1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lượng carbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

185 743 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 39,57 MB

Nội dung

Xác định sinh khối, carbon và CO2 các bộ phận thân, cành, lá, vỏ của cây cá thể trên mặt đất, từ đó xác định lượng carbon tích tụ của từng cây. Xác định tổng sinh khối khô, tổng lượng carbon tích tụ của quần thể rừng Tràm. Tính giá trị tích tụ carbon của rừng Tràm. Lập bảng tra lượng tích tụ carbon cho khu vực nghiên cứu.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên c u c a riêng Tôi Các s li u, k t qu nêu ứu của riêng Tôi Các số liệu, kết quả nêu ủa riêng Tôi Các số liệu, kết quả nêu ố liệu, kết quả nêu ệu, kết quả nêu ết quả nêu ả nêu trong lu n v n là trung th c và ch a t ng đ c ai công b trong b t k công trình nghiên ực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên ưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên ừng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên ưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiênợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên ố liệu, kết quả nêu ất kỳ công trình nghiên ỳ công trình nghiên

c u nào khác ứu của riêng Tôi Các số liệu, kết quả nêu

Người viết cam đoan

Lê Hoàng Long

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyênngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, niên khóa 2009 - 2012 tại Cơ sở 2trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắcđến Thầy - Tiến sĩ Viên Ngọc Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tìnhtruyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiệnluận văn Xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Giám đốc Cơ sở 2 vàKhoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt thời gian họctập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim

đã tạo điều kiện cho Tôi tham gia khóa học này Cảm ơn các anh chị emPhòng Nghiên cứu Khoa học và Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ trong việcthu thập số liệu ngoài thực địa

Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ và những người thântrong gia đình đã động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và làmluận văn tốt nghiệp

M c dù b n thân đã có nhi u c g ng, song do th i gian có h n, nên k t qu nghiên ả nêu ều cố gắng, song do thời gian có hạn, nên kết quả nghiên ố liệu, kết quả nêu ắng, song do thời gian có hạn, nên kết quả nghiên ời gian có hạn, nên kết quả nghiên ạn, nên kết quả nghiên ết quả nêu ả nêu

c u c a đ tài không tránh kh i nh ng thi u sót nh t đ nh R t mong nh n đ c ý ki n đóng ứu của riêng Tôi Các số liệu, kết quả nêu ủa riêng Tôi Các số liệu, kết quả nêu ều cố gắng, song do thời gian có hạn, nên kết quả nghiên ỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được ý kiến đóng ững thiếu sót nhất định Rất mong nhận được ý kiến đóng ết quả nêu ất kỳ công trình nghiên ịnh Rất mong nhận được ý kiến đóng ất kỳ công trình nghiên ưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiênợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên ết quả nêu góp quý báu c a quý th y cô và các b n đ ng nghi p đ đ tài đ c hoàn ch nh h n ủa riêng Tôi Các số liệu, kết quả nêu ầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn ạn, nên kết quả nghiên ồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn ệu, kết quả nêu ể đề tài được hoàn chỉnh hơn ều cố gắng, song do thời gian có hạn, nên kết quả nghiên ưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiênợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên ỉnh hơn ơn.

Đồng Nai, tháng 4 năm 2012

Tác giả luận văn

Lê Hoàng Long MỤC LỤC

Trang 3

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ……… viii

Danh mục các bảng x

Danh mục các hình vẽ và đồ thị ……… xii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Nghiên cứu về sinh khối 3

1.1.1 Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới 3

1.1.2 Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam 4

1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 7

1.2.1 Một số vấn đề liên quan đến hấp thụ CO2 7

1.2.2 Một số phương pháp điều tra hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp 9

1.2.3 Nghiên cứu hấp thụ CO2 ở Việt Nam 11

1.3 Thị trường carbon 13

1.4 Những nghiên cứu về rừng Tràm 17

1.4.1 Nguồn gốc 17

1.4.2 Phân bố 17

1.4.3 Đặc điểm sinh học 18

1.4.4 Đặc điểm sinh thái 19

1.4.5 Đặc điểm sinh trưởng và công dụng 19

1.4.6 Những nghiên cứu về rừng Tràm 20

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

Trang 4

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 24

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.3 Nội dung nghiên cứu 24

2.4 Phương pháp nghiên cứu 25

2.4.1 Phương pháp luận 25

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.4.2.1 Kế thừa tài liệu 25

2.4.2.2 Điều tra ô tiêu chuẩn 25

2.4.2.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 28

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 30

2.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 31

2.5.1 Ý nghĩa khoa học 31

2.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 31

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 32

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 32

3.1.1 Lịch sử hình thành 32

3.1.2 Diện tích 32

3.1.3 Khí hậu - thủy văn 32

3.1.4 Hệ thực vật 33

3.1.5 Hệ động vật 33

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33

3.2.1 Điều kiện về kinh tế 33

3.2.2 Điều kiện về xã hội 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1 Vị trí các điểm nghiên cứu 35

Trang 5

4.2 Tương quan giữa các nhân tố điều tra cây cá thể 35

4.2.1 Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính thân cây (D1,3) 35

4.2.2 Tương quan giữa thể tích với các nhân tố điều tra cây cá thể 37

4.2.2.1 Tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ (Vcaycv) với đường kính và chiều cao 38

4.2.2.2 Tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ với sinh khối thân khô (Wthk) 39

4.3 Sinh khối cây cá thể 39

4.3.1 Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể 40

4.3.2 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể 41

4.3.3 So sánh kết cấu sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá thể 42

4.4 Xây dựng các phương trình tương quan của cây cá thể 43

4.4.1 Tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính 44

4.4.1.1 Tương quan giữa tổng sinh khối tươi (Wtongt) với đường kính 44

4.4.1.2 Tương quan giữa sinh khối thân tươi (Wtht) với đường kính 45

4.4.1.3 Tương quan giữa sinh khối cành tươi (Wcat) với đường kính 46

4.4.1.4 Tương quan giữa sinh khối lá tươi (Wlat) với đường kính 46

4.4.1.5 Tương quan giữa sinh khối vỏ tươi (Wvot) với đường kính 47

4.4.2 Tương quan giữa sinh khối khô với đường kính 48

4.4.2.1 Tương quan giữa tổng sinh khối khô (Wtongk) với đường kính 48

4.4.2.2 Tương quan giữa sinh khối thân khô (Wthk) với đường kính 49

4.4.2.3 Tương quan giữa sinh khối cành khô (Wcak) với đường kính 49

4.4.2.4 Tương quan giữa sinh khối lá khô (Wlak) với đường kính 50

4.4.2.5 Tương quan giữa sinh khối vỏ khô (Wvok) với đường kính 51

4.4.3 Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi 52

4.4.3.1 Tương quan giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi 52

Trang 6

4.4.3.2 Tương quan giữa sinh khối thân khô với sinh khối thân tươi 53

4.4.3.3 Tương quan giữa sinh khối cành khô với sinh khối cành tươi 54

4.4.3.4 Tương quan giữa sinh khối lá khô với sinh khối lá tươi 55

4.4.3.5 Tương quan giữa sinh khối vỏ khô với sinh khối vỏ tươi 56

4.4.3.6 Tương quan giữa Vcaycv với tổng sinh khối khô 57

4.4.4 Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối 58

4.4.4.1 Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối tươi 58

4.4.4.2 Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối khô 58

4.5 Sinh khối quần thể 59

4.5.1 Kết cấu sinh khối khô quần thể 59

4.5.2 Sinh khối quần thể theo cấp 60

4.6 Khả năng tích tụ carbon của Tràm 61

4.6.1 Lượng carbon tích tụ trong cây cá thể 61

4.6.2 Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với các nhân tố điều tra 62

4.6.2.1 Tương quan giữa tổng carbon (Ctong) với đường kính 63

4.6.2.2 Tương quan giữa carbon thân (Cth) với đường kính 63

4.6.2.3 Tương quan giữa carbon cành (Cca) với đường kính 64

4.6.2.4 Tương quan giữa carbon lá (Cla) với đường kính 65

4.6.2.5 Tương quan giữa carbon vỏ (Cvo) với đường kính 66

4.6.3 Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với sinh khối khô 67

4.6.3.1 Tương quan giữa tổng lượng carbon tích tụ với tổng sinh khối khô 67

4.6.3.2 Tương quan giữa carbon thân với sinh khối thân khô 68

4.6.3.3 Tương quan giữa carbon cành với sinh khối cành khô 69

4.6.3.4 Tương quan giữa carbon lá với sinh khối lá khô 70

Trang 7

4.6.3.5 Tương quan giữa carbon vỏ với sinh khối vỏ khô 71

4.6.4 Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình tích tụ carbon 72

4.6.5 Lượng carbon tích tụ của quần thể 73

4.6.5.1 Lượng carbon tích tụ theo cấp 73

4.6.5.2 Lượng hấp thụ CO2 của rừng 74

4.6.5.3 Giá trị hấp thụ CO2 của rừng 76

4.6.6 Bảng tra sinh khối khô, carbon và CO2 cây Tràm 77

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

5.1 Kết luận 84

5.2 Kiến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

C1,3 Chu vi ngang ngực

Cca Carbon cành

Ccaqt Carbon cành của quần thể

CDM Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

Cla Carbon lá

Claqt Carbon lá của quần thể

CO2 Carbon dioxide - Cácbonic

GPS Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu

Hbq Chiều cao trung bình của quần thể

Hvn Chiều cao vút ngọn

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change - Ban Liên chính

phủ về biến đổi khí hậu

Trang 9

R2 Hệ số xác định

SEE Standard Error of Est - Sai số tiêu chuẩn của ước lượngSSR Sum of Squares Residual - Tổng bình phương của sai số

