Tìm hiểu về tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn về DLST vận dụng vào việc nghiên cứu ở VQG Tràm Chim. Kiểm kê, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST VQG Tràm Chim. Định hướng khai thác DLST ở VQG Tràm Chim theo hướng đảm bảo mục tiêu và hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của VQG cho phát triển DLST gắn với việc bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng theo hướng sử dụng bền vững.
Trang 1Sếu đầu đỏ (Grus antigone)
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 23/3/2012, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn
đa dạng sinh học (Tổng Cục môi trường -
Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội nghị “Tham vấn xây dựng Chiến lược Quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020” nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, thông qua một số chính sách, chủ trương và kế hoạch về bảo tồn đa dạng sinh học Trong đó, việc cần thiết hiện nay là thay đổi cách tiếp cận từ bảo tồn không thuần túy không khả thi sang bảo tồn kết hợp chia sẻ lợi ích và nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, người dân… về lĩnh vực này
Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, sẽ giảm đáng kể các
áp lực trực tiếp lên đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp lý các
hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen như: Tăng cường chính sách và khung pháp lý; xây dựng năng lực thể chế cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững; tăng cường bảo tồn tại chỗ; tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; củng cố giữ liệu đa dạng sinh học, quản lý thông tin và báo cáo công cộng; mở rộng truyền thông và nhận thức; tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực…
Việc quản lý, bảo tồn các loài sinh vật hoang dã đã được Việt Nam quan tâm thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, mà trước tiên là Vườn Quốc gia Cúc Phương (1962) Việt Nam là một trong những nước có
đa dạng sinh học cao về các loài động thực vật và vi sinh vật, hiện đã thống kê được 7.500 loài vi sinh vật, 16.428 loài thực vật, khoảng 10.300 loài động vật trên cạn, khoảng 2.000 loài thủy sinh vật nước ngọt, trên 11.000 loài sinh vật biển Ngoài ra,
Ảnh : Vũ Ngọc Long
Trang 2còn có hàng trăm loài cây trồng, gia súc, gia cầm nuôi Trong số các sinh vật tự nhiên, có tới 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật) được ghi trong sách
Đỏ Việt Nam (2007) với các bậc phân hạng nguy cấp khác nhau Trong đó, có tới 9 loài động vật được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam
Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó đặt biệt là du lịch sinh thái (DLST) - loại hình du lịch đang được phát triển nhanh nhất trong thời điểm hiện nay Vì DLST được coi là một phương pháp tiếp cận đa mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội nhiều mặt cả về phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường tự nhiên
Đất nước ta là một quốc gia giàu có và đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên và sinh thái cảnh quan Những nỗ lực dựa vào sự tham gia tích cực của cộng đồng theo hướng phát triển của du lịch sinh thái đã góp phần đáng kể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn mọi giá trị đa dạng sinh học và dựa vào cộng đồng hướng đến sử dụng bền vững
Vườn quốc gia Tràm Chim là một trong những khu vực đất ngập nước cần phải bảo tồn và có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng của quốc gia và địa phương Là xứ sở của các loài chim nước, của các loài thực vật thủy sinh khu vực đất ngập nước Đồng Tháp Mười, đặt biệt là Sếu đầu đỏ, một loài chim quý hiếm có kích thước lớn nhất trong các loài sếu trên thế giới bị đe dọa toàn cầu đang có mặt phổ biến tại VQG Tràm Chim của vùng Mê Kông Việt Nam
Vào ngày “Đất ngập nước thế giới” 2/2/2012 vừa qua, một sự kiện quan trọng đối với Việt Nam và cộng đồng bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước của thế giới đó là Ban thư kí Công ước Ramsar đã gửi thông báo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính thức công nhận Vườn quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar Đây
là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau Xuân Thủy, Bầu Sấu và Ba Bể và là khu Ramsar thứ 2.000 được công nhận trên toàn thế giới
Ramsar Tràm Chim là một trong những khu vực còn lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười mà trước kia chiếm diện tích khoảng 700.000 hecta bao trùm lên 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang Tràm Chim là nơi bảo tồn
Trang 3một diện tích lớn đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và đầm lầy trống Rừng tràm phân bố khắp nơi trong Vườn quốc gia, theo kiểu trồng tập trung và phân tán (những cụm mọc tự nhiên trong vùng đồng cỏ hay trong khu đầm lầy trống) Tràm chim là nơi cư trú của một lượng lớn các loài chim nước, nhất là trong mùa khô, khi có hàng ngàn loài thủy cầm đến đây cư trú và kiếm ăn
Tràm Chim đã đạt được 5 trên 9 tiêu chí đánh giá của Công ước Ramsar: tính đại diện của các quần xã sinh vật, tầm quan trọng của các loài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu, nơi tập trung các loài chim nước, và vai trò cung cấp thức ăn cho hệ động vật dưới nước
Như vậy tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Tràm Chim là rất lớn Phát triển chương trình du lịch sinh thái của VQG Tràm Chim mang một ý nghĩa thiết thực và mang tính khả thi cao, thu hút sự quan tâm các nhà bảo tồn của cộng đồng quốc tế đầu tư bảo vệ được khu Ramsar thứ 2.000 của Thế giới
Ngày nay biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề mang tính chất toàn cầu được
cả loài người quan tâm Vừa qua, Chính phủ đã thành lập Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch nói lên tầm quan trọng của BĐKH đối với việc bảo tồn và sự phát triển bền vững của đất nước Trước thực tế này có nhiều sự thay đổi trong việc lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong đó những bước tiến về chính sách và luật pháp như xây dựng chiến lược BĐKH, kế hoạch hành động quốc gia, chương trình hành động của các tỉnh, đẩy mạnh lồng ghép vấn đề BĐKH vào tất cả các chương trình, kế hoạch, dự án chính là biện pháp tích cực để bảo tồn các vùng đất ngập nước trong nội địa như của Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập vào ngày 29/12/1998, đây là Vườn quốc gia được thành lập đầu tiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong những năm qua, VQG đã được quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên,
sự phát triển du lịch sinh thái ở VQG vẫn còn nhiều vấn đề bất cập và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Trong bối cảnh mới thuận lợi như nói trên, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất
Trang 4về mặt định hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững
ở Vườn quốc gia Tràm Chim trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết
Đề tài“Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” chính là một trong những nghiên cứu cơ bản và cần thiết góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG và huy động cộng đồng cùng tham gia
