1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO sát HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI bền VỮNG tại vườn QUỐC GIA bù GIA mập TỈNH BÌNH PHƯỚC

149 231 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 8,83 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “ Khảo sát hiện trạng đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và địnhhướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”, được thựchiện tại VQG B

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA

BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: HOÀNG THỊ THƯƠNG Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DLST Niên khóa: 2007 – 2011

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

Họ & tên sinh viên: HOÀNG THỊ THƯƠNG

Mã số sinh viên: 07157232

1 Tên KLTN: “ Khảo sát hiện trạng đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

và định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”

2 Nội dung KLTN:

- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch, ghi nhận cơ sở vật chất hạ tầng phục

vụ du lịch, nhân lực cho phát triển DLST và tài nguyên DLST VQG Bù Gia Mập

- Tìm hiểu hiện trạng đời sống và nhu cầu tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư trong và xung quanh VQG Bù Gia Mập,

- Đánh giá thị trường khách du lịch tiềm năng tập trung điều tra tìm hiểu nguồn

du khách trong tỉnh Bình Phước liên kết giữa Vườn với các công ty du lịch trong tỉnh

- Dựa vào hiện trạng đề xuất giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

3 Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 03/2011 Kết thúc: tháng 06/2011

4 Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS NGÔ AN

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Trang 3

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA

BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

HOÀNG THỊ THƯƠNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

Quản lý môi trườngChuyên ngành: Quản lý Môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS NGÔ AN

Trang 4

Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Banquản lý VQG Bù Gia Mập và Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh KiềuĐình Tháp là Trưởng phòng Tuyên tuyền giáo dục môi trường & DLST VQG Bù GiaMập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và làm khóaluận tốt nghiệp người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm đềtài.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Ngô An đã tận tình hướng dẫn, bổsung những kiến thức còn thiếu trong quá trình thực hiện khóa luận

Cảm ơn các bạn lớp DH07DL và anh chị khóa trên đã chia sẻ, góp ý và động viên.Điều đó đã giúp em vượt qua những trở ngại, khó khăn để hoàn thành bài khóa luận.Những tình cảm cao quý ấy sẽ là hành trang và nhịp cầu vững chắc giúp em tự tin bướcvào công việc của mình sau này, em hết sức trân trọng và xin chân thành cảm ơn

Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạnchế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài Em mongnhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để giúp cho đề tàiđược hoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn tất cả mọi người!

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thương

iii

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát hiện trạng đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và địnhhướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”, được thựchiện tại VQG Bù Gia Mập, từ tháng 1/2011đến tháng 5/2011 với các nội dung:

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch, hiện trạng hoạt động du lịch,nguồn nhân lực cán bộ cho phát triển DLST, hiện trạng đời sống của cộng đồng dân cưsinh sống trong và xung quanh VQG và hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch,phân khu hành chính của VQG Bù Gia Mập

- Điều tra xã hội học về hiện trạng đời sống- kinh tế- văn hóa các sản phẩm thủcông truyền thống, những nhận định đánh giá về tài nguyên du lịch và nhu cầu về sựtham gia hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh VQG

Bù Gia Mập

- Điều tra xã hội học về sự hiểu biết nhận định của du khách về loại hình DLST

và về VQG Bù Gia Mập thông qua 100 du khách tiềm năng ngẫu nhiên củ thể là tại trungtâm thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

- Phỏng vấn tìm hiều một số công ty du lịch trong tỉnh Bình Phước về tình hình

du khách đến VQG Bù Gia Mập, sự liên kết giữa công ty với VQG

- Phân tích SWOT trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa và các nguồn tài

liệu liên quan Qua đó đề xuất giải pháp phát triển DLST theo hướng phát triển DLST bền vững cho VQG Bù Gia Mập

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN iiii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG iix

DANH SÁCH CÁC HÌNH- SƠ ĐỒ- BIỂU ĐỒ i

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

Chương 2 TỔNG QUAN 4

2.1 DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4

2.1.1 Lịch sử hình thành 4

2.1.2 Khái niệm về DLST 6

2.1.3 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của DLST 8

2.1.4 Phát triển bền vững và DLST bền vững 10

2.1.5 Lợi ích của DLST 12

2.1.6 Hiện trạng bảo tồn và phát triển DLST ở các Khu BTTN Việt Nam 12

2.1.7 Vai trò của DLST tại các Khu BTTN 14

2.1.8 Hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST tỉnh Bình Phước 14

2.2 TỔNG QUAN VỀ VQG BÙ GIA MẬP 17

2.2.1 Lịch sử hình thành 17

2.2.2 Vị trí – giới hạn- diện tích 17

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ 18

2.2.4 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức VQG Bù Gia Mập 19

2.2.5 Điều kiện tự nhiên 19

2.2.5.1 Địa hình- địa mạo 19

2.2.5.2 Khí hậu, thủy văn 20

2.2.6 Tình hình dân cư- Xã hội- Kinh tế 21

2.2.6.1 Tình hình dân cư- xã hội 21

2.2.6.2 Kinh tế 22

2.2.7 Văn hóa- Giáo dục- Y tế 24

2.2.8 Tình hình phát triển DLST 24

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 26

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 27

3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 28

3.2.4 Phương pháp ma trận SWOT 30

v

Trang 7

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VQG BÙ GIA MẬP 32

4.1.1 Sinh thái cảnh quan VQG Bù Gia Mập 32

4.1.2 Tài nguyên thực vật rừng 37

4.1.3 Tài nguyên động vật rừng 43

4.1.4 Giá trị tài nguyên của các dòng suối và các cảnh quan 48

4.1.5 Các giá trị về văn hóa- lịch sử con người 49

4.1.6 Chứng minh giá trị ĐDSH cao và tầm quan trọng của VQG Bù Gia Mập 49

4.2 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT HẠ TẦNG VQG BÙ GIA MẬP 52

4.2.1 Hiện trạng các công trình phân khu dịch vụ hành chính VQG Bù Gia Mập 53

4.2.2 Hệ thống điện- Nước- Giao thông- Thông tin liên lạc 54

4.2.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn- nước thải 55

4.2.4 Hiện trạng cơ sở vật chất- hạ tầng xã Bù Gia Mập 56

4.3 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ 57

4.3.1 Cơ sở pháp lý 57

4.3.2 Tình hình hoạt động qua các năm 57

4.4 HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DLST CỦA VQG BÙ GIA MÂP 59

4.4.1 Về tình hình hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường 60

4.4.2 Về tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn 60

4.4.2.1 Các dự án chương trình để xúc tiến phát triển DLST của VQG 60

4.4.2.2 Về xúc tiến quảng bá hình ảnh và tình hình du khách 62

4.4.2.3 Về tình hình đầu tư đội ngũ cán bộ cho phát triển DLST của Vườn 63

4.5 HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG SINH SỐNG TRONG VÀ XUNG QUANH VQG BÙ GIA MẬP 65

4.5.1 Đời sống cộng đồng và mối liên hệ giữa cộng đồng và VQG Bù Gia Mập trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 65