Wcak Sinh khối cành khô cây cá thể

Wcat Sinh khối cành tươi cây cá thể

Wlak Sinh khối lá khô cây cá thể

Wlat Sinh khối lá tươi cây cá thể

Wthk Sinh khối thân khô cây cá thể

Wtht Sinh khối thân tươi cây cá thể

Wvok Sinh khối vỏ khô cây cá thể

Wvot Sinh khối vỏ tươi cây cá thể

Δ % Sai số tương đối

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 10

Số hiệu

Bảng 2.1 Dung lượng mẫu ô đo đếm theo các cấp 28Bảng 4.1 Các phương trình tương quan giữa Hvn và D1,3 36Bảng 4.2 Các phương trình tương quan giữa Vcaycv với D1,3 và Hvn 38Bảng 4.3 Các phương trình tương quan giữa Vcaycv với Wthk 39Bảng 4.4 So sánh kết cấu sinh khối khô và sinh khối tươi các bộ

Trang 11

Bảng 4.25 Các phương trình tương quan giữa Ctong với D1,3 63Bảng 4.26 Các phương trình tương quan giữa Cth với D1,3 64Bảng 4.27 Các phương trình tương quan giữa Cca với D1,3 64Bảng 4.28 Các phương trình tương quan giữa Cla với D1,3 65Bảng 4.29 Các phương trình tương quan giữa Cvo với D1,3 66Bảng 4.30 Các phương trình tương quan giữa Ctong với Wtongk 67Bảng 4.31 Các phương trình tương quan giữa Cth với Wthk 68Bảng 4.32 Các phương trình tương quan giữa Cca với Wcak 69Bảng 4.33 Các phương trình tương quan giữa Cla với Wlak 70Bảng 4.34 Các phương trình tương quan giữa Cvo với Wvok 71Bảng 4.35 Sai số tương đối của các phương trình tích tụ carbon 72Bảng 4.36 Lượng carbon tích tụ của các bộ phận quần thể theo cấp 74Bảng 4.37 Lượng hấp thụ CO2 của các bộ phận quần thể 75Bảng 4.38 Lượng hấp thụ CO2 của quần thể rừng Tràm 75Bảng 4.39 Giá trị hấp thụ CO2 của quần thể theo đơn giá thấp nhất 76Bảng 4.40 Giá trị hấp thụ CObình 2 của quần thể theo đơn giá trung 76Bảng 4.41 Giá trị hấp thụ CO2 của quần thể theo đơn giá cao nhất 77Bảng 4.42 Bảng tra sinh khối khô, carbon và COTràm 2 các bộ phận cây 78

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Trang 12

Hình 2.1 Bảng tính dung lượng mẫu của Winrock 28

Hình 4.1 Hiện trạng rừng Tràm và vị trí các ô tiêu chuẩn 35Hình 4.2 Đồ thị phương trình tương quan giữa Hvn và D1,3 37Hình 4.3 Kết cấu sinh khối tươi các bộ phận cây cá thể 41Hình 4.4 Kết cấu sinh khối khô các bộ phận cây cá thể 42Hình 4.5 Biểu đồ so sánh tỉ lệ sinh khối tươi và khô các bộ phậncây cá thể 43Hình 4.6 Kết cấu carbon các bộ phận cây cá thể 62Hình 4.7 Đồ thị tổng lượng carbon tích lũy của quần thể theo cấp 74

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống conngười, không chỉ cung cấp các lợi ích vật chất, rừng còn có vai trò trong việcduy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên hànhtinh của chúng ta Ngoài các chức năng trên, rừng còn có vai trò quan trọngtrong việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ khác Do vậy, tài nguyênrừng cần được quản lý bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm củangành lâm nghiệp hiện đại, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ

về mặt khoa học mà còn liên quan toàn diện, lâu dài đến sự tồn tại và pháttriển của loài người

Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề mang tínhthời sự toàn cầu, nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và hệ sinhthái Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lêntất cả các thành phần của môi trường sống như: nước biển dâng cao, gia tănghạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng các loại bệnh tật, thiếuhụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượngkhí hậu cực đoan [26] Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàncầu là sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, trong khi đó rừng và thảm thựcvật hấp thụ một loại khí nhà kính chính là carbonic (CO2) từ khí quyển vàchuyển hóa thành carbon Carbon được tích lũy trong thân cây, lá cây, rễ cây,cây chết, thảm mục và carbon hữu cơ trong đất Khi rừng bị chặt trắng, khôngchỉ lượng carbon này bị phóng thích trở lại khí quyển dưới dạng các khí nhàkính, mà năng lực của rừng trong việc hấp thụ carbonic cũng bị mất [2] Vìvậy, việc nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng làm ổn định các nồng

độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn và ngăn ngừa những hoạt

Trang 14

động có hại của con người đến khí hậu trên trái đất là hết sức quan trọng

Ở Việt Nam, Tràm là loài cây đặc trưng trên vùng đất ngập nước, phân

bố rộng ở các đồng bằng cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đồngbằng sông Cửu Long Rừng Tràm trên đất ngập nước rất đa dạng với nhiềukiểu quần xã thực vật khác nhau, là môi trường sống, nơi sinh sản của nhiềuloài chim quý và các loài thủy sản, hải sản có giá trị kinh tế cao Nhưng ngàynay, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị thu hẹp đáng kể, cáckhu rừng Tràm có diện tích lớn hiện nay chủ yếu phân bố tập trung ở cácvườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu bảo vệ trong vùng [19]

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của rừng Tràm trên đất ngập nước, nhữngnăm gần đây, nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự án nghiên cứunhằm bảo vệ rừng Tràm và các vùng đất ngập nước ở các địa phương Đếnnay, mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về đất ngập nước đượctriển khai, nhưng việc nghiên cứu về khả năng tích tụ carbon của rừng Tràmtại Vườn Quốc gia Tràm Chim vẫn chưa được thực hiện

Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên

cứu lượng carbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại

Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” nhằm

cung cấp thông tin về khả năng tích tụ carbon và giá trị CO2 của rừng, làm cơ

sở cho việc thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 99) và Quyết định 2284/QĐ-TTg, ngày

13 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về phê duyệt Đề án “Triển khai Nghịđịnh 99 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” (gọi tắt

là Đề án 2284) [4; 28], nhất là trong điều kiện Vườn Quốc gia Tràm Chim đãđược công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Côngước Ramsar vào ngày 02 tháng 02 năm 2012

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu về sinh khối

Sinh khối là kết quả của quá trình sinh tổng hợp vật chất hữu cơ trongcây, bao gồm tổng trọng lượng của các bộ phận thân, cành, lá, hoa, quả, rễ ởtrên mặt đất và dưới mặt đất Sinh khối là tổng chất hữu cơ có được trên mộtđơn vị diện tích tại một thời điểm và được tính bằng tấn/ha theo trọng lượngkhô (Viên Ngọc Nam, 2007) Vì vậy, việc nghiên cứu sinh khối trong lâmnghiệp là rất cần thiết, là căn cứ xác định lượng CO2 mà cây rừng hấp thụ,góp phần đánh giá chất lượng rừng để có biện pháp quản lý và sử dụng rừngmột cách có hiệu quả

1.1.1 Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới

Theo Ong J E và cộng sự (1983), trong “Cẩm nang các phương phápnghiên cứu năng suất hệ sinh thái rừng ngập mặn” thì việc tính toán sinh khốicây rừng trên mặt đất thường được tính gián tiếp bằng cách xây dựng phươngtrình tương quan giữa D1,3 với sinh khối khô các bộ phận của cây (Viên NgọcNam, 2003) [16]

Christensen B (1997), đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp củarừng Đước ở đảo Phuket trên bờ biển Tây, Thái Lan Kết quả cho thấy tổnglượng sinh khối khô trên mặt đất của rừng 15 tuổi là 159 tấn/ha Lượng tăngtrưởng hàng năm tính cho toàn bộ thân, cành, lá và rễ ước tính khoảng 20 tấn/ha/năm Tổng năng suất sinh khối khô ước tính là 27 tấn/ha/năm Tác giảcũng đã so sánh lượng vật rụng của rừng ngập mặn và rừng mưa nhiệt đới thìthấy lượng vật rụng hàng năm của rừng ngập mặn cao hơn so với rừng mưanhiệt đới do rừng nhỏ tuổi hơn và sinh trưởng nhanh hơn [33]

