1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng

66 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm ĐồngMỤC LỤCCHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 3I.1. Đặt vấn đề 3I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4I.3. Mục tiêu của đề tài 4I.4. Nội dung nghiên cứu 5I.5. Phương pháp nghiên cứu 5I.6. Ý nghĩa của đề tài 5CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6II.1. Tổng quan về Arsenic 6II.1.1. Một số tính chất của Arsenic (As) 6II.1.2. Dạng tồn tại của As trong môi trường 7II.1.2.1. Sự xuất hiện của As và hợp chất As trong môi trường 7II.1.2.2. Dạng tồn tại của As trong môi trường 7II.1.3. Độc học của Arsenic 9II.1.3.1. Sự chuyển hóa sinh học của As 9II.1.3.2. Độc học của Arsenic 11II.1.4. Một số phương pháp xác định As 14II.1.4.1. Phương pháp khối lượng 14II.1.4.2. Phương pháp phân tích thể tích 14II.1.4.3. Phương pháp phân tích trắc quang 15II.1.4.4. Phương pháp điện hoá-cực phổ Vol-ampe 15II.1.4.5. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử ICP-AES 15II.1.4.6. Phương pháp huỳnh quang nguyên tử 16II.1.4.7. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F-AAS 16II.1.4.8. Phương pháp quang phổ hấp thụ không ngọn lửa (ETA-AAS) 16II.1.5. Tiêu chuẩn về arsen 16II.1.6. Giảm thiểu As trong nước 17II.1.6.1. Một số quá trình giảm thiểu As trong nước 17II.1.6.2. Một số cách để hộ dân tự phòng tránh arsen 17II.1.7. Tình hình arsen trên thế giới, Việt Nam và Lâm Đồng 18II.1.7.1. Tình hình arsen trên thế giới 18II.1.7.2. Tình hình arsen ở Việt Nam 19II.1.7.3. Tình hình arsen tại Lâm Đồng 21II.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 22II.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lâm Đồng 22II.2.2. Huyện Đức Trọng 22II.2.3. Huyện Đơn Dương 24II.2.4. Tính chất nước ngầm tại Lâm Đồng 25II.3. Tổng quan về rủi ro môi trường 30II.3.1 Một số khái niệm cơ bản 30II.3.2. Các loại đánh giá rủi ro 31CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33III.1. Xây dựng mạng lưới quan trắc 33III.1.1 Khảo sát các cơ sở dữ liệu 33III.1.1.1. Phân bố giếng trong huyện 33III.1.1.2. Phân bố nước ngầm 33III.1.2. Chia ô lưới lấy mẫu 34III.1.2.1. Xác định số mẫu mỗi xã 34III.1.2.2. Xác định vị trí lấy mẫu trên ô lưới 34III.2. Tiến hành lấy mẫu 37III.3.1. Kế hoạch lấy mẫu 37III.3.2. Dụng cụ lấy mẫu 37III.3.3. Xác định vị trí lấy mẫu 38III.3.4. Lấy mẫu 38III.3.5. Xử lí, bảo quản mẫu 38III.3.6. Ghi nhật kí lấy mẫu 39III.3.7. Lập biên bản lấy mẫu 39III.3. Phân tích hàm lượng arsen 39III.3.1. Phương pháp hấp thụ nguyên tử kĩ thuật hidrua hoá 39III.3.1.1. Nguyên lý chung của phương pháp 40III.3.1.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp trắc quang so màu 40III.3.1.3. Các phương pháp xác định nồng độ 42III.3.2. Thiết bị phân tích bằng AAS 43III.3.2.1. Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc 43III.3.2.2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu 44III.3.2.3. Chuẩn bị hóa chất 44III.3.2.4. Quy trình phân tích 45III.4. Phương pháp đánh giá rủi ro 47III.4.1. Nhận diện mối nguy hại 48III.4.2. Ước lượng mối nguy hại 49III.4.3. Đánh giá độc tính 49III.4.4. Mô tả đặc tính rủi ro 49CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54IV.1. Kết quả về hàm lượng arsen 54IV.2. Kết quả về đánh giá rủi ro 57CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63V.1. Kết luận 63V.2. Kiến nghị 63TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 3

I.1 Đặt vấn đề 3

I.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

I.3 Mục tiêu của đề tài 4

I.4 Nội dung nghiên cứu 5

I.5 Phương pháp nghiên cứu 5

I.6 Ý nghĩa của đề tài 5

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

II.1 Tổng quan về Arsenic 6

II.1.1 Một số tính chất của Arsenic (As) 6

II.1.2 Dạng tồn tại của As trong môi trường 7

II.1.2.1 Sự xuất hiện của As và hợp chất As trong môi trường 7

II.1.2.2 Dạng tồn tại của As trong môi trường 7

II.1.3 Độc học của Arsenic 9

II.1.3.1 Sự chuyển hóa sinh học của As 9

II.1.3.2 Độc học của Arsenic 11

II.1.4 Một số phương pháp xác định As 14

II.1.4.1 Phương pháp khối lượng 14

II.1.4.2 Phương pháp phân tích thể tích 14

II.1.4.3 Phương pháp phân tích trắc quang 15

II.1.4.4 Phương pháp điện hoá-cực phổ Vol-ampe 15

II.1.4.5 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử ICP-AES 15

II.1.4.6 Phương pháp huỳnh quang nguyên tử 16

II.1.4.7 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F-AAS 16

II.1.4.8 Phương pháp quang phổ hấp thụ không ngọn lửa (ETA-AAS) 16

II.1.5 Tiêu chuẩn về arsen 16

II.1.6 Giảm thiểu As trong nước 17

II.1.6.1 Một số quá trình giảm thiểu As trong nước 17

II.1.6.2 Một số cách để hộ dân tự phòng tránh arsen 17

II.1.7 Tình hình arsen trên thế giới, Việt Nam và Lâm Đồng 18

II.1.7.1 Tình hình arsen trên thế giới 18

II.1.7.2 Tình hình arsen ở Việt Nam 19

II.1.7.3 Tình hình arsen tại Lâm Đồng 21

II.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 22

II.2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lâm Đồng 22

II.2.2 Huyện Đức Trọng 22

II.2.3 Huyện Đơn Dương 24

II.2.4 Tính chất nước ngầm tại Lâm Đồng 25

Trang 2

II.3 Tổng quan về rủi ro môi trường 30

II.3.1 Một số khái niệm cơ bản 30

II.3.2 Các loại đánh giá rủi ro 31

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

III.1 Xây dựng mạng lưới quan trắc 33

III.1.1 Khảo sát các cơ sở dữ liệu 33

III.1.1.1 Phân bố giếng trong huyện 33

III.1.1.2 Phân bố nước ngầm 33

III.1.2 Chia ô lưới lấy mẫu 34

III.1.2.1 Xác định số mẫu mỗi xã 34

III.1.2.2 Xác định vị trí lấy mẫu trên ô lưới 34

III.2 Tiến hành lấy mẫu 37

III.3.1 Kế hoạch lấy mẫu 37

III.3.2 Dụng cụ lấy mẫu 37

III.3.3 Xác định vị trí lấy mẫu 38

III.3.4 Lấy mẫu .38

III.3.5 Xử lí, bảo quản mẫu 38

III.3.6 Ghi nhật kí lấy mẫu 39

III.3.7 Lập biên bản lấy mẫu 39

III.3 Phân tích hàm lượng arsen 39

III.3.1 Phương pháp hấp thụ nguyên tử kĩ thuật hidrua hoá 39

III.3.1.1 Nguyên lý chung của phương pháp 40

III.3.1.2 Cơ sở lý thuyết của phương pháp trắc quang so màu 40

III.3.1.3 Các phương pháp xác định nồng độ 42

III.3.2 Thiết bị phân tích bằng AAS 43

III.3.2.1 Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc 43

III.3.2.2 Hệ thống nguyên tử hóa mẫu 44

III.3.2.3 Chuẩn bị hóa chất 44

III.3.2.4 Quy trình phân tích 45

III.4 Phương pháp đánh giá rủi ro 47

III.4.1 Nhận diện mối nguy hại 48

III.4.2 Ước lượng mối nguy hại 49

III.4.3 Đánh giá độc tính 49

III.4.4 Mô tả đặc tính rủi ro 49

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54

IV.1 Kết quả về hàm lượng arsen 54

IV.2 Kết quả về đánh giá rủi ro 57

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

V.1 Kết luận 63

V.2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 3

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường nước và tác động của các yếu tố ônhiễm lên sức khoẻ cộng đồng đang diễn biến phức tạp khiến rủi ro môi trường ngày càngtăng cao Ngày nay, rủi ro môi trường được coi là một trong những loại rủi ro đặc biệtquan trọng và nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, các nước đang đẩy mạnhhiện đại hoá công nghiệp hoá và cả những nước công nghiệp phát triển, có thu nhập cao.Một số quốc gia quan tâm đến rủi ro về sức khoẻ như bệnh ung thư, suy dinh dưỡng, độtbiến, béo phì, một số khác thì quan tâm đến việc thiếu các điều kiện sống cơ bản như nhà

