Vận chuyển đá

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 69 - 83)

5. Bố cục luận văn

2.5.3 Vận chuyển đá

Trƣớc đây công việc vận chuyển đá từ nơi khai thác đến nơi chế tác rất nặng nhọc, vất vả, tốn công sức. Hầu hết khối lƣợng đá nguyên liệu đƣợc vận chuyển bằng đƣờng thủy (theo đƣờng sông hoặc qua các ruộng đồng vào mùa nƣớc nổi). Thông thƣờng các phiến đá đƣợc đẩy và kéo đi theo các trục con lăn từ bãi đá nơi chân núi xuống các bè mảng đƣợc neo đậu sẵn ở dƣới bến

69

nƣớc gần đấy, rồi đƣợc các bè mảng chở đi tới chân công trình, nơi chế tác ra sản phẩm. Để vận chuyển đƣợc những phiến đá lớn và nặng, ngƣời xƣa dùng sức ngƣời để đẩy, kết hợp với sức kéo của trâu, bà, voi, ngựa để kéo trƣợt theo các con lăn bằng gỗ chắc. Các bè mảng dùng để chở đá đƣợc neo đậu chắc chắn ở bến sông, trên đó chất đá hộc cho chìm thấp xuống ngang với mặt nƣớc. Khi các phiến đá bắt đầu đƣợc đƣa lên bè mảng, lƣợng đá hộc kia sẽ đƣợc dỡ ra, bè mảng nổi dần lên để trọng tải đá phiến. Cách đây gần 150 năm, những ngƣời thợ đá xây dựng Khu Nhà thờ đá Phát Diệm đã khai thác nhiều đá ở vùng núi Thiện Dƣỡng , vận chuyển bằng các bè mảng xuôi theo sông Chanh, sông Vân ra sông Đáy, xuống sông Ân, đến khu vực xây dựng công trình.

Ngày nay, công việc vận chuyển đá nguyên liệu và các sản phẩm đá chủ yếu dùng bằng xe cơ giới. Đá đƣợc đƣa lên đƣa xuống xe bằng cần cẩu các loại, nhanh và tiện lợi. Đá nguyên liệu khai thác tại địa phƣơng đƣợc vận chuyển qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ chân núi trong khu vực khai thác đến đƣờng vành đai. Khâu này thƣờng đƣợc sử dụng bằng xe tự chế do địa hình đƣờng đi vào núi khó khăn. Giai đoạn hai từ đƣờng vành đai vào khu sản xuất chế tác đá của các doanh nghiệp và hộ gia đình thƣờng đƣợc vận chuyển bằng xe tải. Tuyến đƣờng này cũng là tuyến đƣờng giao thông chung của toàn xã, do vậy để đảm bảo an toàn nguyên liệu đá đƣợc chuyển sang vận chuyển bằng xe tải. Đối với nguồn nguyên liệu từ các địa phƣơng khác thƣờng đƣợc ngƣời thợ đá Ninh Vân vận chuyển bằng xe tải có trọng lƣợng lớn. Sản phẩm của làng nghề đá thƣờng đƣợc vận chuyển đi các tỉnh bằng các loại xe tải lớn nhỏ. Đối với các sản phẩm có kích cỡ lớn của làng nghề nhƣ lăng mộ, bình phong, lan can … thƣờng vận chuyển các mảnh nhỏ sau đó khi đến nơi mới lắp ghép hoàn thiện sản phẩm. Nhìn chung khâu vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đá rất khó khăn, vất vả và không kém phần nguy hiểm. Do trƣớc đây vận chuyển thủ công nên thƣờng xảy ra tai nạn lao động. Tuy nhiên trong những năm gần đây, làng nghề đƣợc cơ khí hóa, các loại máy móc, cần cẩu

70

đƣợc đƣa vào vận chuyển nên công đoạn này cũng bớt khó khăn và tỷ lệ tai nạn lao động giảm đi đáng kể.

