hợp): Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từcác kế toán phần hành, cân đối số liệu, kiểm tra số liệu, thực hiện các bút toán tổnghợp, các bút toán cuối kỳ, để lên các báo cáo tài chính, xác định kết qủa sản xuất kinhdoanh trong kỳ Hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên kế toán thực hiện theo quy trìnhhạch toán của công ty từ việc lập, luân chuyển chứng từ đến báo cáo kế toán Thammưu, hỗ trợ cho Kế toán trưởng trong các công tác tài chính, và thực hiện công việcđiều hành khi Kế toán trưởng vắng mặt.
Kế toán nguyên liệu vật liệu chính, Tạm ứng: Theo dõi qúa trình nhập xuấtnguyên liệu chính, tình hình sử dụng nguyên liệu chính và các báo cáo có liên quan,cùng với kế toán nợ phải trả người bán và kế toán ngân hàng kiểm tra đối chiếu cácchứng từ phục vụ cho qúa trình mua hàng và thanh toán Đồng thời theo dõi các khoảntạm ứng cho công nhân viên
Kế toán phụ liệu và viết hóa đơn: Theo dõi qúa trình nhập xuất phụ liệu…tương tự như kế toán nguyên liệu chính Đồng thời viết hóa đơn khi bán thành phẩm
Kế toán Thuế, TSCĐ, CCDC: Theo dõi các tài khoản phải trả, phải nộp nhànước về các loại thuế; đồng thời cũng theo dõi tình hình biến động TSCĐ, thanh lýnhượng bán, tính khấu hao và phân bổ vào chi phí theo tháng quý năm của TSCĐ,cũng như tình hình nhập xuất và phân bổ công cụ dụng cụ
Kế toán Tiền mặt, Tiền lương, Phải thu nội bộ: Theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiềnmặt, tiền lương và bảo hiểm của công nhân viên và cả những cán bộ quản lý toàn Công ty,thanh toán các khoản tạm ứng, lập báo cáo tiền mặt Cuối kỳ, đối chiếu với sổ Quỹ tiềnmặt Đồng thời theo dõi các khoản thu chi liên quan đến các đơn vị trực thuộc
Kế toán Tiền gửi ngân hàng: Trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp
vụ thu chi bằng hình thức chuyển khoản Theo dõi TK tiền gửi ngân hàng của Công ty;thường xuyên đối chiếu với ngân hàng để giám sát chặt chẽ số dư trên các tài khoảnliên quan, cùng với kế toán nợ phải trả và phải thu để theo dõi qúatrình thanh toán,cũng như khả năng thanh toán của Tổng Công ty
Kế toán nợ phải thu khách hàng: Theo dõi doanh thu khi bán thành phẩm vàcác khoản phải thu khách hàng
Kế toán nợ phải trả người bán: Theo dõi các khoản nợ phải trả người bán khimua vật tư, tài sản cố định và nhận cung cấp dịch vụ; cùng với kế toán vật tư và kếtoán ngân hàng theo dõi các khoản thanh toán cho người bán
Kế toán sản phẩm dở dang và thành phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chiphí giá thành từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho, cũng như sản phẩm dở dang,xác định tổng số chi phí sản xuất, lập báo cáo giá thành cho các phòng ban liên quan
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, thu tiền và chi tiền kèm theo các chứng từ liên quan,lập các báo cáo quỹ
Kế toán các đơn vị phụ thuộc: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động tài chính, thựchiện hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị Tính ra giá thành thực tếcủa sản phẩm sản xuất tại đơn vị đó và thường xuyên thực hiện đối chiếu kiểm tra với
kế toán Tổng Công ty
Trang 251.4.3 Hình thức kế toán áp dụng
Hiện nay tại Tổng Công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy Hình thức kếtoán máy là việc vận dụng một chương trình phần mềm kế toán được thiết kế theonguyên tắc của một trong các hình thức kế toán quy định Phần mềm kế toán không thểhiện đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán như kế toán thủ công nhưng lại thực hiện toàn bộcông tác kế toán và được in đầy đủ sổ kế toán, báo cáo tài chính theo quy định Vàchương trình phần mềm mà Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ đang sử dụng làphần mềm Bravo 6.3 của công ty phần mềm Bravo chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng,được thiết kế theo quy định của bộ tài chính Tổng Công ty lựa chọn hình thức chứng