ở, nước sạch, điều kiện vệ sinh an toàn… Nhưng một vấn đề chung hiện đang dành đượcmối quan tâm hàng đầu ở nhiều nước lớn là vấn nạn ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là ônhiễm arsen trong nước ngầm Việc arsen tồn tại trong nguồn nước ăn uống và sinh hoạtcủa người dân với nồng độ quá mức cho phép đã tác động đến sức khoẻ của hàng triệungười trên thế giới

Tại Việt Nam, ô nhiễm arsen đã được phát hiện tại nhiều khu vực như đồng bằng sôngHồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, khu vực đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Đồng Tháp…

Những hậu quả của việc sử dụng nước ngầm có nhiễm arsen vào mục đích sinh hoạt ảnhhưởng tới sức khỏe của người dân là rất nghiêm trọng, việc đưa ra những giải pháp đối vớivấn đề ô nhiễm này với nước ta cũng không còn mới lạ Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ đềcập đến những ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư khi mà những biểu hiện về nguy hại đãthể hiện rõ rệt qua sự suy giảm về sức khỏe mà chưa dành sự quan tâm thích đáng tớinhững rủi ro tiềm tàng như nguy cơ gây ung thư với người dân sử dụng nguồn nước ngầmnhiễm arsen với nồng độ tuy thấp nhưng trong thời gian dài (suốt cuộc đời)

Trước sự đe dọa về hiểm họa của tình trạng ô nhiễm arsen cũng như các kim loại nặngtrong đất, nước sinh hoạt và ăn uống, việc nghiên cứu hiện trạng, khoanh vùng hàm lượngarsen trong nước ngầm, đánh giá rủi ro tiềm tàng do tình trạng ô nhiễm đó gây ra đến sứckhỏe người dân và đề xuất giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng của nó là điều hết sức cầnthiết

Trang 4

Nhiều nghiên cứu về arsen được thực hiện trước đây đã cho thấy Lâm Đồng là mộttrong những tỉnh ở Tây Nguyên có nồng độ arsen cao đáng báo động nhưng chưa có báocáo chính thức như một số thành phố lớn khác của nước ta.

Trong tỉnh Lâm Đồng, Đơn Dương và Đức Trọng là những huyện có vị trí trọng điểm

về phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt -Trung tâm du lịch và hoạtđộng dịch vụ văn hoá - thể thao của tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế về phát triểnkinh tế, trên địa bàn hai huyện vẫn còn nhiều hộ dân dùng nước giếng tự khai thác khôngqua xử lí và nhiều diện tích thuộc vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận với nước sạch.Chính vì vậy, nguy cơ những ảnh hưởng có hại từ nguồn nước ngầm đến người dân sửdụng nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt tại hai huyện là khá cao

Trên cơ sở đó, đề tài lựa chọn vấn đề “Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nướcngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọngthuộc tỉnh Lâm Đồng” để thực hiện nghiên cứu nhằm xác định nồng độ arsen ở một sốhuyện thuộc Lâm đồng và đánh giá ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, từ đó đưa ra nhữngkhuyến cáo và biện pháp phòng tránh giảm thiểu những tác động có hại cho người dântrong hai huyện nói riêng và trong tỉnh Lâm Đồng nói chung

I.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: arsen trong nước ngầm và dân cư sử dụng nguồn nước ngầmnày vào mục đích sinh hoạt tại hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng

- Phạm vi nghiên cứu: hai huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương thuộc tỉnh LâmĐồng

I.3 Mục tiêu của đề tài

- Quan trắc nồng độ arsen trong môi trường nước ngầm tại hai huyện Đơn Dương vàĐức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng

- Tính toán liều lượng tiếp nhận vào cơ thể đối với cộng đồng dân cư sử dụng nguồnnước ngầm bị ô nhiễm arsen vào mục đích sinh hoạt

- Đánh giá rủi ro đến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với arsen trong nước ngầm

Trang 5

I.4 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập khảo sát các số liệu về diện tích, dân số, số giếng nước, phân bố dân cư vàphân bố nước ngầm của huyện

- Lên kế hoạch quan trắc: chia ô lưới, chọn địa điểm thu mẫu, tần suất lấy mẫu, phươngpháp thu, bảo quản và phân tích mẫu

- Tính toán liều lượng tiếp nhận và đánh giá rủi ro đến sức khỏe người dân, đề xuất biệnpháp quản lý và giảm thiểu rủi ro

I.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định vị, số hóa bản đồ

- Phương pháp tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp đánh giá rủi ro

I.6 Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài tiến hành đánh giá hàm lượng arsen trên địa bàn khảo sát, từ đó thu thập đượccác số liệu về những vị trí ô nhiễm arsen, xây dựng bản đồ nồng độ arsen trên địa bàn haihuyện

- Từ những kết quả khảo sát, đề tài xác định được những vị trí có nồng độ arsen cao vàđưa ra cảnh báo cho người dân tại những khu vực này có những biện pháp phòng tránhgiảm thiểu tác hại của ô nhiễm arsen trong nước ngầm

- Đề tài tiến hành đánh giá rủi ro đến sức khỏe người dân, từ đó thể hiện được nguy cơmắc các loại bệnh của người dân vùng nghiên cứu, góp phần xây dựng hệ thống số liệugiúp các nhà quản lí môi trường xây dựng chương trình quản lí giảm thiểu rủi ro tới sứckhỏe người dân

Trang 6

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

II.1 Tổng quan về Arsenic

II.1.1 Một số tính chất của Arsenic (As)

As chiếm 1.10-4 % tổng số nguyên tử trong vỏ trái đất, chúng tồn tại chủ yếu ởdạng khoáng vật sunfua: Sunfide Orpiment vàng – As2S3 và Realgar đỏ - As4S4;… Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, Arsenic nằm ở phânnhóm Va với một số các đặc trưng:

Bảng II.1 Tính chất hóa học của nguyên tử arsen

Eion hòa I (kcal/ntg) 226

Eion hòa II (kcal/ntg) 466

Eion hòa III (kcal/ntg) 653

As tồn tại ở hai dạng kim loại và không kim loại:

Ở dạng không kim loại As là chất rắn màu vàng (còn gọi là As vàng) được tạonên khi làm ngưng tụ hơi, có mạng lưới lập phương (giống Photpho trắng), kiến trúcmạng lưới bao gồm các phân tử As4 liên kết với nhau bằng lực Vanderwaals Phân

tử As4 có cấu tạo hình tứ diện đều với các nguyên tử As nằm ở đỉnh Do có mạnglưới phân tử nên As vàng kém bền ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của ánh sáng dễchuyển sang dạng kim loại (dạng bền hơn)

Dạng kim loại có màu bạc trắng, hơi xám (gọi là As xám) As xám có cấu trúcdạng Polime, có mạng lưới nguyên tử giống Photpho đen, có khả năng dẫn nhiệt,dẫn điện nhưng giòn có thể nghiền thành bột dễ dàng

Trang 7

As tồn tại ở các mức oxi hóa -3, +3, +5 với các hợp chất As(III) (Asenhidrua,Các Asenua kim loại,Asen(III) oxit – As2O3, Acid Asenous, Asensunfua: As4S6.Asentrihalogenua: AsX3) và hợp chất As(V) (Asen oxit : As2O5 ;Acid Asenic ;AsenSunfua : As2S5 ; Asen Pentahalogenua : Chỉ có AsF5).

