Các giai đoạn phát triển của làng nghề đá Ninh Vân

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 41 - 43)

5. Bố cục luận văn

2.2.3 Các giai đoạn phát triển của làng nghề đá Ninh Vân

Với lịch sử hình thành lâu đời nhƣ thế, làng đá Ninh Vân cũng có một quá trình phát triển lâu dài gắn liền với những thăm trầm của lịch sử nƣớc nhà. Có thể nhận thấy các giai đoạn phát triển của làng nghề đá Ninh Vân nhƣ sau:

Trƣớc Cách mạng tháng Tám: Đây là giai đoạn khá dài từ thời phong kiến kéo dài đến thời thuộc Pháp và trƣớc Cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn này, nghề chạm khắc đá mang tính chất là nghề phụ nông nghiệp. Tình hình sản xuất trong thời kỳ này không có nhiều điều kiện để phát triển do những hạn chế về công cụ sản xuất, điều kiện vận chuyển, chính sách thuế khóa, nguồn vốn … Hình thức hoạt động của làng nghề chủ yếu là từ các hộ gia đình có nghề truyền thống. Các sản phẩm chính trong thời kỳ này hƣớng tới phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nhƣ: con lăn, cối đá/xay … Bên cạnh đó, trong thời kỳ này làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân cũng có những đóng góp không nhỏ thể hiện qua các công trình kiến trúc, xây dựng đồ sộ và độc đáo nhƣ: các công trình trong cụm đền thờ vua Đinh - vua Lê, chùa Tháp đá, cụm di tích 3 đền “Trần”, công trình nhà thờ Trái tim Đức Mẹ trong cụm nhà thờ Đá Phát Diệm …

Giai đoạn 1954 - 1975: Trong bối cảnh lịch sử đất nƣớc còn chia cắt, miền Bắc vừa khôi phục kinh tế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa là hậu phƣơng vững chắc của miền Nam, ngƣời dân xã Ninh Vân nói chung và ngƣời thợ chạm khắc đá nói riêng ít nhiều có sự ảnh hƣởng. Ở thời kỳ này, chính sách thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và tổ sản xuất đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Các HTX tiểu thủ công nghiệp này bƣớc đầu đã

41

thu hút đƣợc một bộ phận không nhỏ thợ thủ công vào các hình thức sản xuất chuyên nghiệp. Với hình thức này, thủ công nghiệp từng bƣớc tách dần nông nghiệp. Một dấu mốc quan trọng trong thời kỳ này đối với làng nghề đá Ninh Vân đó là sự ra đời của HTX tiểu thủ công nghiệp Thạch Sơn vào năm 1959. HTX Thạch Sơn ra đời đã thu hút đƣợc sự tham gia của những ngƣời thợ đá Ninh Vân và hoạt động mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm chính trong thời kỳ này vẫn hƣớng tới phục vụ đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Bên cạnh đó, HTX còn sản xuất một số sản phẩm cho các công trình xây dựng nhà cửa, đình chùa nhƣ bệ kê chân cột, cột đá, trụ đá, bệ đá … và tham gia xây dựng các công trình: Đài tƣởng niệm liệt sỹ Non Nƣớc (Ninh Bình), nhà Quốc hội, bến Bính (Hải Phòng) …

Giai đoạn 1975 - 1985: Đất nƣớc thống nhất, nhân dân hai miền Nam - Bắc tập trung mục tiêu phát triển kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi lớn cho công cuộc khôi phục kinh tế nói chung và kinh tế tiểu thủ công nghiệp nói riêng. Do vậy nghề chạm khắc đá Ninh Vân có điều kiện phục hồi sản xuất. HTX Thạch Sơn vẫn là hình thức tổ chức sản xuất chính của thợ thủ công nơi đây. Mô hình sản xuất trong thời kỳ này ngoài các cơ sở sản xuất tập thể đã xuất hiện thêm các hình thức mới nhƣ sản xuất hộ cá thể, hộ liên doanh với tập thể. Các cơ sở đã bắt đầu tự hạch toán kinh doanh. Đây chính là nhân tố mới đối với nghề chạm khắc đá Ninh Vân, góp phần làm cho hoạt động sản xuất nghề ở địa phƣơng phát triển phù hợp với giai đoạn mới. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong giai đoạn này làng nghề đá Ninh Vân cũng gặp không ít hạn chế. Trong bối cảnh cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, nghề sản xuất đá mỹ nghệ có một số khó khăn nhƣ: năng suất lao động và giá trị ngày công của thợ thấp, tính năng động của ngƣời thợ bị hạn chế, thị trƣờng không mở rộng … chính vì thế nghề chạm khắc đá Ninh Vân thời kỳ này rơi vào tình trạng khủng hoảng, đòi hỏi phải đổi mới, tháo gỡ khó khăn làm cho nghề phát triển hơn nữa.

42

Giai đoạn từ sau Đổi mới đến nay nhiều với chính sách mở cửa nhiều chiến lƣợc phát triển kinh tế mới đƣợc áp dụng. Các hình thức sản xuất tập trung quan liêu, bao cấp đƣợc bãi bỏ thay vào đó là hình thức mới đa dạng, phát triển sản xuất theo cơ chế thị trƣờng. Nền kinh tế nƣớc ta lúc này là nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Điều này thúc đẩy năng lực sản xuất tại các làng nghề gia tăng. Làng nghề đá Ninh Vân cũng nhanh chóng phục hồi và phát triển. Từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ với chỉ một vài cơ sở chế tác đã dần dần xuất hiện thêm nhiều hình thức sản xuất nhƣ các công ty liên doanh, các doanh nghiệp tƣ nhân và các cơ sở sản xuất hộ gia đình. Đặc biệt là hình thức sản xuất theo mô hình doanh nghiệp tƣ nhân xuất hiện ngày càng nhiều, đây là bộ phận kinh doanh năng động và có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các sản phẩm của làng nghề đá Ninh Vân không ngừng đƣợc đổi mới. Bên cạnh đó, thị trƣờng của làng nghề đá Ninh Vân đã không còn bó hẹp ở phạm vi trong nƣớc mà đã vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Nhiều công trình đá đồ sộ, hoành tráng đã ra đời từ bàn tay, khối óc của những ngƣời thợ tài hoa Ninh Vân nhƣ: cụm tƣợng đài Bà Mẹ Tổ Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trƣờng Sơn, Mẹ Suốt ở Quảng Bình …

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, với bề dày lịch sử hàng trăm năm, mỗi giai đoạn phát triển của làng chạm khắc đá Ninh Vân là mỗi nốt thăng trầm. Tuy nhiên, bằng tinh thần dân tộc và lòng yêu nghề, với khối óc và bàn tay tài hoa, những ngƣời thợ đá Ninh Vân đã không ngừng tiếp nối truyền thống cha ông lƣu giữ và phát huy những giá trị to lớn của một làng nghề chạm khắc vô cùng độc đáo.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)