Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - sinh học lớp 9 (Trang 72)

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, kết hợp với kết quả làm bài của HS và quan sát các em trong qua trình học tập, chúng tôi thấy rằng :

Trước quá trình thực nghiệm, HS chưa thực sự hứng thú với nội dung bài học, đôi khi còn lúng túng trong việc trả lời các câu hỏi đề ra.

Trong quá trình thực nghiệm, HS lớp thực nghiệm hăng hái hơn HS lớp

đối chứng. Được thể hiện qua quá trình làm việc nhóm và kết quả làm việc nhóm của các em, bởi những nội dung CH-BT cho các nhóm mang tính chất kích thích sự tư duy, tò mò của HS. Cụ thể :

- Về năng lực tư duy : Tư duy của lớp TN được thể hiện rõ rệt thông qua : + HS nhận ra mối quan hệ logic giữa các yếu tố nội dung kiểm tra. Điều này thường được chứng minh bằng kĩ năng HS biết diễn đạt, lập luận cho lời giải bài tập và câu hỏi trên cơ sở giải thích các quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa toàn thể - bộ phận, quan hệ giữa cái chung – cái riêng. Ví dụ : HS lớp TN đã giải thích rất tốt mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình. Các em đã lập luận được kiểu hình chính là tính trạng được biểu hiện trên cơ

thể, cái quy định tính trạng ấy mà mắt thường không quan sát được, nằm sâu trong tế bào ở cấp độ phân tử chính là kiểu gen (ADN).

+ HS có kĩ năng hệ thống hóa nội dung theo các mạch logic khác nhau.

Điều này được bộc lộ ở khả năng HS diễn đạt nội dung theo các hình thái, ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ từ bài khóa bằng văn viết HS có thể diễn đạt nội dung đó bằng sơ đồ grap có cấu trúc khác nhau, bằng bảng hệ thống, bằng sơ đồ hình vẽ, bằng lập dàn ý.

+ HS có kĩ năng nhận ra vấn đề một cách sâu sắc do đó các em thường xuyên đặt câu hỏi, ý kiến thắc mắc với thầy cô, với bạn bè. Ví dụ trong quá trình giảng dạy đã có em học sinh Hằng thắc mắc và đặt câu hỏi : Tại sao ADN phải tổng hợp ARN để tiến hành tổng hợp protein mà ADN không trực tiếp tổng hợp protein thì sẽ tiết kiệm năng lượng và thời gian hơn?

- Về kiến thức : HS lớp thực nghiệm có mức độ hiểu sâu kiến thức hơn lớp

đối chứng. Ví dụ với những CH giải thích, chứng minh lớp đối chứng chưa lấy được ví dụ cụ thểđể chứng minh cho vấn đề.

- Về thái độ : Lớp thực nghiệm có sự nỗ lực học tập, nghiên cứu, hứng thú, chú ý hơn lớp đối chứng. Điều này đã giúp HS lớp TN có điểm kiểm tra cao hơn lớp ĐC. Ví dụ : Sau thực nghiệm lớp thực nghiệm không có điểm dưới trung bình, có 22 đến 24 HS đạt điểm 8, 9, 10. Lớp đối chứng có 2 đến 3 HS dưới điểm trung bình, có 13 HS đạt điểm 8, 9, 10.

Tóm lại, việc xây dựng và sử dụng hệ thống CH-BT để bồi dưỡng HSG nội dung kiến thức di truyền, biến dị - Sinh học 9 đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Với kết quả thu được đã chứng minh tính đúng đắn, hiệu quả, khả thi của CH- BT trong dạy học nói chung và trong bồi dưỡng HSG nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng CH-BT có hệ thống trong bồi dưỡng HSG nội dung kiến thức di truyền và biến dịở cấp độ phân tử - Sinh học 9. Cụ thể là :

- Xác định được các nội dung có thể mã hóa thành các dạng CH-BT - Xác định được các mục tiêu mà HSG cần đạt được

1.2. Điều tra thực trạng dạy và học bồi dưỡng HSG ở một số trường trong quận Hoàng Mai cho thấy :

- Việc xây dựng và sử dụng CH-BT còn gặp một số vấn đề khó khăn do chưa có sách giáo trình và nội dung cụ thể.