II.1.2 Dạng tồn tại của As trong môi trường

II.1.2.1 Sự xuất hiện của As và hợp chất As trong môi trường

Những nghiên cứu về sự hình thành của As trong môi trường và trong các mẫusinh học đang là những chủ đề được quan tâm đến nhiều nhất hiện nay As xuất hiệntrong tự nhiên một cách phổ biến trong các khoáng vật, bên cạnh đó, sự sử dụng Asmột cách rộng rãi trong các hoá chất nhuộm màu, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ lànhững nguồn chính cho sự có mặt của arsenic trong môi trường

Trên thực tế, trước đây As được ứng dụng trong một số lĩnh vực như sau:

hoặc dùng để chữa các bệnh ngoài da …

thực vật Khoảng 70% thuốc bảo vệ thực vật trong thành phần có chứa As nằm ởcác dạng :

(1) Monosodium methane arsenate (MSMA) – HAsO3CH3Na;

(2) Disodium methane arsenate (DSMA) – Na2AsO3CH3;

(3) Dimethylarsinic acid (cacodylic acid) – (CH3)2 AsO2H;

(4) Arsenic acid – H3AsO4

trong công nghiệp chẳng hạn như: bảo quản gỗ, sản xuất gương kính, hợp kim vàcác thiết bị điện tử, làm chất xúc tác hoặc chất phụ gia…

II.1.2.2 Dạng tồn tại của As trong môi trường

Các dạng tồn tại của As trong môi trường là vấn đề đáng quan tâm bởi vì có sựkhác nhau về mức độ độc giữa chúng Trong môi trường As tồn tại chủ yếu ở cácdạng:

Trang 8

Arsenite As(III), arsenate As(V), arsenious acids (H3 AsO3 , H2AsO3 –, HAsO32–)arsenic acids (H3AsO4, H2AsO4–, HAsO42–), dimethylarsinate (DMA),monomethylarsonate(MMA), arsenobetaine(AB) và arsenocholine (AC).

Những dạng hợp chất này minh hoạ cho sự đa dạng của các trạng thái oxy hoácủa As và kết quả là đưa đến sự phức tạp về hoá tính của nó trong môi trường.Trong pha nước với môi trường thoáng khí acid, Arsenic chiếm ưu thế ở pH cực

kỳ thấp (pH<2), trong khoảng pH từ 2 – 11 chúng được thay thế bởi H2AsO4– vàHAsO42–.

Hình II.1 Sự phụ thuộc của dạng tồn tại hợp chất arsen vào pH

Arsenious acid xuất hiện trong điều kiện pH thấp và có sự khử nhẹ tuy nhiên khi

pH gia tăng nó sẽ được thay thế bởi H2AsO3 – và khi pH vượt quá 12 sẽ làm xuấthiện HAsO32– Với môi trường pH thấp và có mặt sunfua có thể tạo thành HAsS2.Các hợp chất Asine, dẫn xuất asine và arsenic xuất hiện ở điều kiện khử cao Bởi

vì nó tạo thành dạng anion trong dung dịch nên As không kết hợp với các anion đơngiản như Cl-; SO43- như các cation kim loại Đúng hơn là các hợp chất anion As cư

xử như các gốc tự do trong nước As (III) phản ứng với nhóm sulphur và sulphydrylnhư cystine, organic dithiols, proteins, enzymes nhưng không phản ứng với amine

Trang 9

Tuy nhiên As(V) lại phản ứng với nhóm nitrogen khử như amine nhưng lạikhông phản ứng với nhóm sulphydryl.

Hàm lượng As trong nước ngầm phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và trạng tháimôi trường địa hóa Dạng As tồn tại chủ yếu trong nước ngầm là H3AsO4-1 (trongmôi trường pH acid đến gần trung tính), HAsO4-2 (trong môi trường kiềm)

Hình II.2 Sự phụ thuộc dạng tồn tại của arsen vào môi trường địa hóa

Hợp chất H3AsO3 được hình thành chủ yếu trong môi trường oxy hóa-khử yếu.Các hợp chất của As với Na có tính hòa tan rất cao, còn những muối của As với Ca,

Mg và các hợp chất As hữu cơ trong môi trường pH gần trung tính và nghèo Ca thì

độ hòa tan kém hơn các hợp chất arsen hữu cơ, đặc biệt là arsen-acid fulvic Cáchợp chất của As+5 được hình thành theo phương thức này As trong nước ngầmthường tập trung cao trong kiểu nước bicarbonat như bicarbonat Cl, Na, B, Si Nướcngầm trong những vùng trầm tích núi lửa, một số khu vực quặng hóa nguồn gốcnhiệt dịch, mỏ dầu-khí, mỏ than, …thường giàu As Thế oxy hóa khử, độ pH củamôi trường và lượng kaloit giàu Fe3+ …, là những yếu tố quan trọng tác động đếnquá trình oxy hóa - khử các hợp chất As trong tự nhiên Những yếu tố này có ýnghĩa làm tăng hay giảm sự độc hại của các hợp chất As trong môi trường sống

II.1.3 Độc học của Arsenic

II.1.3.1 Sự chuyển hóa sinh học của As

Trong cơ thể nhiều loài sinh vật có khả năng tích luỹ sinh học đối với arsenic và

có thể xúc tác cho quá trình oxi hoá từ arsenite thành arsenat đồng thời cũng thúcđẩy sự tạo thành methyl arsines thông quá các quá trình sinh học Sản phẩm methylhoá arsenic được tạo thành bởi các vi khuẩn methogenic trong điều kiện hiếu khí

Trang 10

Các hợp chất arsenic bị methyl hoá bởi vi khuẩn và nấm tạo thành dimethyl vàtrimethylarsine bởi một cơ chế liên quan tới sự thay thế của các nguyên tử oxygenbởi các nhóm methyl Sự methyl hoá được xem như là một cơ chế giải độc đối vớicác vi sinh vật và đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá As từ trầm tích vàonước và không khí.

McBride và Wolfe cho rằng arsenat có thể bị chuyển hoá thành dimethylarsinebởi Methanobacterium dưới điều kiện hiếu khí Methylarsonic được tạo thành từ sựmethyl hoá arsenite có thể chuyển hoá qua các sản phẩm trung gian và cuối cùng bịkhử thành dimethylarsine

Trong điều kiện acid loài nấm Cadida humicola có thể chuyển hoá Arsenatethành Trimethylarsine Một phần ít hơn của Trimethylarsine cũng được tạo thànhbởi loài nấm này từ Arsenite, methylarsonate và dimethylarsinate Những loài nấm

có khả năng tạo ra sản phẩm trimethylarsine từ các hoá chất bảo vệ thực vậtmonomethylarsonate và dimethylarsinate bao gồm: Candida humicola, Gliocaninumroseum và một giống của Penicillium

Sự methyl hoá của As đóng vai trò quan trọng bởi vì kết quả của quá trình là tạo

ra các sản phẩm cực độc:

Trang 11

Hình II.3 Sự chuyển hóa trimethylarsine thành các sản phẩm cực độc

II.1.3.2 Độc học của Arsenic

Về mặt sinh học, As là một chất độc có thể gây một số bệnh trong đó có ung thư

da và phổi Mặt khác As có vai trò trong trao đổi nuclein, tổng hợp protit vàhemoglobin As ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trao đổi chất, làm giảmmạnh năng suất, đặc biệt trong môi trường thiếu photpho Trong môi trường sinhthái, các dạng hợp chất As hóa trị (3) có độc tính cao hơn dạng hóa trị (5) Môitrường khử là điều kiện thuận lợi để cho nhiều hợp chất As hóa trị 5 chuyển sang Ashóa trị 3 Trong các hợp chất của As trong môi trường thì arsenite đáng được quantâm tới nhiều nhất bởi vì tính độc của nó cao hơn gấp 10 lần so với arsenate và hơngấp 70 lần so với các dạng methyl hoá của nó, trong khi đó DMA, MMA ít độc hơncòn AB và AC lại gần như không độc

Sự nhiễm độc As còn gọi là Arsenicosis xuất hiện như một tai họa môi trườngđối với sức khỏe con người trên thế giới Theo các nghiên cứu những người sốngtrên khu vực có hàm lượng As trong nước giếng khoan cao hơn 0,05 mg/l cho thấytới 20% dân cư bị xạm da, dầy biểu bì và có hiện tượng ung thư da Hiện chưa cóphương pháp hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc As

Trang 12

Thông thường Arsen đi vào cơ thể con người trong một ngày đêm thông quachuỗi thức ăn khoảng 1mg và được hấp thụ vào cơ thể qua đường dạ dày nhưngcũng dễ bị thải ra Hàm lượng As trong cơ thể người khoảng 0.08-0.2 ppm, tổnglượng As có trong người bình thường khoảng 1,4 mg As tập trung trong gan, thận,hồng cầu, homoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da, phổi, tóc Hiệnnay người ta có thể dựa vào hàm lượng As trong cơ thể con người để tìm hiểu hoàncảnh và môi trường sống, như hàm lượng As trong tóc nhóm dân cư khu vực nôngthôn trung bình là 0,4-1,7 ppm, khu vực thành phố công nghiệp 0,4-2,1 ppm, cònkhu vực ô nhiễm nặng 0,6-4,9 ppm.

