2.3.1.1. Vật chất di truyền cấp độ phân tử:
Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử gồm các nội dung ở các phần sau:
ADN, ARN, protein thuộc chương III “ADN và gen”, chương trình sinh học lớp 9 đã trình bày về:
+ Cấu trúc và chức năng của ADN + Cấu trúc và chức năng của ARN. + Cấu trúc và chức năng của protein.
Qua phân tích nội dung chúng tôi nhận thấy, nội dung ở SGK mới chỉ
trình bày những nét cơ bản, thể hiện chúng như là một thành phần hoá học của tế bào, do đó khi bồi dưỡng GV phải nâng cao trình bày thêm các vấn đề
+ Phân loại gen theo chức năng.
+ Khái niệm mã di truyền, giải thích mã di truyền là mã bộ ba, các đặc điểm của mã di truyền.
+ Phân tích được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của phân tử ADN. + Trình bày được tính bảo thủ (ổn định tương đối), khả năng bị biến đổi, tính
đa dạng và đặc thù của ADN
+ Giải thích được tại sao ADN được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
+ Giải thích tính đa dạng - tính đặc trưng của protein, giải thích tại sao protein
được xem là cơ sở vật chất của sự sống.
+ Phân tích bản chất mối quan hệ giữa ADN à mARNà Protein.
2.3.1.2. Cơ chế di truyền cấp độ phân tử
Nội dung của phần Cơ chế di truyền cấp độ phân tử nằm ở chương III “ADN và gen” thuộc chương trình sinh học lớp 9 đã trình bày những vấn đề
sau:
+ Quá trình nhân đôi ADN: nguyên tắc tái bản, cơ chế tái bản. + Phiên mã: khái niệm, cơ chế phiên mã.
+ Dịch mã: khái niệm, cơ chế dịch mã, mối quan hệ giữa ADN à mRNA à Protein à Tính trạng.
Nội dung phần này đã trình bày khá đơn giản phù hợp với đối tượng HS
đại trà. Tuy nhiên đối với HSG khi dạy GV cần bổ sung thêm và làm rõ một số nội dung kiến thức sau:
+ Giải thích các nguyên tắc tái bản.
+ Phân tích được ý nghĩa của các cơ chế : Nhân đôi, phiên mã, dịch mã. + Giải thích được cơ chế phân tử của sự di truyền các tính trạng qua các thế
2.3.1.3. Cơ chế biến dị cấp phân tử:
Nội dung biến dị ở cấp độ phân tử nằm ở chương IV “Biến dị” trong chương trình sinh học lớp 9 trình bày về những vấn đề sau :
Đột biến gen: khái niệm, nguyên nhân, các dạng, hậu quả và vai trò của đột biến gen.
Trong quá trình bồi dưỡng HSG giáo viên cần bổ sung thêm một số nội dung kiến thức sau:
+ Cơ chế phát sinh đột biến gen, cơ chế biểu hiện của đột biến gen.
+ Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền, đột biến và thường biến.
+ So sánh đột biến gen và đột biến NST
+ Phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường – kiểu hình.