Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ (Trang 35 - 37)

2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ 1 Phân tích khái quát về cơ cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp:

2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho

Bảng 2.4: Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Giá trị TL tăng/ giảm Giá trị TL tăng/ giảm Nguyên liệu vật liệu tồn kho 55.754.231.232 54.885.317.201 25.593.955.241 (868.914.031) (1,56%) (29.291.361.960) (53,37%) Công cụ dụng cụ trong kho 76.611.425 109.772.655 86.935.713 33.161.230 43,28% (22.836.942) (20,80%) Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 62.594.113.560 50.317.108.797 66.059.901.348 (12.277.004.763) (19,61%) 15.742.792.551 31,29% Thành phẩm tồn kho 18.310.092.802 32.093.749.034 21.089.101.767 13.783.656.232 75,28% (11.004.647.267) (34,39%) Hàng hóa tồn kho 0 397.172.440 107.356.124 397.172.440 (289.816.316) (72,97%) Hàng gửi đi bán 2.647.882.623 4.392.753.347 0 1.744.870.724 65,90% (4.392.753.347) (100%)

Biểu đồ 3: Tình hình biến động hàng tồn kho tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ

Qua biểu đồ trên ta thấy hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng vào năm 2008 và giảm ở năm 2009, trong đó chủ yếu là sự tăng giảm của nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho chủ yếu tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên sự gia tăng của hai khoản mục này trong 2 năm 2007, 2008 làm cho hàng tồn kho ngày càng tăng về mặt giá trị. Nguyên vật liệu tăng chủ yếu là do sự gia tăng của nhóm nguyên vật liệu ngành may, còn nguyên vật liệu ngành sợi tăng không đáng kể. Tình hình trên là do nhiều nổ lực của ngành may trong 2 năm qua. Sau nhiều nổ lực đàm phán, công ty đã ký hợp đồng kinh doanh theo hình thức FOB với khách hàng Supremes về các mặt hàng quần chống nhăn. Ký hợp đồng sản xuất theo đơn đặt hàng theo hình thức FOB với số lượng lớn với các khách hàng Snicker, Supreme, Marubeni. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các đơn hàng này chưa chủ động được bằng nguồn tại chỗ mà phải nhập khẩu. Do đó công ty gia tăng dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo nguồn cung thực hiện các hợp đồng trên. Trong đó nguyên vật liệu tăng mạnh nhất năm 2007 với giá trị tăng 8.647.244.329 đồng tương ứng với tỷ lệ là 18,36% so với năm 2006, còn các năm 2008 và 2009 thì giảm dần.

Đối với khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có tốc độ tăng chênh khá nhiều với tốc độ tăng của nguyên vật liệu (Năm 2007 tốc độ tăng của nguyên vật liệu là 18,36%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 36,58%, năm 2008 nguyên vật liệu giảm với tốc độ là 1,56% trong khi đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống còn 19,61%, đặc biệt năm 2009 nguyên vật liệu giảm mạnh với 53,37% trong khi đó chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang lại tăng lên với 31,29%). Điều này là do hai công ty mới thành lập khâu tổ chức quy trình sản xuất còn nhiều hạn chế, do đó sản phẩm dở dang nhiều và đã được cải thiện trong năm 2008 nhưng vẫn còn ở mức cao.

Khi xét tỷ trọng nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doang dở dang gắn liền tỷ trọng thành phẩm tồn kho và hàng gởi đi bán thì ta thấy có dấu hiệu tích cực, thành phẩm công ty ngày càng tiêu thụ được nhanh hơn (Tỷ trọng nguyên liệu vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có xu hướng giảm dần riêng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2009 lại tăng lên, tỷ trọng thành phẩm tồn kho từ 13,14% năm 2007 lên 22,57% năm 2008 và giảm xuống còn 18,67% năm 2009)

Tuy nhiên để có nhận xét xác đáng hơn ta cần tiến hành phân tích hiệu qủa sử dụng vốn lưu động nói chung và hiệu qủa sử dụng hàng tồn kho nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w