Sự xâm nhập, phân bố và lưu trữ của Arsenic cũng như các hợp chất của nó trong

cơ thể người có thể hình dung theo sơ đồ sau:

Hình II.4 Sự xâm nhập của Arsenic và các hợp chất của nó trong cơ thể

Sự nhiễm độc As có thể phân loại thành các dạng nhiễm độc cấp tính và nhiễmđộc mãn tính với các biểu hiện:

Ngộ độc As cấp tính : khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch

đập yếu, bí tiểu và có thể tử vong

Nhiễm độc As mãn tính: xuất hiện các đốm sẫm màu trên thân thể hay ở đầu

các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da (thường xuất hiện ở tay, chân, phần cơ thể

bị cọ sát nhiều hoặc tiếp xúc với ánh sáng nhiều), có thể gây đến hoại tử, rụng dầntừng đốt ngón chân cuối cùng sẽ có thể dẫn đến ung thư, đột biến gen và tử vong

Trang 13

 Sự nhiễm độc As mãn tính được phân làm bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn tiền lâm sàng: chưa có biểu hiện tổn thương thực thể nhưng As có thểphát hiện được tại các mẫu nước tiểu và mẫu mô cơ thể

Giai đoạn lâm sàng: sự ảnh hưởng suất hiện trên da, hay gặp nhất là cơ thể cóbầm tím tay chân, trong trường hợp nặng có hiện tượng hóa sừng tại da ban tay,lòng bàn chân Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO thì giai đoạn này xuất hiện sau 5đến 10 năm uống nước nhiễm thạch tín quá tiêu chuẩn

Giai đoạn biến chứng: khi các triệu trứng lâm sàng càng trở nên trầm trọng hơn,gan thận và lách sưng to, cơ thể bị viêm giác mạc, viêm phế quản và đái tháođường

Giai đoạn cuối: Sự xuất hiện của bệnh ung thư (da, phổi )

As(III) thể hiện độc tính của nó bằng sự tấn công vào nhóm –SH của enzyme làm

ức chế hoạt động của enzyme:

Dihydrolipoic acid protein là enzyme trong chu trình acid citric

Mặt khác do có tính chất hóa học tương tự như photpho mà As cũng có thể gâytương tác xấu trong các quá trình sinh hóa có sự tham gia của photpho Chẳng hạntrong sự tạo thành ATP (ademosine triphoglyphate) khi có mặt của As sẽ gây trởngại trong quá trình tạo 1,3 – Diphosphoglycerate cho ra sản phẩm 1 – arseno – 3 –phosphoglycerate gây hiệu ứng xấu cho cơ thể:

Chẳng hạn

như

Trang 14

ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và một số các phương pháp định lượng

As được biết như phương pháp hấp phụ nguyên tử, phương pháp phổ hấp thụ phân tử,phương pháp điện hoá, phương pháp kích hoạt nơtron – NAA, phương pháp sắc ký…

II.1.4.1 Phương pháp khối lượng

Xác định As dựa trên việc kết tủa As2S3 bằng dithioaxetamit trong môi trường axit HCl,hoặc H2SO4 hoặc HClO4 0,1N Dung dịch chứa kết tủa được đun trên bếp cách thuỷ, lọclấy kết tủa sấy khô ở 2000C đến khối lượng không đổi, rửa lại bằng nước cất và làm khô ởnhiệt độ 1700C Cân kết tủa và tính hàm lượng As tương ứng Tuy nhiên phương pháp nàychỉ áp dụng với mẫu có hàm lượng As lớn và phải thực hiện qua nhiều công đoạn

II.1.4.2 Phương pháp phân tích thể tích

Xác định As dựa trên phản ứng oxi hoá khử: AsO32- + I2 + H2O -> AsO43- + 2I- + 2H+

Phản ứng phụ thuộc vào nồng độ H+, vì vậy để phản ứng xảy ra theo chiều thuận, phảithực hiện trong điều kiện dư NaHCO3 (dung dịch có pH = 8) Chất chỉ thị là hồ tinh bột.Phương pháp này cho phép xác định được hàm lượng As từ 0,1% đến vài chục phần trăm

Trang 15

II.1.4.3 Phương pháp phân tích trắc quang

As trong dung dịch phân tích được khử về asin bằng natri hydroborat ở môi trườngpH=6, khí asin được dẫn đi trong dòng N2 qua bình thuỷ tinh đựng chì axetat, sau đóđược dẫn vào bình chứa thuốc thử bạc dietyldithiocacbamat, ở đó As sẽ tạo phức màu

đỏ với bạc dietyl dithio cacbamat có bước sóng hấp thụ quang là 520nm Trong phươngpháp này sunfua các nguyên tố kim loại: crom, coban, đồng, thuỷ ngân,… có ảnh hưởngđến việc xác định As, song có thể loại trừ ảnh hưởng bằng cách dùng axetat chì để giữlại khí sunfua Ngoài ra, khi hàm lượng antimony lớn hơn 5mg/L cũng ảnh hưởng đếnviệc xác định As do hợp chất SbH3 cũng tạo ra trong quá trình tạo asin và cũng tạo phứcmàu đỏ bước sóng hấp thụ quang 510nm với bạc dithiocacbamat, vì vậy phương phápnày chỉ cho phép xác định As trong mẫu có hàm lượng antimony nhỏ Độ nhạy và độchính xác của phương pháp này tương đối cao, cho phép xác định cỡ 1mg/mL

II.1.4.4 Phương pháp điện hoá-cực phổ Vol-ampe

Cường độ dòng phụ thuộc thế điện phân trong dung dịch và thế điện cực Người ta tiếnhành điện phân và đo cường độ dòng với một dãy dung dịch chuẩn biết trước nồng độ.Dựa vào đồ thị xác định được nồng độ chất phân tích khi biết cường độ dòng Giá trị nửathế sóng cho biết thành phần định tính, chiều cao sóng cho biết thành phần định lượng củachất phân tích Phương pháp này có giới hạn phát hiện cỡ ng/mL

II.1.4.5 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử ICP-AES

Khi nguyên tử ở trạng thái hơi, nhờ một nguồn năng lượng thích hợp như nhiệt, điện

để kích thích đám hơi nguyên tử tự do đó phát xạ, sau đó thu phân li toàn bộ phổ phát xạ

để đánh giá thành phần mẫu phân tích Có thể dùng phổ phát xạ để phân tích định tính,định lượng Đây là phương pháp hiện đại cho độ nhạy và độ chính xác rất cao, nó tuỳthuộc vào các loại thiết bị khác nhau, cho phép xác định lượng vết nguyên tố mà khôngcần làm giàu và một ưu điểm đặc trưng của phương pháp đó là cho phép phân tích hàngloạt các nguyên tố Phương pháp này, năng lượng nhiệt của nguồn kích thích được quyếtđịnh bởi dòng điện cảm ứng trong cuộn tự cảm, năng lượng cao tần của máy phát HF Vìvậy nhiệt độ ở plasma rất ổn định dẫn đến phép đo có độ ổn định cao hơn rất nhiều so vớinguồn hồ quang điện hay tia lửa điện Kĩ thuật này có thể xác định As đến 0,02ng/mL

Trang 16

II.1.4.6 Phương pháp huỳnh quang nguyên tử

Khử As bằng NaBH4 pha trong NaOH nồng độ 0,5%, khí hidrua sinh ra được dẫn trựctiếp vào ống cuvet Pyrex được treo vào một cái giá, dùng nguồn đơn sắc là đèn EDL đặttrên ngọn lửa là ArH2, giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,06 đến 0,1 ng/mL