4.5.2 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của cộng đồng 67

4.6 TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH 70

4.6.1 Tình hình hoạt động du lịch trong những năm gần đây của tỉnh Bình phước: 70

4.6.2 Tiềm năng khách du lịch và hiện trạng các công ty du lịch trong tỉnh 70

4.6.3 Hiện trạng các tuor về VQG Bù Gia Mập của các Công ty du lịch 73

4.7 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG BÙ GIA MẬP 74

4.7.1 Phân tích các yếu tố liên quan đến định hướng phát triển DLST 74

4.7.2 Vạch ra các giải pháp phát triển DLST tại VQG Bù Gia Mập 76

4.7.3 Tích hợp các giải pháp chiến lược 78

4.7.4 Đề xuất giải pháp củ thể khai thác tiềm năng DLST và định hướng phát triển DLST bền vững tại VQG Bù Gia Mập 79

4.7.4.1 Hạ tầng cơ sở du lịch 79

Trang 8

Chương 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 90

5.1 KẾT LUẬN 90

5.2 KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

DANH SÁCH PHỤ LỤC:

Phụ lục 1: MỘT SỐ BẢN ĐỒ VQG BÙ GIA MẬP

Phụ lục 2: DANH SÁCH MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT VQG BÙ GIA MẬP Phụ lục 3: PHIẾU MẪU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Phụ lục 4: MỘT SỐ VĂN BẢN

vii

Trang 9

Đa dạng sinh họcGiáo dục môi trường

Ủy ban nhân dânCán bộ nhân viênBảo vệ rừngRừng đặc dụngChuyến đi du lịchHiệp hội các nước Đông Nam châu Á

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tếPhân viện Điều Tra Quy hoạch rừngKhu bảo tồn thiên nhiên

Hiệp hội Vườn Quốc Gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt NamĐiểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Thách thức (Strengths-Weaknesses-

Opportunities- Threats)Quỹ Bảo tồn Việt Nam

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tếQuỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiênViện sinh học nhiệt đới

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Tổng hợp diện tích tự nhiên và dân số của các xã vùng đệm VQG Bù Gia

Mập 22

Bảng 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội phân loại giàu nghèo 23

Bảng 3.1 Nội dung của hai đợt khảo sát tại VQG Bù Gia Mập 28

Bảng 3.2 Thành phần đối tượng điều tra 29

Bảng 3.3 Thành phần đối tượng điều tra 30

Bảng 3.4 Tổng hợp phân tích SWOT 31

Bảng 4.1 Các cảnh quan sinh ở VQG Bù Gia Mập 34

Bảng 4.2 Hai kiểu rừng chính và các xã hợp thực vật ở VQG Bù Gia Mập 36

Bảng 4.3 Thành phần thực vật của VQG Bù Gia Mập 38

Bảng 4.4 Tổ thành các họ có trên 10 loài 40

Bảng 4.5 Giá trị sử dụng tài nguyên thực vật VQG Bù Gia Mập 42

Bảng 4.6 So sánh kết quả thực vật của VQG Bù Gia Mập với một số Vườn quốc gia và khu bảo tồn khác 43

Bảng 4.7 Danh sách các loài chim quý hiếm tại VQG Bù Gia Mập 45

Bảng 4.8 Hiện trạng cơ sở hạ tầng VQG Bù Gia Mập 53

Bảng 4.9 Lượng du khách đến Vườn 62

Bảng 4.10 Số lượt khách đến tỉnh Bình Phước qua các năm 70

Bảng 4.11 Ma trận SWOT phân tích các yêu tố ảnh hưởng tới việc phát triển DLST tại VQG Bù Gia Mập 75

Bảng 4.12 Tổng hợp phân tích SWOT 77

ix

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH- SƠ ĐỒ- BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 2.1 Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả ba mục tiêu

liên quan 11

Hình 2.2 Bản đồ tỉnh Bình Phước và vị trí VQG Bù Gia Mập 18

Hình 2.3 Địa hình VQG Bù Gia Mập 20

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của VQG Bù Gia Mập 19

Hình 4.1 Sinh cảnh rừng nửa rụng lá với ưu thế loài cây bằng lăng 33

Hình 4.2 Sinh cảnh rừng ven suối 33

Hình 4.3 Một số các loài hoa lan 41

Hình 4.4 Chà vá chân đen 44

Hình 4.5 Cặp đôi Vượn đen má vàng 44

Hình 4.6 Gà lôi hông tía 46

Hình 4.7 Một số các cảnh quan 49

Hình 4.8 Nhà ghi dấu điểm cuối của hệ thống tuyến đường ống xăng dầu 50

Hình 4.9 Ngôi nhà đặc trưng của người M‟nông và một góc trong nhà của họ 51

Hình 4.10 Trụ sở chính VQG Bù Gia Mập 53

Hình 4.11 Hoạt động du lịch của Vườn 62

Hình 4.12 Bà Điểu Y‟roi và tấm vải do chính tay bà dệt 62

Hình 4.13 Ông Điểu K‟ret và chiếc gùi do ông đan; ống tre để nấu canh thục món ăn truyền thống của cộng đồng người dân tộc ở đây 62

Hình 4.14 Các tuyến điểm du lịch trong Vườn 85

Hình 4.15 Các tuyến du lịch liên kết trong tỉnh 88

Biểu đồ 4.1 Kết quả phỏng vấn nhân viên về công việc 64

Biểu đồ 4.2 Ý kiến của cán bộ nhân viên về tình hình phát triển DLST của Vườn 64

Biểu đồ 4.3 Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa cộng đồng với VQG Bù Gia Mập 67

Biểu đồ 4.4 Kết quả khảo sát cộng đồng về phát triển DSLT 70

Biểu đồ 4.5 Tổng hợp phân khúc du khách theo ngành nghề 72

Biểu đồ 4.6 Tổng hợp phân khúc du khách theo độ tuổi 72

Trang 12

đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trườngdiễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc đi du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của conngười để tìm lại sự cân bằng cho bản thân sau những áp lực của công việc, mà xu thếhiện nay là tìm về với thế giới tự nhiên.

DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăngtrưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam Thực tế là, những địaphương có các Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) hoặc Vườn quốc gia (VQG) có hệsinh thái cảnh quan được bảo vệ tốt, ít bị xâm hại bởi con người và giữ được sự cânbằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn

du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn gópphần làm tăng thu nhập của quốc dân Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầutăng cao đối với loại hình DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây thì việc pháttriển DLST tại các Khu BTTN hay VQG ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơtiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của khách tham quan trong việc bảo tồn những giátrị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kém trong công tác bảo tồn, bảo vệ tàinguyên thiên… Chính sự phát triển ấy, DLST đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và nhữngthách thức về vấn đề môi trường- xã hội Rõ ràng, việc xây dựng và phát triển DLST ởnước ta hiện nay đang có nhiều tồn tại và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát

1

Trang 13

triển bền vững ngành du lịch của Việt Nam Nếu trong những năm tới, ngành du lịchkhông có những biện pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn, xây dựng, quy hoạch cáckhu du lịch thì những giá trị của chúng có thể sẽ biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớnđối với không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới.

Bình Phước là vùng đất có truyền thống anh hùng với những dấu tích để lại quahai cuộc kháng chiến như; Di tích lịch sử Tà Thiết đã được công nhận là di tích lịch sửquốc gia, Sóc Bom Bo nổi tiếng qua bài hát “ Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”của nhạc sĩXuân Hồng nơi đã che chở và nuôi dưỡng bộ đội ta trong suốt những năm dài khángchiến Bên cạnh đó Bình Phước được thiên nhiên ưu đãi đất đai tươi tốt màu mỡ với địahình là đổi núi thấp tạo nên nhiều cảnh quan đẹp như: thác số 4, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá-Thác Mơ, VQG Tây Cát Tiên… Và đặc biệt có VQG Bù Gia Mập là nơi

có một hệ sinh thái rừng phong phú đa dạng đặc trưng cho đới chuyển tiếp giữa TâyNguyên và vùng Đông Nam Bộ còn được bảo tồn khá nguyên vẹn có tiềm năng pháttriển thành trung tâm du lịch của tỉnh Bình Phước Tuy nhiên, tiềm năng này chưađược khai thác đúng mức, nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế, cơ sở vật chấtchưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan Đây chính là những nguyên nhânchính khiến VQG Bù Gia Mập chưa phát huy được tiềm năng vốn có

Để góp phần phát triển DLST của VQG Bù Gia Mập nói riêng và của tỉnhBình Phước nói chung đem lại hiệu quả cho kinh tế - xã hội địa phương và để thựchiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tại VQG Bù Gia

Mập, nên tôi đã thực hiện đề tài “ Khảo sát hiện trạng đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khảo sát hiện trạng và đánh giá tiềm năng phát triển DLST, tìm hiểu tình hìnhxúc tiến hoạt động du lịch sinh thái của VQG Bù Gia Mập Qua đó đề xuất các giải

Trang 14

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Ban quản lý và công tác quản lý VQG Bù Gia Mập

- Tài nguyên và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tại VQG Bù Gia Mập

- Cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh VQG Bù Gia Mập

- Một số công ty du lịch tại Bình Phước

- Du khách trong tỉnh Bình Phước

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Thời gian: Từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2011

Không gian: Phân khu dịch vụ- hành chính VQG Bù Gia Mập

Đối tượng: Tài nguyên DLST của VQG Bù Gia Mập, cán bộ Vườn, cộng đồng dân cưsống trong và xung quanh VQG, du khách và một số công ty du lịch trong tỉnh BìnhPhước

3

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1.1 Lịch sử hình thành

Từ nửa cuối thế kỷ 19, cùng với sự ra đời của các VQG các hình thái du lịch thiênnhiên đã thu hút du khách một cách đặc biệt Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ) là mộtVQG đầu tiên của thế giới được thành lập vào năm 1893 Ngay từ khi mới ra đời VQGnày đã được thế giới biết đến vì đã thành công trong việc bảo vệ tuyệt đối của tính hoang

dã của thế giới động thực vật và vẻ đẹp của thiên nhiên Hàng năm có đến 3 triệu ngườitrên hành tinh này kéo đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên huyền bí, những điều bí

ẩn, quan sát và ngắm nhìn đàn bò rừng Bizon mà không đâu có thể có được Như vậyngay từ rất sớm, những nhà DLST đầu tiên đã bắt đầu hình thành

Công viên quốc gia Yosemite (bang Caliphonia, Mỹ) được thành lập vào ngày

1 tháng 10 năm 1890 có độ tuổi lâu đời hàng thứ ba của thế giới với mục tiêu gìn giữnhững di sản độc nhất vô nhị và đầy vẻ quyến rũ của tạo hóa Du khách đến đây đểkhám phá những đường nét kiến tạo địa chất hùng vĩ bao gồm cả những tảng đá granitnguyên khối nổi tiếng nhất của thế giới Để giữ gìn vẻ đẹp nguyên sinh cho hậu thế,Tổng thống Abraham Lincoln đã ký quyết định cung cấp một khoản tài chính đầu tiêncho việc chuyển công viên quốc gia trở thành tài sản đất đai của liên bang Như vậy làngay từ năm 1864, vị tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ AbrahamLincoln đã thực sự là nhà du lịch sinh thái đầu tiên

Tuy nhiên thuật ngữ “Du lịch Sinh thái” mới chỉ được sử dụng và đề cập đếnnhiều trong thế kỷ 20 (khoảng những năm đầu của thập kỷ 90) Về nguồn gốc, DLST

Trang 16

Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi đầy kịch tính và liên tục của du lịch lữ hànhngoài thiên nhiên Châu phi là một ví dụ điển hình nhất: những người thợ săn quý tộc đếnChâu Phi với tham vọng ngông cuồng săn bắn thú lớn để lấy sừng và bộ da.

Cho đến giữa thế kỷ 20 mọi việc đã thay đổi Thay bằng những khẩu súng săn hainòng là những chiếc máy ảnh hiện đại có thể chụp ảnh từ xa và ban đêm Du lịch thiênnhiên đã bắt đầu gắn với việc bảo tồn những vẻ đẹp tự nhiên của nó

Cho đến thập niên 70 thì ngày càng nhiều các du khách tham quan nhận thứcđược hậu quả sinh thái mà họ có thể gây ra cho giá trị của thiên nhiên và có thể làmtổn thương sâu sắc đến quyền lợi lâu dài của người dân địa phương Do đó, đã hìnhthành nên các tuor du lịch chuyên môn hóa mà chỉ đơn giản là xem chim, cưỡi lạc đàtrên sa mạc, đi bộ ngoài thiên nhiên có người hướng dẫn… đang tăng dần lên Đến lúcnày có thể nói là ngành DLST đã hình thành và phát triển

Đáng ngạc nhiên là ngay từ khi mới ra đời, DLST đã và đang làm cho cảngành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn với môi trường Vì DLST không chỉ

là một khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên, DLSTthực sự còn là một tổ hợp các mối quan tâm được sinh ra từ các trăn trở về môitrường, kinh tế, và các vấn đề xã hội

Nhiều hội thảo và hội nghị chuyên đề về DLST đã được tổ chức từ năm 1990.Các chính phủ giờ đây rất quan tâm rộng rãi đến DLST Tại nhiều nơi trên thế giới cácnhà đầu tư tư nhân cũng đang chuyển mối quan tâm của mình tới lĩnh vực này

Du lịch Sinh thái phát triển ban đầu là dựa trên nền tảng của sự giàu có về cáckhu bảo tồn thiên nhiên Ví dụ như Kenya mỗi năm làm ra khoảng 500 triệu USD lợinhuận du lịch trong đó các nguồn thu trực tiếp và gián tiếp từ Du lịch Sinh thái chiếmkhoảng 10 % tổng thu nhập quốc gia của Kenya Thu nhập từ DLST tại Đông phi lànguồn ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển kinh tế vì đằng sau nó là mạng lưới rộnglớn của các khu bảo tồn thiên nhiên Cost Rica thì thu được 336 triệu USD lợi nhuận

từ du lịch sinh thái năm 1991 và làm tăng trưởng khoảng 25 % về thu nhập trong vòng

3 năm trở lại

DLST là một hiện tượng phức tạp và đa lĩnh vực Vấn đề giảm thiểu tác độngmôi trường được coi là một tiêu chuẩn đầu tiên cho sự phát triển ngành DLST Từ đó

5

Trang 17

thuật ngữ “Công nghệ Sinh thái “ cũng đã được sử dụng nhiều trong kế hoạch xây dựng các chương trình Du lịch Sinh thái.

