- Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê toán học để xử lý số liệu. Tất cả số liệu thu thập được từ các ô tiêu chuẩn và cây giải tích tiến hành tổng hợp, tính toán theo phương pháp của Winrock trong phần mềm Excel và xây dựng các phương trình tương quan bằng phần mềm Stagraphic 15.0.
- Lập phương trình tương quan của các bộ phận của cây như:
+ Khả năng tích tụ carbon của cây và từng bộ phận thân, cành, lá, vỏ với các nhân tố đường kính, chiều cao; giữa sinh khối tươi và sinh khối khô.
+ Khả năng tích tụ carbon của cây cá thể với sinh khối cây.
- Chọn phương trình tương quan mô tả tốt nhất mối quan hệ của các nhân tố điều tra dựa trên các nguyên tắc:
+ Tính toán đơn giản, dễ áp dụng.
+ Các tham số của phương trình đều tồn tại ở mức ý nghĩa thông qua giá trị P < 0,05.
+ Hệ số xác định (R2) cao, sai số tiêu chuẩn của ước lượng (SEE) thấp và tổng bình phương của sai số (SSR) thấp [13; 31].
- Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối cây cá thể và phương trình carbon thông qua sai số tương đối (Δ %):
Δ % = (Ylt – Ytn/Ylt) *100 Trong đó: Ylt là giá trị lý thuyết
Ytn là giá trị thực nghiệm - Tính lượng carbon tích tụ:
+ Theo Sandra Brown (2001), có nhiều phương pháp tính carbon rừng, nhưng cách tốt nhất là dựa trên thống kê các ô tiêu chuẩn đã được thiết kế. Việc đo đếm cây trong các ô tiêu chuẩn có thể dễ dàng chuyển đổi thành sinh khối trên mặt đất thông qua các phương trình hồi quy. Trong tương lai, việc tính carbon lưu trữ trong các khu rừng có thể dựa nhiều hơn vào các dữ
liệu viễn thám, công nghệ mới và các dữ liệu thu thập từ xa được phát triển. + Trong phạm vi đề tài, việc tính lượng carbon tích tụ của cây được thực hiện bằng cách phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Từ đó, tính được lượng carbon tích tụ trong từng bộ phận bằng cách nhân sinh khối khô từng bộ phận đó với hệ số phân tích tương ứng và suy ra cho cả cây. Sau đó, xây dựng các phương trình tương quan giữa lượng carbon tích tụ của cây cá thể với các nhân tố điều tra và sử dụng các phương trình này để tính lượng carbon tích tụ cho các ô tiêu chuẩn.
+ Như vậy, lượng carbon = Sinh khối khô (kg) x Hàm lượng carbon phân tích (%).
- Tính lượng hấp thụ CO2 của rừng thông qua hệ số quy đổi: Lượng hấp thụ CO2 = Lượng carbon tích tụ x 44/12
- Lập bảng tra sinh khối khô, carbon và CO2 các bộ phận cây Tràm bằng giấy và trong phần mềm Excel.