Phân loại làng nghề

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 25 - 26)

5. Bố cục luận văn

1.2.2Phân loại làng nghề

Làng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động lớn đến nền kinh tế, đời sống xã hội của ngƣời dân. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, có lịch sử hình thành các làng nghề từ rất sớm và có số lƣợng các làng nghề đồ sộ (tính đến thời điểm hiện tại theo kết quả thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là hơn 2000 làng nghề trong cả nƣớc). Do vậy việc phân loại làng nghề cũng có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên có thể xét trên các khía cạnh sau:

 Phân loại dựa vào lịch sử phát triển:

- Làng nghề lâu năm: là những làng nghề đã xuất hiện từ lâu và có bề dày lịch sử hàng trăm năm và còn tồn tại đến ngày nay.

- Làng nghề mới: là những làng nghề xuất hiện do quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn trong định hƣớng phát triển mới của đất nƣớc.

25  Phân loại dựa vào số lƣợng nghề:

- Làng một nghề: là làng chỉ có duy nhất một nghề thủ công bên cạnh nghề nông nghiệp.

- Làng nhiều nghề: là làng có nhiều nghề thủ công cùng tồn tại bên cạnh nghề nông nghiệp.

 Phân theo loa ̣i hình sản xuất và loại hình sản phẩm . Theo cách này có thể phân th ành 6 nhóm ngành sản xuất gồm :

- Dệt vải lụa và bông.

- Chế biến lƣơng thực thực phẩm, dƣợc liệu. - Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…). - Thủ công mỹ nghệ, thêu ren, mây tre đan. - Vật liệu xây dựng, khai thác và chạm khắc đá.

- Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, lƣới..)

Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớ n, nhỏ, trung bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và phát triển…

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 25 - 26)