Biện pháp sử dụng CH – BT trong kiểm tra, đánh giá HSG

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - sinh học lớp 9 (Trang 61)

Trong quá trình bồi dưỡng ngoài các giờ học dạy kiến thức mới GV phải thường xuyên sử dụng các buổi để ôn tập cũng như kiểm tra, đánh giá HS.

Điều này sẽ giúp người GV đo lường và đánh giá được năng lực của từng cá nhân HS thông qua một thời gian học tập nhất định. Thông qua kết quả thu

được GV sẽ có những điều chỉnh hợp lí cho từng đối tượng HS. Với biện pháp này chúng tôi đưa ra các bước thực hiện như sau:

- GV tóm tắt những nội dung, công thức quan trọng lên bảng.

- GV đưa các dạng CH và BT hoặc đưa đề kiểm tra theo mục tiêu dạy học. - HS giải quyết các nội dung theo yêu cầu của GV mà không sử dụng tài liệu (nếu có nhiều vấn đề thì mỗi HS sẽ giải quyết 1 vấn đề)

- HS đưa câu trả lời.

- GV tổng kết, nhận xét và có thể đưa ra 1 số dạng bài tập khác để HS ứng dụng.

Đối với các CH-BT được sử dụng trong mục đích kiểm tra, đánh giá GV nên sử dụng các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan kết hợp với trắc nghiệm tự luận. Bởi vì :

- Dạng câu hỏi, bài tập TNKQ có thể đánh giá được khả năng nhớ kiến thức hữu hiệu hơn, đồng thời cũng giúp cho GV kiểm tra được nhiều nội dung chương trình giảng dạy hơn. Để làm được các bài TNKQ yêu cầu HS phải tích tụđược nhiều kiến thức hơn và rèn được những kĩ năng làm bài hơn. Tuy nhiên các câu hỏi TNKQ được biên soạn phải dựa trên chuẩn kiến thức, các phương án đưa ra phải đảm bảo gây nhiễu cho HS, như vậy đòi hỏi người GV cần đầu tư công sức vào biên soạn các câu hỏi dạng này.

- Dạng câu hỏi, bài tập TNTL giúp GV đánh giá được các kĩ năng của HS như

: kĩ năng suy luận, sắp xếp ý tưởng, so sánh, phân biệt,… Bên cạnh đó dạng CH-BT này giúp HS có thễ diễn đạt ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, sáng tạo…trong học tập.

Với các CH-BT dạng này chúng tôi xây dựng 4 đề kiểm tra đánh giá HS trong quá trình thực nghiệm sư phạm : 2 đề sử dụng trong quá trình thực nghiệm (kiểm tra lần 1 và lần 2), 2 đề sử dụng trong quá trình sau thực nghiệm (kiểm tra lần 3 và lần 4). (Xem thêm phần phụ lục “Đề kiểm tra chất lượng HSG”).

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Xác định hiệu quả của biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống CH-BT để

dạy bồi dưỡng HSG nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - Sinh học 9.

- Xác định tính khả thi của việc xây dựng CH-BT đã đề xuất

- Triển khai trong thực tiễn dạy học để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.

3.2. Đối tượng thực nghiệm

HS trong lớp bồi dưỡng HSG lớp 9 tại quận Hoàng mai.

3.3. Nội dung thực nghiệm

- Thời gian : từ 01/10/2011 à 29/10/2011

Chúng tôi tiến hành 2 lần kiểm tra nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở

cấp độ phân tử để đánh giá độ khả thi của việc xây dựng và sử dụng hệ thống CH-BT trong dạy học.

3.4. Bố trí thực nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành song song, các bài giảng cho lớp đối chứng được thực hiện theo hướng dẫn của sách GV và sách thiết kế bài giảng sinh học 9 mà GV thường hay sử dụng để dạy trên lớp. Các bài giảng ở lớp thực nghiệm

được soạn theo phương pháp nghiên cứu của đề tài

- 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đều do cùng một GV dạy

- 2 lớp đối chứng và thực nghiệm được kiểm tra theo chế độ như nhau bằng những đề kiểm tra giống nhau.

- Các bài kiểm tra của 2 lớp được chấm cùng một đáp án và thang điểm 10 - Dùng các tham số của toán xác suất, thống kê để xử lí số liệu các bài kiểm tra.

3.5. Xử lí số liệu

Các số liệu thu được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm được phân tích bằng thống kê toán học với các tham sốđặc trưng sau :

+ Điểm trung bình (X ): là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số

thống kê : 1 1 . n i i i X X f n = = ∑

+ Phương sai : để đánh giá mức độ phân tán các giá trị của biến ngẫu nhiên X xung quanh trị số trung bình của nó. Phương sai càng nhỏ thì độ phân tán càng nhỏ. 2 1 1 ( ) n i i S X X n = = ∑ −

+ Độ lệch chuẩn : biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng

2

S = S

+ Sai số trung bình cộng : biểu thị trung bình phân tán của các giá trị kết quả

nghiên cứu.

S m

n

=

+ Hệ số biến thiên : để so sánh 2 tập hợp có X khác nhau, nếu hệ số biến thiên càng nhỏ thì độ tin cậy càng cao.

(%) S100

Cv

X

=

Cv(%) = 0 – 10% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao Cv(%) = 11 – 30% : dao động trung bình

+ Hiệu trung bình : so sánh điểm trung bình cộng của 2 lớp thực nghiệm và

đối chứng trong các lần kiểm tra.

TN DC TN DC

d − =XX

+ Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch giữa 2 giá trị trung bình cộng của thực nghiệm và đối chứng bằng đại lượng kiểm định td 1 2 2 2 1 2 1 2 X X td S S n n − = +

+ Giá trị tới hạn của td là t∞ tra trong bảng phân phối Student với ∞ = 0,05 Nếu |td| ≥ t∞ thì sự sai khác của các giá trị trung bình giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng có ý nghĩa

Nếu |td| ≤ t∞ thì sự sai khác của các giá trị trung bình giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng ít hoặc không có ý nghĩa.

Trong đó :

+ n1, n2 : số học sinh được kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng + S12, S22 : phương sai của lớp thực nghiệm và đối chứng

+ S1, S2 : độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm và đối chứng + X1;X2 : điểm trung bình lớp thực nghiệm và đối chứng

+ fi, xi : số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là xi trong đó 0 ≤ xi≤ 10

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - sinh học lớp 9 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)