II.1.4.7 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F-AAS

Nhiệt độ của ngọn lửa đèn khí được điều chỉnh phụ hợp với từng nguyên tố và từng loạidung dịch mẫu Khí được đốt để tạo ra ngọn lửa có thể là hỗn hợp C2H2-KK hay hỗn hợp

N2O-C2H2 hoặc H2-C2H2 Dựa vào tính chất nguyên tử của từng nguyên tố mà chọn ngọnlửa cho nhiệt độ thích hợp

II.1.4.8 Phương pháp quang phổ hấp thụ không ngọn lửa (ETA-AAS)

Quá trình nguyên tử hoá được thực hiện trong cuvet graphit hay thuyền tăng tan vớithời gian ngắn (sự nguyên tử hoá tức khắc) nhờ năng lượng của dòng điện công suất lớn ởmôi trường khí trơ Nguồn năng lượng thường được dùng hiện nay là dòng điện có cường

độ dòng rất cao (từ 50-600A) và hiệu điện thế thấp (nhỏ hơn 12V) hay năng lượng củadòng cao tần cảm ứng

II.1.5 Tiêu chuẩn về arsen

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT,tiêu chuẩn nước ngầm đối với arsen là 0.05 mg/l

Trước thảm hoạ thạch tín đang hiện hữu ở nhiều Quốc gia bị nhiễm arsen, trong đóBăng-la-đét nghiêm trọng nhất, ngày 24/5/2000, Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA)quyết định giảm thông số arsen trong Tiêu chuẩn nước uống của Hoa Kì từ 0,05 mg As/L,ngang TCVN, xuống còn 0,005 mg As/L

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1993 đến nay, có khuyến cáo, nồng độ Arsentrong nước uống không được lớn hơn 0,01mg/L Từ năm 2002, Bộ Y tế Việt Nam đã đưatiêu chuẩn arsen nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 vào áp dụng Hiện nay, Tiêu chuẩn Nhà nước vềnước uống TCVN 5501-1991 và Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước uống và sinh hoạt của

Bộ Y tế số 505 BYT/QĐ/2002 qui định thông số arsen không được lớn hơn 0,01mg As/L

Trang 17

II.1.6 Giảm thiểu As trong nước

II.1.6.1 Một số quá trình giảm thiểu As trong nước

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm giảm thiểu hàm lượng As trong nước Hầuhết các kỹ thuật giảm thiểu As trong nước đều dựa trên một số các quá trình hoá lý cơ bảnbao gồm:

 Quá trình kết tủa: As ở trạng thái tan trong nước được đưa về dạng chất rắn khótan như calcium arsenate Các chất rắn này được loại bỏ nhờ quá trình sa lắng và lọc Khicác chất gây keo tụ được thêm vào và tạo thành bông keo tụ thì các dạng As tan trongnước trở nên không tan và tạo thành các hợp chất rắn không tan Do đó có thể giảm thiểu

As trong nước bằng các quá trình kết tủa bao gồm đông tụ - lọc; lọc trực tiếp; tuyển nổi

 Quá trình hấp phụ: hấp phụ lên than hoạt tính, nhôm hoạt tính, mangan oxit, sắtoxit hoặc vật liệu vô cơ

 Quá trình trao đổi ion được thực hiện với các nhựa trao đổi anion đặc biệt

 Quá trình lọc màng bao gồm công nghệ lọc nano, thẩm thấu ngược

 Quá trình sinh học loại bỏ As trong nước

Hầu hết các quá trình này đã trở thành những công nghệ xử lý nước nhiễm As truyềnthống chẳng hạn như hấp phụ, trao đổi ion, lọc màng… Một số quá trình như hấp phụ trênnhôm hoạt tính, trao đổi ion đã được sử dụng để sử lý As trong nguồn nước sinh hoạt ởquy mô nhỏ như hộ gia đình Các quá trình sinh học hay điện hóa cũng được nghiên cứu

để xử lý nước nhiễm As Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu như đang còn ở mức độ thínghiệm mà chưa được áp dụng thực tế một cách rộng rãi Các quá trình hấp phụ và traođổi ion hiện nay đang là những quá trình có khuynh hướng được sử dụng nhiều trong thực

tế do chi phí thiết bị và bảo dưỡng thấp, không yêu cầu trình độ chuyên môn cao khi vậnhành

II.1.6.2 Một số cách để hộ dân tự phòng tránh arsen

Ở hộ gia đình dùng bơm điện

Giàn mưa làm bằng ống nhựa, đường kính 27mm, khoan 150-200 lỗ, mỗi lỗ có đườngkính 1,5-2mm tuỳ công suất máy bơm đang sử dụng Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi đỡdày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5-3 gang Không dùng loạiđệm lót giường, hoặc than củi dễ sinh phản ứng phụ, làm tăng nồng độ nitrit trong nước

Trang 18

Ở hộ gia đình dùng bơm tay

Nước từ vòi bơm róc vào máng mưa Máng mưa cần có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễtan vào nước, phát huy hiệu quả oxi hoá của oxi có sẵn trong không khí Sau khi qua mángmưa, nước cho chảy qua bể lọc có 3 ngăn: ngăn đầu dùng lọc cặn, nước thô chảy từ dướilên; có đường xả cặn ở đáy, ngăn hai dùng lọc tinh, nước chảy từ trên xuống, ngăn thứ badùng chứa nước sạch Kích thước tối ưu bể lọc phụ thuộc vào công suất, lưu lượng từnggiếng Trung tâm nước sạch và VSMT NT tỉnh Thái Bình đã sử dụng loại hình này từ lâu

II.1.7 Tình hình arsen trên thế giới, Việt Nam và Lâm Đồng

II.1.7.1 Tình hình arsen trên thế giới

Arsen đang là mối quan tâm hàng đầu của những nước như Băngladet, Ấn Độ, Hoa Kỳ,Myanma, Thái Lan và Việt Nam Năm 2005, Trung Quốc là nhà sản xuất arsen trắng hàngđầu, chiếm gần 50% sản lượng thế giới Sau đó là Chile và Peru, theo báo cáo của Khảosát Địa chất Vương quốc Anh

EPA Hoa kỳ định nghĩa arsenic là một trong những hóa chất bền vững (persistent), sinh

tụ (bioaccumulative) và độc hại (toxic) có khả năng kết tụ bền vững trong môi trườngkhông khí, đất và nước Về phía Việt Nam, arsenic nằm trong danh sách các hóa chất bịcấm xử dụng do nghị định số 23/BVTV-KHKT/QD ngày 20/4/1992 do Bộ Nông nghiệpLương thực phê chuẩn

Cách đây khoảng nửa thế kỷ, các khoa học trên thế giới chưa lưu tâm nhiều đến nạn ônhiễm arsenic trong các mạch nước ngầm Mãi đến năm 1961, ô nhiễm arsenic trong nướcngầm mới được khám phá lần đầu tiên ở Taiwan Và sau đó, các nước sau đây lần lượtkhám phá ra tình trạng ô nhiễm trên như Bỉ, Hòa Lan, Đức, Ý, Hung Gia Lợi, Bồ ĐàoNha, Phi luật Tân, Ghana, Hoa Kỳ, Chí Lợi, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình, và Thái Lan Năm

1992, nhiễm độc arsenic đã được khám phá và là một quốc nạn cho Ấn Độ tại WestBengal Thảm trạng trên có thể được xem là một nguy cơ hủy diệt cho vùng này Arsenichiện diện trong bảy quận hạt bao gồm 37.500 km2 với 34 triệu dân sinh sống và theoMandal, chuyên gia về độc hại của Ấn Độ, ước tính khoảng 17 triệu dân trong vùng bịnhiễm Gần đây, ô nhiễm arsenic ở Bangladesh còn trầm trọng hơn nữa, ảnh hưởng đếnhơn 23 triệu dân năm 1997; con số này tăng lên gần 60 triệu theo công bố mới nhất của BộWater Resources của Bangladesh (2005)

Trang 19

Nguyên nhân tạo ra hai thảm trạng ô nhiễm trên là do hàm lượng quá cao của arsenic trong các mạch nước ngầm giữa biên giới Ấn Độ và Bangladesh, hàm lượng trên thay đổi

từ 0.059 đến 0.105 mg/L

Theo Peter Ravenscroft từ khoa Địa -Trường Đại học Cambridge, khoảng 80 triệu người trên khắp thế giới tiêu thụ khoảng 10 tới 50 phần tỷ arsen trong nước uống của họ