Trang 16

Lu (2006), đề cập đến ba phương pháp tiếp cận để đánh giá sinh khối làđiều tra đo đếm, sử dụng ảnh viễn thám và phương pháp tiếp cận dựa trên hệthống thông tin địa lý GIS Trong đó, phương pháp điều tra đo đếm được coi

là chính xác (Lu, 2006), nhưng rất tốn kém và mất thời gian (De Gier, 2003).Trong cả ba phương pháp tiếp cận này, dữ liệu mặt đất là quan trọng để xácnhận Trong trường hợp sử dụng ảnh viễn thám, dữ liệu mặt đất là cần thiết đểxây dựng mô hình tiên đoán Thông thường, quy trình chọn cây mẫu là ngẫunhiên, đo đếm các chỉ tiêu cây (chẳng hạn như đường kính thân cây ở vị tríngang ngực hoặc chiều cao cây) và các mẫu để đo sinh khối cây, sau đó xâydựng phương trình sinh khối bằng cách sử dụng số liệu từ sự đo đếm vàphương trình sinh khối này được sử dụng để ước tính sinh khối cây [27; 36]

Tiêu chuẩn carbon VCS (Module VMD0001) 2010 đã đưa ra hệ sốchuyển đổi sinh khối (BEF) để tính sinh khối trên mặt đất của cây rừng tựnhiên mà không được chặt hạ cây để lấy mẫu như sau:

- Hệ số (BEF) = 1,38 cho các cây có đường kính từ 20 - 40 cm

- Hệ số (BEF) = 1,33 cho các cây có đường kính từ 40 - 80 cm

- Hệ số (BEF) = 1,25 cho các cây có đường kính từ ≥ 80 cm [39]

1.1.2 Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam

Viên Ngọc Nam (2003) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp

quần thể Mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, Thành phố

Hồ Chí Minh Tác giả bố trí 4 tuyến điều tra, mỗi tuyến bố trí 5 ô tiêu chuẩn

có diện tích 100 m2 (10 m x 10 m), mỗi ô tiêu chuẩn chia thành 4 ô nhỏ códiện tích 25 m2 (5 m x 5 m) và đo tất cả các cây có D1,3 > 3 cm trong ô Tácgiả đã chặt 28 cây có D1,3 từ nhỏ đến lớn, phân theo các bộ phận và cân trọnglượng Kết quả nghiên cứu đã tính được tổng sinh khối, lượng tăng trưởngsinh khối, năng suất vật rụng, cũng như năng suất thuần của quần thể Mấmtrắng trồng tại Cần Giờ Tác giả đã mô tả mối tương quan giữa sinh khối các

Trang 17

bộ phận Mấm trắng với đường kính bằng dạng phương trình log W = a + blog

D1,3 và cũng lập ra được bảng tra sinh khối cây cá thể loài Mấm trắng [16]

Lê Minh Lộc (2005), nghiên cứu về phương pháp đánh giá nhanh sinh

khối và ảnh hưởng của độ ngập sâu lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca

cajuputi) tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau Tác giả bố trí thí nghiệm trên

rừng Tràm tuổi 5, 8 và 11 đang sinh trưởng trên hai loại đất than bùn và đấtphèn Độ sâu ngập nước được lựa chọn là từ thấp hơn 30 cm, từ 30 - 60 cm vàsâu hơn 60 cm tương ứng với thời gian ngập là 4 tháng/năm, 4 - 7 tháng/năm

và trên 7 tháng/năm Phương pháp điều tra kết hợp với phân tích so sánh đãđược sử dụng trong quá trình thực hiện Tác giả đã xây dựng phương phápđánh giá nhanh sinh khối rừng bằng một mô hình toán học giữa sinh khối tươi

và khô của các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá) trên đấtthan bùn và đất phèn với đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực Tác giảcũng phân tích ảnh hưởng của chế độ ngập nước và loại đất đến sinh khối tươi

và khô của các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm Tổng sinh khối phầntrên mặt đất của rừng Tràm có thể tính toán bằng một hàm số hoặc biểu sinhkhối: Tổng sinh khối = a x DBHb (a = 0,258; b = 2,352) [14]

Nguyễn Thị Hà (2007), khi nghiên cứu sinh khối loài Keo lai (Acacia

auriculiformis) tuổi 3, 5 và 7 trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh trên hai bể

carbon quần thể Keo lai và sàn rừng Tác giả đã lập ô tiêu chuẩn với diện tích

500 m2 theo phương pháp ô ngẫu nhiên tạm thời đại diện cho các tuổi và chiacây thành 5 thành phần có chiều dài bằng nhau, để riêng các bộ phận thân,cành, lá để xác định sinh khối tươi và lấy mẫu Kết quả cho thấy sinh khốitươi cây cá thể biến động từ 5,8 - 445 kg/cây, trong đó thân chiếm 79,6 %,cành 12,2 % và lá 8,2 % Sinh khối khô cây cá thể đạt 3,12 - 245 kg/cây,trong đó thân chiếm 78,64 %, cành chiếm 15,85 % và lá 5,51 % Tác giả chorằng lượng CO2 hấp thụ tăng dần theo kích thước, sinh khối cũng như trữ

Trang 18

lượng rừng Trung bình cây có đường kính khoảng 11,76 cm thì tích lũy được31,85 kg carbon trong sinh khối, tương đương 116,9 kg CO2 [8].

Cao Huy Bình (2009), với “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của quần

thể Dà quánh (Ceriops decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh

quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả đo đếmtrên ô tiêu chuẩn 100 m2 (10 m x 10 m), điều tra giải tích 40 cây ngã để tínhsinh khối rừng Kết quả tổng sinh khối trung bình của quần thể Dà quánh là11,45 ± 3,89 tấn/ha, biến động trong khoảng 22,92 - 61,92 tấn/ha [3]

Võ Đại Hải (2010), trong nghiên cứu về ‘Khả năng hấp thụ và giá trịthương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” đã đưa

ra kết luận về mối quan hệ giữa sinh khối của 8 loại rừng trồng (Thông vĩ mã,Thông nhựa, Thông ba lá, Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đànUrophylla, rừng Mỡ) với các nhân tố điều tra như đường kính, chiều cao, mật

độ cây, cấp đất là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Mỗi dạng rừng, tác giả bốtrí 12 ô tiêu chuẩn (còn gọi là ô sơ cấp), diện tích 1.000 m2 trên một cấp đất

và tổng số ô tiêu chuẩn cho một loài là 48 ô Tại mỗi ô sơ cấp, lập 5 ô thứ cấp,diện tích 25 m2/ô để điều tra cây bụi, thảm tươi và tại trung tâm mỗi ô thứ cấplập một ô dạng bản, diện tích 1 m2 để điều tra vật rơi rụng Các phương trìnhtương quan được tác giả lập đều có hệ số tương quan ở mức chặt đến rất chặt,sai tiêu chuẩn của các phương trình thấp Tác giả cũng đã sử dụng các ô tiêuchuẩn không tham gia tính toán để kiểm tra sai số của các phương trình, kếtquả đều nhỏ hơn 10 % Do đó, có thể sử dụng các phương trình này để xácđịnh nhanh sinh khối của từng loại rừng trồng theo từng cấp đất hoặc chungcho các cấp đất dựa vào các nhân tố điều tra dễ đo đếm [9]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về sinh khối của các tác giả trênđều đã xây dựng được các mô hình tương quan giữa sinh khối với đường kínhtại vị trí 1,3 m của cây cá thể, từ đó tính cho quần thể Trong bối cảnh hiện

Trang 19

nay, vấn đề nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng Tràm ở Vườn Quốcgia Tràm Chim nhằm góp phần cung cấp thông tin, hiểu biết về sinh khối vàkhả năng tích tụ carbon của rừng là cần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện chitrả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định của Chính phủ.

1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO 2

Các khu rừng nhiệt đới là nơi tích trữ nhiều carbon nhất, bởi các khurừng này sinh sôi mạnh nhất và cây cối phát triển nhiều nhất Ở các khu rừngnhiệt đới, những thân cây chết nhanh chóng phân hủy và khí carbonic phátthải vào bầu khí quyển thông qua quá trình hô hấp của cây Ngược lại, ởnhững khu rừng ôn đới ẩm, nhiệt độ đủ ẩm để giữ nhịp độ tăng trưởng tốt chocây, nhưng phần cây chết lại phân hủy chậm hơn nhiều và những sinh khốichết chứa nhiều carbon tồn tại lâu hơn

Theo McKenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tậptrung ở bốn bộ phận chính là: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơirụng, rễ cây và đất rừng [34] Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồngrừng trên thế giới có tỷ lệ hấp thụ CO2 ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặtđất là 0,4 - 1,2 tấn/ha/năm ở vùng cực bắc, 1,5 - 4,5 tấn/ha/năm ở vùng ônđới, 4 - 8 tấn/ha/năm ở các vùng nhiệt đới (Dixon và ctv, 1994; IPCC, 2000)[27; 35]

Zech và cộng tác viên (1989), ước lượng rằng diện tích trồng rừng cầnthiết để hấp thụ CO2 mà còn thừa ra và thải vào không khí hàng năm là 800triệu ha và để thay thế nhiên liệu hóa thạch thì cần diện tích rừng tương ứng

từ 1.300 - 2.000 triệu ha (Pancel, 1993) Brown và cộng tác viên (1997) đãước lượng, tổng lượng carbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thểhấp thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 - 2050) là vào khoảng 60 - 87 Gt C,với 70 % ở rừng nhiệt đới, 25 % ở rừng ôn đới và 5 % ở rừng cực bắc Tính

Trang 20

tổng lại, rừng, trồng rừng có thể hấp thụ được 11 - 15 % tổng lượng CO2 phátthải từ nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương [26; 32].