2.5.4 Quy trình chế tác các sản phẩm đá

Bước 1: Tạo phom sản phẩm

Căn cứ vào mẫu sản phẩm đá cần chế tác, ngƣời thợ đục và cắt phiến đá vuông hay hình chữ nhật thành hình cơ bản, sơ bộ. Hoặc từ một phiến đá, ngƣời thợ tạo phom (không có mẫu sản phẩm có sẵn) tƣơng tự nhƣ “sáng tác một sản phẩm mới”. Đối với những sản phẩm đá vừa có phần “dƣơng” tức là phía bên ngoài, vừa có phần “âm” tức là phía bên trong, lõm hoặc rỗng. Thông thƣờng đƣợc chế tác sơ bộ phần “dƣơng” trƣớc, phần “âm” sau. Chẳng hạn nhƣ tạo phom các sản phẩm: Chậu, thống đá, cây đèn, lƣ hƣơng…

Đối với những sản phẩm đá phức tạp về hình dáng, phải dùng các biện pháp đo đạc để xác định đúng những điểm lồi, lõm thiết yếu và phải xác định đƣợc “tâm”, khoảng cách, kích thƣớc của các bộ phận, chi tiết của sản phẩm trong suốt quá trình tạo phom. Chẳng hạn: Để tạo phom một pho tƣợng bằng đá, trƣớc hết phải xác định kích thƣớc của toàn thể sản phẩm, tỷ lệ giữa các bộ phận: Đầu, mình, chân, tay, độ rộng vai… Khi tạo phom hình cơ bản, những điểm lồi, lõm của sản phẩm phải đƣợc đo đạc, căn ke một cách kỹ lƣỡng trong khi đục chế tác. Một bí quyết đối với các sản phẩm đá loại này là: “trục tâm”- tức đƣờng trục theo phƣơng thẳng đứng, đi qua “tim phôi” là điểm trung tâm của phôi sản phẩm phải đƣợc xác định chính xác để từ đó căn đo tới các vị trí cần đƣợc xác định của sản phẩm.

Đối với những sản phẩm có kích thƣớc lớn nhƣ các tƣợng đài, các cột trụ đá lớn… thƣờng mẫu sản phẩm bằng đất hoặc thạch cao đƣợc tạo theo cách lắp ghép từng mảng miếng với nhau thành tổng thể công trình sản phẩm, tức là sản phẩm đƣợc cấu tạo bởi nhiều tầng, lớp (gọi là các thớt đá) xếp chồng khít lên nhau, có thể đƣợc chốt khóa bằng các mộng (mộng vuông hoặc mộng ghép đồ gỗ) hoặc gắn sơn, keo, hoặc kết hợp cả chốt mộng và gắn sơn, keo.

71

Nhƣ vậy, việc tạo phom sản phẩm chính là việc tạo ra phần, các mảng miếng, các phom bộ phận của sản phẩm. Tạo phom sản phẩm là tạo ra hình dáng sơ bộ, phác thảo sơ lƣợc hình dáng sản phẩm. Tuy là phác thảo sơ lƣợc nhƣng công đoạn này rất quan trọng, quyết định cơ bản chất lƣợng và giá trị của các sản phẩm.

Bƣớc 2: Tạo hình

Từ mỗi phom sản phẩm đá, ngƣời thợ sẽ vẽ những hình họa, đƣờng nét theo mẫu hoặc theo tƣởng tƣợng để sáng tác sản phẩm mới lên bề mặt của phom. Chẳng hạn nhƣ vẽ các hoa văn, hình họa lên bề mặt phom của một bức tranh đá hoặc vẽ hình khuôn, nếp sống áo, mũ, đai lƣng của một pho tƣợng… Công việc này đòi hỏi ngƣời thợ hay nghệ nhân phải có trình độ hội họa, khéo tay, lành nghề để có một hình họa đẹp hoặc chuẩn xác nhƣ hình mẫu, không phải ngƣời thợ nào cũng đảm đƣơng đƣợc, mà phải là các “họa sỹ” mà dân gian vẫn gọi là “thợ vẽ” theo cách gọi truyền thống. Bút vẽ hình trên phom đá có thể là bút mực, các loại chì màu hoặc là bút có mũi nhọn ngắn bằng thép để vạch nét vào đá. Bút này còn đƣợc gọi là bút cạo hay bút khắc.

