Phân tích tốc độ quay vòng của khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ (Trang 45 - 48)

2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ 1 Phân tích khái quát về cơ cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp:

2.4.2. Phân tích tốc độ quay vòng của khoản phải thu khách hàng

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nợ phải thu khách hàng tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu thuần 806.575.079.228 929.193.145.316 955.810.001.514 Số dư nợ bình quân khoản phải

thu KH 61.338.760.112 62.292.649.860 89.419.552.703

Số vòng quay bình quân khoản

phải thu KH 13,15 14,92 10,69

Số ngày 1 chu kỳ nợ 27 24 33

Qua số liệu tính toán đựơc như trên thì số vòng quay khoản phải thu khách hàng năm 2008 tăng làm cho số chu kỳ nợ giảm xuống, là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu. Nhưng đến năm 2009 thì có xu hướng giảm là do doanh thu năm 2009 tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của khoản phải thu. Bên cạnh đó khi so sánh với hạn mức tín dụng công ty dành cho khách hàng cao nhất là từ 20 - 25 ngày cho thấy thu hồi công nợ đang dần là một vấn đề tại công ty. Dấu hiệu của chính sách thu hồi nợ vẫn còn kém hiệu qủa và nhiều khách hàng vẫn chưa thanh toán nợ cho công ty. Bởi vậy, việc phân tích tìm đâu là nguyên nhân, khách hàng nợ nào là ngừng trệ, khê đọng lâu nhất là vấn đề có ý nghĩa.

Do mặt hàng may mặc và kinh doanh sợi là hai sản phẩm kinh doanh chủ yếu tại công ty nên ta tiến hành phân tích tình hình quản lý công nợ đối với hai mặt hàng chủ yếu này để có một cái nhìn cụ thể về tình hình thu hồi nợ của từng khách hàng.

Bảng 2.11: Phân tích tình trạng nợ của từng nhóm khách hàng chính tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009

Khách hàng sợi Khách hàng may Khách hàng sợi Khách hàng may

Doanh thu thuần 133.520.877.065 795.672.268.251 228.934.009.349 726.875.992.165

Số dư nợ bình quân

khoản phải thu 8.210.710.952 54.081.938.908 18.780.486.409 70.639.066.294

Số vòng quay bình quân khoản phải thu KH

16,07 14,71 12,20 10,29

Số ngày 1 chu kỳ nợ 22 25 29 35

Như vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn tại doanh nghiệp là khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu đối với khách hàng may. Số ngày doanh thu duy trì dưới hình thức khoản phải thu khách hàng cho đến khi thu hồi được và chuyển thành tiền của khách hàng sợi năm 2009 chậm hơn 7 ngày so với năm 2008, trong khi đó khách hàng may lại tăng lên từ 25 ngày năm 2008 lên đến 35 ngày năm 2009.

Đối với mặt hàng sợi, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Thời gian cấp tín dụng của công ty cho khách hàng sợi thấp hơn, việc quản lý đôn đốc thu hồi các khoản nợ cũng dễ dàng hơn. Với các sản phẩm may mặc, công ty chuyên sản xuất cho các nhãn hiệu nổi tiếng như Puma, Haggar, Ping, Target, Perrry Ellis, Nike,… thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Japan điều khoản thanh toán giữa công ty và khách hàng còn phụ thuộc vào việc giao nhận hàng, vận chuyển hàng hóa, quản lý điều phối kho hàng do đó thời hạn tín dụng thường dài hơn. Tuy nhiên, khi so sánh với thời hạn tín dụng hiện tại mà công ty đang cung cấp đối với khách hàng trong nước nhiều nhất là 20 ngày, từ 20 - 25 ngày đối với khách hàng nước ngoài, chứng tỏ hiện tại công ty có một tỷ lệ tương đối nhiều khách hàng tín dụng trả nợ không đúng hạn, trong đó chủ yếu là khách hàng may. Trong đó có một số khách hàng chính quen thuộc có những khoản nợ qúa hạn hơn 2 năm nhưng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đối chiếu và liên lạc với khách hàng và phải lập dự phòng phải thu khó đòi như khách hàng Urika Enterprise Co.Ltd, Topper Crown Industrial Co,Ltd...Như vậy việc tăng tích lũy các khoản phải thu từ những năm trước đã gặp phải những khó khăn. Doanh nghiệp đang gặp những rủi ro như phân tích ở trên ta đã thấy: rủi ro không trả nợ đúng hạn làm cho dòng ngân quỹ không chắc chắn, do đó làm giảm khả năng thanh toán, giảm khả năng sinh lợi của tài sản. Rủi ro mất mát tuy nhỏ nhưng rất đáng để doanh nghiệp cân nhắc giữa các lợi ích và rủi ro khi mở rộng bán hàng tín dụng như hiện nay. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đánh giá chặt chẽ hơn nữa chất lượng của khách hàng tín dụng hiện tại và khách hàng tiềm năng dựa trên một số tiêu thức như uy tín, khả năng tài chính, thời hạn tín dụng của từng khách hàng, từ đó đề ra chính sách thu hồi nợ hợp lý.

