5. Bố cục luận văn
3.2.5 Một số giải pháp khác
Phát triển bền vững là một hƣớng đi cần thiết không chỉ đối với làng nghề đá Ninh Vân mà còn đối với tất cả các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nƣớc ta. Bởi lẽ trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay các làng nghề không có chiến lƣợc phát triển đúng đắn rất dễ bị rơi vào tình trạng mai một hoặc thất truyền. Hiện tại định hƣớng của làng nghề đá Ninh Vân là sản xuất mặt hàng đá thủ công mỹ nghệ nhằm mục đích kinh doanh, bán sản phẩm cho khác hàng có nhu cầu đặt hàng. Vì vậy, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng là một giải pháp cần thiết. Thị trƣờng đƣợc mở rộng sẽ kéo theo hoạt động sản xuất phát triển, ngƣời thợ thủ công vì thế sẽ gắn bó mật thiết với nghề. Từ đó góp phần bảo tồn các giá trị sản phẩm nghề, không những không bị mai một mà còn phát triển hơn trƣớc.
Với tính chất của nền kinh tế thị trƣờng là luôn luôn biến động, nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục vì vậy bất kỳ một công ty, doanh nghiệp kể cả làng nghề nếu không có hƣớng phát triển đa dạng thì rất khó đứng vững trên thị trƣờng. Cho nên chỉ phát triển làng nghề đá Ninh Vân theo hƣớng kinh doanh là chƣa đủ mà cần đƣa làng nghề phát triển theo theo một hƣớng mới, phát triển gắn liền với du lịch. Phát triển làng nghề gắn liền với du lịch sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ cho địa phƣơng đồng thời góp phần quảng bá cho các giá trị văn hóa bản địa độc đáo đến du khách.
Một giải pháp nữa để đảm bảo phát triển làng nghề đá Ninh Vân bền vững là các cấp chính quyền, cơ sở sản xuất cần quan tâm hơn nữa đến lợi ích của những ngƣời thợ thủ công cũng nhƣ đảm bảo các yếu tố về an toàn lao động. Bởi họ là nhân tố chính làm nên các giá trị độc đáo của làng nghề. Đối với Ban Quản lý làng nghề, UBND xã Ninh Vân cũng nên mở rộng số lƣợng
101
các thành viên để đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của làng nghề. Các thành viên trong Ban Quản lý làng nghề cũng cần có những chính sách, chế độ ƣu đãi phù hợp hơn nữa.
Ngoài ra vấn đề ô nhiễm môi trƣờng cũng cần đƣợc giải quyết triệt để. Đây là vấn đề của nhiều ngành, nhiều cấp cần phải quan tâm và có trách nhiệm chứ không phải là nhiệm vụ riêng của làng nghề. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn đang là vấn đề nan giải ở làng nghề đá Ninh Vân, do vậy cần có giải pháp quy hoạch kịp thời các hộ sản xuất, doanh nghiệp vào một khu tập trung. Tuy việc quy hoạch tại làng nghề đã đƣợc xã Ninh vân thực hiện nhƣng nhìn chung chƣa triệt để nên dẫn tới tình trạng tồn tại một số hộ kinh doanh vẫn tiến hành hoạt động sản xuất ngay tại khu dân cƣ.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ những đánh giá nhìn nhận khách quan về thực trạng phát triển của làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân trên các khía cạnh kinh tế - văn hóa - xã hội, sự tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến cho thấy làng nghề đá Ninh Vân trong bối cảnh kinh tế mới có rất nhiều những thuận lợi để phát triển. Song song với các yếu tố ngoại sinh nhƣ hệ thống chính sách văn bản quy định của Nhà nƣớc về phát triển làng nghề, quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề, làng nghề đá Ninh Vân cũng có sức mạnh nội sinh nhƣ tiềm lực về nguồn lao động, nguồn nguyên vật liệu hay tiềm năng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. Đây là những thế mạnh rất lớn tạo điều kiện cho làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân có thể phát huy tiềm năng của mình.
Bên cạnh những cơ hội lớn về phát triển, giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội mà nền kinh tế hội nhập đã đem lại cho làng nghề Ninh Vân thì bên cạnh đó nó cũng đặt ra cho sự phát triển của nghề, của làng những thách thức lớn mà không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đó là vấn đề nguồn vốn, việc nâng cao chất lƣợng lao động, cần phải có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, có kỹ thuật để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó nâng cao các kỹ năng kinh doanh, cách thức quản lý trong làng nghề,
102
tiếp cận và mở rộng thị trƣờng, quảng bá các sản phẩm rộng rãi mới có thể tăng khả năng cạnh tranh với các nơi khác. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại làng chạm khắc đá Ninh Vân đã gây ra hệ lụy không tốt đến sức khỏe, đến không gian sống của cộng đồng cƣ dân trong làng. Văn hóa làng nghề, môi trƣờng làng nghề sẽ nhƣ thế nào trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay? Để trả lời đƣợc câu hỏi này thì cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp/cơ sở hộ gia đình chế tác đá và ngƣời dân trong làng nghề đá Ninh Vân. Cần phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế làng nghề, khắc phục khó khăn, nâng cao giá trị làng nghề, nhằm mục đích bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống. Xây dựng lối sống văn hóa mới và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để làng nghề đá Ninh vân có thể phát triển theo hƣớng bền vững, đồng thời giá trị nghề của làng đƣợc đề cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay.