Theo Daniel Murdiyarso (2005), việc ước tính carbon trong cây rừng,lâm phần thường được tính trên cơ sở dự báo khối lượng sinh khối khô củarừng trên đơn vị diện tích (tấn/ha) tại từng thời điểm trong quá trình sinhtrưởng, từ đó tính tiếp lượng CO2 hấp thụ và tồn trữ trong vật chất hữu cơ củarừng hoặc tính khối lượng carbon (C) với bình quân là 50 % của khối lượngsinh khối khô (biomas) rồi từ carbon suy ra CO2 [13] Trên thực tế, lượng CO2

hấp thụ phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thái rừng, loài cây, tuổi lâm phần [11]

Tại hội thảo về “Công nghệ thu giữ và lưu chứa carbon ở Việt Nam” do

Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vào tháng 01 năm

2012 tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vựcnày đã có những đánh giá về thực trạng và đưa ra những khuyến cáo, giảipháp thiết thực cho môi trường Việt Nam Theo đánh giá của Tổng cục Nănglượng (Bộ Công Thương), cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới, nhiệtđiện than là một trong các nguồn thải CO2 chính và lớn của nước ta Năm

2010, hơn 1/2 công suất trong hệ thống điện Việt Nam thuộc về nhiệt điện.Trong đó, nhiệt điện than chiếm 18,5 %, nhiệt điện khí và dầu chiếm 36,6 %,

và mỗi kWh điện của Việt Nam đóng góp 0,53 kg CO2 phát thải Tuy nhiên,theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam là một trong các nước có tiềmnăng năng lượng sạch rất lớn Để cải thiện môi trường, trong đó có vấn đềphát thải CO2 thì Việt Nam cần nghiên cứu và có cơ chế chính sách phù hợp

để ứng dụng công nghệ thu giữ và lưu chứa carbon (ba khâu chính của côngnghệ này là: thu carbon, vận chuyển carbon và lưu giữ carbon) cùng nhữngcông nghệ khác vào môi trường để có thể hướng đến thực hiện được nền kinh

tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững [44]

Trang 21

1.2.2 Một số phương pháp điều tra hấp thụ CO 2 trong lâm nghiệp

Quá trình biến đổi carbon trong hệ sinh thái được xác định từ cân bằngcarbon, gồm carbon đi vào hệ thống (thông qua quang hợp và tiếp thu các hợpchất hữu cơ khác) và carbon mất đi từ quá trình hô hấp của thực vật, động vật,lửa, khai thác, sinh vật chết cũng như những quá trình khác Phương phápđiều tra carbon và động thái biến đổi carbon trong rừng có thể được tóm tắtthành 4 nhóm lớn (IPCC, 2000; Smith, 2004) [26], bao gồm:

- Phương pháp dựa trên đo đếm các bể carbon

- Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển carbon

- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám

- Phương pháp mô hình hóa

Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ carbon trên mặt đấtđược trình bày dưới đây (Brown, 1997; McKenzie và ctv; Snowdon và ctv,2002) [26]:

- Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng

- Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường

- Phương pháp dựa trên điều tra thể tích

- Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần

- Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thể

- Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác

- Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng

- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địalý

E.G Kolomyts, G.S Rozemberg và L S Sharaya (2009) đã đưa raphương pháp sinh thái cảnh quan trong việc xác định tiên lượng về quy luậtsinh học của chu trình carbon trong điều kiện khí hậu nóng lên toàn cầu.Phương pháp sinh thái cảnh quan mô hình hoá các thông số chức năng của hệ

Trang 22

sinh thái khu vực được dựa trên các khái niệm về phân bố sinh học củaTimofeeff - Ressovsky và Tyuryukanov (1996) liên quan đến việc tổ chứckhông gian của các chu trình năng lượng và các vật thể sống trong các quần

xã sinh địa như là các hệ thống cấu trúc cơ bản, rời rạc của sinh quyển Theonhững phát triển về lý thuyết trong lĩnh vực này, sinh quyển được xem là mộttập hợp thống kê của các quần lạc sinh địa như những đơn vị phân bố sinhhọc tương tác nhẹ nhàng với nhau, nhưng chúng có một tổ chức nội bộ mangtính trật tự cao (do sự lựa chọn ổn định) Do đó, các mô hình dự báo củakhông gian địa lý khu vực có thể bao gồm các cơ chế của “quy chế sinh họccủa chu trình carbon”, là khía cạnh mới trong việc giải quyết vấn đề này [34]

Việc kết hợp các phương pháp địa lý sinh học và hoá - địa chất sinhhọc thành một hệ thống hoạt động đơn nhất của sự dự báo sinh thái cảnh quanđòi hỏi phải tính toán các thay đổi trong các thông số của chu kỳ sinh học và

sự cân bằng carbon của các quần lạc sinh địa rừng tại mọi thời điểm khí hậu

kế tiếp của chúng Điều này cho phép sự đa dạng không gian các phản ứngchức năng của độ che phủ rừng đối với các tín hiệu khí hậu được mô tả chitiết hơn và sự đa dạng tương ứng các quy luật sinh học và chu trình carbonđược bộc lộ rõ hơn Các kết quả và sự phát triển phương pháp xây dựng môhình mô phỏng cũng có thể được sử dụng trong việc phát triển các mô hìnhthống kê thực nghiệm [34]

Để tính carbon trong cây, Erica A H Smithwick và cộng tác viên phânchia cây thành các bộ phận khác nhau và đo đường kính của toàn bộ cây trong

ô tiêu chuẩn Sinh khối của từng bộ phận được tính toán thông qua các hàmhồi quy sinh trưởng riêng cho từng loài Trong một số trường hợp, loài nào đóchưa xây dựng hàm hồi quy sinh trưởng thì áp dụng hàm sinh trưởng của loàitương đối gần gũi [13].

Trang 23

Ngoài các phương pháp trên, phương pháp phân tích trong phòng thínghiệm cũng đang được thực hiện để phân tích lượng carbon trong cây bằngcách lấy mẫu tươi (1 kg/mẫu) của từng bộ phận thân, cành, lá, vỏ của cây chặt

hạ đem sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho đến khi trọng lượng không đổi để phântích lượng carbon trong sinh khối khô theo phương pháp Walkey - Black [17]

Ngô Đình Quế (2005), khi nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêutrồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khảnăng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam gồm:Thông nhựa, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Bạch đàn Uro ở các tuổikhác nhau cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của các lâm phần khác nhau tùythuộc vào năng suất lâm phần đó ở các tuổi nhất định Để tích lũy khoảng 100tấn CO2/ha, Thông nhựa phải đến 16 - 17 tuổi, Keo lai 4 - 5 tuổi, Keo taitượng 5 - 6 tuổi, Bạch đàn Uru 4 - 5 tuổi Tác giả đã lập phương trình tươngquan hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng CO2 hấp thụ hàng năm với năngsuất gỗ và năng suất sinh học Từ đó tính khả năng hấp thụ CO2 của các loàitrên [23]

Phạm Tuấn Anh (2007) khi nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 củarừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đăk Nông đã sử dụng phương pháplập ô tiêu chuẩn có kích thước 20 m x 100 m đại diện cho các trạng thái rừng

để thu thập số liệu Tác giả đã giải tích 34 cây để xây dựng các phương trìnhkhả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể với các nhân tố là D1,3 và Wk cho thấydạng hàm mũ mô phỏng tốt nhất quan hệ giữa lượng carbon tích lũy với sinhkhối khô của cây Kết quả, lượng carbon chiếm 40,1 % trọng lượng sinh khốikhô và chiếm 18,2 % trọng sinh khối tươi Các trạng thái rừng IIAB, IIIA1 vàIIIA2 có lượng hấp thụ đạt 1,73 - 5,18 tấn CO2/ha/năm [1]

Trang 24

Bảo Huy (2009), nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon của rừng tựnhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam.Tác giả sử dụng phương pháp mô hình toán phỏng năng lực hấp thụ CO2 củacây rừng và lâm phần: Áp dụng phân tích hồi quy lọc đa biến trong phần mềmStatgraphics Centurion để thăm dò và lựa chọn hàm tối ưu, xác định các biến

có ảnh hưởng đến lượng CO2 hấp thụ trong từng bộ phận cây rừng và lâmphần Kết quả thử nghiệm phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ trên mặtđất rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên, tỷ lệ lượng carbon tích lũy trongcác bộ phận cây là: thân 62 %, cành 26 %, vỏ 10 % và lá 2 % so với tổnglượng carbon tích lũy trong cây [11]

Nguyễn Thị Bích Hường (2010), trong “Nghiên cứu khả năng tích lũycarbon của một số loại rừng trồng tại Hương Sơn - Hà Tĩnh”, tác giả đã thựchiện nghiên cứu trên ba loài cây là Bạch đàn, Keo lai, Keo tai tượng và đưa rakết luận như sau:

