Lịch sử hình thành xã Ninh Vân

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 39)

5. Bố cục luận văn

2.2.1 Lịch sử hình thành xã Ninh Vân

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hiện vật nhƣ rìu đá hay nhiều dấu tích của ngƣời Việt cổ ở giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ đồ đồng cách nay 4000 - 5000 năm ở khu vực núi gần đền Kê Thƣợng, Kê Hạ của xã Ninh Vân. Điều này chứng tỏ vùng đất xã Ninh Vân ngày nay đã đƣợc con ngƣời đến đây khai phá và định cƣ lâu đời.

Theo tài liệu thần phả, đạo sắc phong thần còn lƣu giữ đƣợc ở các đình làng Côn Lăng, một số văn bia đá ở đền Kê Từ, chùa Tháp, chùa Phú Lăng, vào khoảng thế kỷ thứ X vùng đất này đã có ngƣời khác sinh sống. Lúc đầu một số cƣ dân vùng phủ Lạng Thƣơng và các châu phủ khác ở phía Bắc di chuyển xuống lập làng Ngói, làng Phú Lƣơng, trại Bà Dứa, ấp Thiên Dân … sau dần dần phát triển đông đúc thành các làng xã mà sau này có tên gọi là Xuân Thành, Xuân Đám, Vũ Xá, Phú Lăng, Côn Lăng, Chấn Lữ, Thiện Dƣỡng, Thiên Dƣỡng.

Đến thế kỷ XIX vào thời Nguyễn vùng đất này gồm các xã có tên gọi nhƣ: xã Thiện Dƣỡng thuộc tổng Lạn Khê, huyện Yên Mô; xã Côn Lăng thuộc tổng Dƣơng Vũ, huyện Yên Khánh (đều thuộc phủ Trƣờng Yên, đạo Thanh Bình). Cũng trong thời kỳ này có một số gia đình họ Phạm ở làng Xuân Sơn, Mai Xá (thuộc tổng Dƣơng Vũ, huyện Yên Khánh, nay thuộc xã Ninh An, huyện Hoa Lƣ) đã di chuyển đến vùng này lập trại có tên là Văn Lê, sau đổi thành Vạn Lê.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, các thôn Thiện Dƣỡng, Phú Lăng, Vạn Lê hợp thành xã Quảng Lạc; các xã Vũ Xá, Xuân Thành, Chấn Lữ, Bộ Đầu hợp nhất thành xã Xuân Hòa, đều thuộc huyện Gia Khánh.

Năm 1949, ba xã Xuân Hòa, An Dƣơng, Quảng Lạc (gồm các thôn Đông Hội, Mai Xá, Hoàng Sơn, Đông Trang, thuộc xã Ninh An ngày nay) hợp nhất thành xã Ninh An.

38

Năm 1956, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và Nhà nƣớc, xã Ninh An đƣợc tách ra để thành lập hai xã mới: một xã vẫn mang tên Ninh An, xã kia chính là xã Ninh Vân ngày nay với các thôn: Thiện Dƣỡng, Côn Lăng, Phú Lăng, Vạn Lê, Xuân Thành, Hệ, Vũ Xá và Chấn Lữ.

Năm 1964, một số gia đình thuộc xã Ninh Xuân, huyện Gia Khánh đã đến Ninh Vân xây dựng vùng kinh tế mới, lập nên xóm Đồng Quan. Sau đó xóm Đồng Quan lại hợp nhất với xóm chài Đông Tân và vẫn giữ tên Đồng Quan. Năm 1994 lập thêm thôn Tân Dƣỡng 1 và Tân Dƣỡng 2.

Nhƣ vậy, từ các cƣ dân đầu tiên đến khai phá vùng đất này, qua thời gian và sự di biến động của dân cƣ, xã Ninh Vân đã dần đƣợc hình thành và phát triển nhƣ ngày nay. Cũng nhƣ nhiều làng quê khác của Việt Nam, buổi đầu ngƣời dân nơi đây lấy nghề nông làm trọng. Sau đó, xuất phát từ nhu cầu lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày kết hợp với điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phƣơng với nguồn nguyên liệu đá núi dồi dào với trữ lƣợng lớn, nghề chạm khắc đá đã ra đời mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngƣời dân Ninh Vân.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)