- HS còn yếu về cách trả lời câu hỏi, chủ yếu vẫn do GV lập dàn ý trả

lời.

1.3. Đề xuất được quy trình xây dựng CH-BT (1) : Phân tích nội dung

(2) : Xây dựng mục tiêu

(3) : Xây dựng hệ thống CH-BT

1.4. Đề xuất được biện pháp sử dụng CH-BT trong dạy bồi dưỡng HSG nội dung kiến thức DT-BT ở cấp độ phân tử gồm 3 biện pháp :

- Sử dụng CH-BT trong nghiên cứu tài liệu mới

- Sử dụng CH-BT trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức - Sử dụng CH-BT trong kiểm tra, đánh giá HS

1.5. Sử dụng CH-BT trong bồi dưỡng HSG làm tăng khả năng tư duy, sáng tạo, tự học của HS

1.6. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng CH-BT trong dạy bồi dưỡng HSG , góp phần nâng cao hiệu quả

các kì thi HSG và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài

đã đưa ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Muốn xây dựng và sử dụng hệ thống CH-BT đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng đòi hỏi các GV tham gia giảng dạy phải chuẩn kiến thức và có chuyên môn sâu, cũng như có phương pháp giảng dạy tích cực.

2.2. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi mới chỉ đề cập đến xây dựng CH-BT theo hệ thống từ cụ thểđến khái quát. Trên cơ sở này có thể triển khai theo hướng nghiên cứu của đề tài để xây dựng và sử dụng thêm các dạng CH- BT trên các đối tượng khác và cho những chuyên đề khác.

2.3. Đề tài cần được thực nghiệm trên diện rộng để nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn của biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống CH-BT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo – Nguyễn Đức Thành. Lí luận dạy học sinh học. Nxb

Giáo dục Hà Nội, 1996.

2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Thâm. Đổi mới PPDH các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT theo hướng hoạt

động hóa người học. Đề tài B-27-01 phương pháp thuộc cấp ngành, 1996.

3. Đinh Quang Báo. Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài sinh học ở trường phổ thông Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ, 1981.

4. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa. Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2006.

5. Hoàng Chúng. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, 1983.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Khoa học tự nhiên. Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên KHTN các năm môn Sinh học.

7. Hoàng Thị Hòa. Rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền học bậc trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, 2010.

8. Trần Bá Hoành. Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ

môn Sinh học. Nxb Giáo dục, 2000.

9. Ngô Văn Hưng. Giới thiệu đề thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn sinh. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

10. Trần Văn Kiên. Nguyên tắc và quy trình xây dựng câu hỏi trong dạy học. Tạp chí giáo dục, số 28/2003.

khoa chuyên sinh học trung học phổ thông – Di truyền và tiến hóa.

2009.

12. Trần Đức Lợi. Sinh học di truyền và biến dị. Nxb trẻ, 2000.

13. Vũ Đức Lưu. Phương pháp giải bài tập di truyền. Nxb Giáo dục, 2001.

14. Vũ Đức Lưu. Tuyển chọn và phân loại bài tập hay và khó. Nxb Giáo dục, 1996.

15. Phan Kì Nam. Phương pháp giải bài tập Sinh học tập 1. Nxb thành ph

Hồ Chí Minh, 1996.

16. Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập, Trung tâm kiểm định đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục. Đo lường và

đánh giá thành quả học tập. Lê Đức Ngọc biên tập, 2009.

17. Phan Cự Nhân. Di truyền học tập 1. Nxb Giáo dục, 2000.

18. Phan Cự Nhân, Đặng Hữu Lanh, Lê Văn Trực. Di truyền học đại cương. Nxb Giáo dục, 1992.

19. Hoàng Hữu Niềm. Một số phương pháp sử dụng bài toán dạy học trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Luận văn sau đại học, 1984.

20. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 2000.