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần tích cực vào việc quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim theo hướng phát triển bền vững
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận phát triển du lịch sinh thái
- Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển DLST của Vườn quốc gia Tràm Chim như: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên du lịch của Vườn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Vùng lõi bên trong của VQG Tràm Chim cùng với
05 xã và thị trấn xung quanh Vườn ( gồm có: Xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính và Thị trấn Tràm Chim)
- Phạm vi về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim trong thời gian 5 năm từ 2006-2010
4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn về DLST vận dụng vào việc nghiên cứu ở VQG Tràm Chim
- Kiểm kê, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST VQG Tràm Chim
Trang 6- Định hướng khai thác DLST ở VQG Tràm Chim theo hướng đảm bảo mục tiêu và hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của VQG cho phát triển DLST gắn với việc bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng theo hướng sử dụng bền vững
Trang 7Ruộng bậc thang Huyện Mù Cang Chải - Yên Bái
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Từ nửa cuối thế kỷ 19, cùng với sự ra đời của các Vườn quốc gia các hình thái du lịch thiên nhiên đã thu hút du khách một cách đặc biệt Năm 1893, Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ) là một VQG đầu tiên của thế giới được thành lập Tuy nhiên thuật ngữ “Du lịch sinh thái” mới chỉ được sử dụng và đề cập đến nhiều trong thế kỷ 20 khoảng những năm đầu của thập kỷ 90 Về nguồn gốc, Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời
Du lịch sinh thái phát
triển dựa trên nền tảng của sự
giàu có về tài nguyên trong các
khu bảo tồn thiên nhiên DLST
là một hiện tượng phức tạp và
đa lĩnh vực Vấn đề giảm thiểu
tác động môi trường được coi là
một tiêu chuẩn đầu tiên cho sự
phát triển ngành DLST Từ đó
thuật ngữ “Công nghệ Sinh
thái” đã được sử dụng nhiều trong kế hoạch xây dựng các chương trình Du lịch sinh thái
Hiệp định Du lịch ASEAN, Ngày 04 tháng 11 năm 2001, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7, Brunei Darussalam đã ký kết Hiệp định Du lịch ASEAN Việt Nam và các nước trong khu vực đã nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của ngành Du lịch sinh thái đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của các
Nguồn: Internet
Trang 8nước thành viên ASEAN Thủ tướng Phan Văn Khải thay mặt cho chính phủ Việt Nam cũng đã ký hiệp định này
Du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng là loại hình du lịch vẫn còn mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý kinh doanh không chỉ đối với Việt Nam mà cho tất cả các nước khác trong giai đoạn mở cửa và hội nhập Với lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực, tiềm năng phong phú và đa dạng của các hệ sinh thái, nên ngay từ thời gian đầu của quá trình đổi mới đất nước, việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được coi trọng Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, hiện cả nước có trên 13 triệu hécta rừng,
hệ thống RĐD bao gồm 164 khu, trong đó có 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng cả trên cạn, đất ngập nước và ven biển (2007) làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển du lịch sinh thái Sự định hình và khởi sắc của Du lịch sinh thái ở các địa phương trong thời gian qua cũng là
cơ sở và nền tảng để ngành Du lịch Việt Nam hoạch định chiến lược phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên một cách ổn định và bền vững
Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn Chính vì vậy, hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và cả các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, mãi đến những năm 80 của Thế kỷ trước, khái niệm "Phát triển bền vững" mới xuất hiện và mãi đến đầu những năm 90, khái niệm về "Du lịch bền vững" mới bắt đầu được đề cập đến Lúc này các tác động tiêu cực lên môi trường của sự bùng nổ du lịch trở nên rõ rệt hơn Các nghiên cứu về "Du lịch bền vững" cho thấy Du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội Du lịch bền vững không thể tách rời khỏi tranh luận rộng rãi về phát triển bền vững nói chung và là lĩnh vực tiên phong, là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên Thế giới nói riêng Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững được một số công trình đề cập đến như:
"Du lịch và Môi trường: Mối quan hệ bền vững"[39], "Du lịch bền vững-Cái gì là
Trang 9thực sự?"[37], "Du lịch sinh thái và phát triển bền vững Ai sở hữu thiên đường?"[38], "Quản lý Du lịch bền vững"[41], "Hướng tới phát triển bền vững: Các mục tiêu phát triển và các điều kiện"[40] "Chỉ tiêu cho phát triển bền vững: Lý thuyết, Phương pháp, áp dụng"[36], "Du lịch sinh thái và Hướng dẫn du lịch bền vững"[42]
1.1.2 Du lịch sinh thái của Việt Nam
Với tiềm năng và tài nguyên du lịch lớn, đa dạng và phong phú, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước đi tương đối vững chắc, tạo ra bước phát triển mới
Từ một ngành kinh tế tổng hợp, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay Du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch về chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch, Việt Nam đã khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái một cách có hiệu quả Đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng kháng chiến cũ hoặc một số hải đảo xa bờ nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân, tăng thu nhập cho xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của đất nước Với những nỗ lực bảo vệ môi trường và gìn giữ giá trị của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, Việt Nam đã hình thành mạng lưới các chương trình du lịch sinh thái trong tất cả các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và các khu vực bảo tồn thiên nhiên
Nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm 90, khi hoạt động du lịch dần dần trở nên khởi sắc Một số công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: "Tổ chức Lãnh thổ Du lịch Việt Nam"[3], "Du lịch và kinh doanh Du lịch"[10], "Xây dựng Năng lực cho Phát triển Du lịch ở Việt Nam [20], "Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch vùng Du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" [21]
Đối với nước ta, "Du lịch bền vững" là một khái niệm còn khá mới mẻ Đã
có một số công trình nghiên cứu về Du lịch trên khía cạnh bền vững như: "Cơ sở
Trang 10VQG Lò Gò - Xa Mát, Tây Ninh
khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam"[31], "Du lịch bền vững"[4], "Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam"[7], "Du lịch sinh thái trong các Khu Bảo tồn Tự nhiên ở Việt Nam"[6], "Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững"[22] Đối với một số khu du lịch cụ thể, phần lớn các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các kiến nghị
