Quy hoạch phát triển làng nghề chạm khắc đá trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 86 - 87)

5. Bố cục luận văn

3.1.1.2Quy hoạch phát triển làng nghề chạm khắc đá trong giai đoạn

Năm 2004, xã đã xây dựng kế hoạch phát triển các làng nghề thành xã nghề. Năm 2006, UBND tỉnh đã chấp thuận kế hoạch và cho phép đầu tƣ xây dựng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân với tổng diện tích 24 ha. Theo đó làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân sẽ đƣợc chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu với diện tích 11 ha và kinh phí ban đầu 17,5 tỷ đồng. Việc quy hoạch làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân sẽ khắc phục đƣợc tình trạng điểm sản xuất xen kẽ với khu dân cƣ, gây cản trở giao thông, gây tiếng ồn, làm ô nhiễm môi trƣờng …Việc quy hoạch phát triển theo quy mô tập trung này tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ gia đình chế tác đá, đƣa khu vực sản xuất chế tác đá ra khỏi nơi sinh hoạt của gia đình, tách bạch riêng với khu dân cƣ. Đặc biệt việc quy hoạch này cũng góp phần thay đổi thói quen của ngƣời dân là sản xuất kinh doanh tại hộ gia đình còn mang tính tự phát: tận dụng sân nhà, vƣờn cây, hành lang an toàn giao thông để sản xuất chế tác đá mỹ nghệ. Hiện tại với quy hoạch tập trung, các doanh nghiệp/cơ sở hộ gia đình chế tác đá với quy mô rộng lớn hơn, có hệ thống, việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm thuận lợi hơn và giảm tải đáng kể các vấn đề về môi trƣờng. Từ đó các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất của đơn vị mình hơn. Điều này cũng phù hợp với các doanh nghiệp/hộ gia đình chế tác đá khi kết quả phỏng vấn cho thấy có tới 72% số hộ trả lời rằng có kế hoạch mở rộng phát triền kinh doanh.

86

Song song với quy hoạch tổng thể làng nghề giai đoạn 2, UBND xã Ninh Vân tiếp tục quy hoạch khu trƣng bày sản phẩm đá mỹ nghệ trên diện tích 9.36ha. Khu trƣng bày sản phẩm đƣợc xây dựng trên trục đƣờng chính vào xã nằm cạnh Quốc lộ 1. Đây là vị trí rất thuận lợi, gần với khu du lịch nổi tiếng Tam Cốc - Bích Động giúp cho làng nghề thu hút đƣợc nhiều khách du lịch đến thăm quan. Đây cũng là định hƣớng phát triển cho làng nghề chạm khắc đá theo hƣớng đi mới kết hợp với du lịch.

Nhƣ vậy chiến lƣợc quy hoạch tổng thể tập trung làng nghề đá Ninh Vân đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nghề chạm khắc đá phục hồi và phát triển. Đồng thời hỗ trợ kịp thời các yếu tố cần thiết cho các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ sản xuất đá mỹ nghệ đứng vững trên thị trƣờng và mở rộng quy mô kinh doanh ngày một lớn hơn. Đặc biệt bƣớc đầu định hƣớng triển khai mô hình du lịch kết hợp với làng nghề thủ công truyền thống - mô hình hiệu quả này đã đem lại thành công đối với một số làng nghề thủ công mỹ nghệ nƣớc ta. Đây cũng chính là hƣớng đi mới của làng nghề đá Ninh Vân trong quá trình phát triển bền vững trƣớc bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 86 - 87)