Đối với những sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm chỉ là các hình cơ bản: vuông, tròn, các góc cạnh, đƣờng cong thì công việc hoạ hình đòi hỏi chủ yếu sự căn ke chính xác, cân đối, hài hoà và hợp lý. Đối với những sản phẩm đá có bề mặt phẳng nhƣ các bức tranh, câu đối, mặt sập đá … việc vẽ hình, hoa văn có thể đƣợc áp dụng bằng các phƣơng pháp in, rập các hình mẫu có sẵn giống nhƣ in, rập trên các chất liệu nhƣ gỗ, giấy hay vải…

Bƣớc 3: Đục thô sản phẩm.

Sau khi đã hoàn thành việc vẽ hình trên bề mặt phom đá, ngƣời thợ bắt tay vào công việc chế tác tiếp theo là “đục thô” sản phẩm. Đối với những sản phẩm có độ “lồi lõm” cao nhƣ tƣợng đá, cây đèn, thống, chậu cảnh, cối đá… việc đục thô hầu nhƣ chỉ đục bằng đục nhọn với búa gỗ (vồ) là chính. Bởi đây là việc đục phá để tạo hình khối (kể cả mặt “âm” và mặt “dƣơng”). Mỗi nhát đục bằng loại đục nhọn làm một miếng đá trên bề mặt phom sản phẩm đƣợc

72

phá bỏ, vỡ vụn một cách tự nhiên. Trong trƣờng hợp này, ngƣời thợ dùng đục nhọn dễ đục hơn, đục nhanh hơn các loại đục khác và mới “đúng cách”. Búa dùng để đục đá chủ yếu là búa gỗ, vì búa gỗ có thiết diện lớn, đục vừa khỏi bị chệch tay, trƣợt ra khỏi phần cán đục, vừa không làm toè (choét) cán đục bằng thép. Công việc đục thô xong sẽ biến phom đá sản phẩm thành một “bán sản phẩm” có hình dáng, diện mạo gần nhƣ thành phẩm.

Đối với những sản phẩm đá có kích thƣớc lớn, gồm các thớt, các mảng khối ghép hợp thành thì các mảng khối đá này đƣợc tiến hành đục thô riêng, độc lập trƣớc khi lắp ghép lại với nhau. Tuy nhiên, sau khi đã lắp ghép sản phẩm thì việc đục thô vẫn tiếp diễn để chỉnh sửa sản phẩm theo nguyên mẫu hoặc theo yêu cầu, ý tƣởng sáng tạo của nghệ nhân.

Để tạo đƣợc những sản phẩm có thần thái, nhƣ các pho tƣợng chân dung, công việc đục thô cũng đòi hỏi sự thận trọng và tay nghề vững mới tránh đƣợc những sai lệch đáng tiếc, đặc biệt là về hình. Riêng những chi tiết thể hiện thần thái các pho tƣợng trên khuôn mặt sao cho sống động, tự nhiên thì không phải ngƣời thợ nào cũng có thể làm tốt đƣợc mà phải đòi hỏi những nghệ nhân có tay nghề cao, óc thẩm mỹ và kiến thức vững về điêu khắc tạo hình.

Với các sản phẩm có đƣờng nét, hoa văn, gờ chỉ nhƣ các bức tranh đá, các bức chạm trổ long, ly, quy, phƣợng… chạm nổi hay chạm “thông phong” (các bức chạm lèo đơn, lèo kép…) thì việc đục thô phải dùng nhiều loại đục khác nhau nhƣ đục bát, bƣớm, đục nhọn, cƣa, khoan ... để tạo ra những đƣờng nét hoa văn, hình nổi cơ bản, định hình sản phẩm.

Công việc đục thô sản phẩm đá cũng nhƣ sản phẩm gỗ … tuy cơ bản là việc phác thảo những nét chính, tốn nhiều sức lực mà vẫn phải có độ chính xác, vì nếu mắc sai phạm nhƣ đục lệch, đục quá mức thì rất khó khắc phục. Vì vậy, đục thô là công việc tích cực và thận trọng.