Vào năm 1993, riêng ngành Du lịch Sinh thái đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 127 triệu người (chiếm 1/15 số người làm việc trên toàn cầu)

Ngày nay, sự hoàn thiện của phương tiện hàng không, sự bùng nổ của các thông tin và tài liệu du lịch mô tả, quảng cáo cho những vẻ đẹp của tự nhiên, cùng với

ý thức trách nhiệm trước nhưng nguy cơ suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, sựquan tâm sâu sắc của cộng đồng về vấn đề bảo tồn các loài và bảo vệ môi trường, DLST

đã trở thành một hiện tượng thật sự có ý nghĩa ở cuối thế kỷ 20 và hi vọng là cả thế kỷ21

Ngày 04 tháng 11 năm 2001, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7,Brunei Darussalam đã ký kết Hiệp định Du lịch ASEAN: Việt Nam và các nước trongkhu vực đã nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của ngành Du lịch sinh thái đốivới tăng trưởng kinh tế bền vững của các nước thành viên ASEAN, cũng như sự đadạng về văn hoá, kinh tế và các lợi thế sẵn có của khu vực, có lợi cho sự phát triển dulịch của ASEAN nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, hoà bình và thịnh vượng củakhu vực; Thủ tướng Phan Văn Khải thay mặt cho chính phủ Việt Nam đã ký hiệp địnhnày

(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

2.1.2 Khái niệm về DLST

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm

ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu

về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạtđộng bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bề vững về mặt sinh thái Dukhách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng

Trang 18

(1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp nỗ lực cho bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa về DLST ở Việt Nam).

Một số các định nghĩa khác về DLST:

“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối

tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên một cách bề vững”

“ DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn

hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng tự nhiên của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” ( Hiệp hội DLST Hoa kỳ, 1998)

“ DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” ( Hiệp hội DLST Australia ).

Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey(1999) (dẫn theoPhạm Trung Lương, 2002):

“ DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường đượcbảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục dukhách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tựquản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa vàquyền của con người”

- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural- based tourism)

- Du lịch môi trường (Environmental tourism)

7

Trang 19

- Du lịch đặc thù (Particular tourism)

- Du lịch xanh (Green tourism)

- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)

- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)

- Du lịch nhảy cảm (Sensitized tourism)

- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)

- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)

2.1.3 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của DLST

2.1.3.1 Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác

- Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên,

về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa Thông qua đó thái độ cư xử của

du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương

- Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên

- Vấn đề bảo vê môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững

- Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện cá giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái

- Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt độngDLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá

Trang 20

- Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan

trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST

Tạo cơ hôi có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

- Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST

- DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương

2.1.3.2 Yêu cầu cơ bản của hoạt động DLST

Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức DLST thành công ( theoDrumm, 2002 dẫn theo Phạm Trung Lương, 2002):

- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của Khu BTTN

- Thu hút sự tham gia của cá cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hànhTour và các cơ quan tổ chức của chính phủ

- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương

- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân

- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn cảu Khu BTTN

- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn

- Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên ( được bảo vệ tốt) và sự

hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST có hiệu quả ( Theo PhạmTrung Lương, 2002) bao gồm Các khu du lịch, địa điểm tham quan muốn thu hútđược khách du lịch và hoạt động có hiệu quả phải đáp ứng được các yếu tố sau:

- Đánh giá đầy đủ và phát huy thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, địa điểm thamquan hấp dẫn

9

Trang 21

2.1.4 Phát triển bền vững và DLST bền vững

Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) ra đời rất muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo “ tương lai của chúng ta” của Uỷ ban Môi

trường và phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 1987

Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu hiệntại mà không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai; đảm bảo sựdụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống Như vậy, pháttriển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, một cách bền vững nhờkhoa học công nghệ tiên tiến, mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiếtyếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại ( những người đang sống

và những người sẽ sống) DLST bền vững cũng dựa trên nền tảng trên

“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu

hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn trọng các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”.

Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏamãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, mặt khác vẫn duy trìđược sự toàn vẹn về mặt xã hội, sự đang dạng về sinh học, sự phát triển của các hệsinh thái và các hệ thống hỗ trợ con người

Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triểnbền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa vàmôi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịchmang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN Phát triểnDLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trườngtrong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức ( Allen K., 1993)

Trang 22

Hình 2.1 Sơ đồ minh họa phát triển DLST bền vững

Tóm lại, DLST phát triển bền vững sẽ trên cơ sở những tiền đề quan trọng sau:

- Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

- Nhu cầu của khách du lịch hướng về thiên nhiên

- Bền vững về sinh thái và môi trường

- Cải thiện bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích

- Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu bảo đảm bền vững sinh thái ( kiến trúc sinh thái)bảo đảm nhu cầu thiết yếu của du khách

- Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động DLST ( sức chứa của tài nguyên)

- Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương

11

Trang 23

Có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan như sau:

- Tổ chức cá nhân quản lý, kinh doanh phát triển DLST: Cơ quan quản lý nhànước; Tổ chức, cá nhân quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng; Tổ chức, cá nhânquản lý môi trường, tài nguyên DLST; Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch;Các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn nhà hàng…

- Khách du lịch

- Nhân dân, cộng đồng địa phương

- Tổ chức, cá nhân NCKH, đào tạo về DLST

2.1.5 Lợi ích của DLST

Theo các chuyên gia về bảo tồn, DLST ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu

du lịch tiếp cận thiên nhiên ngày càng tăng mà còn từ những tác dụng tích cực của nónhư một công cụ bảo tồn

Một số lợi ích của DLST như sau:

- DLST đòi hỏi rằng việc bảo tồn ở một số khu vực nhất định và các hoạt động bảotồn phải có hiệu quả để thu hút du khách tới tham quan

- Nó đem lại lợi ích cho đất nước, cho khu vực, cộng đồng địa phương và đặc biệt

là các VQG, Khu BTTN và đây sẽ là nguồn chính để phục vụ cho bảo tồn

- Nó có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho các VQG, Khu BTTN, do đó sẽ khuyến khích chính phủ và các đơn vị tư nhân đầu tư thành lập các Khu BTTN tương tự

- DLST có thể đóng góp cho bảo tồn nếu nó được sử dụng như một cộng cụ giáo dục môi trường ( GDMT)

