chiều cao
Kết quả nghiên cứu trên các cây giải tích xác định tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ với đường kính và chiều cao được thể hiện tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các phương trình tương quan giữa Vcaycv với D1,3 và Hvn
Số TT Phương trình Các chỉ số thống kê R2 SEE SSR 1 Vcaycv = exp(-8,09532 + 2,06993*ln(D1,3)) 0,9833 0,18 1,02 2 Vcaycv = exp(-14,1091 + 4,66322*ln(Hvn)) 0,9213 0,39 4,83 3 Vcaycv = -0,02772 + 0,00068*D1,3*Hvn 0,9167 0,02 0,02 4 Vcaycv = 0,19487 + 0,21667*log(D1,3) – 0,26671*log(Hvn) 0,8404 0,03 0,04
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, hệ số xác định R2 của các phương trình từ 0,8404 - 0,9833, thể hiện mối quan hệ chặt giữa thể tích thân cây có vỏ với đường kính và chiều cao.
Phương trình 1 có hệ số xác định cao nhất, tuy nhiên phương trình này chỉ tương quan với một nhân tố là đường kính, tương tự như vậy là phương trình 2 chỉ tương quan với nhân tố chiều cao. Phương trình 3 và 4 có mối tương quan với cả hai nhân tố trên. Qua phân tích và so sánh, phương trình 3 được chọn do có hệ số xác định R2 cao hơn phương trình 4, sai số tiêu chuẩn của ước lượng SEE và tổng bình phương của sai số SSR của phương trình 3 đều thấp hơn phương trình 4, phương trình có dạng:
Vcaycv = 0,1949 + 0,2167*log(D1,3) – 0,2667*log(Hvn) Phương trình được viết lại dưới dạng chính tắc là hàm mũ:
Vcaycv = 1,215*D1,30,217*Hvn0,267 (4.2)
Phương trình 4.2 có hệ số xác định R2 = 0,8404, hệ số F = 81,66, sai số tiêu chuẩn của ước lượng SEE = 0,03 và SSR = 0,04. Qua kiểm tra, các tham
số phương trình đều tồn tại ở mức có ý nghĩa thông qua giá trị P < 0,05 với độ chính xác 95 % (phụ bảng 4) nên khả năng tồn tại của phương trình là rất cao.