Vật chất di truyền và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - sinh học lớp 9 (Trang 40)

Câu Nội dung

1. Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN ? 2. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN? 3. Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

4. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện

ở những điểm nào trong cấu trúc không gian đó? 5. Mô tả quá trình nhân đôi của ADN

6. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

7. Tính ổn định của ADN được đảm bảo nhờ những cơ chế và quá trình nào?

8. Giải thích tính ổn định của ADN chỉ mang tính tương đối?

9. Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc của ADN với chức năng của vật chất mang thông tin di truyền?

10. NTBS có vai trò như thế nào trong quá trình tự nhân đôi của ADN? 11. NTBS được thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di truyền ở

cấp độ phân tử?

12. Khái niệm gen? Phân biệt các loại gen theo cấu trúc và chức năng? Vì sao gen là VCDT ở cấp độ phân tử?

13. Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN?

14. Gen tổng hợp m.ARN như thế nào? Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ: gen à ARN.

15. So sánh ADN và m.ARN về cấu trúc và chức năng?

16. Trong 2 phân tử ADN và ARN thì phân tử nào bền vững hơn? Vì sao? 17. Trình bày cấu trúc của Protein? Nêu vai trò của Protein trong di

truyền?

18. Giải thích vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù?

19. Tính đặc trưng của protein được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?

20. Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? 21. Nêu mối quan hệ giữa ADN và protein trong cấu trúc và cơ chế di

truyền ?

22. Nêu mối quan hệ giữa m.ARN và protein? 23. Protein hình thành tính trạng như thế nào?

24. Nêu bản chất mối quan hệ giữa các thành phần trong sơđồ: ADN à m. ARN à Protein à tính trạng

25. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Người ta vận dụng mối quan hệ này trong thực tiễn sản xuất như thế

nào?

26. Các dạng bài tập :

Dạng 1 : Cấu trúc và cơ chế tự nhân đôi của ADN

1.1 Tính số Nu của ADN

Bài 1. Một đoạn ADN có tỉ lệ số Nu từng loại trong mạch đơn thứ

nhất là : A=40%, T= 20%, G=30%, X=312.

b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại Nu trong cả đoạn ADN

1.2. Chiều dài của ADN

Bài 1. Một gen có số Nu loại X=1050 và loại G=35% tổng số Nu của gen. Tính chiều dài của đoạn gen trên

1.3. Tính số liên kết hidro và liên kết cộng hóa trị

Bài 1. Tổng số liên kết cộng hóa trị của một gen là 2998. Gen này có số G=2/3 số A.

a. Tính số Nu của gen

b. Tính số liên kết hidro của gen

1.4. Tính số Nu tự do cần dùng

Bài 1. Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 525 T tự do. Tổng số Nu của 2 gen con là 3000..

a. Tìm số Nu tự do cần dùng cho mỗi loại Nu còn lại

b. Nếu gen nói trên trải qua 3 đợt tự nhân đôi, thì môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu Nu tự do từng loại? Trong số các gen con tạo thành có bao nhiêu gen con mà mỗi gen con này đều có 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ Nu mới của môi trường nội bào?

1.5. Bài tập tổng hợp và nâng cao

Bài 1. Một phân tử m.ARN có tỉ lệ các loại RiboNu như sau: A:U:G:X = 1:2:3:4

a. Tìm tỉ lệ % mỗi loại Nu trên mỗi mạch đơn của gen và của gen? b. Nếu trong phân tử m.ARN có A=175. Tìm số lượng Nu mỗi loại của gen?

Bài 2. Mạch thứ nhất của gen 1 và gen 2 như sau : Gen 1 : A-T-G-G-T-X-X-G-T-A-T-G

Gen 2 : A-T-X-T-A-T-G-G-A-T-T-X

Hãy xác định khả năng chịu nhiệt của 2 gen trên và giải thích ?

Bài 3. Hai gen có chiều dài bằng nhau, gen I có tích số % G với X là 4% và số liên kết hidro của gen là 2880. Gen II có số liên kết hidro nhiều hơn gen I là 240. Khi 2 gen này tự nhân đôi liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 5520 A tự do.

a. Tính chiều dài của gen

b. Tính số Nu mỗi loại của gen II

c. Tính sốđợt nhân đôi của mỗi gen. và tính số Nu tự do mỗi loại cần dùng cho từng gen.