Trong những năm qua, hoạt động Du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được những tiến bộ Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng cuối năm 2003 đạt khoảng 800.000 người Và cuối năm 2005 lượng du khách đạt được 3 triệu lượt khách, trong đó tỷ lệ khách đến Việt Nam lần đầu tiên là 65,3% , 20,9% khách đến lần thứ hai,
4,2 triệu lượt, tăng 17,2 % so với
năm 2006 Khách du lịch nội địa
đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7% so
với năm 2006 Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỉ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006
Gần đây nhất cuối năm 2007 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày
27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trong đó điều
4 của quy chế có nêu rõ 03 Nguyên tắc tổ chức du lịch sinh thái: (1) Các hoạt động
du lịch sinh thái không được làm ảnh hưởng đến diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư ở địa phương tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (2) Lợi nhuận từ các dịch vụ du lịch sinh thái được tái
Nguồn: Internet
Trang 11đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong các Vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên Tỷ lệ tái đầu tư cho bảo tồn thực hiện theo quy định của nhà nước (3)
Cộng đồng dân cư ở địa phương được tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch sinh thái để nâng cao thu nhập cũng như nhận thức, trách nhiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học
Đối với Vườn quốc gia Tràm Chim, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- “Dự án đầu tư phát triển VQG Tràm Chim giai đoạn 1999-2003” [23] của Viện điều tra quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Dự án đưa
ra cơ sở khoa học và sự cần thiết nâng cấp từ KBTTN Tràm Chim thành VQG Tràm Chim, hướng dẫn quy hoạch VQG Tràm Chim và các chương trình hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển VQG, v.v
- “Báo các Định hướng phát triển DLST góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Tràm chim và KBT Láng Sen” [8] của nhóm tác giả: Phạm Trung Lương - Hoàng Đạo Bảo Càm - Hoàng Hoa Quân Bài báo cáo nêu lên tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST, đánh giá sơ lược tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST, đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim và KBT Láng Sen Tuy nhiên, đây chỉ là bài báo cáo nên chưa phản ánh được được đủ các khía cạnh của DLST và những định hướng, giải pháp đưa ra còn nhiều điểm cần phải nghiên cứu thêm
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a) Du lịch
Du lịch là một hoạt động đã có từ lâu, nhưng trước đây nó không được hiểu
là du lịch Du lịch ban đầu chỉ là việc con người bắt đầu mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài bằng các cuộc di chuyển Ban đầu chỉ là khám phá tìm vùng đất mới, sau đó là các hoạt động đi lại gắn liền với buôn bán và thường thì sẽ lưu trú lại tại nơi đó một khoảng thời gian ngắn
Trang 12Với sự phát triển của công nghiệp ngày càng mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII, hàng loạt các phương tiện di chuyển hiện đại được phát minh thì nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu… trở nên dễ dàng hơn với mọi người Chính vì lẽ đó hoạt động du lịch có điều kiện phát triển mạnh mẽ
Năm 1925, hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Internation of Union Official Travel Organization) được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh
Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”
Tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization) định nghĩa:
“Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này Người đi
du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”
Ở Việt Nam, theo Luật du lịch ban hành từ tháng 6 thăm 2005 và có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2006: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
Như vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch Nhìn chung thì du lịch
là loại hình có liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời ở ngoài nơi cư trú, thường xuyên nhằm mục đích tham quan, nghĩ dưỡng…
Trang 13
Có thể nói cho đến nay khái niệm về “Du lịch sinh thái” vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về “Du lịch sinh thái”, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về “Du
lịch sinh thái” đều cho rằng “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái
Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá
mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa
“Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn phát triển đối với tự nhiên
và cộng đồng địa phương Là hình thức du lịch có trách nhiệm không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương
Khái quát lại “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
Trang 14- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) thiên nhiên và văn hoá bản địa
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về “Du lịch sinh thái” lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”
Cùng với thời gian, định nghĩa về “Du lịch sinh thái” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá
mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội
về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương.” (Wood, 1991)
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến chính khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển “Du lịch sinh thái” sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993)
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc
đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về “Du lịch sinh thái” đã có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi hoạt động “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự
Trang 15nhiên sang cách nhìn tích cực hơn theo đó “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Ở Việt Nam, “Du lịch sinh thái” là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu
về du lịch và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về “Du lịch sinh thái” cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất Định nghĩa về “Du lịch sinh thái” ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Như vậy, qua các khái niệm nêu trên chúng ta thấy được rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái, song ta cũng có thể thấy rằng đa số các ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái
Trang 16Khái niệm “Phát triển bền vững” được ra đời vào năm 1987 trong báo cáo
“Tương lai của chúng ta” do Ủy ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới Trong khái niệm có nêu: Phát triển bền vững là làm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định Phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội mà còn đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau
Phát triển bền vững nhằm mục đích đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn của con người trong hiện tại và cho các thế hệ mai sau Do đó, nó đồng thời phải đạt được 4 mục tiêu sau:
- Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người
- Bảo vệ môi trường hiệu quả
- Sử dụng các nguồn tài nguyên thận trọng, hợp lý
- Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững
Phát triển bền vững không phải là sự hài hoà một cách cố định mà là một quá trình thay đổi, trong đó con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Khái niệm bao gồm tất cả những vấn đề thách thức mọi quá trình phát triển nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp mà loài người phải đối mặt
Phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc cẩn thận các yếu tố sau:
- Duy trì nền tảng mọi nguồn tài nguyên, tránh sự thay đổi sinh quyển
- Thực hiện khuôn khổ dân chủ, đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người trên trái đất
- Đảm bảo rằng chúng ta có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho con cháu và đời sau nữa, và không chỉ riêng con người mà cho tất cả các loài sinh vật khác
Trang 17Council) xây dựng Chương trình Nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới “phát triển bền vững du lịch”
Khái niệm phát triển bền vững du lịch trong du lịch được hiểu là “Hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”
1.2.1.2 Các nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch
a) Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng Có nghĩa là ngăn ngừa trước những thay đổi không thể tránh được đối với những tài sản môi trường không có khả năng thay thế, tính vào chi phí hoạt động kinh tế các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là “hàng hoá cho không”
Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với các tài nguyên nhân văn Cần trân trọng các nền văn hoá địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai mà người ta dựa vào để sống
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày càng được nhìn nhận như là vấn đề sống còn đối với việc quản lí hợp lí mang tính toàn cầu và nó cũng khiến cho kinh doanh phát triển lâu dài
b) Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến sự huỷ hoại môi trường trên toàn cầu của chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển bền vững lâu dài cuả du lịch Kiểu tiêu thụ này là một đặc trưng của các nước có nền công nghiệp phát triển nhưng lại lan rộng rất nhanh trên toàn cầu như là phong cách sống phương Tây Các
dự án du lịch được triển khai mà không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự
Trang 18tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí và không cần thiết Chính điều này gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hoá và xã hội
Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát lượng chất thải
từ du lịch góp phần dẫn đến suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung
Việc giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch
c) Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hoá và xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách cũng như sản phẩm của du lịch Đa dạng cũng là sự sống còn để tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn
hỗ trợ sinh tồn
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc để lại cho thế hệ mai sau sự đa dạng cả về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gen Từ đó, mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hoá
Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp
du lịch
d) Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Du lịch được lập kế hoạch đúng đắn sẽ tăng cường giá trị
về tài sản môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương Những nơi mà du lịch không phối hợp với các ngành khai thác thông qua quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra một cách nhanh chóng và khó kiểm soát được nền kinh tế địa phương mỏng manh Hợp nhất phát
Trang 19triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch
e) Quản lý lượng khách phù hợp trên cơ sở sức chứa du lịch
Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có của hoạt động DLST đến tự nhiên, văn hoá, môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẻ các quy định về sức chứa [9]
“Sức chứa du lịch là số lượng người cực đại mà hệ sinh thái ở khu du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa”
Từ khái niệm trên cho thấy, trong phát triển DLST sức chứa là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó liên quan trực tiếp đến sự bền vững của khu, điểm du lịch và nó quyết định sự tồn tại của nền văn hoá bản địa Sức chứa giải thích cho ta thấy một khu, điểm DLST chỉ chấp nhận một khối lượng khách và phương tiện chuyên chở nhất định
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có sức chứa khác nhau
Để đơn giản, Boullón đưa ra một công thức chung để xác định sức chứa du lịch của một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do du khách sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (m2/người)
Khu vực do du khách sử dụng
Sức chứa =
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi du khách thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch
Trang 20Ví dụ: Du lịch nghỉ dưỡng biển từ 30-40 m2/người Du lịch giải trí cần từ 50-
60 m2/người Du lịch mang tính chất thể thao từ 200-400 m2/người
Tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày được tính theo công thức sau :
Số lượng khách tham quan/ngày = Sức chứa x hệ số luân chuyển
Trong đó hệ số luân chuyển được tính bằng công thức:
Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan
Hệ số luân chuyển =
Thời gian trung bình của một cuộc tham quan
Theo Ceballor – Lascurain, sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể còn liên
quan đến các yếu tố như: Chính sách cho du lịch và quản lý VQG, hiện trạng tham
quan, các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan, khả năng phục vụ, v.v [12]:
- Sức chứa tự nhiên (physical capacity): là số khách tối đa mà điểm tham
quan có khả năng chứa
PCC = A x V/a x Rf
Trong đó:
A (Area for tourist use): Diện tích dành cho du lịch
V/a (Visitor/area): Chỉ tiêu bình quân cho diện tích (số khách/m2)
Rf (Rotation foctor): Hệ số vòng quay (số lượng tham quan hàng ngày)
mà Rf = Tổng thời gian mở cửa/ thời gian trung bình một lần tham quan
- Sức chứa thực tế (Real capacity): là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các
điều kiện cụ thể của địa điểm tham quan như: Môi trường, sinh thái, xã hội
Trang 21Trong đó:
Cf: Biến số điều chỉnh
Ml: Mức độ hạn chế của biến
Mt: Tổng số khả năng của biến
Các biến số điều chỉnh liên quan tới các đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi tuyến, điểm tham quan và không nhất thiết giống nhau
- Sức chứa cho phép (enable capacity): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các
điều kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch Chẳng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý chỉ đáp ứng X%, ECC sẽ là:
về môi trường của bản thân điểm du lịch
f) Chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng địa phương
Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, việc khai thác các tài nguyên là tất yếu Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự hỗ trợ đối với
sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi đối với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tài nguyên của mình, làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái Kết quả là những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng Do đó, du lịch phải làm nền cho sự đa dạng hoá kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực Sự đầu tư có kế hoạch đúng đắn về hạ tầng cơ
sở như đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc có thể phục vụ cho sự phát triển không phải là phát triển du lịch nhưng vẫn củng cố và thúc đẩy công nghiệp du lịch
Trang 22Du lịch cần lưu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất các giá trị môi trường trong các quyết định đầu tư
Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về môi trường
g) Khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch sinh thái Người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến một điểm du lịch Nó đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá của họ Sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch
Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng
sở tại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách du lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho thuê nhà để ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm
Khuyến khích cộng đồng địa phương cùng làm du lịch không chỉ qua những việc làm có thu nhập thấp, theo mùa và những việc phục vụ như chạy bàn, dọn phòng mà nên có cả những công việc ở mức cao hơn và những công việc quản lí có thu nhập cao thường do người nước ngoài làm thì cũng có thể được đảm đương bởi người địa phương mà kinh nghiệm và sự hiểu biết đặc biệt về địa phương mình của
họ sẽ có phần góp phần không nhỏ cho du lịch
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch
Trang 23h) Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan
Tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hoà giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của người dân địa phương và tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá Ý kiến của người dân địa phương là cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hoá sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương
Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân bản địa
có các tập quán văn hoá và tín ngưỡng khác họ Do đó, du lịch bền vững cần tham khảo ý kiến và thông báo cho người dân địa phương về những thay đổi tiềm ẩn do
sự thay đổi nhanh chóng của ngành du lịch Tham khảo ý kiến trên diện rộng với các chính quyền địa phương cũng như người dân để khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng ghép các lợi ích của cá nhân và quần chúng
i) Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm của du lịch đối với cả du khách, chủ nhà và ngành du lịch
Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hoá nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khác nhau về văn hoá và làm cho nhân viên du lịch và học viên nắm được nhu cầu của cả “khách” và “chủ nhà” Điều đó cũng giúp loại bỏ những thành kiến và tính bài ngoại
Lợi ích lâu dài cho mọi người đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương Điều này được áp dụng đặc biệt đối với cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên du lịch có kiến thức sâu rộng và mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ Đào tạo nhân viên người địa phương
Trang 24không chỉ nên hạn chế trong những công việc đơn giản, có vị trí thấp và mức lương thấp
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng du lịch
k) Tăng cường quảng bá, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Tiếp thị và quảng cáo là những vũ khí lợi hại cho việc bán thành công bất cứ sản phẩm nào Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả tác động của chúng đối với nhân viên và môi trường Điều đó nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân tạo và mức sống có tính đến giá thành của những giá trị môi trường Nó xét đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại và mai sau
Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá
và luôn rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và những nguồn lực khác, cũng như khía cạnh cung – cầu
Do sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan mà tiếp thị du lịch đặc biệt có tính chất cạnh tranh Nó mang tính chất độc nhất và người tiêu thụ mua sản phẩm một cách “mù” vì người ta không thể khảo sát điểm tham quan trước khi mua, do đó, người tiêu thụ đến với sản phẩm và tiêu thụ nó ngay tại nguồn, chứ không phải ngược lại
Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng văn hoá và môi trường địa phương, và cũng làm tăng sự thoả mãn toàn diện của du khách
l) Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là cần
có dự đoán vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và
xã hội, những môi trường này thường có ít số liệu do khó khăn trong việc thu thập, cho thấy rằng cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho
Trang 25hiệu quả kinh doanh mà còn cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường
Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành du lịch với các trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái
1.2.2.1 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trong các Vườn quốc gia trên thế giới
a) Du lịch sinh thái trong vườn quốc gia Galápagos
Quần đảo Galápagos nằm ở Thái Bình Dương Quần đảo gốm có 61 đảo lớn nhỏ, chúng thuộc về Ecuador từ năm 1832 [5], [16] Quần đảo mang những nét đặc trưng riêng do hệ động ,thực vật độc đáo Các loài động vật quan trọng bao gồm: rùa biển, chim cánh cụt, chim hải âu lớn, kỳ đà biển,v.v Các loài thực vật đặc hữu
có xương rồng khổng lồ, hướng dương ,v.v Thế giới hoang dã độc đáo và sự bạo dạn trong giao tiếp với con người tạo nên điểm thu hút du lịch tự nhiên hàng đầu trên thế giới [5], [16]
DLST bắt đầu ở vùng biển đảo này vào năm 1969 khi hai công ty lữ hành Metropolitan Touring và Turismundial dùng tàu đưa du khách đến quần đảo và từ
đó du khách tăng liên tục Năm 1980, tổng số khách đến tham quan ở quần đảo 17.445 lượt Con số này tăng lên 66.071 lượt năm 1999 Sự gia tăng về số lượng du khách kéo theo sự gia tăng đồng thời về cơ sở vật chất kỹ thuật như tàu thuyền,
Trang 26khách sạn,v.v Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn ở VQG [16]
Năm 1971, VQG Galápagos đặt ra các quy tắc bảo tồn cho vườn bao gồm [5], [16]:
- Các tàu du lịch được thiết kế để đáp ứng tất cả các nhu cầu của du khách với
ý tưởng giữ chân họ trên tàu nhằm giảm thiểu nhu cầu về cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật trên đảo và đồng thời hạn chế được những tác động xấu của du khách lên môi trường và dân trên đảo
- Tất cả các nhóm du khách phải có hướng dẫn viên được đào tạo bài bản đi cùng
- Khu tham quan thường chỉ có những đường mòn ngắn có ranh giới rõ ràng, khách tham quan được yêu cầu không vượt ra ngoài các đường mòn tự nhiên này
- Các tàu thuỷ tham quan không được phép đến những đảo chưa bị xâm nhập bởi những loài nhập từ nội địa
VQG Galápagos có thu phí vào cổng, hoặc phí sử dụng của du khách Theo hệ thống giá có sự phân biệt Khách du lịch nước ngoài sẽ trả phí cao hơn so với người dân Ecuador [16]
Bảng 1.1 Phí tham quan đối với du khách ở VQG Galápagos