II.1.7.2 Tình hình arsen ở Việt Nam

Do cấu tạo địa chất, nhiều vùng ở nước ta nước ngầm bị nhiễm arsen Theo thống kêchưa đầy đủ của Bộ Y tế (2009), cả nước có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, trong đónhiều giếng có nồng độ arsen cao hơn từ 20-50 lần nồng độ cho phép (0.01mg/L), ảnhhưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng Hiện 21% dân số Việt Nam đangdùng nguồn nước nhiễm arsen vượt quá mức cho phép và tình trạng nhiễm độc arsen ngàycàng rõ rệt và nặng nề trong dân cư Song phần lớn người dân vẫn không hề hay biếtnhững tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe khi tích tụ những chất độc này trong cơ thể

Hình II.5 Bản đồ các khu vực nhiễm arsen trên toàn quốc

(Trên bản đồ Lâm Đồng đang là điểm nóng về ô nhiễm arsen)

Trang 20

Theo kết quả cuộc khảo sát của Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Côngnghệ Việt Nam, Cục Thuỷ Lợi, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

2004, tại châu thổ sông Hồng, những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là phía Nam HàNội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương ỞĐồng bằng sông Cửu Long, cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng độ arsen cao nằm

ở Đồng Tháp và An Giang

Theo kết quả điều tra của Cục Thuỷ lợi thuộc Bộ NN&PTNT ngầm tại Hà Nội 2002,

2003, nguồn nước ngầm của Hà Nội cũng đang ở mức báo động vì bị nhiễm Arsen vượttiêu chuẩn cho phép Khu vực nội thành, có 32% số mẫu bị nhiễm, các khu vực khác nhưĐông Anh 13%, Gia Lâm 26,5%, Thanh Trì 54%, Từ Liêm 21%

Theo đánh giá hiện trạng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm của Viện Vệ sinh y tế côngcộng (Bộ Y tế), mức độ nhiễm arsen ở 4 tỉnh ĐBSCL là Long An, Đồng Tháp, An Giang

và Kiên Giang, hàm lượng khá cao, đe dọa sức khỏe của người dân Tại một số huyện củaĐồng Tháp và An Giang, tình trạng này rất đáng báo động khi phần lớn các mẫu khảo sátđều bị nhiễm với hàm lượng vượt ngưỡng 100 ppb, cá biệt có những mẫu lên tới 1.000ppb Tổng số mẫu khảo sát tại tỉnh An Giang là 2.699 mẫu với tỉ lệ nhiễm Asen là20,18%, tập trung nhiều tại một số huyện như: An Phú 97,3%, Phú Tân 53,19%, Tân Châu26,98% và Chợ Mới 27,82% Hàm lượng arsen trong nước ngầm tại các huyện này khiphân tích đều từ 100 ppb trở lên, được tìm thấy ở các giếng tầng nông, độ sâu dưới 60m

và được dùng cho sinh hoạt phổ biến trong người dân Trong tháng 11/2006, Viện Y họclao động và môi trường TP.HCM đã tổ chức khám sức khỏe cho người dân tại 2 huyện TriTôn và An Phú, kết quả có đến 10 ca nghi nhiễm Asen với những biểu hiện như sừng hóa

da, xuất hiện các đốm sẫm màu trên cơ thể Tại thôn Thống Nhất (Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây)

có tới 22 người bị chết do ung thư mà nguyên nhân được xem là do nguồn nước nhiễmarsen cao gấp 17-30 lần mức độ cho phép (do công ty cổ phần hóa chất và công nghệ nướcquốc tế đo -Theo báo Tiền Phong)

Khảo sát của các chuyên gia tại 3 xã Hòa Hậu, Bồ Đề và Vĩnh Trụ (Hà Nam), quakhám lâm sàng 650 người dân, trong đó xét nghiệm cận lâm sàng cho 100 người, Viện Yhọc lao động và vệ sinh môi trường đã phát hiện 28,3% bị các bệnh về da (so với tỷ lệtrung bình cả nước là 3-5%), tỷ lệ ung thư các bộ phận tiêu hóa và tiết niệu cao hơn cácdạng ung thư khác, có 31 trường hợp thiếu máu trong đó 28 người thiếu máu có liên quanđến nhiễm độc arsen mãn tính

Trang 21

Theo kết quả xét nghiệm arsen do UNICEF hỗ trợ Việt Nam từ 2001 đến 2004 tại 25tỉnh thành thì Hà Nam đứng đầu vì mức độ ô nhiễm arsen nghiêm trọng nhất Trong 7.040mẫu nước lấy từ giếng khoan, có tới 3.530 mẫu có hàm lượng lớn hơn 0,05 mg/L.Theo thống kê ban đầu của UNICEF, tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người có nguy cơ

bị bệnh do tiếp xúc với arsen Qua những số liệu thu thập được cho thấy sự ô nhiễm arsen

ở miền Bắc cao hơn miền Nam UNICEF khẳng định mức độ ô nhiễm arsen của Hà Namnghiêm trọng như ở Bangladesh - nơi được đánh giá là có độ ô nhiễm arsen cao trên thếgiới UNICEF cho rằng sự ô nhiễm arsen ở phía Nam của Hà Nội là vấn đề nghiêm trọngnhất ở Việt Nam hiện nay

Những cuộc khảo sát về nồng độ arsen trong nước sinh hoạt của người dân khu vựcnông thôn do Cục Thuỷ lợi, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn-CERWASS (Bộ NN&PTNT), Viện Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế tiến hành trên 23tỉnh cho kết quả nồng độ arsen trong nước ở các tỉnh này vượt chuẩn cho phép 47,17% Trong đó, các tỉnh có nguồn nước nhiễm arsen cao là Hà Nam (64,03%), Hà Nội(61,63%), Hải Dương (51,99%) Đáng nói là nhiều mẫu nước có hàm lượng arsen vượtquá 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép

II.1.7.3 Tình hình arsen tại Lâm Đồng

Hình II.6 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

Trang 22

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Trọng, hiệnmột số mẫu nước trong các khe suối thuộc khu vực K74 thuộc xã Đạ Quyn - điểm nóngđào đãi vàng trái phép ở huyện Đức Trọng có hàm lượng Arsen cao gấp từ 5.698 - 5.733lần so với quy định.

Tại Lâm Đồng hiện nay chưa có báo cáo chính thức nhưng nhiều nghiên cứu được thựchiện cho thấy Lâm Đồng có nồng độ arsen trong nước ngầm đáng báo động, thuộc danhsách các tỉnh có arsen cao trong cả nước

II.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 9.764,8km2, chiếmkhoảng 2,9% diện tích cả nước, dân số 996.221 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu sốchiếm 23% dân số toàn tỉnh Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội,

an ninh, quốc phòng, là vùng đất giàu về tài nguyên thiên nhiên, có nhiều thế mạnh, tiềmnăng đã và đang được khai thác phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước

Lâm Đồng là quê hương lâu đời của các dân tộc anh em Mạ, Cơ Ho, Chu Ru,M’Nông, vùng đất có di sản văn hoá đặc sắc, nhiều phong tục tập quán và truyền thốngtốt đẹp, đồng thời là nơi “đất lành chim đậu” của đồng bào nhiều dân tộc ở mọi miền đấtnước về đây lập nghiệp trong khoảng một trăm năm trở lại đây

Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao trung bình 1.500m so với mực nước biển,khí hậu mát mẻ trong lành, có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, là một trong những trung tâm

du lịch - nghỉ dưỡng quan trọng của cả nước và khu vực Đông Nam Á

Vị trí địa lý: Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, Phía Tây Nam giáp

tỉnh Đồng Nai, Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

II.2.2 Huyện Đức Trọng

Huyện Đức Trọng nằm trên vùng các trục giao thông huyết mạch của tỉnh Lâm Đồng:Quốc lộ 20 (Đà Lạt - Thành Phố Hồ Chí Minh), tỉnh lộ 27 (Ninh Thuận - Đắk Lăk) và cócảng hàng không Liên Khương nên rất thuận lợi trong giao lưu phát triển

Trang 23

Đức Trọng ngày càng trở thành một trong những huyện có vị trí quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

Bảng II.1 Dân số huyện Đức Trọng (2009)

(Nguồn: Trung tâm dân số, gia đình và trẻ em huyện Đức Trọng)

Đức Trọng là một trong những huyện có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế- xã hộicủa tỉnh Lâm Đồng Với ưu thế về nhiều mặt, sự phát triển kinh tế của huyện Đức Trọngkhá toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàthương nghiệp, dịch vụ Đức Trọng là một trong những địa danh quen thuộc đối với dukhách trong nước và với du khách nước ngoài Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm

du lịch và hoạt động dịch vụ văn hoá - thể thao Huyện có sân bay Liên Khương là cửangõ ra vào thành phố Đà Lạt bằng đường hàng không

Về vị trí địa lý, huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắcgiáp thành phố Đà Lạt, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Đơn Dương

Trang 24

và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp huyện Di Linh và Lâm Hà Diện tích tự nhiên 902,2km2,dân số 177.952 người (năm 2009), chiếm 9,3% về diện tích và 14% dân số toàn tỉnh.Huyện Đức Trọng có mật độ dân số vào loại cao trong tỉnh: 197 người/km2 Thànhphần dân số thuộc 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 30%, chủ yếu làngười Chu Ru, K’Ho và một số đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc di cư vào từ năm1954.

