2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ 1 Phân tích khái quát về cơ cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp:
2.5. Phân tích tình hình thanh toán
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán phản ánh khả năng sử dụng vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn. Theo như phân tích ở trên, để tài trợ cho nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh 3 năm qua doanh nghiệp phải dùng các khoản nợ ngắn hạn. Với việc xem xét mối tương quan giữa một bên là tài sản có tính sinh lợi thấp, có thể chuyển hóa nhanh thành tiền với các khoản nợ với phí tổn thấp nhưng người đi vay phải thường xuyên đối phó với việc thanh toán các khỏan nợ khi đến hạn để ta thấy được khả năng sẵn sàng cho việc đáp ứng các nghĩa vụ này. Khả năng đó tuỳ thuộc vào chính sách bán hàng, chính sách tín dụng bán hàng hay nói cách khác phụ thuộc vào khả năng quản lý nợ phải thu, quản lý hàng tồn kho. Đó là cơ sở hình thành nên dòng tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán tại doanh nghiệp.Từ đó bộc lộ thực trạng tình hình quản lý tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp .Với ý nghĩa đó, ta tiến hành phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty.
Bảng 2.14 : Phân tích khả năng thanh toán của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
TSNH&ĐTNH 233.386.601.044 229.345.744.085 299.671.276.537 Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu 89.931.276.741 81.803.008.289
179.402.316.80 8
Tiền 11.075.999.630 3.563.824.795 15.730.054.126
Nợ ngắn hạn 248.142.615.762 258.047.034.306 301.733.644.058 Khả năng thanh toán hiện hành (Khh) 0,94 0,89 0,99
Khả năng thanh toán nhanh (Kn) 0,36 0,32 0,59
Khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua 3 năm biến động nhưng xu hướng chung ở mức bình thường chấp nhận được (Theo đánh giá, Khh =1→1,5: bình thường chấp nhận được; Khh = 0,5 →1: khó khăn 2). Ở mức cao nhất năm 2009 Khh = 0,99 lần tức khi các khoản nợ đến hạn công ty vẫn có ít nhất 0,99 đồng vốn lưu động để trả nợ khi chúng đến hạn. Một công ty cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, họ buộc phải trả nợ chậm hơn, sử dụng vốn vay thêm từ ngân hàng… Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn, Khh sẽ giảm và điều này sẽ đưa công ty đến tình thế khó khăn. Nhưng thông số này chỉ được xem là công cụ đo lường thô vì nó không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản ngắn hạn. Do đó chúng ta xét đến một thông số khác chặt chẽ hơn để kiểm tra khả năng thanh toán của công ty. Đó là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.
Khi xét đến khả năng trang trải cho một đồng nợ khi chúng đáo hạn bằng những tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng và các khoản phải thu khách hàng thì khả năng đáp ứng của công ty không mấy khả quan ( Theo đánh giá Kn = 0,3→0,5 : khó khăn; Ktt < 0,15: rất khó khăn). Ở mức tốt nhất, năm 2009 Kn = chỉ đạt 0,59 lần, Ktt = đạt 0,052 lần. Như đã phân tích ở trên, năm 2009 hàng tồn kho là luân chuyển nhanh nhất trong 3 năm nên khi xét đến khả năng thanh toán thì Kn , Ktt trong năm này tốt nhất. Trong cả 3 năm các khoản nợ ngắn hạn đều tăng nhưng Kn cũng tăng theo chứng tỏ công ty đang duy trì khoản phải thu rất lớn; trong năm 2009 nguồn lực về tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là tốt nhất nên Kn , Ktt là tốt nhất.
Tựu trung lại, Khh ở mức tạm chấp nhận, Kn, K tt được đánh giá ở mức không mấy khả quan cho thấy công ty đang duy trì qúa nhiều khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Bên cạnh đó công ty đang duy trì lượng tiền mặt rất ít do đó khả năng huy động các nguồn tiền đáp ứng ngay lập tức nhu cầu thanh toán khi cần thiết rất khó khăn. Đó là lý do làm cho Kn và K tt tại công ty ở tình trạng khó khăn
PHẦN III