từ ghi sổ, với các chứng từ có sẵn trong phần mềm, dễ dàng cho kế toán phần hành lựachọn để nhập liệu vào máy tính
Hình thức kế toán máy
Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán ( hoặc bản chứng từ kế toáncùng loại ) đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ,tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵntrên phần mềm kế toán Các thông tin này sẽ được tự động nhập vào sổ kế toán tổnghợp, các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các báo cáo kế toán có liên quan Cuối tháng hoặcbất kỳ thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ cộng sổ và lậpcác báo cáo tài chính, số liệu cuối kỳ này sẽ tự động kết chuyển sang số liệu đầu kỳsau Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động vàluôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán viên
có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toánghi bằng tay để lưu trữ theo luật định
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
NHẬP DỮ LIỆU VÀO MÁY TÍNH
SỔ KẾ TOÁN:
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
BÁO CÁO KẾ TOÁN:
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán qủan trị
Trang 26Hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: :Ghi hằng ngày
:Ghi định kỳ (cuối tháng)
:Ghi cuối kỳ :Quan hệ đối chiếu
Để đảm bảo được công việc kế toán máy của các phần hành được độc lập, giámsoát lẫn nhau, góp phần tạo hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu, hạn chế cácgian lận và sai sót, thì Tổng Công ty đã tiến hành phân công công việc cho từng thànhviên một cách cụ thể, kế toán phần hành nào thì chỉ xử lý các công việc liên quan đếnphần hành đó Mỗi nhân viên trong phòng sẽ có một máy vi tính để làm việc, có user vàpassword riêng, chỉ được truy cập và thực hiện công việc trong phạm vi nhiệm vụ củamình Các phần hành khác có thể xem nhưng không thể nhập liệu, sửa chữa hay tạochứng từ liên quan đến phần hành đó Riêng kế toán trưởng và kế toán tổng hợp sẽ đượctheo dõi tất cả mọi công việc của tất cả phần hành, không chỉ có thể xem mà còn có thểnhập liệu và sửa chứng từ, thuận tiện cho công tác kiểm tra, theo dõi và đánh giá Mặc
dù được sửa chứng từ nhưng kế toán trưởng cũng như kế toán tổng hợp hạn chế thamgia thực hiện các công việc đó của các kế toán phần hành, nếu trong qúatrình kiểm traphát hiện lỗi sai thì lãnh đạo phòng yêu cầu kế toán phần hành sửa lỗi và theo dõi…
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê hạch toán chi tiết
Chứng từ gốc (Bảng tổng hợp chứng từ gốc)
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Trang 272 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
2.1 Phân tích khái quát về cơ cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp:
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu về cấu trúc tài sản ngắn hạn tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ
Chênh lệchNăm 2008/2007 Năm 2009/2008Mức tăng/
giảm
Tỉ lệtăng/
giảm
Mức tăng/
giảm
Tỉ lệtăng/giảmTài sản ngắn hạn 233.386.601.044 229.345.744.085 299.671.276.537 (4.040.856.959) (1,73%) 70.325.532.452 30,66%Tổng tài sản 361.773.893.258 359.765.177.722 568.744.004.068 (2.008.715.563) (0,56%) 208.978.826.346 58,09%Tiền và các khoản tương đương
tiền 11.075.999.630 3.563.824.795 15.730.054.126 (7.512.174.835) (67,82%) 12.166.229.331 341,38%Các khoản phải thu ngắn hạn 78.855.277.111 78.239.183.494 163.672.262.682 (616.093.617) (0,78%) 85.433.079.188 109,19%Hàng tồn kho 137.412.397.870 141.729.041.411 110.425.445.990 4.316.643.541 3,14% (31.303.595.421) (22,09%)Tài sản ngắn hạn khác 6.042.926.433 5.813.694.385 9.843.513.739 (229.232.048) (3,79%) 4.029.819.354 69,32%
