5. Bố cục luận văn
3.1.2.5 Hạn chế về loại hình sản phẩm
Hiện tại ở làng đá Ninh Vân có khoảng hơn 20 loại hình sản phẩm. Trong đó chủ đạo là các sản phẩm tƣợng (bao gồm tƣợng đài, tƣợng thờ, tƣợng con giống), khánh đá, cột trụ, sập đá, phù điêu, tranh ảnh, lăng mộ đá, chậu cảnh, cầu đá, giếng đá … với đặc điểm sản phẩm có quy mô kích thƣớc lớn, tập trung vào kiến trúc, xây dựng. Nếu ai đã từng đến với làng đá mỹ nghệ Non nƣớc Ngũ Hành Sơn chắc hẳn đều thích thú với các sản phẩm đá của họ. Sản phẩm của làng đá Non Nƣớc hiện nay hết sức đa dạng phong phú về đề tài, chủng loại kích cỡ, từ những vật dụng hàng ngày nhƣ chày, cối, cốc, chén, ấm trà bằng đá … đến những tƣợng nhân sƣ, thần Vệ Nữ, danh nhân đất Việt, danh nhân thế giới, Phật Di lặc, Phật bà Quan âm, sƣ tử, hổ báo, đại bàng … có tƣợng chỉ bằng ngón tay, có tƣợng to bằng ngƣời thật hết sức tinh xảo, sinh động. Đây đều là những sản phẩm chƣa hề có ở làng đá Ninh Vân. Trong bối cảnh kinh tế mới, đặc biệt với định hƣớng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, làng nghề đá Ninh Vân cần đa dạng hóa sản phẩm, chế tác những sản phẩm lƣu niệm.
94
Có hai khó khăn lớn khi làng nghề đá Ninh vân tiến hành chế tác những sản phẩm lƣu niệm dành cho khách du lịch, đó là khó khăn về nguyên liệu sản xuất và phƣơng pháp chế tác các loại sản phẩm ấy. Bởi lẽ nguồn nguyên liệu chính của làng đá Ninh vân là các loại đá xanh có tính thẩm mỹ không cao, độ cứng lớn nên thƣờng đƣợc dùng để chế tạo các loại sản phẩm lớn phục vụ đời sống sinh hoạt, xây dựng. Chính vì thế mà thợ thủ công nơi đây đã quen với phƣơng pháp chế tạc các loại sản phẩm ấy còn việc chế tác đồ lƣu niệm bằng đá thì hầu nhƣ thiếu kinh nghiệm.
3.1.2.6 Vấn đề môi trường
Trong nhiều năm qua, sự phát triển làng nghề trên cả nƣớc đã tạo động lực to lớn góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phƣơng. Đặc biệt, hoạt động làng nghề đã sử dụng một lƣợng lớn lao động tại chỗ, giải quyết hiệu quả bài toán lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. Tuy nhiên, hệ lụy của phát triển làng nghề trong nhiều năm qua đã để lại nhiều hậu quả mà vấn nạn cụ thể là ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề đáng bàn trong xã hội. Kết quả khảo sát trên 220 hộ gia đình về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đƣợc đánh giá dựa trên các yếu tố ô nhiễm làng nghề theo 3 mức độ “rất ô nhiễm”, “ô nhiễm” và “bình thƣờng”.
Biểu đồ 3. 1: Đánh giá về mức độ ô nhiễm tại làng nghề đá Ninh Vân (%)
95
Biểu đồ trên cho ta thấy, các yếu tố bụi, tiếng ồn là những yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng nhiều hơn cả theo đánh gia của các hộ gia đình. Đặc biệt là khói bụi đƣợc ngƣời dân đánh giá là rất ảnh hƣởng (rất ô nhiễm) chiếm tỷ lệ cao nhất (58.6%) và tiếng ồn cũng có ảnh hƣởng không nhỏ (55%). Khói nhà máy, rác thải, nƣớc ao hồ theo đánh giá chung của các hộ gia đình là bình thƣờng (trên 70%) nhƣng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số những hộ gia đình này đánh giá là có ảnh hƣởng đến môi trƣờng ở mức độ ô nhiễm. Mặc dù tỷ lệ đó chƣa phải là cao nhƣng với thực trạng phát triển lâu năm của các làng nghề thì khói, rác và nƣớc rất có thể sẽ là những yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng nhiều nhất nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp.
Qua quan sát thực địa và ghi nhận những đánh giá của ngƣời dân sống nơi đây, vấn đề môi trƣờng làng nghề rất đáng quan ngại. Môi trƣờng không khí ở đây bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Sau quá trình chế tác sản phẩm, một lƣợng lớn chất thải rắn mà chủ yếu là đá vụn và các vỉa đá nhỏ. Đây là những loại chất thải rắn khó phân hủy, lƣợng thải lớn. Mặc dù địa phƣơng đã có những quy định về vấn đề này nhƣ quy hoạch khu làng nghề chuyên biệt, cam kết các công ty và cơ sở chế tác đá tiêu chí vệ sinh môi trƣờng, quy định những cung đƣờng giao thông riêng dành cho xe vận chuyển nguyên vật liệu đá khai thác hay đã có hoạt động thu gom tuy nhiên vẫn chƣa giải quyết đƣợc triệt để tình trạng này. Đối với các hộ gia đình sản xuất chế tác đá ngay tại nhà thì vấn đề môi trƣờng chƣa đƣợc đảm bảo. Mặt khác, những quy định về đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, hạn chế bụi, thu gom chất thải ở địa phƣơng … dƣờng nhƣ vẫn còn lỏng lẻo.
Trong thời gian tới, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân cần làm triệt để hơn nữa công tác này bằng cách đẩy mạnh các quy định, các tiêu chí mà địa phƣơng đã đặt ra đối với vấn đề môi trƣờng. Đồng thời cần có những chế tài xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp/cơ sở và đặc biệt là đối với hộ gia đình chế tác đá nhỏ lẻ để đƣa làng nghề đá thực sự phát triển bền vững.
96