- Lượng carbon hấp thụ trung bình trong tầng cây cao: Bạch đàn 13,35kg/cây, Keo lai 16,85 kg/cây và Keo tai tượng là 11,99 kg/cây

- Lượng carbon hấp thụ trung bình trong cây bụi thảm tươi và vật rơirụng: Keo tai tượng là 0,99 tấn/ha vật rơi rụng và 0,84 tấn/ha cây bụi thảmtươi, loài Keo lai là 0,75 tấn/ha vật rơi rụng và 0,61 tấn/ha cây bụi thảm tươi,

và Keo tai tượng là 0,57 tấn/ha vật rơi rụng và 1,20 tấn/ha cây bụi thảm tươi

- Tổng lượng carbon hấp thụ trong toàn lâm phần: lượng carbon hấpthụ lớn nhất là ở rừng Keo lai, đạt 33,6 tấn/ha, Bạch đàn là 26,84 tấn/ha và ởrừng Keo tai tượng là 24,9 tấn/ha [10]

Viên Ngọc Nam và cộng tác viên (2011), trong “Nghiên cứu khả năng

cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ”, tácgiả đã dựa theo phương pháp nghiên cứu trong hướng dẫn của GEF doPearson T R H., Brown S và Ravindranath N H biên soạn năm 2005 về

Trang 25

“Ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của GEF” do UNDP

và GEF xuất bản Phương pháp chung là tính toán và dự báo khả năng hấp thụ

CO2 của rừng thông qua tính toán lượng carbon tích lũy trong sinh khối khôcủa cây Tác giả đã chặt 42 cây Đước tiêu chuẩn có các cấp đường kính thâncây ở vị trí 1,3 m từ nhỏ đến lớn (3,2 - 30,3 cm), bố trí đều trên các cấp tuổi

và cân trọng lượng theo từng bộ phận Kết quả nghiên cứu đã xây dựng cácphương trình tương quan của cây Đước như sau:

- Phương trình tương quan giữa chiều cao với D1,3 cây cá thể có dạng:

Hvn = 1/(0,0220211 + 0,402231/D1,3)

- Phương trình quan hệ giữa thể tích với D1,3 và Hvn là:

Vm3 = 0,00007416*D1,31,5649*Hvn1,14271

- Phương trình sinh khối khô các bộ phận thân, cành, lá, rễ trên mặt đất

và tổng sinh khối của cây với đường kính D1,3 có dạng hàm mũ W = aDb, hệ

số b thường lớn hơn 2, biến động từ 2,0 - 2,5 Các phương trình có tươngquan rất chặt, thể hiện ở hệ số xác định R2 đều > 0,90

Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng carbon tổng của cây Đước chiếm48,81 % của sinh khối khô và tuổi càng lớn thì lượng carbon tích tụ trong sinhkhối càng cao do kích thước cây to Lượng carbon tích lũy trung bình là 94,4tấn C/ha hay 346 tấn CO2 tương đương Lượng C tăng trung bình giữa cáctuổi là 4,41 ± 0,21 tấn C/ha/năm [18]

1.3 Thị trường carbon

Cùng với sự ra đời của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổikhí hậu toàn cầu tại Rio de Janeiro năm 1992, Braxin, thị trường carbon cũngđược hình thành và đi vào hoạt động theo cơ chế mua bán phát thải (IET), cơchế phát triển sạch (CDM) và cơ chế đồng thực hiện (JI) được xác định trongĐiều 6 của Nghị định thư Kyoto Qua đó, thị trường carbon được cho là thịtrường của môi trường, bởi vì đó là thị trường mua bán các chất khí gây ra

Trang 26

hiệu ứng nhà kính, vốn là các loại khí gây hại cho môi trường sống của conngười [26].

Chương trình buôn bán khí thải châu Âu (EU ETS) là chương trìnhmua bán khí thải đầu tiên trên thế giới Chương trình này yêu cầu các nướcphải định mức và buôn bán phát thải trong giai đoạn kinh doanh Định mức xảthải châu Âu (EUA) là tín dụng carbon từ hệ thống phát thải châu Âu (EUETS) Một EUA tương đương một tấn CO2 EUA chỉ được buôn bán trongliên minh châu Âu và không được phân phát bởi những quốc gia nào không

ký Nghị định thư Kyoto Lên đến một giới hạn nhất định, nó cũng được phépnhập khẩu tín dụng carbon từ các nước thứ ba (CERs và ERUs) [13]

Ngoài ra, từ đầu năm 2012, EU chính thức áp dụng thuế carbon mớicho ngành hàng không, trong đó quy định mọi hãng hàng không có chuyếnbay đến các nước thuộc khu vực này phải mua lại 15 % lượng khí thải CO2

của mình Hãng nào không chấp hành sẽ phải đóng phạt 100 euro cho mỗi tấn

và bị cấm bay trên không phận EU Ước tính, trong năm đầu tiên, các hãnghàng không sẽ phải nộp thuế khoảng 700 triệu euro [43]

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, mặc dù suy thoái về kinh tế,nhưng thị trường carbon trên thế giới năm 2008 có tổng giá trị giao dịch tănggấp đôi, đạt mức hơn 126 tỷ USD Tuy nhiên, giao dịch qua các dự án CDM ởcác nước đang phát triển giảm hơn 12 %, ở mức 6,5 tỷ USD với giá trungbình khoảng 16,8 USD/tấn Theo số liệu thống kê, hiện nay bên “cung” chủyếu của thị trường carbon là Trung Quốc (35,5 %), Ấn Độ (24,5 %), Braxin(6,25 %), Việt Nam (0,03 %) Các bên “cầu” chủ yếu của thị trường là Anh(28,11 %), Thụy Sỹ (20,35 %), Hà Lan (11,89 %), Nhật (11,43 %), Thụy Điển(6,39 %), Đức (5,72 %),… Các lĩnh vực tham gia thị trường chủ yếu là nănglượng (59,89 %), quản lý chất thải (18,16 %), sử dụng nhiên liệu (5,86 %),nông nghiệp (5,13 %), công nghiệp (4,67 %) [27]

Trang 27

Theo bản tin CDM 81 (3/2010), giá CER cho các dự án đã được đăng

ký là 9,5 - 10,5 Euro Tín chỉ carbon trong trồng rừng và tái trồng rừngkhoảng từ 5 - 10 USD/tấn, do vậy giá trị bằng tiền của các lâm phần do CO2

hấp thụ có thể tính theo hai kịch bản là giá thấp và giá cao Trong lĩnh vựclâm nghiệp, sử dụng giá thị trường thương mại CER ở thời điểm gần nhất làm

cơ sở cho việc tính toán giá trị bằng tiền liên quan đến khả năng hấp thụ CO2

[13]

Tại châu Phi, dự án carbon rừng CDM đầu tiên đã thu hút được mộtmức giá 4 USD/tấn cho các khoản tín dụng carbon tạm thời (tCER) Ngânhàng Thế giới sẽ mua các khoản tín dụng cho một nửa số carbon tích lũy đếnnăm 2017 từ một dự án lâm nghiệp tại Ethiopia và Dự án hỗ trợ tái sinh tựnhiên ở Humbo Đây là dự án rất quan trọng đối với châu Phi, một lục địa màcho đến nay đã thu hút được rất ít đầu tư từ dự án CDM [40]

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực có thể phát triển theo cơchế phát triển sạch (CDM) để bán chứng chỉ giảm phát thải (CERs) với khảnăng thu lợi lớn như tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và thu hồi, tậndụng các loại khí đồng hành từ các mỏ dầu làm khí đốt cho các nhà máy nhiệtđiện… bao gồm một số dự án điển hình sau:

- Tại tỉnh Lâm Đồng, một số Công ty thủy điện và cung cấp nước sạch

sử dụng “dịch vụ” cung cấp nước và chống xói mòn, rửa trôi gây hiện tượngbồi lắng hiện đang trả tiền cho những người dân sống ở nơi đầu nguồn nhằmđảm bảo rừng không bị chặt phá và các “dịch vụ” do rừng cung cấp được duytrì (Michael Jenkins, 2010) [27]

- Tại tỉnh Hòa Bình, từ năm 2009 dự án trồng rừng sạch đã được triểnkhai thực hiện tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phongvới 240 hộ dân tham gia Mục tiêu của dự án là phủ xanh 309 ha rừng, nhằmđem lại lợi ích cho người dân địa phương thông qua việc bán chứng chỉ

Trang 28

carbon dưới sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JICA), Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu sinh thái rừng và Môitrường (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và sự hỗ trợ về giống, chi phíchăm sóc của Công ty Honda Việt Nam Đến nay, những cây Keo tai tượngđang phát triển tốt và phủ xanh kín những quả đồi Theo tính toán của các nhàkhoa học, trong thời hạn 16 năm rừng có thể hấp thụ khoảng 43.000 tấn khícarbon Như vậy, dự án sẽ thu về 25,49 tỷ đồng, trong đó 22,54 tỷ đồng là từbán lâm sản và 2,95 tỷ đồng từ bán chứng chỉ carbon Tuy nhiên, để đạt đượchiệu quả như mong đợi, người dân cần phải chăm sóc, bảo vệ rừng thật tốttrong thời gian tới, vì dự án trồng rừng này đã được cấp chứng nhận CDMquốc tế [41].

