2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ 1 Phân tích khái quát về cơ cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp:
2.4. Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1 Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
2.4.1. Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Đối với một công ty có khuynh hướng đầu tư hơn một nửa vào tài sản ngắn hạn và có tốc độ tăng doanh thu nhanh như Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ hiện nay đòi hỏi ta phải tiến hành so sánh tài sản ngắn hạn với doanh thu giúp ta nhận diện được sự tác động của nhân tố doanh thu và công tác quản lý đối với sự gia tăng đầu tư tài sản ngắn hạn hiện nay. Từ đó giúp các nhà quản lý có chính sách điều chỉnh doanh thu thích hợp và quan trọng hơn điều chỉnh thay đổi trong công tác quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp.
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thể hiện số vòng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tổ chức quản lý tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. Để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, dựa vào báo cáo tài chính qua các năm ta có bảng tổng hợp sau đây:
Bảng 2.8: Đánh giá tốc độ luân chyển của vốn lưu động
Khoản mục Năm2007 Năm 2008 Năm2009
1. Doanh thu kinh doanh 810.152.690.256 944.722.271.639 989.342.067.960 2. Vốn lưu động bình quân
năm 207.302.422.219 231.366.172.565 264.508.510.311
3. Số vòng quay của vốn lưu
động (3) = (1)/ (2) 3,90 4,08 3,74
4. Số ngày một vòng quay của
vốn lưu động (4) = 360 / (3) 92 88 96
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu tăng đều qua 3 năm nhưng công tác quản lý vốn lưu động có những biến động. Cụ thể số vòng quay của vốn lưu động năm 2007 là 3,9 vòng, nhưng đến 2008 tăng lên là 4,08 vòng và đến năm 2009 lại giảm xuống 3,74 vòng. Hay nói cách khác, số ngày một vòng quay của vốn lưu động ngày càng biến động: Năm 2007 thời gian để vốn lưu động quay được một vòng là 92 ngày, đến năm 2008 giảm xuống 88 ngày nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đén 96 ngày. Từ những phân tích trên cho ta thấy với sự mở rộng quy sản xuất của công ty 3 năm qua, tốc độ tăng doanh thu khá ấn tượng nhưng vấn đề hiệu qủa vẫn luôn là vấn đề khó đạt được. Hiệu qủa khai thác và sử dụng vốn lưu động tại công ty còn nhiều tồn tại. Tình hình trên do ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Như đã phân tích ở trên để nhận diện sự thay đổi của hiệu qủa sử dụng vốn do tăng doanh thu với các sự thay đổi trong công tác quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau
Bảng 2.9 : Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ
Chỉ tiêu Chêch lệch
Năm 2008/2007 Năm 2009/2008
Đối tượng phân tích: Số vòng quay VLĐ +0.18 -0,34 Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu kinh
doanh +0,66 +0,2
Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động BQ -0,48 -0,54
Số vốn lưu động tiết kiệm(lãng phí)(-/+) -10.496.914.129 +21.985.379.288 Năm 2008, với lượng vốn lưu động bình quân không đổi như năm 2007, việc gia tăng doanh thu làm cho vốn lưu động quay nhanh hơn 0,66 vòng nhưng trong điều kiện doanh thu không đổi như năm 2008 chính sách đầu tư cũng như quản lý vốn lưu động kém hiệu qủa đã làm vốn lưu động quay chậm hơn 0,48 vòng. Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng thêm 0,18 vòng, trong đó chủ yếu là việc gia tăng doanh thu đã giúp công ty tiết kiệm được một lượng vốn hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2009, trong điều kiện vốn lưu động bình quân không đổi như năm 2008, những nổ lực gia tăng doanh số trong năm 2009 đã làm vốn lưu động quay nhanh thêm 0,2 vòng. Trong điều kiện doanh thu không đổi như năm 2009, việc quản lý vốn lưu động kém hiệu qủa làm vốn lưu động quay chậm hơn 0,54 vòng. Như vậy, ảnh hưởng tích cực của việc tăng doanh thu đối với tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã không đủ làm tăng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động bởi tác động ngược chiều của nhân tố quản lý vốn lưu động đã làm lãng phí cho Tổng công ty một lượng vốn lên đến hơn 21 tỷ đồng.
Từ kết qủa phân tích trên ta có thể rút ra những kết luận sau:
Một là, hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại công ty chủ yếu bắt nguồn từ việc gia tăng doanh thu.
Hai là, để tăng một đồng doanh thu doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho một đồng vốn lưu động. Xét tương quan tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng vốn lưu động: Năm 2008 tốc độ tăng của doanh thu là 15,20%, trong khi đó thì vốn lưu động giảm xuống 1,73%. Tốc độ tăng của doanh thu năm 2009 là 2,84% trong khi đó tốc độ tăng của vốn lưu động tăng lên đến 30,66% ). Do đó hiệu qủa quản lý vốn lưu động nhìn chung chưa cao.
Ba là, Năm 2008 công tác quản lý vốn lưu động là yếu kém nhất nhưng cũng là một năm đầy hiệu qủa của chính sách mở rộng thị trường do đó lại là năm sử dụng vốn lưu động hiệu qủa nhất.
Với tình hình trên đòi hỏi công ty phải có những biện pháp kịp thời để tìm kiếm, mở rộng thị trường nâng cao doanh thu để tương xứng với khoản vốn đã đầu tư mà biện pháp quan trọng hơn cả là xem xét vấn đề tồn đọng hàng tồn kho, quản lý tốt các khoản phải thu thu hồi nhanh đồng vốn.
Để có nhận xét xác đáng hơn về hiệu qủa quản lý vốn lưu động tại công ty, ta đi phân tích hiệu qủa quản lý, sử dụng từng yếu tố của vốn lưu động như: