0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Di tích

Một phần của tài liệu LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ NINH VÂN, XÃ NINH VÂN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 58 -62 )

5. Bố cục luận văn

2.4.4 Di tích

Không chỉ có nghề chạm khắc đá, ở Ninh Vân còn có các di tích và danh thắng với kiến trúc độc đáo đƣợc làm nên từ đá vô cùng độc đáo. Có thể điểm qua một số di tích/danh thắng sau nhƣ đình, chùa tháp đá, đền, nhà bằng đá.

Đền Kê Hạ (Đền Côn Lăng Hạ)

Đền Kê Hạ (còn gọi là đền Côn Lăng Hạ) nằm ở phía đông bên chân núi Hạ Kim Kê còn gọi là núi Thủ Lợn, hay núi đền Rậm, thờ Ngọc Hoa công chúa là con gái vua Hùng đời thứ 18. Xung quanh đền có rất nhiều cây đại thụ và có cây đa nằm bên lối đi vào đền có tuổi thọ hàng trăm năm. Chính vì vậy đền còn có tên gọi là đền Rậm.

Đền đƣợc xây dựng toàn bằng đá, 100% nguyên vật liệu và đồ thờ đều bằng đá. Đền đƣợc xây dựng theo cách dựa vào một phần vách núi phẳng đứng xây tiếp tƣợng hậu và hai hồi của đền bằng đá thƣớc đƣợc chạm khắc vuông thành sắc cạnh. Mặt tiền của đền cũng dựng toàn bằng đá theo kiểu cửa võng long cuốn giống nhƣ tam quan ở chùa, đƣợc gọi là tam quan cửa võng, chạm khắc tứ linh: Long, Ly, Quy, Phƣợng. Bốn cột trụ đá đƣợc chạm khắc

58

hai câu đối chữ Hán. Xà ngang của đền đều bằng đá, bên trên dựng một cuốn thƣ đá có các hoạc tiết hoa văn rất đẹp, trên cuốn thƣ dựng thêm mặt nguyệt. Hai bên cuốn thƣ là hai con rồng đá chầu mặt nguyệt “Lƣỡng Long triều nguyệt” hai con rồng đƣợc chạm khắc mập, khỏe, có bờm, râu mọc ra từ đá, bằng đá nhỏ nhọn.

Trong khu vực đền có một giếng đá nhỏ, rất sâu đƣờng kính miệng 0.8m lúc nào nƣớc cũng đầy ắp và trong nhƣ lọc không bao giờ cạn gọi là “giếng mắt rồng” chỉ dùng nƣớc giếng này khi tế lễ. Giếng có nắp đậy bằng đá. Sân đèn còn có phiến đá tự nhiên nỗi rõ một lốt chân trái dài 30 phân đầy đủ các ngón chân và gót. Không ai dám đặt bàn chân mình vào lốt bàn chân đó, đƣợc gọi là “bàn chân thần”. Sát chân núi có một chiếc khánh đá dài 1.5 m rộng 0.7m dày 0.15m. Nếu đánh ở 7 điểm khác nhau sẽ phát ra 7 thứ âm thanh của nốt nhạc. Đánh mạnh nghe nhƣ tiếng chuông ngân nga, vang vọng không dứt.

Ở trong đền Kê Hạ còn lƣu giữ các câu đối đƣợc chạm khắc vào đá nhƣ câu đối ở hai cột giữa cổng tam quan:

Phiên âm:

“Thiên bảo Kê phong thần giao hoán cương lăng cấm Địa linh ngọc tỉnh thánh trạch hoằng chiên vũ trụ xuân”

Dịch nghĩa:

“Trời phú núi Kê nơi thần hiện, núi rừng vốn đẹp lại đẹp thêm Đất vốn linh thiêng giếng ngọc còn, ơn thánh thấm nhuần khắp muôn nơi”

Câu đối ở hai cột ngoài tam quan: Phiên âm:

“Quốc tế gia ban huy phương các Thần quang hiển hách điện hồng Kê”

Dịch nghĩa:

“Ơn ban quốc tế vang tiếng phượng Thần minh hiển hách dáng chim hồng”

59 Đại tự ở sập long sàng:

Phiên âm: “Chính điện vị”

Dịch nghĩa: “Nơi chính điện”

Đại tự ở phía trên tam quan:

Phiên âm: “Duy nhạc giáng”

Dịch nghĩa: “Non cao thần giáng”

Đền Kê Hạ chính là những tác phẩm nghệ thuật bằng đá kỳ diệu, những khối đá có hồn. Ngôi đền đá này đã có trên 400 năm, do các nghệ nhân của xã Ninh Vân - nơi có nghề truyền thống chạm khắc đá tạo dựng và chƣa có một lần nào phải trùng tu sửa chữa.