II.2.3 Huyện Đơn Dương

Đơn dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm viên,

có độ cao trên 1000m Với diện tích đất tự nhiên trên 61.032 ha ; trong đó đất sản xuấtnông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha Có 10 đơn vị xã, thị trấn với dân sốtrên 91.000 dân ; Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%

Toàn huyện hiện có 93.012 khẩu, các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyệngồm có K’Ho, Chill, ChRu, Eâđê, Nùng, tày, Hoa, Chàm với tổng số 4.271 hộ và trên17.000 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện, ngành nghề củacác dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu

Bảng II.2 Dân số huyện Đơn Dương (tính đến tháng 3/2011)

Trang 25

Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn Dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi –

Có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề cửa ngõ các tỉnh miền Trung vào Đà Lạt Lâm Đồng, tiếpgiáp với trung tâm kinh tế Đức Trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều loại câytrồng; đặc biệt các lọai rau Mặt khác, xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng châncủa du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí, thắng cảnhrừng núi như đèo Ngoạn Mục, hồ Đa Nhim…

Huyện Đơn Dương phía Đông giáp Tỉnh Ninh Thuận, Phía Tây và phía Nam giápHuyện Đức Trọng Phía Bắc giáp Thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.Địa hình được chia làm 3 dạng chính: địa hình núi cao; địa hình đồi thoải lượn sóng; địahình thung lũng sông suối

Ở địa phương gồm có các loại đất chính sau: đất phù sa dốc tụ; đất phù sa sông suối;đất phù sa không được bồi hàng năm; đất nâu đỏ trên Ban Zan; đất đỏ vàng trên đá phiến;đất mùn vàng đỏ Gzanit và Daxit

II.2.4 Tính chất nước ngầm tại Lâm Đồng

Đoàn Địa chất thủy văn -Địa chất công trình 707 (nay là Đoàn Quy hoạch và Điều tratài nguyên nước) đã đề xuất đề tài “Xây dựng bản đồ quản lý nước ngầm vùng trọng điểmdân cư, kinh tế trên từng địa bàn huyện” và được cơ quan quản lý và UBND tỉnh lần lượtphê duyệt, thực hiện cho các đơn vị hành chính của tỉnh trong các năm 1999-2009 Kếtquả điều tra đã đánh giá trữ lượng khai thác, trữ lượng triển vọng khai thác và trữ lượngtiềm năng cho từng vùng đạt từ 87.000m3/ngày (vùng Di Linh) đến 354.000m3/ngày (vùngBảo Lộc)

Năm 2009 là năm cuối cùng đề tài tiếp tục xây dựng bản đồ quản lý nước ngầm thànhphố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và tổng hợp kết quả trên toàn tỉnh Hệ thốngbản đồ quản lý nước ngầm có ưu điểm nổi bật là:

- Tổng hợp được các nguồn tài liệu điều tra địa chất thủy văn đã có, thi công bổ sung 22

lỗ khoan (trong 10 năm); lựa chọn, cập nhật dữ liệu trên 200 lỗ khoan khai thác mới xuấthiện để đạt mật độ điểm cho loại tỷ lệ bản đồ nước ngầm lớn hơn (độ chính xác khi ứngdụng thực địa cao hơn)

Trang 26

- Tính toán thêm loại trữ lượng khai thác tối đa cho từng công trình đã có; trữ lượngkhai thác an toàn cho từng khu (khoảnh) có điều kiện địa chất thủy văn khác nhau và thểhiện lưu lượng khai thác an toàn bằng đơn vị tính thông dụng nhất; đánh giá chất lượngnước theo các tiêu chuẩn sử dụng hiện hành (thay cho phương thức đánh giá theo loại hìnhtồn tại của nước ngầm trong các bản đồ chuyên môn trước đây).

- Trên bản đồ và mặt cắt địa tầng còn thiết kế sơ bộ một số công trình khai thác nướcngầm ở những nơi có triển vọng phát triển

Về kiến tạo, các nhà địa chất gọi Lâm Đồng là “một trũng hoạt hóa magma kiến tạo” tức có cấu trúc địa chất rất phức tạp, nên nước ngầm tồn tại, vận động trong nó cũng rấtphức tạp Tóm tắt các kết quả điều tra trong thời gian qua:

a Tầng chứa nước Đệ tứ (abQIV, aQ)

Phân bố rộng ở các thung lũng sông, suối ở Đạ Tẻh, Cát Tiên, Nam Đức Trọng , diệntích khoảng 350km2 Thành phần gồm cát, bột, sét, sạn, sỏi, cuội, than bùn Bề dày từ 3,1 -30m, trung bình 7 - 8,3 m Riêng ở Đạ Tẻh, Cát Tiên, chiều dày trung bình 25m Mựcnước tĩnh 1 - 12m, trung bình 1,5 - 2,5m

Khả năng chứa nước thuộc loại trung bình, lưu lượng 0,02 1,75l/s, phổ biến 0,24 0,4l/s Hệ số thấm của đất đá 0,28 - 0,41m/ngày

-Nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hóa 0,1 - 0,13 g/l, độ pH 7 - 8,3 Loại hình hóa họcnước thường là Bicarbonat natri hoặc Clorua bicarbonat natri - canxi, khoảng 30% số mẫu

có hàm lượng NO3- vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt

Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa, sông, suối Nguồn thoát cũng chính

là sông, suối và một phần ngấm xuống cấp cho các đơn vị chứa nước nằm dưới nó Độngthái mực nước thay đổi theo mùa và dao động từ 0,3 - 2,6 m Thành phần hóa học biến đổitheo mùa không lớn, chỉ đủ làm thay đổi thứ tự tên gọi hóa học của nước

Tầng chứa nước Đệ tứ phân bố hẹp, xa đô thị, dân cư thưa nên tuy gần mặt đất nhưngchỉ có ý nghĩa phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp với quy mô hộ, nhóm hộ gia đình sinh sốngven các thung lũng

Trang 27

b Tầng chứa nước Miocen (N13 - N2dl)

Phân bố rải rác ở xung quanh thị xã Bảo Lộc và Bắc - Đông Bắc Di Linh, diện tíchkhoảng 100 km2 Thành phần gồm cuội sỏi, cát thô, set bentonit, diatomit, các thấu kínhthan nâu xen kẹp các lớp mỏng bazan Bề dày tầng 4,5 - 195,8 m, trung bình 20 - 70 m.Mực nước tĩnh 2,64 - 28 m Hệ số thấm đất đá 1,34 - 2,77 m/ngày Khả năng chứa nướcyếu: lưu lượng 0,04 - 0,56 l/s, trung bình 0,2 l/s Tổng khoáng hóa dưới 0,3 g/l; độ pH 5,5

- 8,2 Loại hình hóa học nước thường là Bicarbonat - clorua natri hoặc Clorua - bicarbonatmagie Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt, nước từ tầng nằm kề trên nó Nguồn thoát

là hệ thống sông, suối và bốc hơi trên bề mặt của nó

Động thái mực nước thay đổi theo mùa, trung bình 5 - 8 m Mẫu nước phân tích vàomùa mưa có độ pH nhỏ hơn mùa khô 2,4 đơn vị (cùng điểm lấy mẫu)

