Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng carbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 40 - 42)

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết có liên quan đến việc khảo sát, thu thập số liệu và điều tra cây giải tích ngoài thực địa.

- Khảo sát thực địa, chọn địa điểm bố trí ô đo đếm. - Lập các ô tiêu chuẩn:

+ Các ô tiêu chuẩn được lập theo phương pháp bố trí ngẫu nhiên dựa vào hiện trạng phân bố của rừng Tràm và kết quả tính toán dung lượng mẫu ô đo đếm của các cấp.

+ Kích thước: Do mật độ rừng Tràm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim dày, nên ô tiêu chuẩn được chọn có kích thước 100 m2 (10 m x 10 m), mỗi ô tiêu chuẩn đều có từ 30 cây trở lên.

- Dùng máy định vị (GPS) xác định tọa độ các ô tiêu chuẩn.

- Đo đường kính thân cây: Dùng thước dây đo chu vi ngang ngực (C1,3), sau đó chia cho π để xác định đường kính ngang ngực của từng cây (D1,3).

- Xác định giá trị D1,3 nhỏ nhất và lớn nhất từ các số liệu thu thập được. - Điều tra cây giải tích (hay còn gọi là cây tiêu chuẩn):

+ Chọn ngẫu nhiên khoảng 40 cây có chuỗi đường kính liên tục từ nhỏ nhất đến lớn nhất làm cây giải tích để xây dựng các phương trình tương quan.

+ Cây giải tích là cây sinh trưởng bình thường, một thân, một ngọn, không sâu bệnh, không gãy ngọn, thân thẳng và tán lá đều.

+ Đốn hạ từng cây và cân đo các chỉ tiêu cần thiết như: Chu vi (C1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn).

+ Phân chia sinh khối (thân, cành, lá, vỏ) thành từng bộ phận riêng rẽ. + Cắt thân cây thành từng đoạn dài 1 m. Đo chu vi tại vị trí giữa các đoạn (vị trí 0,5 m) để tính thể tích thân cây có vỏ, sau đó cân trọng lượng tươi từng đoạn. Khi đo chu vi các đoạn, nếu vị trí đo ngay điểm phân rễ hay phân cành thì đo phía dưới và phía trên vị trí phân cành đó rồi cộng lại chia hai.

+ Sau khi đo đếm xong, tiến hành lột vỏ và cân trọng lượng từng đoạn. Phần trọng lượng giảm đi của mỗi đoạn được tính vào phần vỏ cây.

+ Thu hái lá và cân trọng lượng tươi của từng phần cành, lá riêng biệt. - Lấy mẫu tươi phân tích:

+ Từ chuỗi đường kính đã thu thập, phân chia thành 3 cấp tiết diện ngang bằng nhau, mỗi cấp chọn 3 cây đại diện. Tổng số cây lấy mẫu ở 3 cấp là 9 cây.

+ Chặt hạ cây. Ở mỗi cây, tiến hành đo đường kính (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn). Cân sinh khối tươi theo từng bộ phận thân gỗ, cành, lá, vỏ.

+ Chia thân cây thành 3 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn lấy một thớt dày khoảng 2 cm. Như vậy, có 27 thớt (3 thớt/cây). Đối với cành, cũng lấy 3 thớt/cây. Thu hái 1 kg lá và 1 kg vỏ từ 9 cây trộn lại. Tất cả các mẫu được cân ngay tại thực địa để có số liệu trọng lượng tươi, sau đó cho vào túi nilong và buộc kín lại.

+ Đem mẫu về phân tích tại Phòng Thí nghiệm của Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ để phân tích tỉ lệ sinh khối khô/tươi, sau đó phân tích hàm lượng carbon tích lũy trong các mẫu sấy khô.

- Phân cấp rừng: Trên cơ sở số liệu về diện tích, thời gian trồng và mật độ cây, quần thể rừng Tràm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được phân thành 3 cấp như sau:

+ Cấp 1: 262 ha (khu A4: 213 ha; khu A5: 49 ha). + Cấp 2: 2.029 ha (khu A1).

+ Cấp 3: 719 ha (khu A2). Tổng diện tích rừng Tràm là 3.010 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng carbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w