21. Nguyễn Ngọc Quang. Lí luận dạy học trường phổ thông. Nxb Giáo dục, 1980.

22. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. 108 bài tập di truyền chọn lọc.

Nxb Đà Nẵng, 1998.

23. Nguyễn Đức Thành. Dạy học Sinh học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, 2002.

24. Nguyễn Thị Thơm. Xây dựng và sử dụng bài tập phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương biến dị, Sinh học 12 THPT.

Luận văn thạc sĩ, 2003.

hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình sinh học bậc THPT. Luận án PTSKHSP tâm lí, 1994.

26. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao. Tuyển tập Sinh học 1000 câu hỏi và bài tập. Nxb Hà Nội, 2004.

27. Website : Administrator. Trắc nghiệm IQ của Mesa Đan Mạch.

http://www.iqtest.dk

28. Website : Nguyễn Đức Hoàng. Những trang sử vẻ vang và một chặng

đường mới đầy hứa hẹn. http://www.truongchuyensupham.edu.vn

29. Website : Đỗ Ngọc thống. Một số quan điểm về học sinh giỏi ở các nước trên thế giới. http://www.toantieuhoc.violet.vn

Phụ lục 1 : Các phiếu điều tra Mẫu phiếu 01

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG – Sinh học 9, kính mong Thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây.

Thầy (cô) có thể chọn nhiều hơn 1 phương án trả lời

1. Thầy (cô) có tham gia bồi dưỡng HSG không ? (nếu có thì thời gian là bao lâu?) ...Thời gian :...năm

2. Số lượng học sinh tham gia :

a. từ 4 -5 HS ... b. từ 5-10 HS ... ... c. trên 10 HS

3. Số ngày bồi dưỡng trong một tuần :

a. 1 buổi ... b. 2 buổi ... c. 3 buổi d. trên 3 buổi

4. Những thuận lơi khi tham gia bồi dưỡng HSG :

a. Học sinh ham học

b. Được nhà trường quan tâm c. Nâng cao trình độ chuyên môn

d. Có sự phối hợp giữa các GV và giữa GV và HS e. Có nhiều tài liệu để tham khảo

5. Những khó khăn khi tham gia bồi dưỡng HSG :

a. Chưa có sách cũng như giáo trình theo chuẩn cụ thể

b. Ít có thời gian để nghiên cứu chuyên sâu c. Nội dung kiến thức nhiều mà thời gian ít

6. Thầy (cô) sử dụng các loại sách tham khảo khi bồi dưỡng HSG:

a. Sách giáo khoa b. Sách giáo viên

c. Sách bài tập sinh học

e. Sách tham khảo về câu hỏi tự luận

f. Các loại sách khác : ... ... ... g. Không sử dụng

7. Theo thầy (cô) câu hỏi, bài tập (CH-BT) có vai trò trong bồi dưỡng HSG

a. Ít quan trọng b. Quan trọng c. Rất quan trọng

8. Thầy (cô) phân loại CH-BT theo :

a. Bài học ... b. Theo chương ... c. Theo chủđề

9. Tần xuất sử dụng CH-BT của thầy (cô) trong quá trình bồi dưỡng HSG

a. Ít sử dụng ... b. Thường xuyên .... c. Luôn luôn

10. Bộ CH-BT mà thầy (cô) sử dụng được lấy từ:

a. Sách tham khảo

b. Đề thi HSG các năm học trước c. GV tự biên soạn

11.Thầy (cô) thường sử dụng dạng CH :

a. CH bài học ... b. CH tổng quát

12.Thầy (cô) thường sử dụng dạng BT :

a. Bài tập cụ thể ... b. Bài tập tổng quát

13. Cách hướng dẫn trả lời CH-BT của thầy (cô) với HS :

a. Trả lời chi tiết ... b. Trả lời theo giàn ý

14. Theo thầy (cô) hiệu quả của việc sử dụng CH-BT :

a.Ít hiệu quả ... b. Hiệu quả ... c.Rất hiệu quả.