- Tại tỉnh An Giang, dự án CDM xây dựng hệ thống xử lý nước thảithủy sản thu hồi biogas phát điện đã được khởi công vào tháng 12 năm 2010tại Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 1, huyện Châu Phú Đây là dự ánCDM đầu tiên trong lĩnh vực này ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là dự ánCDM khởi đầu cho 21 dự án tương tự tiếp theo trên địa bàn tỉnh An Giang.Theo tính toán, tổng công suất từ 21 dự án này đạt khoảng 25 MW, tươngđương 1.177.900 tấn CO2/năm Giá đấu thầu mỗi tấn CO2 trên thị trường quốc

tế hiện nay từ 5 - 20 USD/tấn tùy thời điểm Tập đoàn điện lực quốc gia Đức

đã cam kết mua toàn bộ chứng chỉ CERs đối với các dự án này ngay sau khicác nhà máy phát điện đi vào hoạt động [42]

- Cũng tại An Giang, còn có dự án CDM trong lĩnh vực xử lý nước thảitrang trại nuôi heo với quy mô 6.000 con tại 37 trang trại (50 con/trang trại)

và mỗi trang trại là một tiểu dự án Năng lượng tạo ra là khí biogas từ chấtthải nuôi heo để làm chất đốt sẽ cung cấp miễn phí cho chủ trang trại, riênglượng điện phát từ biogas sẽ bán lại cho chủ trang trại với giá rẻ hơn giá điệncủa Tập đoàn điện lực Việt Nam Ước tính toàn bộ dự án sẽ giảm phát thải

Trang 29

được 37.000 tấn CO2/năm và sản lượng điện là 14.500 kWh/ngày Viện Nănglượng Thụy Điển tham gia dự án này và phía Thụy Điển cam kết mua chứngchỉ CERs từ dự án với giá khởi điểm 10 USD/tấn CO2 [42]

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khí gas được thu hồi từ khu chôn lấp

của bãi rác Gò Cát (Bình Tân) đã được sử dụng để phát điện Dự án Khu liênhợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (Bình Chánh) cũng có nhà máy phát điệnvới công suất 12 MW dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trong năm nay và

đi vào hoạt động vào năm sau Đây là lĩnh vực có thể phát triển thành dự ánCDM bán chứng chỉ CERs [42]

1.4 Những nghiên cứu về rừng Tràm

1.4.1 Nguồn gốc

Trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước 1993 đều

định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên là Melaleuca leucadendron Thực

chất thì đây là một nhóm các loài Tràm có hình thái bên ngoài giống nhau và

có quan hệ di truyền gần gũi với cây Tràm của Việt Nam Từ năm 1993, đã

được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài thuộc nhóm này [5]

Theo giám định của Lyn Craven ở phòng tiêu bản thực vật quốc giaCanberra thì loài tràm mọc tự nhiên và được trồng lâu nay ở Đồng bằng sông

Cửu Long là Melaleuca cajuputi (Symspon, 1995) Từ năm 1993, có sự hiện

diện thêm các loài khác có nguồn gốc từ Australia mà ngày nay con ngườithường gọi các loài đó là Tràm Úc [19]

1.4.2 Phân bố

Ở nước ta, vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là phíaNam tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tậptrung thành những đám nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xengiữa những quả đồi đất thấp Cách vùng phân bố cực Bắc về phía Nam mãitận Nghệ An mới lại gặp Tràm mọc tự nhiên và từ đây suốt dọc miền duyên

Trang 30

hải Trung Trung bộ kéo dài tới tận Cà Mau qua Đồng Tháp, Kiên Giang, AnGiang đều gặp cây Tràm mọc rải rác hoặc hình thành những quần thụ nhỏ vàtrung bình trên nhiều loại đất khác nhau [8].

Tràm chịu được lửa tốt, chịu gió biển, nhưng không chịu được điềukiện ngập mặn Tràm ưa đất phèn, đầm lầy chua phèn (độ pH trên dưới 4), ẩmướt, nhưng cũng có thể chịu được đất đồi hoang mạc, đất cát nghèo mùn vàlớp đất mặt nông

1.4.3 Đặc điểm sinh học

Tràm (Melaleuca cajuputi) là loài gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhiều lớp mỏng

xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có tinh dầu thơm, phiến thon, có từ 3 - 7 gânphụ Hoa hình gié ở đầu cành, màu trắng, dài từ 3 - 7 cm trên chót gié cóchum lá nhở; lá hoa hình giáo dài 5 - 20 mm; hoa không có cuống Trổ hoavào tháng 5, kết trái vào tháng 11 (Phạm Hoàng Hộ 1992; Lâm Bỉnh Lợi vàNguyễn Văn Thôn, 1972) [19]

Theo Hoàng Chương (2004), thì đại đa số các loài Tràm là các cây bụinhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ 1 - 2 m đến không quá 20 m [5] Căn cứ vàohình thái vỏ thân cây người ta chia các loài Tràm thành nhiều nhóm, trong đónhóm có vỏ dày gồm nhiều lớp xốp xếp chồng lên nhau là quan trọng hơn cả.Nhóm này có một đặc điểm sinh thái khá đặc biệt, khác với các nhóm khác,

đó là hầu hết các loài thuộc nhóm này thường gặp trên lập địa đất tốt, ẩm mọctrong loại rừng thưa hỗn loài với các loài cây khác mà thường là với các loài

Bạch đàn như: Bạch đàn vỏ trắng (Eucalyptus alba), Bạch đàn têrê (E.tereticornis)… Chỉ ở các lập địa đầm lầy nước ngập theo mùa các loài

Tràm này mới mọc thuần loại [19]

1.4.4 Đặc điểm sinh thái

Cây Tràm là một trong số ít các loài cây rừng có sự đa dạng sinh thái

và hình thái lớn nhất ở nước ta Ở miền Nam, loài này được gọi với tên quen

Trang 31

thuộc là “Tràm cừ” do người ta trồng chủ yếu để khai thác làm cừ

Ngoài ra, còn có dạng Tràm có thân thấp như cây bụi thường được cắt

lá để chưng cất tinh dầu và được gọi là “Tràm gió” Cả hai dạng này đều

thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biến chủng có cơ sở

biến dị di truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách thứctrồng thì đến nay vẫn chưa được chứng minh [5]

Thái Văn Trừng (1998) đã đề nghị gọi tên hệ sinh thái rừng Tràm là

“Hệ sinh thái rừng úng phèn” vì cây Tràm là loài cây phổ biến của hệ sinhthái này, đã mọc thành những quần hợp thuần loại và bởi rừng Tràm khôngphải là rừng “đỉnh cực” trong hệ sinh thái và cũng không phải là rừng nguyênsinh [29]

1.4.5 Đặc điểm sinh trưởng và công dụng

Về sinh trưởng của rừng Tràm, Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn(1972) đã nhận xét rằng rừng Tràm trồng ở những nơi có điều kiện thoátnước, rửa phèn tốt thì tăng trưởng nhanh hơn, thân cây thẳng đẹp, rừng Tràmmọc ở những nơi thấp trũng, úng thì gỗ chắc (nặng) hơn Cây Tràm sinhtrưởng mạnh thành quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan trànnhanh chóng trên đất phèn có độ pH trên dưới 4 Là loài cây ưa sáng, tántương đối thưa, tăng trưởng nhanh trong 10 năm đầu và kết trái vào khoảng từ

5 - 7 tuổi [19]

Về công dụng, gỗ tràm dùng trong việc tạo tác nhà cửa tạm thời, làmcác vật dụng và nông cụ ở nông thôn, làm cừ để đóng móng tường và nềntảng nhà đô thị, làm củi hoặc đốt máy tàu thủy hay để hầm than cho nghề rèn

Vỏ tràm trộn với dầu trong và bột chai, dùng làm đèn chai và để trét ghe Látràm đem chưng cất sẽ có được dầu tràm, dầu tràm thay đổi tùy theo giống vànơi mà cây đã sinh sống [12]

Trang 32

Theo Phạm Thế Dũng (2008), Tràm có thể làm ván sàn, gỗ tràm làmván ghép thanh Dăm tràm có thể trộn với xi măng và các vật liệu khác làmgạch xây dựng có tích cách nhiệt và âm Vỏ tràm có thể ép tạo ván có khảnăng cách nhiệt, cách âm Tác giả cũng đã nghiên cứu việc thu hồi dịch gỗtrong quá trình đốt, kết quả cho thấy: Dịch gỗ có nhiều công dụng để sáttrùng, diệt khuẩn trong đất và kích thích hoạt động của vi sinh vật Sử dụngdịch gỗ pha loãng từ 50 - 100 lần tưới cho đất hoặc trộn với bột than làm phânbón lót cho cây rất hiệu quả, nhất là đối với các loại rau, củ và đảm bảo antoàn Nếu pha loãng 500 - 1000 lần, có thể phun lên lá như loài thuốc bảo vệthực vật và kích thích sinh trưởng cho cây [7].