Dạng 2. Cấu trúc và cơ chế tổng hợp ARN

2.1. Tính số riboNu của ARN

Bài 1. Một phân tử ARN có % từng loại riboNu như sau: A=36%, X=22%, U=34%

a. Xác định % từng loại Nu của gen tổng hợp ra ARN đó

b. Nếu phân lượng của ARN là 450.103 đvC thì số lượng từng loại riboNu của ARN là bao nhiêu? (khối lượng của 1 riboNu=300 đvC).

2.2. Tính chiều dài và số liên kết hóa trị của ARN

Bài 1. Một phân tử ARN chưa 1199 liên kết cộng hóa trị. a. Tìm số riboNu của ARN

2.3. Tính số riboNu tự do cần dùng

Bài 1. Trong quá trình sao mã của gen, môi trường nội bào cung cấp 600 riboNu tự do loại G, 1260 riboNu loại A. Trên mạch 1 của gen có T=420, G=100. Trên mạch 2 của gen có G=200, T= 180

a. xác định mạch gốc và số lần sao mã của gen b. tính số riboNu tự do cần dùng của loại còn lại

2.4. Bài tập tổng hợp và nâng cao

Bài 1. Cho một đoạn mạch phân tử ADN như sau :

Mạch 1: 5’….G-T-T-A-G-A-T-A-X-G….G-X-X-X-A-T-G-T-A….3’

Mạch 2 : 3’….X-A-A-T-X-T-A-T-G-X….X-G-G-G-T-A-X-A-T….5’

a. Viết thứ tự các đơn phân của m.ARN được tổng hợp từ mạch 2. b. Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen. Mạch khuôn là mạch 1, hãy giải thích để xác định chiều mạch khuôn, giới hạn của gen và viết thứ

tự các RiboNu tương ứng của phân tử m.ARN được tổng hợp từ gen trên.

Bài 2. Một gen B có chiều dài 4080 A0 , có hiêu của A với một loại Nu khác không bổ sung với nó là 30% số Nu của gen. Mạch 1 của gen có 360 A và 140G. Khi gen B sao mã lấy của môi trường nội bào 1200U

a. Xác định khối lượng phân tử của ADN biết 1 Nu có khối lượng 300

đvC.

b. Quá trình tự sao của gen B diễn ra 3 lần liên tiếp.

b1. Tính số Nu từng loại của môi trường cung cấp trong quá trình tự

b2. Tính số Nu từng loại trong tổng số gen con mới được tạo thành ở đợt tự sao cuối cùng.

c. Môi trường đã cung cấp bao nhiêu Nu từng loại cho quá trình sao mã của gen B

Dạng 3. Cấu trúc và cơ chế tổng hợp protein

3.1. Tính số axit amin

Bài 1. Một gen có chiều dài 0,408 micro mét a. Tính số bộ ba mã gốc của gen

b. Gen nói sao mã và tổng hợp protein, loại protein này chứa bao nhiêu axit amin (Mỗi phân tử protein chứa 1 chuỗi polipeptit).

3.2. Tính số liên kết peptit

Bài 1. Tổng số axit amin tạo thành các phân tử protein là 14880. Trong các phân tử đó người ta biết có tất cả 14820 liên kết peptit. Tính số axit amin của mỗi chuỗi polipeptit và số phân tử protein đó. (biết mỗi phân tử protein có 2 chuỗi polipeptit và số axit amin của mỗi chuỗi polipeptit bằng nhau)

3.3. Tính số axit amin tự do cần dùng

Bài 1. Một gen có chiều dài là 0,255 micro mét, sao mã 5 lần. Các phân tử m.ARN đều cho 6 riboxom trượt qua, mỗi phân tử protein hình thành 1 chuỗi polipeptit.

a. Tính sô axit amin được mã hóa bởi gen đó và số axit amin của 1 phân tử protein

b. Tính số phân tử protein được sinh ra. Có bào nhiêu axit amin tự do cần thiết cho quá trình giải mã và có bao nhiêu axit amin tự do tham

gia vào cấu trúc protein thực hiện chức năng sinh học?

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nội dung kiến thức di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử - sinh học lớp 9 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)