- DLST tạo công ăn việc làm mới cho cộng đồng địa phương để họ không thamgia vào các hoạt động phá hủy hệ sinh thái và đe dọa đến các nguồn tài nguyên thiênnhiên

2.1.6 Hiện trạng bảo tồn và phát triển DLST ở các Khu BTTN Việt Nam

Cho đến nay công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam đã được nước Taquan tâm từ rất sớm với sự thành lập VQG Cúc Phương năm 1962 Hiện nay nước Ta

Trang 24

khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt Namtập trung các khu bảo vệ (VNPPA, 2001)

Với một hệ thống danh sách các khu bảo tồn như đã nêu trên thì đó là một tiềm năng to lớn để phát triển DLST Nhưng hiện nay, theo các chuyên gia nghiên cứu

về du lịch, DLST ở Việt Nam đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó Trước tiên là nói đến sự kém phát triển do thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch DLST Các mặt đã thực hiện được và những mặt tồn tại hiện nay trong phát triển DLST tại các VQG và Khu BTTN có thể nói như sau: Các mặt đã thực hiện được:

- Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm du lịch sinh thái và giáodục môi trờng để điều hành hoạt động du lịch Hoạt động thông qua Trung tâm du khách/trung tâm thông tin và các đường mòn diễn giải ( thiên nhiên có các biểu diễn giải),phòng trưng bày với các tiêu bản động thực vật, các mô hình mô tả hệ sinh thái, cácvườn động, thực vật… Một số VQG đã chú ý tuyển dụng và đào tạo nhân viên về nghiệp

vụ du lịch và DLST

- Trước kia, việc đầu tư kinh phí cho cở sở hạ tầng để phát triển du lịch ở cácVQG chủ yếu là từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hiện nay, Tổng cục du lịch,các tỉnh và nhiều công ty cũng đã tập trung nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng dulịch ở các VQG

- Do được đầu tư kinh phí và bảo vệ tốt nên sau một thời gian ngắn rừng đã phục hồi và phát triển tốt hơn các khu vực nằm ngoài khu du lịch

- Các Vườn thực vật trong VQG bao gồm rất nhiều loài thực vật mà du khách cóthể tham quan, học tập mà không cần phải tìm kiếm vất vả trong rừng sâu Đây còn là nơitriển khai hoạt động giáo dục môi trờng cho khách tham quan du lịch

- Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinhcũng đang thu hút nhiều khách du lịch ( VQGXuân Thuỷ, Tràm chim và KBTTN

Vân Long)

13

Trang 25

- Xét về nội dung và cách thức tổ chức thì hoạt động du lịch ở các VQG vàKBTTN hiện nay đa số thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST.Các điểm yếu hiện nay:

- DLST còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có

sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST

- Cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách

- Các VQG đã xây dựng được một số tuyến tham quan nhưng chưa theo nguyêntắc của DLST Hiện tại du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh tháirừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trongrừng

2.1.7 Vai trò của DLST tại các Khu BTTN

Theo IUCN,2008 DLST có tác động tích cực tới bảo tồn thiên nhiên và đem lại nguồnthu nhập cho Khu BTTN và cộng đồng địa phương

Đề xuất tại Đại hội các Vườn quốc gia thế giới lần thứ V của IUCN: “Du lịchtrong và ngoài các Khu BTTN phải được thiết kế thành một một phương pháp bảotồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị quan trọng của Khu BTTN như giá trịsinh thái, nhân văn, tinh thần, thẫm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục

vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa Du lịch cầnđóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa và họ là những ngườitạo động lực hỗ trợ bảo vệ phong tục và giá trị truyền thống, bảo vệ và tôn trọng nhữngkhu vực linh thiêng cũng như kiến thức truyền thống”

2.1.8 Hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST tỉnh Bình Phước.

Bình Phước là vùng đất có nền văn hóa lâu đời với truyền thống cách mạng,kiên cường, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người dân cần cù lao động và sáng tạoquá trình đó đã để lại những dấu ấn không thể nào quên gắn liền với gần 100 di tíchlịch sử, danh lam thắng cảnh đã đi vào lịch sử, điển hình như: tổng kho nhiên liệu

Trang 26

Bình Long (nơi Mỹ ngụy đã chôn những người dân vô tội trong chiến tranh); Ngoài ra,còn một số lễ hội điển hình như lễ hội miếu Bà Rá, lễ hội Chol Chnăm Thmây, lễ hộiĐâm trâu, lễ Cầu mưa của người dân tộc S‟Tiêng, lễ hội Mừng lúa mới của ngườiM‟nông…

Đặc biệt thiên nhiên đã ban tặng cho Bình Phước: Núi Bà Rá - Thác mơ ởPhước Long; Trảng cỏ Bù Lạch, làng văn hóa Sóc Bom Bo, Vườn quốc gia Tây CátTiên Bù Đăng là khu vực có tiềm năng độc đáo về du lịch sinh thái và văn hóa dân tộcthiểu số, nằm trong quần thể khu dự trữ sinh quyển sẽ đề nghị UNESCO công nhận Disản thiên nhiên thế giới vào năm 2011; Hồ suối cam thị xã Đồng Xoài; Thác số 4 HớnQuản với cảnh quan thiên nhiên yên bình; Thác Đakmai, khu du lịch Mỹ Lệ huyện BùGia Mập… bên cạnh đó Bình Phước còn có một số danh thắng đang được đầu tư, xâydựng để trở thành các điểm thu hút khách du lịch, hứa hẹn nhiều tiềm năng du lịchtrong tương lai

Di tích lịch sử Tà Thiết - Huyện Lộc Ninh: Từ TP Hồ Chí Minh dọc theo

Quốc lộ 13 khoảng 130 km đến ngã tư Đồng Tâm (xã Lộc Thành - Lộc Ninh - BìnhPhước) rẽ trái đi 12 km nữa du khách sẽ đến khu Quân ủy BCH Miền thuộc căn cứ TàThiết (căn cứ được Bộ VHTT (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là di tích lịch sửquốc gia năm 1988)

Chùa Sóc Lớn: Thuộc ấp sóc Lớn - xã Lộc Khánh huyện Lộc Ninh, cách thị

trấn Lộc Ninh 10 km Chùa được xây dựng năm 1931, là ngôi chùa Kh‟mer có thờigian xây dựng lâu nhất ở Bình Phước Diện tích chùa khá lớn 1.200m2, là nơi diễn racác hoạt động văn hoá và sinh hoạt lễ hội truyền thống của người Kh‟mer

Căn cứ Quân uỷ-Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam: Với diện tích 1.600 ha, Khu căn cứ Quân ủy - Bộ tư lệnh các lực lượng vũ

trang giải phóng miền Nam Việt Nam nằm trong khu vực ấp Tà Thiết, xã Lộc Thành,huyện Lộc Ninh, là một căn cứ nằm trong quần thể căn cứ các cơ quan lãnh đạo đầunão cách mạng miền Nam Đồng thời nơi đây năm 1975 còn là nơi thành lập bộ chỉhuy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Du lịch Trảng cỏ Đồng Nai: Từ Đức Phong chạy 3km, gặp ngã ba rẽ phải, đi

tiếp 12km đường núi - đèo lên xuống quanh co ngoạn mục, các bạn đặt chân đến xãĐồng Nai (huyện Bù Đăng) - nơi có khoảng chục trảng cỏ độc nhất vô nhị ở Việt Nam