1.4.6 Những nghiên cứu về rừng Tràm

Theo Lê Công Khanh (1986), trong vùng Đồng Tháp Mười có rất nhiềuTràm, rừng Tràm ở đây có 2 loại: loại do con người trồng và loại mọc tựnhiên Tác giả chỉ ra sự khác biệt về hình dáng giữa cây Tràm trồng và câyTràm mọc tự nhiên với các đặc điểm như: Tràm trồng có lá mỏng, ốm và dài,mùi dầu dịu, cây mau lớn Thân cây ngay, ít có nhánh và vỏ cây dễ tróc Tráilại, Tràm mọc tự nhiên có lá hơi tròn, dày hơn, mùi dầu gắt và nồng hơn, câylâu lớn, gốc to, thân nhỏ cong queo và có nhiều nhánh, gỗ chắc hơn Cũngtheo tác giả, những thí nghiệm trích lượng dầu trong lá tràm trồng ở huyệnĐức Hòa, tỉnh Long An cho kết quả: mỗi ha hái được 3.500 kg lá, mỗi nămhái 4 lần (tương đương 14.000 kg lá/năm), trung bình mỗi kg lá có 7 gramdầu Như vậy, mỗi 01 ha sản xuất được 98 kg dầu/năm [12]

Theo Dương Văn Ni (2000), Tràm là cây thân gỗ, thuộc họ Sim

(Myrtaceae) có nguồn gốc từ Úc Châu và ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có

một loài duy nhất được ghi nhận là Melaleuca cajuputi Tác giả đã nghiên cứu

khả năng cải tạo chất lượng nước của rừng Tràm tại Hòa An (Hậu Giang),Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang) bằng cách chọn

Trang 33

vùng trũng nhất hoặc nơi đất xấu nhất (năng suất lúa thấp) trong diện tíchcanh tác để trồng Tràm Trong mô hình này, nước lũ được giữ lại trong lôTràm và sau đó sử dụng để tưới ruộng lúa trong mùa khô Nước tiêu ra từruộng lúa (nước phèn) cũng được bơm vào trong rừng Tràm Nhờ khả nănglọc phèn của rừng Tràm mà nước phèn sau khi đi qua vẫn có thể sử dụng lại

để tưới cho ruộng lúa… Kết quả là thời gian mưa càng dài thì lượng khícarbonic hòa tan trong nước mưa càng nhiều và làm giảm pH của nước mưa.Sau khi mưa, pH của nước mưa, nước mưa chảy qua tán Tràm và nước mưachảy dọc qua thân cây đều tăng, trong đó, nước mưa và nước chảy qua tán látràm có giá trị cao nhất Nguyên nhân có thể là do sự bốc hơi của khí carbonichòa tan trong nước mưa và hoạt động của vi sinh vật Kết quả nghiên cứuđược ứng dụng vào sản xuất mô hình Nông - Lâm - Ngư kết hợp, trong đórừng Tràm đóng vai trò là hồ chứa nước, hệ thống lọc phèn, nơi khai thácthủy sản, nơi cung cấp thu nhập lâu dài và là nơi bảo vệ tài nguyên môitrường trong nông nghiệp [20]

Thái Thành Lượm (2004), nghiên cứu về Tràm cừ lai trên đất rừngngập nước theo mùa ở Nam Việt Nam nhằm mục tiêu nâng cao sản lượngrừng trồng và cải thiện chất lượng thân cây Kết quả hai loại Tràm cừ địa

phương (Melaleuca cajuputi) và loài Tràm cừ nhập nội từ Australia

(Melaleuca leucadendra) có xuất xứ Weipa Qld có thể lai với nhau bằng

phương pháp lai nhân tạo, kiểm soát việc thụ phấn trên cá thể ưu trội và tạo rađược cây lai trồng thành rừng khép tán; cây lai sinh trưởng chiều cao vượt trộihơn cây bản địa và xấp xỉ với loài cây nhập nội, trong 2 năm đầu mỗi nămsinh trưởng hơn 2 m về chiều cao và D1,3 vượt trội hơn cây nhập nội, sinhtrưởng bình quân hàng năm đường kính từ 1,7 cm đến 1,8 cm; đường kính táncây lai sinh trưởng gần bằng với cây nhập nội và cao hơn cây bản địa [15]

Trang 34

Phạm Xuân Quý (2006), ứng dụng mô hình sản xuất Nông - Lâm - Ngưkết hợp, trong đó ứng dụng mô hình Tràm - Lúa - Cá tại rừng Tràm vùngĐồng Tháp Mười tỉnh Long An Kết quả áp dụng mô hình kết hợp này cho lãi

và thu nhập thực tế cao hơn mô hình canh tác lúa độc canh Từ kết quả của

mô hình, tác giả đã đề xuất ứng dụng mô hình sản xuất Nông - Lâm - Ngư kếthợp là Tràm - Lúa - Cá - VAC cho hộ gia đình nông dân vùng đất phèn tỉnhLong An [24]

Dương Văn Ni và Nhóm hợp tác nghiên cứu Việt - Nhật (2005), trongnghiên cứu về “Trồng rừng Tràm trên những vùng đất chua nặng ở Đồngbằng sông Cửu Long và công dụng thương phẩm của nó” đã đưa ra kết luận:

- Tràm thích hợp với đất chua ẩm ướt, không đòi hỏi cải tạo đất, khôngcần nhiều công sức và có thể trồng trên đất chua thoát nước kém Tuy nhiên,

do giá thị trường của cây Tràm giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vào năm 2004 và

sẽ tiếp tục giảm nữa nên nhiều hộ nông dân đã chuyển từ Tràm sang các câytrồng khác, kể cả lúa

- Hầu hết rừng Tràm được trồng là để làm cừ móng Thông thường,Tràm trồng lần đầu được đốn làm cừ móng lúc 7 năm Sau lần trồng thứ hai,Tràm được sử dụng làm cừ móng chỉ sau 5 đến 6 năm trồng

- Sản phẩm của rừng Tràm là mật ong, cỏ bàng (mọc dưới tán rừng,dùng làm chổi hay đồ thủ công để tăng thêm thu nhập) và dầu thơm (rất ít)

- Về giá bán: Sau khi tỉa thưa, tùy thuộc vào phẩm chất gỗ và mật độcây, bình quân 7.000 - 10.000 cây/ha, giá bán trung bình năm 2004 là 30 - 40triệu đồng/ha, thấp nhất 15 triệu đồng/ha, cao nhất 60 triệu đồng/ha [21]

Lê Anh Tuấn (2011), trong nghiên cứu “Xây dựng biểu sinh khối và

biểu dự trữ carbon cho rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) từ 2 - 10 tuổi ở khu

vực Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, tác giả sử dụng phương pháp rút mẫu điểnhình theo cấp tuổi để bố trí các ô tiêu chuẩn Mỗi cấp bố trí 3 ô, tổng cộng có

Trang 35

18 ô tiêu chuẩn và kích thước mỗi ô là 200 m2 Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Mật độ, đường kính, chiều cao, tiết diện ngang và trữ lượng rừng đều

có biến động lớn theo tuổi Sau 12 năm trồng, mật độ cây bị chết là 52 % do

sự khác biệt về tiêu chuẩn cây con, mật độ cây và lập địa khác nhau

- Giữa sinh khối tươi và sinh khối khô của những bộ phận trên mặt đấtcủa cây có mối quan hệ rất chặt chẽ với Dcv và H thân cây Tác giả sử dụng

mô hình Gompertz để dự đoán sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phậntheo cấp Dcv và phương trình Y = α*Da*Hb để dự đoán theo 2 cấp Dcv và H

- Tổng sinh khối và sinh khối từng bộ phận thân, cành, lá của cây cómối quan hệ rất chặt chẽ với đường Dcv và H thông qua mô hình Gompertz

- Tổng khối lượng carbon dự trữ trong những lâm phần thay đổi rõ rệttheo tuổi Trong đó, tuổi 4 là 5,84 tấn/ha, tuổi 8 là 35,36 tấn/ha và tuổi 12 là45,23 tấn/ha Khối lượng carbon dự trữ trong các bộ phận thân, cành, lá với tỷ

lệ trung bình tương ứng là 57,9 %, 23,7 % và 18,3 %

- Tuổi thành thục số lượng đối với tổng khối lượng carbon dự trữ ởphần trên mặt đất của rừng Tràm là 8 năm [30]

Trang 36

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Định lượng carbon tích tụ trên mặt đất của cây cá thể và quần thể

rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

- Tính giá trị tích tụ carbon của rừng Tràm tại khu vực nghiên cứu làm

cơ sở khoa học cho việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lượng carbon tích tụ trên mặt đất của quần thểrừng Tràm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lượng carbon tích tụ trên mặt đất củacác bộ phận thân, cành, lá, vỏ của quần thể rừng Tràm tại các phân khu A1,A2, A4 và A5 Riêng phân khu A3 không nghiên cứu do diện tích rừng Tràmtại khu này chỉ có 0,25 ha

+ Không nghiên cứu về lập địa, đất đai, khả năng tích tụ carbon của câychết và các bộ phận khác của cây như hoa, rễ cây