Đình làng

Đình làng Hệ: là một ngôi đình khá cổ, có quy mô lớn, bề thế. Đình gồm 5 gian với nhiều chi tiết kiến trúc bằng đá phiến nhƣ cột, xà, nền, bàn thờ, sập đá, tƣợng thờ. Bệ đá và sập đá ở đây chạm hoa văn và các hình tƣợng rồng, phƣợng, long mã, cá hoá long, mây… rất công phu, tinh xảo. Có nhiều bức chạm đá cầu kỳ gọi là “chạm thông phong” hay “chạm lèo kép” tinh vi chẳng khác nào những bức chạm gỗ trong nhiều công trình kiến trúc khác. Đình thờ Thành Hoàng làng, tƣơng truyền có tên huý là Hệ (cũng là tên của làng hiện nay do cụ lập nên). Hậu cung có phối thờ: Tản Viên Sơn Thánh, Ngọc Hoa công chúa, Thành Hoàng làng, Đức ông. Đặc biệt, nhân dân đã tạc tƣợng Bác Hồ bằng đá khối khá đẹp và thờ trong ngôi đình này.

Đình làng Xuân Thành xƣa kia cũng là một ngôi đình đƣợc tạo dựng với nhiều bộ phận, chi tiết bằng đá xanh đƣợc chạm trổ công phu, nhƣng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, ngôi đình bị hƣ hỏng nặng do bom đạn phá huỷ. Gần đây, ngôi đình đã và đang đƣợc xây dựng lại đàng hoàng hơn. Các cột đình đƣợc làm bằng đá xanh nguyên khối lấy từ các núi ở địa phƣơng, do các chi họ, các chủ cơ sở nghề đá trong làng tiến cúng. Các cột cái khá to, ngƣời ôm không xuể, dài trên 4m. Khắp bề mặt xung quanh mỗi cây cột hình trụ này đƣợc chạm nổi hoa văn và hình các con rồng uốn lƣợn uyển chuyển,

60

sinh sộng. Các xà, bẩy, ngƣỡng cửa, bệ thờ … cũng đƣợc làm bằng đá, do những ngƣời thợ có tay nghề cao ngƣời Xuân Thành trực tiếp chế tác ra và đóng góp xây dựng lại đình làng.

Chùa tháp đá

Hiện nay ở Ninh Vân còn có chùa tháp đá chín tầng, toàn bằng đá phiến ghép lại, cao gần 10m. Vách núi có bia đá thời Hậu Lê nói về việc công chúa Trịnh Nguyệt Áng (thời vua Lê chúa Trình) đã tu hành tại đây. Phía dƣới chân tháp tạo thành khoảng trống ở lòng tháp để làm ban thờ. Phía sau ban thờ có chạm hình công chúa vào đá. Đây là những chứng tích vật thể, là hiện thân của nghề chạm khắc đá, chế tác đá lâu đời ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhƣng chúng ta có thể khẳng định nghề chạm khắc đá mỹ nghệ ở Ninh Vân có từ thời Lý đến thời Hậu Lê nghề đã tƣờn đối phát triển.

Nhà ở bằng đá

Tại làng Hệ và làng Xuân Thành hiện còn lƣu giữ đƣợc một số ngôi nhà ở của dân làng đƣợc tạo dựng với nhiều bộ phận: Cột, xà, kèo, ngƣỡng cửa, thềm bằng đá xanh có hình dáng giống y nhƣ làm bằng gỗ. Một số bộ phận đƣợc chạm trổ khá tinh xảo. Những ngôi nhà bằng đá tiêu biểu đƣợc xây dựng cách ngày nay từ dăm bảy chục năm trở về trƣớc còn lại tuy không nhiều nhƣng đó là những sản phẩm độc đáo, đặc sắc của nghề đá truyền thống ở địa phƣơng mà chủ yếu xƣa kia do chính chủ nhân là những ngƣời thợ đá lão luyện đã kỳ công tạo dựng nên. Điển hình nhƣ các ngôi nhà ở của gia đình cụ Đức, cụ Đại… ở làng Xuân Thành; cụ Hoàng ở làng Hệ. Riêng cổng nhà cụ Đại ở làng Xuân Thành đƣợc tạo dựng hoàn toàn bằng đá phiến lắp ghép lại rất khít, đƣợc chạm trổ các hoa văn đẹp, các hàng câu đối bằng chữ Hán đƣợc chạm nổi công phu. Trên bức cuốn thƣ chạm nổi phía trên chính giữa lối ra vào có hàng chữ số niên hiệu xây dựng năm 1943.

61

Một phần của tài liệu LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ NINH VÂN, XÃ NINH VÂN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH (Trang 58 -62 )

×