73

Bƣớc 4: Đục tinh sản phẩm

Đây là công việc tiếp theo phần đục thô để hoàn chỉnh các sản phẩm. Nói chung, việc đục tinh hay còn gọi là đục kỹ các sản phẩm chính là tạo ra những hình, nét tinh xảo, sắc nét để hoàn chỉnh sản phẩm theo nguyên mẫu. Việc đục tinh sản phẩm diễn ra một cách tuy nhẹ nhàng hơn so với đục thô, nhƣng tỉ mỉ hơn, đòi hỏi sự khéo léo, nghệ thuật.

Dụng cụ dùng để đục tinh sản phẩm đá bao gồm nhiều loại nhƣ bạt, bƣớm, đục vụm, đục nhọn, nạo, ve … sắc bén. Công việc này bao gồm cả những động tác nạo vét, đục moi, gọt, giũa, mài, trổ … Các dụng cụ này trong quá trình sử dụng thƣờng xuyên đƣợc mài sắc khi cần thiết để đảm bảo cho các đƣờng nét hoa văn sản phẩm có độ nét cao. Đục tinh là công đoạn cuối cùng đối với việc chế tác nhiều loại sản phẩm.

Bƣớc 5: Xử lý các tình huống bất trắc

Các tình hƣớng bất trắc xảy ra trong quá trình chế tác các sản phẩm đá thƣờng là các trƣờng hợp sứt, mẻ sản phẩm. Nói chung các sản phẩm bị sứt, mẻ có thể do sự sơ suất của ngƣời thợ hoặc vì nguyên nhân khách quan nhƣ: Các tì vết có sẵn ở các phôi đá mà ngƣời thợ không lƣờng trƣớc đƣợc. Nhiều khi sản phẩm đƣợc chế tác gần xong thì bị sứt, mẻ lộ ra những khuyết điểm tự nhiên của phôi đá và sản phẩm bị loại bỏ, tốn phí công sức của ngƣời chế tác. Về cơ bản, các sản phẩm đã bị sứt, mẻ, nứt thì bị mất hoặc giảm giá trị ít nhiều.

Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, nhất là những chỗ bị sứt mẻ, nứt ở ngoài sản phẩm vẫn đƣợc xử lý, khắc phục, chủ yếu bằng cách chắp, gắn bằng những loại keo đặc biệt. Đó là những loại keo gắn có độ kết dính cao, rất bền chắc, thậm chí khi đã đông cứng lại thì rắn hơn cả đá. Vấn đề ở đây là kĩ thuật, nghệ thuật chắp gắn các phần bị sứt mẻ của sản phẩm sao cho nhƣ liền một khối không tỳ vết, khó hoặc không thể phát hiện để đảm bảo giá trị vốn có của sản phẩm. Những chi tiết, bộ phận của sản phẩm bị sứt mẻ đƣợc khắc

74

phục bằng cách gắn chắp thƣờng chỉ là những chi tiết, mảng miếng ở vị trí không quan trọng, ở vị trí phụ, không quyết định nhiều về giá trị sản phẩm.

Sau khi đã gắn chắp phần bị sứt mẻ ở sản phẩm, đợi cho keo gắn đông chắc, ngƣời thợ tiến hành chỉnh sửa chi tiết gắn ghép bình thƣờng, rồi sau đó có thể ngụy trang bằng cách sơn thoa, xóa hết dấu vết. Loại đá hay có những tì vết nét sẵn bên trong khó xác định, chủ yếu là loại đá xanh, tuy loại đá này có ƣu điểm là rắn chắc, độ bền cao.

Bƣớc 6: Tạo da (nền bề mặt) của sản phẩm

Có 2 dạng da chính của sản phẩm là da mịn và da ráp thô.