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định sinh khối, carbon và CO2 các bộ phận thân, cành, lá, vỏ củacây cá thể trên mặt đất, từ đó xác định lượng carbon tích tụ của từng cây

- Xác định tổng sinh khối khô, tổng lượng carbon tích tụ của quần thểrừng Tràm

- Tính giá trị tích tụ carbon của rừng Tràm

- Lập bảng tra lượng tích tụ carbon cho khu vực nghiên cứu

Trang 37

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp luận

Cây xanh có hai quá trình trái ngược nhau, đó là quá trình quang hợp

và quá trình hô hấp Trong quang hợp, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời,cây xanh có thể hấp thu được khí CO2 và thải ra khí O2 Nhờ khả năng cố địnhcarbon mà cây xanh tạo được sinh khối và lớn lên, là nhà máy tổng hợp chấthữu cơ trên trái đất Quá trình hô hấp thì ngược lại, hấp thụ O2, thải khí CO2

và năng lượng Để xác định được khả năng tích tụ carbon của rừng thì người

ta thường nghiên cứu thông qua sinh khối các bộ phận của cây rừng

Trong nghiên cứu này, đề tài dựa theo phương pháp nghiên cứu tronghướng dẫn của GEF do Pearson Timothy R H., Brown Sandra vàRavindranath N H biên soạn năm 2005 về “Ước tính các nguồn lợi carbontổng hợp vào các dự án của GEF” do UNDP và GEF xuất bản cùng với hướngdẫn của MacDicken, K.G (1997) [37, 38]

Phương pháp luận chung là tính toán và dự báo khả năng hấp thụ CO2

của rừng thông qua tính toán lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô củacây cá thể và quần thể dựa theo ô tiêu chuẩn Chọn cây tiêu chuẩn để cân đosinh khối tươi và phân tích hàm lượng carbon trong các mẫu khô Từ đó, dựbáo khối lượng sinh khối khô và carbon toàn diện tích khu vực nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1 Kế thừa tài liệu

- Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến VườnQuốc gia Tràm Chim

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

2.4.2.2 Điều tra ô tiêu chuẩn

Trước tiên, thăm dò điều tra trên 29 ô tiêu chuẩn theo các cấp, sau đódựa vào bảng tính của Winrock để tính số lượng ô tiêu chuẩn, đảm bảo sai số

Trang 38

nhỏ hơn 10 % và ở mức tin cậy là 95 %

Sau khi xác định được số lượng ô tiêu chuẩn cần thiết, tiến hành đođếm bổ sung số ô còn thiếu, tổng cộng có 42 ô đo đếm Kết quả tính toán sốlượng ô tiêu chuẩn được thể hiện tại bảng 2.1

Bảng 2.1 Dung lượng mẫu ô đo đếm theo các cấp

Cấp Diện tích rừng(ha) Số lượng ô tiêu chuẩn

Thăm dò Tính toán Bổ sung

Trang 39

Hình 2.2 Bản đồ khu vực nghiên cứu

“Nguồn: Chương trình Đa dạng sinh học đất ngập nước Mêkong, 2006”

Trang 40

2.4.2.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết có liên quan đến việc khảo sát, thuthập số liệu và điều tra cây giải tích ngoài thực địa

- Khảo sát thực địa, chọn địa điểm bố trí ô đo đếm

- Dùng máy định vị (GPS) xác định tọa độ các ô tiêu chuẩn

- Đo đường kính thân cây: Dùng thước dây đo chu vi ngang ngực (C1,3),sau đó chia cho π để xác định đường kính ngang ngực của từng cây (D1,3)

- Xác định giá trị D1,3 nhỏ nhất và lớn nhất từ các số liệu thu thập được

- Điều tra cây giải tích (hay còn gọi là cây tiêu chuẩn):

+ Chọn ngẫu nhiên khoảng 40 cây có chuỗi đường kính liên tục từ nhỏnhất đến lớn nhất làm cây giải tích để xây dựng các phương trình tương quan

+ Cây giải tích là cây sinh trưởng bình thường, một thân, một ngọn,không sâu bệnh, không gãy ngọn, thân thẳng và tán lá đều

+ Đốn hạ từng cây và cân đo các chỉ tiêu cần thiết như: Chu vi (C1,3),chiều cao vút ngọn (Hvn)

+ Phân chia sinh khối (thân, cành, lá, vỏ) thành từng bộ phận riêng rẽ + Cắt thân cây thành từng đoạn dài 1 m Đo chu vi tại vị trí giữa cácđoạn (vị trí 0,5 m) để tính thể tích thân cây có vỏ, sau đó cân trọng lượng tươitừng đoạn Khi đo chu vi các đoạn, nếu vị trí đo ngay điểm phân rễ hay phâncành thì đo phía dưới và phía trên vị trí phân cành đó rồi cộng lại chia hai

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tuấn Anh (2007), Dự báo năng lực hấp thụ CO 2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo năng lực hấp thụ CO"2" của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2007
2. ARBCP REDD Manual - Việt Nam (2010), Sổ tay các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thực hiện các Chương trình REDD+ ở các quốc gia vùng Mekong. Winrock International Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thực hiện các Chương trình REDD+ ở các quốc gia vùng Mekong
Tác giả: ARBCP REDD Manual - Việt Nam
Năm: 2010
3. Cao Huy Bình (2009), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của quần thể Dà quánh (Ceriops decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO"2" của quần thể Dà quánh (Ceriops decandra "Dong Hill") tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Cao Huy Bình
Năm: 2009
5. Hoàng Chương (2004), Khôi phục rừng sau cháy tại Cà Mau. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng Tràm, Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam - Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khôi phục rừng sau cháy tại Cà Mau
Tác giả: Hoàng Chương
Năm: 2004
6. Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương, Nguyễn Minh Trí (2004), Một số ý kiến về cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về cây Tràm (Melaleuca cajuputi "Powell") ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương, Nguyễn Minh Trí
Năm: 2004
7. Phạm Thế Dũng (2008), Những tiến bộ kỹ thuật trong cây trồng và chế biến gỗ rừng Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ lần thứ 10 năm 2008 tại Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tiến bộ kỹ thuật trong cây trồng và chế biến gỗ rừng Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Phạm Thế Dũng
Năm: 2008
8. Nguyễn Thị Hà (2007), Nghiên cứu sinh khối, làm cơ sở xác định khả năng hấp thụ CO 2 của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x A.mangium) trồng tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh khối, làm cơ sở xác định khả năng hấp thụ CO"2" của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x A.mangium) trồng tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Năm: 2007
9. Võ Đại Hải (2011), Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo kết quả thực hiện các đề tài/dự án giai đoạn 2006 - 2010 lĩnh vực môi trường rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
Tác giả: Võ Đại Hải
Năm: 2011
10. Nguyễn Thị Bích Hường (2010), Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của một số loại rừng trồng trồng tại Hương Sơn - Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của một số loại rừng trồng trồng tại Hương Sơn - Hà Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hường
Năm: 2010
11. Bảo Huy (2009), Nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO 2 từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO"2" từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam
Tác giả: Bảo Huy
Năm: 2009
12. Lê Công Khanh (1986), Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn
Tác giả: Lê Công Khanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1986
13. Đỗ Thị Thu Lê (2010), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 trên mặt đất của rừng Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) tự nhiên tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Luận văn Thạc sĩ sinh thái học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO"2" trên mặt đất của rừng Thông 3 lá (Pinus kesiya "Royle ex Gordon") tự nhiên tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả: Đỗ Thị Thu Lê
Năm: 2010
14. Lê Minh Lộc (2005), Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ ngập sâu lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ ngập sâu lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
Tác giả: Lê Minh Lộc
Năm: 2005
15. Thái Thành Lượm (2004), Kết quả nghiên cứu về Tràm cừ lai trên đất rừng ngập nước theo mùa ở Nam Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 9/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về Tràm cừ lai trên đất rừng ngập nước theo mùa ở Nam Việt Nam
Tác giả: Thái Thành Lượm
Năm: 2004
16. Viên Ngọc Nam (2003), Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quần thể Mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quần thể Mấm trắng (Avicennia alba "BL".) tự nhiên tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Viên Ngọc Nam
Năm: 2003
17. Viên Ngọc Nam (2011), Nghiên cứu tích tụ carbon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata BLUME) trồng ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tích tụ carbon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata "BLUME") trồng ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Viên Ngọc Nam
Năm: 2011
18. Viên Ngọc Nam và cộng tác viên (2011), Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Tác giả: Viên Ngọc Nam và cộng tác viên
Năm: 2011
19. Nguyễn Thái Nguyên (2009), Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng của Tràm (Melaleuca cajuputi) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng của Tràm (Melaleuca cajuputi) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Nguyễn Thái Nguyên
Năm: 2009
20. Dương Văn Ni (2000), Cải tạo chất lượng nước bằng hệ sinh thái rừng Tràm. Trung tâm Nghiên cứu - Thực nghiệm - Đa dạng sinh học Hòa An, tỉnh Hậu Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tạo chất lượng nước bằng hệ sinh thái rừng Tràm
Tác giả: Dương Văn Ni
Năm: 2000
23. Ngô Đình Quế và cộng tác viên (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Đình Quế và cộng tác viên
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w