2.4.3. Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho

Qua những phân tích ở trên ta thấy, hàng tồn kho là khoản mục quan trọng và chiếm tỷ lệ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn tại công ty. Trong 3 năm qua có sự biến động gia tăng về mặt giá trị nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn lại giảm, nhường lại cho sự tăng lên về tỷ trọng của khoản mục phải thu và khoản mục tiền. Điều đó nói lên dường như hàng tồn kho đang hoán chuyển nhanh thành phải thu thông qua hoạt động bán hàng. Liệu hoạt động tồn kho có thật sự hiệu qủa, doanh nghiệp đã tổ chức và quản lý dự trữ tốt hay chưa ? Để bổ sung cho nhận định trên ta tiến hành phân tích sau

Bảng 2.12: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá vốn hàng bán 723.040.889.673 834.113.416.204 867.891.595.817 Trị giá HTH bình quân 125.531.118.510 139.570.719.640 126.077.243.701 Số vòng quay HTK bình quân(vòng/năm) 5,76 5,98 6,88 Số ngày 1 vòng quay HTK(ngày) 62 60 52

Khả năng chuyển đổi thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm của hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng nghĩa là công ty quản lý hàng tồn kho tốt. Năm 2008 tình hình quản lý hàng tồn kho có chiều hướng tốt, tốc độ luân chuyển hàng tăng lên 5,98 vòng/năm làm cho số ngày để dự trữ sản phẩm hàng hoá còn 60 ngày, như vậy công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho có biểu hiện có hiệu qủa trong năm 2008. Sang năm 2009, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn làm cho tốc độ quay hàng tồn kho tăng, so với năm 2008 hàng tồn kho quay nhanh hơn 0,9 vòng đã làm cho số ngày dự trữ hàng tồn kho giảm 8 ngày.

Quy chế tài chính của Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ có quy định các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty không có vốn và tài sản riêng. Toàn bộ vốn và tài sản tại các đơn vị phụ thuộc thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty. Vốn và tài sản được giao theo nguyên tắc giao quyền sử dụng chứ không chuyển giao quyền sở hữu mà Tổng công ty là chủ sở hữu tài sản đó. Toàn bộ vốn được theo dõi tại phòng kế toán Tổng công ty. Các đơn vị phụ thuộc tự chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu qủa sử dụng vốn và tài sản được giao.

Khi công ty khoán các đơn đặt hàng của khách hàng cho các đơn vị phụ thuộc thực hiện thì các công ty sẽ nhận được một lượng nguyên vật liệu chính nhất định để sản xuất. Đối với các loại vật liệu phụ và phụ tùng vật tư, khi các công ty có nhu cầu sử dụng thì được công ty tạm ứng cho một số tiền để mua sắm.

Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty phân bố rộng khắp trên nhiều địa bàn. Để đánh giá chính xác công tác quản lý hàng tồn kho tại tổng công ty ta phải đi đánh giá hiệu qủa quản lý hàng tồn kho tại các đơn vị, phát hiện đơn vị nào quản lý hàng tồn kho yếu kém nhất

2.4.4 Mức sinh lời của vốn lưu động

Để đánh giá hiệu qủa cuối cùng về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, ta sử dụng chỉ tiêu mức sinh lời của vốn lưu động. Mức sinh lời của vốn lưu động là một chỉ tiêu kết qủa phản ánh việc tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này qua ba năm được thể hiện như sau:

Bảng 2.13: Mức sinh lời của vốn lưu động

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Lợi nhuận sau thuế 14.127.500.408 7.503.197.888 11.336.341.440 2. Vốn lưu động bình quân 207.302.422.219 231.366.172.565 264.508.510.311 3. Mức sinh lời của vốn lưu

động (3) = (1) / (2) 0,068 0,032 0,043

Mặc dù có sự biến động về giá trị vốn lưu động nhưng khả năng sinh lợi của vốn lưu động của công ty vẫn đảm bảo ở mức ổn định nhưng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2007 cứ một đồng vốn lưu động tạo ra 0,068 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2008, con số này chỉ còn 0,032 và đến năm 2009 là 0,043. Điều đó cho thấy những biện pháp quản lý vốn lưu động của công ty chưa đem lại hiệu qủa kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w