Tỷ trọng tiền và các khoản tương
Trang 28Biểu đồ 1: Tình hình biến động tài sản ngắn hạn tại Tổng công ty cổ phần dệt
may Hòa Thọ
0 20,000,000,000
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác
Bảng phân tích trên cho thấy qui mô của công ty liên tục mở rộng qua 3 năm Sựgia tăng này gắn liền với cả gia tăng đầu tư cơ sở vật chất cũng như tài sản lưu động Tỷtrọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2007 là 64,51% đến năm 2008 giảm xuốngnhưng không đáng kể còn 63,75% đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 52,69% Nguyênnhân năm 2008 giảm là do tiền và các khoản phải thu ngắn hạn của Tổng công ty giảm
và 2009 giảm là do tài sản dài hạn tăng cao xuất phát từ việc mua thêm nhiều tài sản cốđịnh và đầu tư nhiều vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn làm cho tổng tài sản tăngcao Qua 3 năm tài sản ngắn hạn của Tổng công ty đều tăng chỉ riêng năm 2008 giảmnhưng không đáng kể, đặc biệt năm 2009 tăng cao so với năm 2008 với tỷ lệ tăng lênđến 30,66% tương đương với mức tăng 70.325.532.452 đồng Đây là một tỷ lệ tăngtương đối lớn gồm các bộ phận tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưuđộng khác đều tăng Tuy nhiên, chủ yếu là mức tăng của các khoản phải thu và hàng tồnkho, còn tiền và tài sản ngắn hạn khác có tăng nhưng do chiếm tỷ trọng thấp trong tổnggiá trị tài sản lưu động nên sự gia tăng này không đáng kể
Khoản mục tiền có xu hướng tăng qua 2 năm 2007 và 2009 riêng năm 2008giảm, đặc biệt là năm 2009 tăng vọt với tốc độ tăng đến 341,38% tức mức tăng hơn 12
tỷ đồng so với năm 2008 Nguyên nhân là sau thời điểm cổ phần hoá năm 2006, hoạtđộng của công ty có nhiều chuyển biến tích cực, doanh thu liên tục tăng đã đem lạimột lượng tiền lớn cho công ty qua 3 năm Năm 2007 khoản vốn bằng tiền là khả quannhất vì tỷ trọng tăng cao đi liền với sự gia tăng của doanh thu và giảm tỷ trọng hàngtồn kho đã đem lại một lượng tiền tương đối dồi dào cho công ty vào cuối năm, cònnăm 2008 giảm là do phải chi trả 1 lượng tiền lớn cho các cổ đông sau 1 năm cổ phầnhoá nên lượng tiền và tương đương tiền không tăng mạnh
Trang 29Tuy nhiên lượng tiền có trong doanh nghiệp luôn luôn thay đổi Ngay trong mộtngày cũng có sự biến đổi Chỉ tiêu ghi trong bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng quỹ
tiền tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán Vì vậy việc đánh giá riêng lẻ nó không có ý
nghĩa nhiều Khi doanh thu tăng mạnh, quy mô hoạt động tăng mạnh, các khoản chi cũng
tăng Nếu các dòng tiền vào không tăng lên cùng nhịp, có thể có nguy cơ thiếu tiền hoặc
dòng tiền vào tăng nhanh việc nắm giữ quá nhiều tiền cũng không tốt cho doanh nghiệp vì
doanh nghiệp mất đi chi phí vốn Để hiểu được sự tiến triển của quỹ tiền ta tiến hành phân
tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở dạng tóm tắt sau:
Bảng 2.2 : Phân tích khái quát báo cáo lưu chuyển tiền
tệ tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ
Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền thu từ bán hàng và CC dịch vụ
Tiền thu khác từ hoạt động KD 366.160.697.513 58.172.300.333 31.677.103.145
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng
hóa và dịch vụ (587.187.839.954) (706.053.778.604) (761.050.863.364)
Tìền chi trả cho người lao động (104.450.402.590) (142.997.695.446) (136.801.225.469)Tiền chi trả lãi vay (9.945.043.849) (20.486.989.226) (17.444.839.872)Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh