Quá trình phát triển của làng nghề Việt Nam

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 26 - 28)

5. Bố cục luận văn

1.3 Quá trình phát triển của làng nghề Việt Nam

Làng nghề Việt Nam đã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển. Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khác nhau, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử. Có thể điểm qua những giai đoạn phát triển của làng nghề Việt Nam nhƣ sau:

Xuất hiện rất sớm trong lịch sử Việt Nam, các làng nghề nông thôn đã có những ảnh hƣởng không nhỏ tới kinh tế xã hội Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, mô hình sản xuất khép kín với tính chất tự cung cấp phổ biến tại các làng quê Việt Nam. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất cũng nhƣ trong cuộc sống sinh hoạt, nhu cầu về các mặt hàng phi nông nghiệp tăng cao. Từ đây tại các làng dần hình thành các nghề thủ công mỹ nghệ với các mặt hàng, sản phẩm nhƣ: đồ sành sứ, đồ gốm,

26

vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng mỹ nghệ, giấy… đã đƣợc chế biến phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày, đời sống tâm linh hay sản xuất của ngƣời dân … Các làng nghề cũng hình thành và phát triển dần trong lịch sử.

Trƣớc Cách mạng tháng Tám, làng nghề Việt Nam đã phát triển rât phong phú, đa dạng. Làng nghề trong thời kỳ này đƣợc hình thành từ các nghề cũ và một số nghề mới đƣợc phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời dân đƣơng thời. Giai đoạn này có những làng nghề phát triển nổi tiếng trong cả nƣớc nhƣ làng nghề gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Hà Đông, làng chạm bạc Đồng Xâm … Các làng nghề không chỉ tạo công ăn việc làm cho số lƣợng lao động lớn trong làng mà còn mang lại giá trị kinh tế lớn cho làng.

Sau Cách mạng tháng Tám đến nay, làng nghề phát triển theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1954 - 1975: Đây là giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử, cả nƣớc hƣớng tới mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Miền Bắc là hậu phƣơng vững chắc cho tiền tuyến miền Nam và tiến hành phát triển kinh tế theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa. Với chính sách công nghiệp hóa, ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp tác xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nƣớc XHCN, với các hàng hóa chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lƣợng và giá trị hàng hóa đƣợc quyết định bởi đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc. Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một đi. - Giai đoạn 1975 - 1985: Giai đoạn sau khi đất nƣớc thống nhất, nền kinh tế tiếp tục đi theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do phải khắc phục hậu quả chiến tranh và những biến động về chính trị nhƣ sự cấm vận của Mỹ. Do vậy, tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân trong thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy sụp của hệ thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp

27

buộc phải tìm đƣờng cải thiện cuộc sống theo con đƣờng tự phát. Nhiều làng nghề đã đƣợc khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân. - Giai đoạn 1986 - 1996: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nói chung và của các làng nghề nói riêng. Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trƣờng. Trong quá trình đổi mới này, các chính sách mới về kinh tế, quản lý cũng nhƣ định hƣớng về phát triển nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làng nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tƣ vốn, kỹ thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên đầu thập kỷ 90, do biến động của nền kinh tế thế giới điển hình là từ sự sụp đổ của mô hình CNXH của Liên Xô và Đông Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị trƣờng tiêu thụ không còn nhƣ trƣớc nữa, số lao động trong các làng nghề giảm nhanh chóng, làng nghề Việt Nam lại rơi vào giai đoạn khó khăn tiếp theo.

- Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: Do tìm đƣợc hƣớng đi mới theo định hƣớng phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nƣớc, mà nền kinh tế Việt Nam bƣớc sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập WTO, sự hợp tác kinh tế và thị trƣờng của Việt Nam không ngừng đƣợc mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, trong đó nhiều làng vẫn duy trì đƣợc cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống. Bên cạnh đó nhiều làng nghề mới đã đƣợc hình thành đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trƣờng trong bối cảnh kinh tế mới.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)