15

Trang 27

Thác Voi về với thiên nhiên: Ngày nay, du khách đến thăm thác Voi sẽ thấy

những quả đồi bên kia thác Đồng bào dân tộc S‟tiêng kể rằng đó là nơi voi chết,xương chất đầy và mối tạo thành những ngọn đồi nhỏ Thác Voi Nokrop được gọithành tên mãi đến nay

Trảng cỏ Bù Lạch: Trảng cỏ Bù Lạch Bình Phước được bao bọc bởi cả một

khu rừng nguyên sinh và một lòng hồ rộng ở giữa Màu xanh ngút ngàn của cỏ, rừng,

hồ nước cùng với không khí trong lành, tạo nên nét đặc trưng cho nơi đây

Khu du Với diện tích trên 60 ha cách trung tâmTP.HCM 135 km về hướng đông bắc, khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ là một trong số ítcác khu du lịch còn giữ được hệ sinh thái nước ngọt, sự đa dạng của hệ sinh học vàtính nguyên sơ của hệ thiên nhiên Tại đây du khách được tiếp xúc với các sản phẩm

du lịch như câu cá, bơi thuyền, đi xe điện và hưởng dịch vụ lưu trú cao cấp tại kháchsạn mỹ lệ (3 sao)và nhiều chương trình du lịch phong phú

Khu du lịch sinh thái Bà Rá - Thác Mơ: Là một trung tâm du lịch của tỉnh

với nhiều tiềm năng Năm 1995, Bộ Văn hóa thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch) đã công nhận di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bà Rá - Thác Mơ Năm

2002, UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt xây dựng khu du lịch sinh thái Bà Rá - Thác

Mơ với đồ án quy hoạch xây dựng giai đoạn dài hạn từ năm 2001 - 2015, phạm vi ranhgiới lập quy hoạch là 1.300 ha và tại các khu vực xung quanh rộng 200 ha, với tổngcộng 25 cụm công trình Đồ án quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái này được lậptrên cơ sở tận dụng khu vực rừng sinh thái và núi Bà Rá hiện hữu, hồ thủy điện Thác

Mơ và các khu vực danh lam thắng cảnh, di tích khác lân cận tạo thành khu du lịchtổng hợp, có thể đáp ứng các nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, lễ hội, leo núi, bơithuyền… cho khách du lịch

Vườn quốc gia Bù Gia Mập: Với diện tích hơn 26 ngàn hecta mang hệ sinh

thái đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên cao nguyên con lưu gữi bảo tồn

Trang 28

2.2 TỔNG QUAN VỀ VQG BÙ GIA MẬP

2.2.1 Lịch sử hình thành

Trước năm 1975 là căn cứ địa cách mạng, dấu tích để lại nơi đây là những khodầu, đường ống dẫn dầu, đường giao liên, bếp hoàng cầm, đồn bốt, sân bay quân sựcủa giặc Mỹ…

VQG Bù Gia Mập nằm ở cực bắc tỉnh Bình Phước, đặc trưng cho kiểu rừngMiền đông Nam bộ, được chuyển tiếp từ Nam Tây Nguyên, là một khu rừng có cấutrúc kín, rậm thường xanh, mang tính nguyên sinh, gồm nhiều kiểu trạng thái, rừngthuần loại gỗ, thuần loại lồ ô, hoặc hỗn giao, gỗ lồ ô, tre nứa… Với đặc trưng như vậynên khu rừng này sớm được quan tâm của các cấp chính quyền, cấp ủy, các ban ngànhliên quan của tỉnh Sông Bé (cũ) đã chỉ đạo khoanh lại thành khu rừng cấm kể từ năm1977

Sau quy hoạch Lâm nghiệp toàn tỉnh năm 1984, VQG Bù Gia Mập là Khu BảoTồn Thiên Nhiên Bù Gia Mập được đưa vào danh mục hệ thống rừng đặc dụng củaQuốc Gia được ban hành kèm theo quyết định số: 194/CT- HĐBT ngày 09 tháng 08năm 1986

Năm 2002 Vườn quốc gia Bù Gia Mập được chuyển hạng từ Khu Bảo tồnThiên nhiên Bù gia Mập thành Vườn quốc gia theo Quyết định số 170/2002/QĐ -TTgcủa Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2002

2.2.2 Vị trí – giới hạn- diện tích

VQG Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước thuộc địa phận hànhchính xã Đắk Ơ, xã Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, cáchthành phố Hồ Chí Minh 200 km, và tỉnh lỵ của tỉnh Bình phước Đồng Xoài 100 km.Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tọa độ địa lý: Từ 12o8'30" đến 12o7'3" vĩ độ Bắc Từ

107o3'30" đến 107o4'30" kinh độ Đông

- Phía Tây và Tây Bắc giáp sông Đăk Huýt, biên giới giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông

- Phía Nam giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Mai

- Phía Tây Nam giáp với Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Ơ

17

Trang 29

Vườn có tổng diện tích tự nhiên: 25.926 ha được phân ra:

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 18.100 ha

- Khu phục hồi sinh thái: 7.726 ha

Trang 30

- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các Hồ chứa nước của các công trình thủy điện: Thác Mơ, Cần Đơn và Soóc Phu Miên.

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ công tác bảo tồn, đào tạo nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường

2.2.4 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức VQG Bù Gia Mập

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của VQG Bù Gia Mập Hạt kiểm lâm: Lãnh đạo Hạt: 02 CBNV, bộ phận HC-TH 03 CBNV, bộ phận

QLBVR 01 người, bộ phận PCTT: 01 người, Tổ cơ động: 07 người, 08 trạm BVR 35người Tổng số CBNV là 52 người

2.2.5 Điều kiện tự nhiên

2.2.5.1 Địa hình- địa mạo

VQG Bù Gia mập nằm trong đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, là khuchuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng thấp Độ cao giảm dần theo hướng Đông Bắc -Tây Nam và từ Đông sang Tây (khoảng 700m/alt giảm xuống 200m/alt, và khoảng700m/alt xuống 150m/alt - tới suối Dak Huýt)

Theo phân vùng địa lý thì VQG Bù Gia Mập là vùng sườn Tây Nam của caonguyên Bù Rang thuộc Đắc Nông ở độ cao 850 - 950m phía Đông Bắc Bù Gia Mập,

do đó có hướng địa hình chính là Đông Bắc - Tây Nam VQG Bù Gia Mập có độ caobiến động từ 160 – 720 m so với mực nước biển Về độ cao có thể phân bậc như sau:

19

Trang 31

- Dưới 300 m so với mực nước biển gồm: Phía Nam và phía Tây Nam.

