5. Bố cục luận văn
1.4 Vai trò của các làng nghề
Cho đến nay, cả nƣớc có khoảng hơn 2000 làng nghề trong đó tập trung phần lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 11 nhóm ngành nghề khác nhau. Các làng nghề đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
28
kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn. Hiệu quả kinh tế từ làng nghề mang lại thu nhập cho một bộ phận không nhỏ ngƣời dân nông thôn, góp phần cải thiện đáng kể nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân nơi đây.
Trƣớc hết không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của các làng nghề Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm phi nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu với các mức độ khác nhau trong sản xuất cũng nhƣ trong cuộc sống sinh hoạt, các nghề thủ công mỹ nghệ với các mặt hàng, sản phẩm nhƣ: đồ sành sứ, đồ đá, mây tre đan, vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng mỹ nghệ, giấy… đã đƣợc chế biến phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày, đời sống tâm linh hay sản xuất của ngƣời dân … Có thể thấy, sản phẩm của các làng nghề thủ công giữ vai trò quan trọng và ngày càng trở nên thiết yếu đối với cuộc sống của ngƣời dân.
Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc mà còn xuất khẩu sang các thị trƣờng nƣớc ngoài với các mặt hàng phong phú, đa dạng. Đặc biệt một số sản phẩm của làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế rất cao điển hình là đối với các mặt hàng có giá trị nhƣ hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân hàng ngàn tỷ đồng. Điều này góp phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nƣớc là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
Với mục tiêu phát huy nội lực địa phƣơng, tận dụng những tiềm năng sẵn có nhƣ nguồn tài nguyên và đặc biệt là nguồn lao động. Với đặc thù hơn 70% dân số ở khu vực nông thôn, do vậy đây là nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó, để điều tiết quá trình đô thị hóa đang phát triển quá mạnh, giảm tải dân số tại các đô thị lớn cũng nhƣ quá trình di cƣ lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, việc tạo ra công ăn việc làm tại vùng nông thôn là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, việc phát triển các nghề truyền thống đã và đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động chuyên và
29
hàng ngàn lao động nông nhàn ở nông thôn. Đây có thể coi là một trong những vai trò to lớn nhất mà việc phát triển các làng nghề mang lại. Bởi vì giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho ngƣời lao động cũng chính là giải quyết đƣợc bài toán khó về lao động - việc làm - thu nhập của ngƣời dân.
Một xu hƣớng phát triển mới của làng nghề hiện nay là kết hợp với ngành du lịch. Đây là hƣớng đi mới nhƣng phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hƣớng đi này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, quảng bá hình ảnh của làng nghề mà quan trọng hơn là đƣa làng nghề phát triển theo hƣớng bền vững.