Mẫu phiếu 02

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Để nâng cao chất lượng của đội tuyển HSG – Sinh học 9, chúng tôi mong các bạn cho biết thêm một số thông tin sau bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây

Bạn có thể chọn nhiều hơn 1 phương án trả lời.

1. Hãy cho biết lí do bạn tham gia lớp bồi dưỡng HSG :

a. Yêu thích môn Sinh

b. Có thêm kiến thức để sau này thi đại học c. Có cơ hội tiếp xúc với nhiều kì thi

d. Giáo viên cửđi

2. Trong quá trình học tập bạn có những thuận lợi nào?

a. Được nhà trường quan tâm b. Giáo viên nhiệt tình

c. Có nhiều tài liệu tham khảo

d. Được bạn bè, thầy cô, gia đình động viên, ủng hộ

3. Những khó khăn mà bạn gặp phải khi tham gia học tập?

a. Lượng kiến thức nhiều b. Ít tài liệu tham khảo c. Thời gian không phù hợp

d. Kiến thức đòi hỏi mức độ tư duy cao

e. Chưa được gia đình ủng hộ (vì gia đình muốn bản thân học các môn Toán, Văn...)

4. Khi học bạn thích được học theo phương pháp nào?

a. Tự học, tự nghiên cứu tài liệu

b. GV đọc chép và hướng dẫn trả lời các CH-BT c. GV hướng dẫn và luyện giải các CH-BT d. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết.

5. Khi học bạn nhận thấy GV sử dụng CH-BT :

a. Ít sử dụng

b. Thường xuyên sử dụng c. Không bao giờ sử dụng

6. Tần xuất sử dụng sách tham khảo về CH-BT của bản thân bạn là:

a. Không sử dụng b. Ít sử dụng c.Thường xuyên sử dụng 7. Cách bạn sử dụng sách tham khảo CH-BT: a. Tự nghiên cứu và tự học b. Có GV hướng dẫn sử dụng sách để ôn tập

8. Bạn thích các CH-BT trong sách được viết theo hướng :

a. Theo bài b. Theo chương c. Theo chủđề

d. Từ bài tập cụ thểđến bài tập tổng quát

e. Tóm tắt lí thuyết --> CH-BT mẫu --> CH-BT tự luyện. f. Hướng khác : ...

9. Hiệu quả của việc sử dụng CH-BT đối với bản thân trong quá trình học tập môn sinh.

a. Không đạt hiệu quả

b. Đạt hiệu quả ít c. Đạt hiệu quả cao.

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Môn : Sinh học 9

Thời gian : 60 phút

Bài kiểm tra số : 01

I. Trắc nghiệm khách quan. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau :

Câu 1 : Vật chất di truyền của cơ thể là :

a. ADN và NST b. Protein

c. m.ARN, r.ARN, t.ARN d. Riboxom

Câu 2 : Một đoạn phân tử ADN có số vòng xoắn là 120. Số nucleotit trên

đoạn ADN đó là :

a. 1200 Nu b. 2400 Nu

c. 4800 Nu d. 2400 cặp Nu

Câu 3 : Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein là : a. ADN-m.ARN-polypeptit-t.ARN

b. ARN-polypeptit-ADN-m.ARN c. m.ARN-t.ARN-ADN-polypeptit d. ADN-m.ARN-t.ARN-polypeptit

Câu 4 : Trong quá trình sao mã của một gen :

a. chỉ có thể có 1 phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế

bào

b. có thể có nhiều m.ARN được tổng hợp theo nhu cầu của tế bào

c. nhiều r.ARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các riboxom phục vụ cho quá trình giải mã

d. nhiều t.ARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giải mã

Câu 5 : Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=0,40 thì trên sợi bổ sung tỉ lệ đó là :

Câu 6 : Hai điểm quan trọng nhất của cấu trúc ADN xoắn kép có liên quan với hoạt tính di truyền của nó là :

a. đối song song và xoắn phải đặc thù b. đối song song và tỉ lệ A+T/G+X đặc thù c. đối song song và kết cặp bazo đặc thù d. đối song song và tỉ lệ A+G/T+X = 1

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - sinh học lớp 9 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)