- Từ 300 – 720 m so với mực nước biển chiếm phần lớn diện tích, gồm Phía Bắc, phía Tây Bắc dọc theo trung tâm kéo dài từ Bắc xuống Nam

Độ cao từ 300 đến 720 m

Độ cao dưới 300m

Hình 2.3 Địa hình Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng (cao nguyên giả) cho tới dạng đồinúi thấp với dạng địa hình bóc mòn phong hóa là chủ yếu có vỏ phong hóa dày tại cácsườn và đỉnh đồi Dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối

Do địa hình đồi núi nên độ dốc tương đối lớn, với hai cấp độ dốc khá rõ là:cấp III (70- 150) ở phía Đông Nam và một phần phía Tây giáp Campuchia là hai khuvực có dạng đồi lượn sóng, chân địa hình là các dòng chảy; cấp IV (150 - 250) baogồm phần còn lại và có dạng như sống địa hình của Bù Gia Mập

2.2.5.2 Khí hậu, thủy văn

Trang 32

Chế độ nhiệt.

- Nhiệt độ trung bình năm: 24,10C

- Biên độ nhiệt năm: 3,80C

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 22,40C

- Thời kỳ nóng trên: > 250C gồm 4 tháng: 3, 4, 5, 6

Đặc điểm mưa

- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 11

- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

- Lượng mưa trung bình năm: 2793,5 mm

- Lượng mưa tập trung vào mùa mưa: 95,5%

- Tháng có lượng mưa cao nhất: 7

- Độ ẩm trung bình năm là: 95%.

Thủy văn: Mạng lưới suối trong khu vực Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm hoàn toàn

trong lưu vực tả ngạn suối Đak Huýt (cấp III) Các suối thuộc hệ thống cấp II, baogồm Đak Ca, Đak Sam, Đak Sá, Đak - Me và một số khe ngòi thuộc cấp I mà hầu nhưchỉ có nước vào mùa khô Các dòng chảy nhìn chung đều cạn hoặc có lưu lượngnước rất thấp vào mùa khô

Nhìn chung, mực nước ngầm trong toàn khu vực đều có mực thủy cấp thấp: mùa mưa:

8 - 10m; mùa khô: 15 - 20m tùy vào vị trí đỉnh hoặc sườn đồi, đồi núi của khu vực đó

2.2.6 Tình hình dân cư- Xã hội- Kinh tế

2.2.6.1 Tình hình dân cư- xã hội.

Các xã xung quanh Vườn quốc gia Bù Gia Mập gồm xã Đăk Ơ, Bù Gia Mậpthuộc tỉnh Bình Phước và xã Quảng Trực tỉnh Đăk Nông Đây là các xã biên giới,vùng sâu vùng xa, người đồng bào dân tộc chiếm đa số có xã chiếm tới 90%

Thành phần dân tộc:Trong 3 xã có diện tích đất nằm trong vùng lõi và xung

quanh VQG, hiện có 16 dân tộc cùng sinh sống Trong đó chiếm tỉ lệ đông nhất là dân tộcS‟Tiêng 27,66 % kế đến là M‟Nông 15,59 %, Tày 6,37%, Nùng 1,88 %, Khác 5,22

% (Hoa, Mường, Khơ Me, Châu Mạ, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Khơ Mú, Thái, Chăm, Thổ, H'Rê)

21

Trang 33

Bảng 2.1 Tổng hợp diện tích tự nhiên và dân số của các xã vùng đệm VQG Bù Gia Mập.

Tên Xã Tổng diện S của xã S xã nằm Tổng Số hộ sống Số hộ sống

tích S (ha) nằm trong trong dân số trongVQG trong các xã

Bốn dân tộc: Tày, Nùng, S‟Tiêng M‟nông và Kinh chiếm 94,78% tổng số hộ

3 xã Dân tộc S‟Tiêng và M‟Nông là những dân tộc đã cư trú từ lâu đời và có sự gắn

bó mật thiết với khu vực này Kinh và một số dân tộc khác như Tày, Nùng, Mường,Cao Lan, Sán Dìu di cư đến đây theo diện kinh tế mới hoặc nhập cư tự do, chủ yếu từcác tỉnh phía Bắc sau năm 1975

Thập kỷ vừa qua, dân số vùng đệm VQG tăng đáng kể, nguyên nhân là do lànsóng di cư từ các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn Đây là dạng di dân tự do, vì

áp lực dân số cao ở các tỉnh phía Bắc và cơ hội phát triển kinh tế ở Bình Phước Hậuquả là đã gia tăng đáng kế áp lực lên tài nguyên rừng

2.2.6.2 Kinh tế

Kết quả khảo sát cho thấy có các hộ giàu chiếm 11,11%, hộ nghèo chiếm 16,45%, hộtrung bình chiếm 72,44% Các hoạt động kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp

Trang 34

Bảng 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội phân loại giàu, nghèo

Tình trạng thiếu ăn xảy ra ở các hộ nghèo và thường kéo dài từ tháng 4 đếntháng 11 bởi vì đây là mùa mưa Ngoài ra, họ thỉnh thoảng cũng thiếu ăn từ tháng 2đến tháng 4 do đây là thời điểm cuối mùa khô

Các hộ gia đình trung bình có khoảng 4,5ha đất và họ canh tác khoai mì, cao su,

cà phê và điều Hộ gia đình trung bình có nhiều vật nuôi hơn và không phải chịu cảnhthiếu đói Tuy nhiên họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi những tình huống bất ngờ Bêncạnh việc làm nông nghiệp họ còn tham gia đánh bắt thủy sản Một số hộ gia đình đã nhậnđược giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thu nhập bình quân hàng tháng là 790.000đồng/người/tháng (dao động từ 395.000 VNĐ - 1.185.000 VNĐ/người/tháng) Hộ giađình khá giả sở hữu nhiều đất đai hơn (11,2 ha) và tập trung canh tác các loại cây mang lạilợi nhuận cao như cao su, cà phê và điều Năng suất canh tác của các hộ gia đình này caohơn một cách đáng kể so với hộ gia đình nghèo và hộ trung bình Thu nhập bình quânhàng tháng của hộ khoảng 5.000.000 VNĐ/người/tháng

Trang 35

23

Trang 36

Sau năm 1975 do phong trào di dân từ phía Bắc vào lập nghiệp làm tăng nhucầu đất canh tác để phát triển sản xuất đây là một áp lực lớn lên rừng, ảnh hướng rấtlớn đến công tác bảo tồn các loài thực vật rừng quý hiếm.