+ Tạo da mịn: Bằng cách mài, gọt, đánh bóng. Xƣa kia, việc mài, đánh bóng bề mặt sản phẩm đá đƣợc làm hoàn toàn bằng thủ công (dùng nạo, ve, đá mài). Ngày nay có máy mài các cỡ rất nhanh, tiện lợi. Ở những góc rãnh đá mới phải dùng nạo, ve. Riêng giấy ráp để đánh bóng đá có chừng 5 - 7 loại theo độ ráp thô, ráp mịn khác nhau. Để tạo độ nhẵn bóng của sản phẩm, sau khi đã đánh giấy ráp các loại từ thô đến mịn, ngƣời thợ dùng nỉ để cọ mặt đá tới khi bề mặt của sản phẩm đá nhẵn bóng nhƣ mặt kính mới thôi. Hóa chất dùng để tạo màu đen, nâu cho bề mặt đá trong khi đánh bóng hiện nay thƣờng dùng là hợp chất sunphat đồng. Những nơi trên bề mặt sản phẩm cần có màu đen, ngƣời ta dùng sơn đen (sơn ta) để thoa quét sau khi đã mài nhẵn.

Đối với những sản phẩm nhƣ tranh, ảnh đá, bia các loại có nền da nhẵn thì công việc mài, đánh bóng nền đá đƣợc tiến hành xong trƣớc khi chạm trổ hoa văn.

+ Tạo da ráp hay bề mặt thô ráp của sản phẩm đá. Sau khi đã đục thô xong, dùng búa băm là một loại búa có các răng ngắn khắp trên bề mặt để băm/đập tạo thành một lớp da đá thô ráp, xù xì của các sản phẩm nhƣ chậu, thống đá, tƣợng đá, đá lát thềm, cối đá… Độ thô ráp ở đây phụ thuộc vào kích cỡ của các răng trên bề mặt búa băm. Để tạo các bề mặt đá thô hơn, ngƣời thợ chỉ cần dùng đục nhọn để đục tạo phom ngoài sản phẩm là đƣợc. Nhƣ bề mặt

75

cối đá loại lớn, mặt sau bia đá lớn, mặt ngoài thống đá, chậu cảnh, mặt sau các tƣợng đá lớn…

2.6 Các sản phẩm chính và thị trƣờng tiêu thụ

2.6.1 Các sản phẩm chính

Cũng nhƣ các làng nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề đá Ninh Vân phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng. Tuy nhiên do yêu cầu của hoạt động sản xuất và mở rộng thị trƣờng nên riêng nguồn nguyên liệu ở địa phƣơng cũng không đáp ứng đủ mà cần có thêm các nguồn nguyên liệu từ các vùng khác nữa. Ở làng nghề đá Ninh Vân, đá xanh là nguồn nguyên liệu chính để chế tác các sản phẩm đá. Dù dồi dào về trữ lƣợng nhƣng nguồn đá ấy vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Do vậy, ngƣời thợ đá ở các cơ sở sản xuất đá thủ công mỹ nghệ ở Ninh Vân phải tìm kiếm thêm nguồn đá mới ở các vùng khác. Họ chủ yếu lấy thêm nguồn đá ở vùng Non Nƣớc, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) hoặc ở vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An. Với nguồn đá có sẵn và các nguồn đá nhập từ các địa phƣơng khác, ngƣời thợ đá Ninh Vân đã chế tác ra các sản phẩm đá phục vụ trong xây dựng, kiến trúc, sinh hoạt, sản xuất vô cùng độc đáo và tinh xảo. Có thể nhóm các sản phẩm của làng đá Ninh Vân trong các loại hình sau:

Nhóm phục vụ đời sống sản xuất. Đây là nhóm sản phẩm có lịch sử ra đời gắn liền với sự xuất hiện của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân. Ban đầu, các sản phẩm chỉ đơn giản là những vật dụng bằng đá thô sơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ cối đá với đủ kích thƣớc các loại, con lăn trục lúa, máng đá, đá tảng các loại, tai cối giã gạo … Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp đƣợc cơ khí hóa, các sản phẩm này không còn phổ biến tuy nhiên vẫn còn tồn tại trong nhiều hộ gia đình ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)