Phí tham quan vườn quốc gia Galápagos
Khách nước ngoài ( không phải cư dân quốc gia) 100
Công dân hoặc cư dân của Ecuador dưới 12 tuổi 3
Trang 27Trong đó 95% lợi nhuận từ du lịch được giữ lại cho tỉnh Galápagos (45% được dùng trực tiếp vào việc quản lý VQG và việc bảo tồn biển, 50% dành cho hệ thống thanh tra và kiểm dịch)
Nhận thức được vấn đề nếu cộng đồng địa phương không được hưởng lợi từ
du lịch họ có thể tạo nguồn kinh tế bằng việc chuyển sang các hoạt động gây hại cho môi trường Vì vậy trong phát triển DLST ở VQG Galápagos, ban quản lý đã tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch như: làm hướng dẫn viên, cung cấp phương tiện vận chuyển khách tham quan, cung cấp thức ăn cho du khách,v.v
Ngày nay VQG Galápagos đã trở thành một điểm DLST nổi tiếng nhất trên thế giới [16]
b) Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna
KBTTN Annapurna là khu bảo tồn có diện tích lớn nhất ở Nepal (7.629
km2), được thành lập năm 1992 [35]
KBT được bao quanh bởi một số ngọn núi cao nhất trên thế giới và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu Vùng Annapurna là một vùng đất có địa hình và khí hậu đa dạng Do được thiên nhiên ưu ái nên vùng Annapurna có các loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng Chẳng hạn như: báo tuyết, cừu xanh, hươu xạ, khỉ châu Á, hơn 100 loại phong lan và rừng đỗ quyên lớn nhất trên thế giới, các loại thực vật khác bao gồm tre, thông, sồi, linh sam [35] Có hơn 40.000 người thuộc các dân tộc và tôn giáo khác nhau sống ở đây từ nhiều thế kỷ nay Hầu hết cư dân sống
ở khu bảo tồn là nông dân, họ sống nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong vùng và họ tự phát triển kiểu quản lí truyền thống riêng của họ [8]
Năm 1980, Du lịch đi bộ (trekking tourism) đã phát triển mạnh ở vùng này Mỗi năm có hơn 36.000 du khách mạo hiểm và cũng hơn 36.000 người khuân vác
đi kèm đã tới tham quan vùng Annapurna Họ chỉ tập trung tham quan ở một số địa điểm nhất định do vậy đã gây nên những ảnh hưởng mang tính phá huỷ nghiêm trọng lên cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá địa phương [1], [8], [35]
Trang 28Do nhu cầu của du khách không ngừng gia tăng và cùng với sự phát triển dân
số trong vùng đã làm cho nguồn tài nguyên rừng dần cạn kiệt và đặt vùng đất này trong tình trạng khủng hoảng Hàng năm có đến 400.000 ha rừng bị chặt đi để xây dựng khách sạn nhà nghỉ và tiện nghi trong nhà, cung cấp củi đốt cho việc nấu thức
ăn, nấu nước nóng, đốt lửa trại [1]
Các tiện nghi vệ sinh không thích hợp và việc sử dụng không đúng tài nguyên của các du khách Ngay cả những người khách đi bộ cũng để lại những bãi phân và giấy vệ sinh khổng lồ Các nhà vệ sinh (nếu có) thường rất gần các nguồn nước Các loại rác không phân huỷ như: nhựa, thiếc và vỏ chai do du khách sử dụng cũng vứt xuống những con suối gần đường đi bộ gây ô nhiễm nguồn nước [1]
Nhằm giảm thiểu những tác động của du lịch lên vùng đất, cũng như để tạo
ra sự bền vững du lịch, chính phủ Nepal đã đưa ra một số biện pháp khẩn cấp [8]:
- Đào tạo các chủ nhà trọ:
Hầu hết các chủ nhà trọ ở Annapurna đều mù chữ ,nghề nghiệp của họ trước đây chủ yếu là chăn cừu Do vậy họ chỉ biết cung cấp hơi ấm, nước nóng cho du khách bằng cách dùng củi Họ cũng dùng củi để xây dựng các lều du lịch Trong một vài trường hợp sự an toàn của du khách không được đảm bảo
Ban giám đốc KBT Annapurna (ACAP) đã đưa ra chương trình giảng dạy hợp nhất về các vấn đề chuẩn bị thức ăn, cải thiện điều kiện vệ sinh, các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu phù hợp, chú trọng sự an toàn và an ninh của du khách Một khoá đào tạo dài ngày cho người dân ở nhiều khu vực của vùng Annapurna được thự hiện
- Kiểm soát ô nhiễm và rác thải:
Hầu hết các nhà trọ du lịch ở Annapurna đều không có phòng vệ sinh và hầm chứa chất thải, ngay cả ở khu nhà trọ du lịch lớn nhất Annapurna Các loại rác thải như các loại chai và võ hộp cũng bị vứt bừa bãi Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên Ban giám đốc quản lí khu bảo tồn Annapurna lập quỹ và cho các chủ nhà trọ du lịch vay tiền để xây dựng phòng vệ sinh
Trang 29Ban giám đốc quản lí khu bảo tồn Annapurna còn bắt đầu một chiến dịch về vấn đề vệ sinh, môi trường, tuyên truyền cho dân địa phương, học sinh, sinh viên ở các trường học địa phương và các nhân viên của Ban giám đốc quản lí khu bảo tồn Annapurna Ban giám đốc cũng đưa ra về bộ luật giảm thiểu tác động môi trường và sách hướng dẫn phân phát cho tất cả các du khách tới vùng Annapurna Thêm vào
đó, Ban giám đốc còn lập ra các trung tâm thông tin cho du khách ở nhiều địa điểm khác nhau nơi có đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm cả việc chiếu các băng video cho du khách
Sau khi hoạt động được hơn 5 năm, có rất nhiều vấn đề được cải thiện trong bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá ở Annapurna như: các nhà trọ sạch sẽ và thoải mái hơn; người ta sử dụng lượng củi ít hơn, họ chuyển sang sử dụng các loại phương tiện dùng năng lượng mặt trời; vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm cho du khách cũng được cải thiện; việc săn bắn bị cấm hoàn toàn; người dân địa phương được cung cấp các công việc tạo thu nhập như nuôi gia cầm, dệt thảm, trồng rau,v.v
c) Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên Tangkoko DuaSudara
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tangkoko DuaSudara nằm ở phía bắc tỉnh Sulawesi với tổng diện tích 88.000 ha Khu bảo tồn đáp ứng được một số tiêu chí có thể giúp cho loại hình DLST phát triển thành công Đặc biệt khu bảo tồn nằm rất gần trung tâm tỉnh Sulawesi và có thuận lợi là có thể quan sát được các loài động vật hoang dã (trâu, chim maleo, khỉ đuôi ngắn ) một cách dễ dàng Du khách nước ngoài đến khu bảo tồn gia tăng từ 50 người /năm vào những năm 1970 đã lên đến
- Lợi ích mà cộng đồng địa phương được hưởng không được bao nhiêu và mang tính thời điểm Có 3 nhà trọ nằm trong một làng, tất cả đều do các nhân viên
Trang 30bảo vệ khu bảo tồn sở hữu Những người dân địa phương cũng có lúc làm việc như hướng dẫn viên nếu nơi đó không có nhân viên bảo vệ và thậm chí săn bắn động vật hoang dã
- Thu nhập du lịch chưa có sự phân bổ đều cho các đối tượng có liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển du lịch ở KBT: 47% thu nhập được giữ bởi các công ty du lịch địa phương, 44% thuộc về các khách sạn địa phương, 7% trả lương cho hướng dẫn địa phương, còn 2% khu bảo tồn giữ lại và sau đó chuyển lên chính quyền phía bắc tỉnh Sulawesi [35]
- Kinh phí phục vụ cho hoạt động bảo tồn ở Tangkoko hoàn toàn do chính phủ Indonesia hỗ trợ theo định mức hàng năm Nguồn kinh phí này không đủ để tiến hành các hoạt động ngăn chặn nạn săn bắn động vật hoang dã [35] Kết quả trong 15 năm qua số lượng khỉ đuôi ngắn giảm đi còn 75% [8]
Hiện nay ở khu bảo tồn Tangkoko DuaSudara không hề có sự phát triển nào trong các kế hoạch quản lí để kiểm soát hoặc thu lợi ích từ du lịch Người ta kết
luận rằng “mặc dầu các hoạt động du lịch đang được mở rộng nhanh chóng nhưng
người ta vẫn không nhận thức được đầy đủ những lợi ích của địa phương do lu lịch mang lại; khu bảo tồn không tạo ra đủ số tiền để thực hiện việc quản lí và các động vật hoang dã đang bị ảnh hưởng xấu” [8] Vì thế, cho thấy rằng khu bảo tồn
Tangkoko có tiềm năng to lớn cho DLST nhưng hiện tại du lịch đã mang lại cho khu bảo tồn kết quả tiêu cực hơn là những tác động tích cực và ích đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương [35]
1.2.2.2 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trong các Vườn quốc gia
ở Việt Nam
a) Tiềm năng du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam
Theo số liệu thống kê, đến năm 2008 ở Việt Nam có 30 VQG [32] Các VQG phân bố tương đối đồng đều trên phạm vi cả nước và hầu hết nằm trong các vùng sinh thái điển hình
Trang 31Nhờ vào các điều kiện thuận lợi về tài nguyên phong phú và thiên nhiên đa dạng cảnh quan đã tạo cho các VQG ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST [12], [15]:
Phần lớn các VQG toạ lạc ở vị trí không quá xa các tuyến đường giao thông chính ,trung tâm đô thị Ngày nay với sự đa dạng về các loại phương tiện đi lại làm cho việc tiếp cận các địa bàn này khá thuận lợi cho du khách
Mỗi VQG đều có hệ sinh thái đa dạng cùng với các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: sao la, mang lớn, tê giác, voi, hổ, trầm hương, cẩm thị kim giao, thuỷ tùng, v.v
Hầu hết các VQG có cảnh quan thiên nhiên đẹp có khả năng hấp dẫn khách
du lịch nội địa và Quốc tế Bên cạnh đó, ở nhiều VQG còn có các di tích lịch sử văn hoá, các yếu tố văn hoá bản địa đặc sắc Tất cả các điều kiện đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn du khách đến các VQG vì mục đích du lịch
b) Hoạt động du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam
Thị trường khách DLST ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một mục đích là có nhu cầu tới các vùng thiên nhiên [9]
Số lượng khách DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh Nếu coi khách du lịch đến các điểm du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường
tự nhiên là khách DLST thì con số này ước chiếm khoảng gần 50% tổng lượng khách du lịch nội địa và trên 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế [9]
Khách du lịch nội địa là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu Thông thường các hành trình được thực hiện do các trường học tổ chức cho các đoàn sinh viên, học sinh hoặc các đơn vị khác tổ chức cho nhân viên thông qua công ty điều hành tour [9] Khách du lịch nội địa đi du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là DLST Khách thường có số ngày lưu trú trung bình từ 1 đến 3 ngày Tại các VQG khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày Khách tới các VQG đóng góp mức vé vào cửa
từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng [9]
Trang 32Nhìn chung, sự phát triển DLST ở các VQG Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Nhu cầu mong muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách Do đó, DLST đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm mục đích vừa thúc đẩy phát triển ngành du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững
` - Nước ta có nhiều VQG có vị trí thuận lợi, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng, là nơi tập trung các loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách
- Trình độ nhận thức chưa cao về giá trị của môi trường tự nhiên và lợi ích lâu dài trong việc bảo vệ môi trường của người dân địa phương cũng như của đa số khách tham quan gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như công tác bảo tồn
- Thiếu đội ngũ cán bộ điều hành, quản lí và nghiệp vụ được đào tạo chính qui về DLST để đáp ứng yêu cầu trong việc đảm bảo vận hành du lịch hoà hợp với công tác bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương
- Các dịch vụ du lịch như thông tin du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu của DLST còn hạn chế và chưa đồng bộ
- Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp
Trang 33- Người dân sống ở gần VQG có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn lạc hậu gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST
- Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu DLST hiện nay
Trang 34Cảnh quan đặc trưng - VQG Tràm Chim
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển VQG Tràm Chim
Tràm Chim - là một địa danh đã
có từ lâu đời do đặc điểm vùng đất trũng
của Đồng Tháp Mười, có nhiều rừng tràm
tự nhiên, và nhiều loại cá đồng sinh sản
và phát triển, phong phú về thức ăn nên
đã có rất nhiều chim nước hội tụ về đây
sinh sống Do đó nhân dân quanh vùng đã
gọi là Tràm Chim
Với những giá trị đặc trưng của hệ sinh thái ngập nước nằm sâu trong nội địa, ngay từ thời chiến tranh Ban Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã ấp ủ nguyện vọng khai thác nguồn tài nguyên và phát triển Tràm chim thành một vùng trù phú cùng với việc tái tạo lại một mô hình Đồng Tháp Mười thu nhỏ Tuy nhiên, do tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn sau ngày giải phóng miền Nam, Cho đến năm
1978 tỉnh mới bắt đầu chủ trương trồng tràm và cho đến năm 1990 đã có được diện tích rừng tràm là 2.300 ha Năm 1985 UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định khoanh vùng 5.200 ha để thực hiện tái tạo lại một vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ và giao cho huyện Tam Nông quản lý
Vào thời gian đó Tràm Chim được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Lâm ngư trường Tràm Chim, Nông trường Tràm Chim, Công ty nông trường Tràm Chim Đặc biệt từ khi phát hiện loài Sếu đầu đỏ (Hạc đầu đỏ) quay về trú ngụ thì Tràm Chim được nhiều người biết đến hơn Tuy nhiên, trong thời kỳ đó ít người có những hiểu biết và đánh giá đúng giá trị của loài chim tuyệt đẹp mà sang trọng này
Ảnh : Tác giả
Trang 35Nhiều người dân địa phương do thiếu hiểu biết và đa dạng sinh học đã săn bắt, đánh bẫy ăn thịt Sếu đầu đỏ như những loài chim nước khác
Năm 1986, sau khi thông tin về loài Sếu đầu đỏ quay về trú ngụ tại Tràm Chim được phổ biến rộng hơn trong phạm vi quốc tế, tổ chức bảo vệ Sếu Quốc tế – ICF (International Crane Fundation) và Trung tâm Tài nguyên Môi trường – thuộc trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội đã cử chuyên viên đến kiểm tra và xác nhận đây chính là một trong 15 loài Sếu hiện còn lại trên thế giới Sau đó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đương thời là ông Nguyễn Xuân Trường đã ra thông báo cấm săn bắt và đánh bẫy Sếu, đồng thời phát động chương trình tuyên truyền giáo dục cho người dân trong tỉnh biết để bảo vệ Ở thời kỳ này, diện tích rừng khu bảo vệ đã được mở rộng một cách nhanh chóng từ 5.200 ha lên 7.000 ha
Tháng 5 năm 1987, tại hội nghị Quốc tế về Sếu tổ chức tại Hắc Long Giang – Trung Quốc sau khi nghe thông báo là có Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) tưởng chừng không còn ở Châu Á nữa thì nay được tìm thấy ở Tràm Chim thì các đại biểu rất vui mừng và từ đó nhiều tổ chức trên thế giới đã đến nghiên cứu và tài trợ Năm 1989
Sếu đầu đỏ trên cánh đồng Cỏ Năng Kim VQG Tràm Chim 2012
Ảnh : Vũ Ngọc Long
