Nguồn gốc nghề đá ở xã Ninh Vân

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 39 - 41)

5. Bố cục luận văn

2.2.2Nguồn gốc nghề đá ở xã Ninh Vân

Đối với Ninh Vân nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá cũng đã có từ lâu đời. Chƣa có công trình nghiên cứu nào khẳng định đƣợc chính xác về thời gian xuất hiện của nghề ở đây. Do vậy, vấn đề xác định cụ thể nguồn gốc của nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân là rất khó. Để xác định nguồn gốc nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân, qua quá trình khảo cứu cho thấy có hai cứ liệu quan trọng là truyền thuyết về vị Tổ nghề và qua các di chỉ khảo cổ và các công trình bằng đá.

Thứ nhất, dựa trên truyền thuyết về vị Tổ nghề. Theo các bậc cao niên ở Ninh Vân cho biết, vị Tổ nghề đá của Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, gốc ngƣời Thanh Hoá (làng Nhồi) do loạn lạc (thời Trịnh - Nguyễn phân tranh) phải bôn ba đến đây để sinh cơ lập nghiệp. Cụ Hoàng Sùng vốn là một thợ chế tác đá rất giỏi nên khi đến đây sinh sống, lập nghiệp đã truyền dạy nghề

39

chạm khắc đá cho ngƣời dân địa phƣơng. Nhiều ngƣời cho rằng vị tổ nghề đá Ninh Vân đƣợc phối thờ ở các ngôi đền “trần” (đền lộ thiên) ở bên núi thuộc địa phận làng Hệ, gọi là đền Kê Hạ và đền Kê Thƣợng và cũng đƣợc phối thờ với Thành Hoàng làng ở hai đình làng Hệ và làng Xuân Thành. Trong các ngôi đền và đình làng ở đây, các bàn thờ, sập, các đỉnh, bát hƣơng, cây đèn… đều đƣợc làm bằng đá xanh lấy từ các núi trong vùng.

Thứ hai, dựa trên các di chỉ khảo cổ và đặc biệt là các công trình bằng đá có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí cả ngàn năm và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Điểm qua các công trình bằng đá để có thể thấy đƣợc nguồn gốc phát triển nghề đá tại Ninh Vân. Trƣớc hết là những cột kinh do Đinh Liễn là con trai cả của vua Đinh cho chạm khắc để “sám hối” đƣợc các nhà khảo cổ học khai quật đƣợc vào năm 1980 tại Hoa Lƣ. Hay tác phẩm Long Sàng (sập rồng) bằng đá ở cửa đền thờ vua Đinh ở trung tâm Cố đô Hoa Lƣ là một sản phẩm bằng đá nổi tiếng và độc đáo với những bức chạm nổi các hoa văn, tứ linh và các loài thuỷ tộc. Theo các nhà khoa học đây là một tác phẩm đá có niên đại khá sớm khoảng từ thời Lý - thế kỷ XI trở đi.

Những sản phẩm bằng đá ở động Thiên Tôn nhƣ đôi rồng đá ở hai bên tả hữu tƣợng thần Thiên Tôn Trấn Vũ, một số cây đèn thờ và bệ thờ…tƣơng truyền là khi đƣơng thời vua Đinh vẫn vào đây để tế lễ long trọng trƣớc khi đi đánh dẹp hay đi giao bang kinh lý - còn mang dấu ấn nghệ thuật chạm khắc thời Đinh và Tiền Lê khá rõ.

Rõ ràng, nghề chạm khắc đá ở Kinh đô Hoa Lƣ thời Đinh và Tiền Lê đã phát triển. Nhƣ vậy, nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân là một vùng nghề đá đặc sắc còn lƣu tồn đến nay, ít nhiều đã có từ thời ấy. Những ngƣời thợ chạm khắc đá thời Đinh - Tiền Lê là những ngƣời vừa có công lao làm ra những công trình, sản phẩm bằng đá đặc sắc lại vừa có công truyền dạy nghề này trong vùng. Minh chứng rõ ràng là những công trình nổi tiếng nhƣ ngôi đền vua Đinh ở trung tâm Cố đô Hoa Lƣ đã đƣợc tôn tạo vào những năm giữa thế kỷ XVII với những công trình, sản phẩm bằng đá rất quy mô và đặc sắc; Nhà

40

thờ đá Phát Diệm - công trình nổi tiếng khắp trong và ngoài nƣớc với Nhà thờ Trái tim Đức Mẹ đƣợc làm hầu nhƣ toàn bằng đá theo kiến trúc Đông phƣơng cùng rất nhiều tác phẩm chạm khắc đá đồ sộ, tinh xảo, cổ điển, ngoạn mục; Hay đến nay có những công trình, tƣợng đài đặc sắc của ngƣời thợ đá Ninh Vân nằm rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam mà không thể kể hết đƣợc.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 39 - 41)