Kinh nghiệm quản lý và trình độ lao động

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 91 - 93)

5. Bố cục luận văn

3.1.2.2 Kinh nghiệm quản lý và trình độ lao động

Về kinh nghiệm quản lý

Làng nghề đá Ninh Vân tuy có bề dày lịch sử phát triển nhƣng cũng giống nhƣ các làng nghề thủ công khác chủ yếu là do tự phát, thiếu tính quy hoạch. Mô hình chủ yếu là sản xuất kinh doanh hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ. Trong một vài năm trở lại đây, có nhiều công ty, doanh nghiệp đƣợc thành lập với quy mô lớn. Tuy nhiên phần lớn các công ty, doanh nghiệp này đều phát triển trên nền tảng cũ là mô hình hộ gia đình. Do vậy năng lực, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của các công ty, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Làng nghề đá Ninh Vân đã thành lập Ban Quản lý làng nghề. Tuy nhiên lực lƣợng của Ban Quan lý chỉ có 3 thành viên. Chính vì lực lƣợng còn mỏng và yếu nên Ban Quản lý làng nghề chƣa thể hiện rõ đƣợc vai trò của mình. Năm 2009, làng nghề đá Ninh Vân cũng đã thành lập Hội làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân nhƣng cũng chƣa có hoạt động nổi bật. Giữa Ban Quản lý làng nghề và Hội làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân còn thiếu sự phối hợp trong việc hợp tác, liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hộ gia đình trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển trong bối cảnh kinh tế mới.

91

Về trình độ lao động

Nhƣ phần trên chúng tôi đã đề cập, nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân khá dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động còn nhiều hạn chế. Lao động có kỹ thuật tập trung ở một bộ phận nhỏ lành nghề, có tay nghề cao còn đa số là lao động phổ thông không qua đào tạo. Chế tác đá mỹ nghệ là nghề nặng nhọc, độc hại và đòi hỏi độ tinh xảo. Do vậy ngoài yếu tố về sức khỏe, trình độ chuyên môn và kỹ thuật của lao động cần phải đƣợc đào tạo bài bản. UBND xã Ninh Vân đã có chính sách hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề cho lao động phổ thông tuy nhiên hiện nay số lao động đã qua đào tạo còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, hình thức truyền nghề chủ yếu là làm theo kinh nghiệm “trăm hay không bằng tay quen” mà không qua trƣờng lớp đào tạo. Điều này cũng thực sự gây ra khó khăn đối với lớp thợ trẻ bởi trong bối cảnh phát triển hội nhập, với những sản phẩm mới thực sự đòi hỏi ngƣời thợ đá cần phải có những kiến thức trong các lĩnh vực hội họa, điêu khắc hay kiến trúc xây dựng.

Đồng thời do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả những công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Điều này đặt ra vấn đề an toàn lao động cho ngƣời thợ chạm khắc đá. Vì đa số thợ chạm khắc đá ở Ninh Vân chƣa có bảo hộ lao động đủ tiêu chuẩn. Ngƣời thợ thủ công nơi đây chủ yếu sử dụng khẩu trang và bao tay, một số ngƣời làm ở khâu xén mài đá thì có sử dụng thêm kính mắt.

Trong các làng nghề truyền thống, vai trò của các nghệ nhân rất quan trọng, đƣợc coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật. Tuy nhiên một số nghệ nhân trong làng nghề đá Ninh Vân chƣa đƣợc công nhận. Hiện tại địa phƣơng chƣa có chiến lƣợc và kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo lao động, khuyến khích tôn vinh nghệ nhân.

92

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)