Trang 36Quỹ bảo vệ chim của Đức (BREHM FUND) đã tài trợ cho Tràm Chim xây dựng một ngôi nhà 2 tầng, ngôi nhà này được sử dụng cho các hoạt động giáo dục môi trường (hiện nay là trụ sở chính của Vườn quốc gia Tràm Chim)
Tháng 01 năm 1990, một cuộc hội thảo quốc tế về Sếu và bảo vệ đất ngập nước đã được tổ chức tại Tràm Chim Về tham dự hội nghị gồm có 14 nước trên thế giới Trong hội nghị đã trao đổi những kinh nghiệm nhằm giúp cho việc quản lý và bảo vệ Tràm Chim được tốt hơn
Tháng 3 năm 1991, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm bảo vệ Sếu và Môi trường thiên nhiên Tràm Chim, giao cho UBND huyện Tam Nông trực tiếp quản lý
Do áp lực của sự gia tăng dân số trong vùng, vào những tháng cuối năm 1991
và đầu năm 1992, khu vực Tràm Chim bị phá hoại nghiêm trọng, đất đai bị lấn chiếm làm lúa hai vụ Trong khi đó trong bờ bao thì nước rút cạn khô, người dân đã vào bắt cá và đốn tràm, vài vụ cháy đã xảy ra làm cho cả rừng tràm xanh tốt trở nên nham nhở, hậu quả là nhiều loài động vật quí hiếm bị suy giảm như: Trăn, rắn, rùa; phèn trôi xuống những nơi trũng thấp và dưới kênh nội đồng làm cho một số lượng lớn cá bị chết Bên cạnh đó, dưới sức ép của kinh tế có nhiều quan điểm cho rằng phá tràm trồng lúa có hiệu quả hơn là giữ lại khu bảo tồn Đến lúc này số phận của khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim rơi vào tình thế nguy kịch
Đến tháng 5 năm 1992, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đương thời là đồng chí Võ Văn Kiệt đã giao trách nhiệm cho UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND huyện Tam Nông phải kiên quyết bảo vệ cho được Sếu đầu đỏ và hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim Tháng 7 năm 1992 Trung tâm bảo vệ Sếu và Môi trường thiên nhiên Tràm Chim đã được bàn giao lại cho tỉnh Đồng Tháp trực tiếp quản lý theo quyết định số 32/QĐ - UB ngày 16 tháng
6 năm 1992 của UBND tỉnh Đồng Tháp
Ngày 02 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 47/TTg qui định khu đất ngập nước Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp là “Khu bảo tồn thiên nhiên” của Quốc gia Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
Trang 37nhất cho sự tồn tại và phát triển của khu bảo tồn, từ đó hệ sinh thái tự nhiên Tràm Chim đã ngày càng được phục hồi Diện tích của khu bảo tồn lúc này là 7.612 ha có
bờ đê bao xung quanh chu vi gần 60km Tuy nhiên, quá trình thực thi các hoạt động của khu bảo tồn đã trải qua nhiều thử thách do áp lực gia tăng dân số và điều kiện sống của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn
Ngày 29 tháng 12 năm 1998, theo quyết định số 253/1998/TTg của thủ tướng Chính Phủ, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim đã được chuyển hạng thành Vườn Quốc Gia Tràm Chim, điều chỉnh ranh giới và diện tích còn 7.588 ha Đồng thời Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 1999 - 2003 với tổng nguồn vốn đầu tư là 59 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 39 tỷ đồng, vốn huy động trong nhân dân 2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác là
18 tỷ đồng
Để cụ thể hóa quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, ngày 3/9/1999 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Tràm Chim
Việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng Tháp Mười mà còn đối với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Ngoài ý nghĩa về kinh tế
Đàn Cò kiếm ăn trong VQG Tràm Chim - tháng 2/2012
Ảnh: Tác giả
Trang 38còn có ý nghĩa rất quan trọng về giá trị khoa học, văn hóa – lịch sử, tài nguyên môi trường sinh thái và giáo dục Nhờ đó, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân ở nhiều nước trên thế giới biết đến Đồng Tháp, quan tâm và hợp tác với Việt Nam.
2.1.2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim
2.1.2.1 Mục tiêu
- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười
- Bảo tồn những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hoá và nghiên cứu khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích của quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái của vùng Đông Nam Á
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái đất ngập nước trên
cơ sở đảm bảo chế độ thủy văn phù hợp
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái chuẩn của vùng lụt kín Đồng Tháp Mười như khi chưa được khai thác để phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ tham quan du lịch
- Bố trí lại dân cư sống quanh vùng hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh tác, ổn định cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn
- Phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển hoạt động du lịch sinh thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc trưng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc đồng bằng Nam bộ
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG Tràm Chim
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Tràm Chim tính đến thời điểm năm cuối 2010 như sau:
- Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim: có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
- Các phòng và đơn vị trực thuộc:
Trang 39+ Văn phòng (Phòng Tổ chức - Hành Chính)
+ Phòng Kế hoạch-Kế toán
+ Phòng Nghiên cứu Khoa học và Môi trường
+ Phòng Quản lý và Bảo vệ tài nguyên
+ Trung tâm Dịch vụ Du lịch Sinh thái và Giáo dục Môi trường
- Về nhân sự: Tổng số công chức, viên chức và nhân viên của Vườn 89 người Trong đó, nhân sự trong biên chế 33 người, 50 người hợp đồng bảo vệ rừng dài hạn và 06 người nhân viên hợp đồng khác, phân bổ theo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc như sau:
Bảng 2.1 Phân bố nhân sự các phòng, đơn vị trực thuộc VQG
Trung cấp
Sơ cấp/nhân viên khác
Nguồn: Vườn quốc gia Tràm Chim
2.1.4 Đặc điểm cơ bản của VQG Tràm Chim
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý và địa hình:
VQG Tràm Chim nằm trên địa phận huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam Nơi
Trang 40đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm,
có tên trong sách đỏ
VQG Tràm Chim thuộc vùng trũng ngập sâu của Đồng Tháp Mười Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9m đến 2,3m so với mực nước biển bình quân
Phân khu A1, có diện tích lớn nhất đồng thời cũng có địa hình thay đổi theo hướng thấp dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam Phân khu A2, có cao trình mặt đất bình quân là 1,3m đến 1,4m Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân là 1,6m Phân khu A4 có cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3 đến 2,2m Phân khu A5 có cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3-1,5m
b) Khí hậu - Thủy văn:
- Nhiệt độ: Khu vực Tràm Chim có nhiệt độ cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-
2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2oC vào các tháng cuối mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6 ) Nhiệt độ cao nhất 37oC vào tháng 4
- Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này Trong khi đó, tháng 1,2,3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm
- Chế độ thủy văn: Khu vực Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền 25km về phía Tây và cách biên giới CamPuChia 40km về phía Bắc