2.2.7 Văn hóa- Giáo dục- Y tế

Do được Đảng và Nhà nước quan tâm vận động thông qua các chương trìnhchăm lo xây dựng đời sống nông thôn mới Nên hiện nay, các phong tục cũ, những gìlạc hậu đều được đồng bào sửa đổi dần dần cho phù hợp với cuộc sống mới, cộngđồng dân tộc đã đến trạm xá khám bệnh, sinh nở, trẻ em đến trường, chích phòng ngừasốt rét, bại liệt đang dần trở thành là một nhu cầu cần thiết với cộng đồng

Về trình độ văn hóa thì hộ nghèo có tỷ lệ 70% số người biết đọc biết viết và30% mù chữ; hộ trung bình có 87% biết đọc biết viết và 13% mù chữ; hộ khá giả có tỷ

lệ người biết đọc biết viết lên tới 99%

Về nhóm dân tộc thiểu số, người Tày và người Nùng có tỷ lệ biết đọc biết viếtcao hơn (90%) trong khi người S‟tiêng và người M‟nông có tỷ lệ biết đọc biết viết là70% Dân tộc Kinh có tỷ lệ người biết đọc biết viết đạt tới 99%

Về y tế các xã đều có trạm y tế mạng lưới cán bộ y tế thôn bản đã được chútrọng quan tâm Vào đầu mùa mưa đi tuyên truyền và thực hiện các đợt phun thuốctẩm mùng chống sốt rét cho bà con Các trạm y tế đã được trạng bị tốt các dụng cụ vàthuốc chữa bệnh sốt rét đảm bảo chữa bệnh kịp thời

2.2.8 Tình hình phát triển DLST.

Vườn có diện tích 25.926 ha, đặc trưng cho đới chuyển tiếp từ Tây nguyênxuống vùng đồng bằng Đông Nam bộ, có độ cao dưới 1000m, với nhiều loài động,thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ở Việt Nam và trên thế giới: Voi, hổ, bò tót, gà so

cổ hung, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía …, nhiều thác nước và con suối đẹp: Suối Đắk

Ka, Đắk Huýt, Thác Lưu Ly, thác Sông Bé, thác Đắk Dốt … Ngoài ra VQG Bù GiaMập hiện nay còn nhiều dấu tích lịch sử để lại qua 2 cuộc chiến tranh kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ như: Sân bay Bù Gia Mập, điểm cuối của đường ống dẫn dầu5.000km, chốt Mỹ, hang Trung đoàn … Người dân ở đây chủ yếu là người S‟tiêng,M‟nông, với nhiều giá trị văn hóa truyền thống: Lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,

24

Trang 37

lễ hội quay đầu trâu, dệt thổ cẩm, đan lát, đánh cồng chiêng …có nhiều món ăn truyềnthống: canh bồi, canh thục, cơm lam, rượu cần…

Có thể nói VQG Bù Gia Mập có đủ mọi tiềm năng về tài nguyên để phát triểnDLST Nhưng hiện nay tình hình phát triển DLST của Vườn còn mang tính chất sơkhai,chưa thực sự phát triển

Trang 38

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:

 Khảo sát, đánh giá:

- Hiện trạng hoạt động du lịch, đội ngũ nhân viên,cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ

du lịch, tài nguyên DLST VQG Bù Gia Mập

- Hiện trạng đời sống và nhu cầu tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân

cư trong và xung quanh VQG Bù Gia Mập, đánh giá thị trường khách du lịch tiềm năngtập trung điều tra tìm hiểu nguồn du khách trong tỉnh Bình Phước

 Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Bù GiaMập, tỉnh Bình Phước

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn được tiến hành ngay khi triển khaithực hiện đề tài Các thông tin, tài liệu do Ban quản lý VQG Bù Gia Mập cung cấp lànguồn tham khảo quan trọng để xác định đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng

cơ sở vật chất hạ tầng, công tác bảo tồn hiện tại và tình hình phát triển DLST hiện tại ởVQG Bù Gia Mập

- Thu thập, tham khảo các tài liệu sách, luận văn trong thư viện trường và các wetsite có liên quan đến nội dung đề tài

- Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc thành lập VQG Bù Gia Mập, việc pháttriển DLST trong các KBTTN và VQG trong cả nước nói chung và VQG Bù Gia Mậpnói riêng

- Cơ sở lý thuyết về khái niệm DLST và DLST bền vững, tài nguyên du lịch sinh

thái, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay

26

Trang 39

- Các chương trình DLST đã được triển khai tại các khu BTTN và VQG ở ViệtNam và trên thế giới cũng là một nguồn tài liệu quan trọng trong việc đưa ra các đề xuấtcho đề tài.

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa.

Tiếp cận thực tế, khảo sát một số tuyến điểm tham quan du lịch, ghi nhận cáckiểu rừng đặc trưng, tiếp cận với cuộc sống người dân tìm hiểu những phong tụctruyền thống, sinh hoạt cộng đồng, nhạc cụ truyền thống, ẩm thực….Làm cơ sở pháttriển các sản phẩm du lịch, tìm ra những lợi thế và khó khăn khi phát triển DLST để từ

đó đề ra những giải pháp phù hợp

Đợt I: Từ ngày 20/03/2011 đến ngày 27/03/2011với các nội dung chính là xác địnhhiện trạng cơ sở hạ tầng, ghi nhận hệ sinh thái, các kiểu rừng đặc trưng khác nhaukhảo sát tuyến một số tuyến điểm như hang Dơi, Khu du tích đường ống xăng dầu… Đợt II: Từ ngày 20/04/2011 đến ngày 02/05/2011với nội dung chủ yếu là khảo sátcộng đồng xã Bù Gia Mập và một số tuyến điểm khác trong VQG

Trang 40

Bảng 3.1 Nội dung của hai đợt khảo sát tại VQG Bù Gia Mập

- Khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng tại phân khu

hành chính dịch vụ cho phát triển DLST tại VQG BùGia Mập

Từ ngày 20/03/2011 đến - Khảo sát tuyến du lịch hang Dơi, tiến hành ghi nhận

bằng hình ảnh các cảnh quan , quan sát sự thay đổi cácngày 27/03/2011

kiểu rừng

- Đi lập ô mẫu điều tra trữ lượng gỗ cùng cán bộ trong

Vườn bên cạnh đó kết hợp quan sát cảnh quan, ghi nhậncác kiểu sinh cảnh rừng khác nhau

- Tiến hành khảo sát cộng đồng tại 6 thôn của xã Bù Gia

Mập Tìm hiểu, ghi nhận bằng hình ảnh và ghi chép cácsản phẩm vật dụng sinh hoạt và văn hóa có thể pháttriển sản phẩm phục vụ du lịch Tìm hiểu thông qua các

Từ ngày 20/04/2011 đến

trưởng thôn

ngày 02/05/2011

- Khảo sát một số tuyến du lịch mạo hiểm như thác Đăk

Mai, thác Sông Bé ghi nhận bằng hình ảnh các cảnhquan và hệ sinh thái rừng

- Khảo sát tuyến từ trạm BVR số 2 đi suối Đăk Ka.

3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Trong đợt khảo sát lần 2 Từ ngày 20/04/2011 đến ngày 02/05/2011 đã tiến hành điềutra xã hội học cộng đồng dân cư tại 6 thôn của xã Bù Gia Mập số phiếu điều tra là 100phiếu chia đều cho các thôn

Phương pháp thực hiện: Nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ của các Trưởng thôn, mỗi thôn lựachọn ngẫu nhiên 16 hộ tiến hành phát phiếu điều tra phỏng vấn thu thập thông tin trực

28

Ngày đăng: 17/09/2019, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w