103
KẾT LUẬN
Trên cơ sở xác định mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn “Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình” đã tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, luận văn đã làm rõ khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề và một số đặc điểm, vai trò của làng nghề Việt Nam trong quá trình phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống đã có bề dày lịch sử và thƣờng gắn với những điều kiện nhất định về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, thị trƣờng và nhiều nhân tố khác. Đặc biệt yếu tố quyết định vẫn là nghệ nhân và những kỹ thuật trong nghề thủ công truyền thống. Chính vì thế, trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nhƣ hiện nay thì việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống là vấn đề đƣợc quan tâm và đầu tƣ. Đồng thời, luận văn cũng đã đƣa ra một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay nhƣ sự phân bố các làng nghề trong cả nƣớc với số lƣợng lớn ở miền Bắc trong đó tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tình hình sản xuất của các làng nghề ngoài yếu tố thuận lợi về nguồn nguyên liệu, tay nghề thợ khéo léo … là những hạn chế về cơ sở hạ tầng, công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn thủ công và lạc hậu, trình độ chuyên môn của lao động thấp, thị trƣờng tiêu thụ còn thấp, ô nhiễm môi trƣờng… đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay không chỉ giải quyết việc làm trong thời điểm nông nhàn mà còn tạo ra thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại nông thôn. Bên cạnh việc nâng cao đời sống ngƣời dân, các làng nghề góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể nói rằng đầu tƣ cho phát triển làng nghề là hƣớng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, bởi LNTT vốn đƣợc coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp. Do vậy phát triển LNTT là nấc thang quan trọng trong tiến trình
104
CNH nông thôn nƣớc ta. Phát triển theo hƣớng bền vững là hƣớng đi mới để làng nghề thủ công truyền thống tồn tại và phát triển mạnh trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã mô tả tổng quát những đặc điểm của làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân trong đó có đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành và phát triển nghề đá ở Ninh Vân. Giữa vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có mối quan hệ với sự hình thành và phát triển làng nghề đá Ninh Vân. Những yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã có tác động tới quá trình hình thành và phát triển nghề đá ở Ninh Vân từ rất sớm. Nguồn nguyên liệu đá dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, đội ngũ thợ có kỹ thuật lành nghề … là những đặc điểm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của làng nghề đá Ninh Vân. Làng nghề đá Ninh Vân trải qua các giai đoạn phát triển với bề dày lịch sử hàng trăm năm, mỗi giai đoạn phát triển của làng chạm khắc đá Ninh Vân là mỗi nốt thăng trầm. Tuy nhiên, bằng tinh thần dân tộc và lòng yêu nghề, với khối óc và bàn tay tài hoa, những ngƣời thợ đá Ninh Vân đã không ngừng tiếp nối truyền thống cha ông lƣu giữ và phát huy những giá trị to lớn của một làng nghề chạm khắc vô cùng độc đáo.
Bên cạnh đó, luận văn còn tìm hiểu những nét cơ bản về lịch sử, văn hóa, đời sống sinh hoạt, quan hệ trong cộng đồng của ngƣời dân Ninh Vân. Xã Ninh Vân có bề dày lịch sử với những nét văn hóa đặc sắc. Xã có hệ thống các di tích đình, đền, chùa với kiến trúc độc đáo, mang những nét điển hình của làng nghề đá. Hệ thống các đình, đền, chùa ở Ninh Vân đa số đƣợc thiết kế và xây dựng bằng đá. Các lễ hội của làng đá Ninh Vân vô cùng đặc sắc và vẫn đƣợc duy trì đến ngày nay đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân nơi đây. Mối quan hệ cộng đồng, xóm làng tại làng đá Ninh Vân tƣơng đối chặt chẽ và có sợi dây liên kết với nghề. Mặc dù không thành lập những phƣờng/hội nghề nhƣng những hộ gia đình chế tác đá ở Ninh Vân có mối quan hệ thân thiện, vừa là hàng xóm trong đời sống hàng ngày, vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn hàng trong nghề.
