Quan hệ cộng đồng

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 63 - 67)

5. Bố cục luận văn

2.4.6 Quan hệ cộng đồng

Trong phần này, tác giả muốn đề cập tới mối quan hệ xóm giềng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của ngƣời dân làng đá Ninh Vân. Trong đó dựa trên một số các vấn đề tìm hiểu về “mức độ gặp gỡ hàng xóm”, “hàng xóm thƣờng giúp đỡ nhau trong các công việc gì” và “sử dụng thời gian rảnh rỗi” của ngƣời dân trong làng chạm khắc đá Ninh Vân. Cũng giống nhƣ các làng nghề thủ công ở Bắc Bộ khác, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân vẫn duy trì mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chính vì thế quan hệ cƣ trú - ứng xử ở Ninh Vân vẫn duy trì theo kết cấu: gia đình - họ

63

mạc - làng xã - xã hội. Kết quả thu nhận đƣợc trong cuộc điều tra về mức độ giao tiếp giữa ngƣời dân với những hàng xóm nhƣ sau: có tới 39.7% số ngƣời cho là nhiều hơn so với trƣớc đây, 41.2% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ giữ nguyên và chỉ có 19.1% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ít hơn so với trƣớc đây.

Biểu đồ 2. 9: Mức độ gặp gỡ hàng xóm (%)

(Nguồn: Số liệu từ Khảo sát hộ gia đình 2012)

Nhƣ vậy đa số ngƣời dân khi đƣợc hỏi về mức độ gặp gỡ hàng xóm so với trƣớc đây không có gì thay đổi, thậm chí nhiều ngƣời còn cho rằng mức độ gặp gỡ hàng xóm nhiều hơn. So sánh với số liệu thu đƣợc từ việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của ngƣời dân cho thấy có tới 54,6% ngƣời trả lời dành thời gian rảnh sang nhà hàng xóm chơi. Điều này cho thấy tính chất cộng đồng làng xã vẫn còn đƣợc duy trì trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay. Sự giao lƣu cởi mở, gần gũi là một nhu cầu không thể thiếu của ngƣời dân nông thôn. Qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy ngƣời dân ở đây không chỉ có mối quan hệ xóm giềng mà họ còn có mối quan hệ “đồng nghiệp”. Các hộ kinh doanh sản xuất chế tác đá ở Ninh Vân tuy không thành lập các phƣờng/hội nhƣ một số làng nghề khác, tuy nhiên mối quan hệ về nghề nghiệp của họ tƣơng đối bền chặt. “Các hộ chế tác đá vừa là hàng xóm vừa là bạn hàng của nhau đấy. Từ trước đến giờ thì vẫn là hàng xóm, láng giềng. Bây giờ các hộ cũng cùng sản xuất đá với nhau nên nói chuyện với

64

nhau về tình hình sản xuất càng dễ hơn.” (TLN nhóm thợ đá hộ gia đình thôn Xuân Thành). Chính vì vậy, việc sang chơi nhà hàng xóm không chỉ là để nói chuyện phiếm, uống nƣớc, giải quyết thời gian rảnh rỗi mà các hộ gia đình còn tranh thủ trao đổi những thông tin về việc làm ăn, về sản phẩm, giá cả thị trƣờng, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật …Điều kiện kinh tế phát triển trong những năm gần đây đã góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân trong xã Ninh Vân. Chính điều đó giúp cho ngƣời dân có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần phong phú hơn. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của ngƣời dân có nhiều thay đổi và cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn với các loại hình xem tivi, sang nhà hàng xóm chơi, tập thể dục, đọc sách báo, nghe đài hay tham gia các hoạt động cộng đồng.

Biểu đồ 2. 10: Sử dụng thời gian rảnh rỗi của ngƣời dân (%)

(Nguồn: Số liệu từ Khảo sát hộ gia đình 2012)

Ở làng xã Việt Nam xƣa và nay có truyền thống tƣơng thân tƣơng ái. Tình làng nghĩa xóm đƣợc coi trọng. Điều này thể hiện ngay trong các câu ca dao, tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau” … Mối quan hệ xóm giềng còn đƣợc thể hiện trong việc giúp đỡ nhau trong công việc, trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những công việc của hàng xóm mà ngƣời dân Ninh Vân thƣờng hay giúp đỡ đó là các công việc gia đình nhƣ đám cƣới/đám hỏi, tang ma/giỗ chạp hay những lúc

65

ốm đau/bệnh tật. Mỗi khi hàng xóm chẳng may ốm đau/bệnh tật thì lối xóm đến giúp đỡ. Nhà ở gần thì nhƣ đi chợ mua thuốc hộ, nấu cơm nƣớc nếu cần, nhà ở xa thì cũng thăm hỏi, động viên, biếu quà. Đối với những gia đình có chuyện buồn nhƣ tang ma đều đƣợc hàng xóm đến phụ giúp. Với tâm lý “nghĩa tử là nghĩa tận” nên bà con chòm xóm đều chủ động đến giúp mà chƣa cần gia chủ có lời giúp đỡ. Bà con xóm giềng cùng tới giúp che rạp, mƣợn bàn ghế, lo sắp xếp nhà cửa để làm lễ tang …. Tang lễ có khi tổ chức đôi ba ngày, hàng xóm cũng túc trực phụ giúp. “Cả xã có tất cả là 13 thôn, thôn nào cũng có trưởng thôn, rồi các đoàn thể như phụ nữ, dân số nên nhà ai có việc gì thì thôn cũng giúp. Xã cũng có hệ thống loa đài để thông báo các công việc chung. Nếu không thì ở đây trưởng thôn thường đi báo cho các gia đình biết khi có công to việc lớn gì rồi bà con chòm xóm cùng xúm vào làm.” (PVS, nam, Trưởng Ban quản lý làng nghề xã Ninh Vân)

Biểu đồ 2. 11: Hàng xóm thƣờng giúp đỡ nhau trong các công việc (%)

(Nguồn: Số liệu từ Khảo sát hộ gia đình 2012)

Nhìn chung tình thân giữa các hộ dân trong thôn, xóm trƣớc đây vẫn luôn đƣợc giữ gìn và trân trọng. Trong cuộc sống không thể tránh đƣợc những lúc bất hòa trong sinh hoạt hay những cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên những xích mích, tranh chấp của các hộ dân luôn

66

đƣợc các ban ngành đoàn thể, trƣởng thôn giải quyết tránh để gây ra những mâu thuẫn lớn làm ảnh hƣởng đến hòa khí của các hộ dân trong thôn xóm. Mối quan hệ tƣơng trợ giữa ngƣời dân trong thôn xóm vẫn đƣợc duy trì. Đây là điểm đáng phát huy, góp phần giúp làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)