105
Thứ ba, phân tích rõ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân để thấy đƣợc những chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang chuyển dần từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong đó, Ninh Vân đã xác định chạm khắc đá là nghề chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Mô hình hoạt động của làng chạm khắc đá Ninh Vân cũng thay đổi. Hiện nay các làng nghề đa dạng hóa với các mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần. Làng nghề đá Ninh Vân cũng đã tiến hành quy hoạch tổng thể, tập trung. Trong đó khuyến khích các DN, cơ sở hộ gia đình chế tác đá nhỏ lẻ vào cụm quy hoạch chung của toàn xã góp phần phát triển làng đá Ninh Vân trong bối cảnh mới.
Thứ tƣ, luận văn đƣa ra một số thuận lợi, cơ hội và những khó khăn, thách thức của làng đá Ninh Vân trƣớc bối cảnh kinh tế mới. Sự vận động và phát triển không ngừng cũng mang lại những thay đổi đáng kể trong nội tại làng nghề chạm khắc đá. Làng nghề đá Ninh Vân trong bối cảnh kinh tế mới có rất nhiều những thuận lợi để phát triển. Đây có thể đƣợc coi nhƣ những cơ hội phát triển cho làng nghề nhƣ: có rất nhiều chính sách văn bản quy định của Nhà nƣớc về phát triển làng nghề, ở các cấp tỉnh Ninh Bình, huyện Hoa Lƣ và xã Ninh Vân cũng có các quy định cụ thể tạo tiền đề cho sự phát triển của làng đá Ninh Vân. Đặc biệt, làng nghề đá Ninh Vân đã có quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề. Làng nghề đá Ninh Vân cũng có sức mạnh từ nội tại nhƣ tiềm lực về nguồn lao động, nguồn nguyên vật liệu hay tiềm năng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. Đây là những thế mạnh rất lớn tạo điều kiện cho làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân có thể phát huy tiềm năng của mình. Bên cạnh những cơ hội, làng nghề đá Ninh Vân cũng gặp những khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Đó là điều kiện sản xuất của làng nghề còn nhiều hạn chế về mặt bằng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, kỹ thuật sản xuất thủ công, thiếu các phƣơng tiện hiện đại; kinh nghiệm quản lý và trình độ lao động còn thấp; làng nghề đá Ninh vân cũng gặp khó khăn lớn đó là vấn đề
106
thiếu vốn; việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đá cũng là những khó khăn không nhỏ ở làng đá Ninh Vân; loại hình sản phẩm chƣa đa dạng cũng là một trong những hạn chế mà làng nghề đá Ninh Vân cần khắc phục. Trong khi đó, các DN/cơ sở hộ gia đình chế tác đá tại Ninh Vân cũng chƣa có những hình thức quảng bá thông tin hiệu quả cho các sản phẩm của mình. Hình thức quảng bá chủ yếu ở đây là thông qua bạn bè, các hình thức quảng bá trên truyền thông nhƣ internet, tivi, báo đài... còn hạn chế. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến việc tiếp cận và mở rộng thị trƣờng của làng nghề đá trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, cũng nhƣ những làng nghề thủ công khác ở Việt Nam, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân cũng tồn tại vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là khói bụi, tiếng ồn và chất thải rắn. Đây là những vấn đề đòi hỏi làng nghề đá Ninh Vân cần giải quyết trong thời gian tới.
Thứ năm, từ những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức trên, luận văn đƣa ra một số giải pháp góp phần định hƣớng phát triển làng nghề đá Ninh Vân nhƣ sau: tăng cƣờng đầu tƣ, quản lý hoạt động sản xuất; dựa trên những điều kiện thuận lợi và những tiềm năng về du lịch đề xuất xây dựng mô hình tour du lịch kết hợp với làng nghề; đa dạng hóa sản phẩm và tăng cƣờng quảng bá. Theo định hƣớng trong giai đoạn tiếp theo, làng nghề đá Ninh Vân xác định phát triển bền vững là một hƣớng đi cần thiết. Đây cũng là định hƣớng phát triển chung cho các làng nghề thủ công truyền thống của cả nƣớc. Bởi lẽ trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay định hƣớng phát triển bền vững là chiến lƣợc phát triển đúng đắn cho các làng nghề nói chung và làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nói riêng.
107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoa Lƣ (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Hoa Lư, Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1998), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Nxb CTQG, Hà Nội.
3. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (1996),
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội
5. Bộ Văn hóa Thông tin (2002), Chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể
6. Bùi Văn Vƣợng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.
7. Chu Quang Tiến chủ biên (2001), Việc làm ở nông thôn – Thực trạng và giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
8. Chƣơng trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động số 04 - Ctr - TU Về đẩy nhanh CNH – HĐH
9. Đào Duy Anh (2005), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT, Hà Nội