Đây là tầng nghèo nước, chỉ có ý nghĩa cấp nước nhỏ dân dụng ở xa nơi tập trung dâncư

a Tầng chứa nước Pleistocen, Miocen - Pliocen và Miocen (β QIIxl, β (N13 - N2)tp,

Nước có chất lượng tốt, đa số thuộc loại siêu nhạt Độ pH trung bình 7,2 - 8,1

Động thái mực nước biến đổi theo mùa, mùa khô sâu hơn mùa mưa 2,64 - 7,6 m Tổngkhoáng hóa ở giếng đào và mạch lộ về mùa mưa lớn hơn mùa khô gần 5 lần (G72 - ĐàLạt) và 2 lần (L8 - Bảo Lộc)

Tại thị xã Bảo Lộc và hai thị trấn Di Linh, Đức Trọng đã tiến hành khai thác nước trongtầng trên từ năm 1962 đến nay để phục vụ cho sinh hoạt với trữ lượng từ vài trăm đến trên5.000 m3/ngày

Trang 28

b Tầng chứa nước Creta giữa (K2đd)

Phân bố chủ yếu ở phía Nam - Đông Nam Đà Lạt, phía Nam Đức Trọng, diện tíchkhoảng 700km2

Thành phần gồm Ryolit đacit và tuf của chúng, cuội kết, cát kết, cát - bột kết, sét kết

Tuy tầng này rộng, bề dày lớn nhưng nghèo nước nên không có khả năng cung cấpnước tập trung mà chỉ phục vụ sinh hoạt quy mô hộ gia đình, canh tác nông nghiệp dọcmạng xâm thực địa phương ở vùng ven hoặc xa đô thị

c Tầng chứa nước Jura giữa (J2ln)

Phân bố ở phía Tây, Bắc Đà Lạt, Đạ Tẻh, Cát Tiên; phía Đông Đức Trọng; Nam DiLinh và rải rác Tây Bắc và Đông Nam Bảo Lộc, diện tích khoảng 3.000 km2

Thành phần gồm cát - bột kết, sét kết, bề dày từ 400 - 800 m Mực nước tĩnh từ 1,0 m(lỗ khoan 753 Đức Trọng) đến 5,3 m (lỗ khoan 76 - Đà Lạt); ở giếng đào mực nước từ 0,9

- 2,5 m Hệ số thấm từ 0,17 - 0,23 m/ngày Lưu lượng ở các lỗ khoan từ 0,21 - 0,83 l/s, ởgiếng đào dưới 0,1 l/s Nước có tổng khoáng hóa phổ biến dưới 0,1 g/l Độ pH 6,63 - 7,8.Loại hình hóa học nước phổ biến là Clorua - bicarbonat natri

Động thái mực nước thay đổi theo mùa, mùa khô nước sâu hơn mùa mưa từ 6,64m

0,89-Tầng chứa nước Jura giữa phân bố khá rộng, khả năng chứa nước kém, không có triểnvọng cung cấp nước công nghiệp

Trang 29

d Thành tạo địa chất rất nghèo nước và thực tế không có nước (yK2cn, yδJ3đp,J3đp, J3đbl)

Phân bố ở phía Tây Đà Lạt, Đông Nam Đơn Dương, phía Nam và Tây Bắc Di Linh.Diện tích khoảng 2.700km2

Thành phần gồm granit, alaskit, granitbiotit, granitđioritbiotit, hoocblen, andesit,andesitdacit và tuf của chúng Bề dày chưa xác định được

Ở Tây Nam Di Linh có lỗ khoan LT6 sâu 90 m nghiên cứu đứt gãy trong thành tạo nàycho lưu lượng 2,77 l/s; ở sân bay Cam Ly (Đà Lạt) có lỗ khoan 72 sâu 82 m cho lưu lượng0,36 l/s, tỷ lưu lượng 0,027 l/sm; các giếng đào khảo sát ở Đà Lạt cho lưu lượng trungbình 0,016 - 0,04 l/s; các mạch lộ cho lưu lượng 0,08 - 0,18 l/s;

Nhìn chung, các đá xâm nhập thuộc loại rất nghèo nước, chúng chỉ có thể cấp nước cho

hộ dân cư sinh sống rải rác ở nơi có địa hình thuận lợi

- Nước ngầm Lâm Đồng thuộc loại siêu nhạt đến nhạt Loại hình hóa học nước đa số làloại hỗn hợp, càng về phía Nam chuyển dần sang loại bicarbonat và bicarbonat - clorua

- Nước không ăn mòn sunfat, nhưng có tính ăn mòn rửa lũa

- So sánh với giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các thành phần trong nướcngầm phục vụ mục đích sinh hoạt theo TCXD 233 - 1999 thì đều đạt tiêu chuẩn nước loại

B Một số nơi vượt giới hạn về độ cứng, nitơ, kẽm, crom, thủy ngân như ở Đạ Tẻh, ĐàLạt, Lạc Dương và thành phần sắt, độ pH, thủy ngân ở Di Linh, Đơn Dương

- Theo mục đích nuôi trồng thủy sản và mục đích tưới cây thì có 30% số mẫu không đạtTCVN 5943 - 1995 về thành phần sắt, độ pH như ở Cát Tiên, Phú Hội, Liên Nghĩa (ĐứcTrọng)

Trang 30

II.3 Tổng quan về rủi ro môi trường

II.3.1 Một số khái niệm cơ bản

Rủi ro môi trường (Risk environment)

Rủi ro môi trường là xác suất của một tác động bất lợi lên con người hoặc môi trường

do tiếp xúc với mối nguy hại Rủi ro thường được biểu diễn bằng xác suất xảy ra tác động

có hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được

Phân tích rủi ro (Risk Analysis)

Phân tích rủi ro là sự sử dụng có hệ thống những thông tin có sẵn để xác định các mốinguy hại và để ước lượng rủi ro đối với cá nhân, quần thể, tài sản, hoặc môi trường Phântích rủi ro bao gồm việc xác định các sự cố không mong muốn, các nguyên nhân và cáchậu quả của các sự cố đó

Thông qua tiến trình đánh giá rủi ro, các kết quả của phân tích rủi ro được sử dụng choviệc ra quyết định hoặc thông qua xếp hạng tương đối của các chiến lược giảm thiểu rủi rohay thông qua so sánh với các mục tiêu giảm thiểu rủi ro

Đánh giá rủi ro môi trường (Environment risk assessment - ERA)

Đánh giá rủi ro môi trường là hoạt động nhằm xác định con người hay các yếu tố môitrường bị tác động tổn hại bởi ô nhiễm đất, nước và không khí Điều đó sẽ cho phép ngườiquản lý quyết định về việc quản lý các rủi ro trong vùng có liên quan

Mô hình đánh giá rủi ro

Mô hình đánh giá rủi ro là quá trình xác định các nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở cáctác động đã xảy ra, qua đó xác định các tác nhân nghi ngờ và mối liên hệ giữa chúng vớicác tác động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan thu thập được

Quản lý rủi ro môi trường

Quản lí rủi ro môi trường là thiết lập và thực hiện chính sách, chọn lọc và thực hiện cáchoạt động phản ứng lại rủi ro và giảm bớt rủi ro sao cho chi phí hợp lí nhất

Trang 31

Quản lý rủi ro cung cấp các thông tin nguy cơ cho các nhà quản lý dự án để phục vụcho việc ra quyết định, là một quá trình thực thi các quyết định về lựa chọn hay chấp nhậnrủi ro.

Quản lý rủi ro môi trường là cách tiếp cận tốt nhất để cân bằng giữa lợi ích kinh tế xãhội và rủi ro môi trường Vấn đề giảm thiểu tối đa hoặc giảm mức độ có thể tạm chấpnhận các ảnh hưởng bất lợi đối với những vấn đề rủi ro, đối với những người tạo ra rủi rohoặc chịu trách nhiệm và quản lý rủi ro

II.3.2 Các loại đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro sinh thái (Ecology risk assessment - EcoRA)

Đánh giá rủi ro sinh thái chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của cácchất lên tỷ lệ tử vong và khả năng sinh sản EcoRA đánh giá trên diện rộng, trên rất nhiềusinh vật Đánh giá rủi ro sinh thái có 3 nhóm:

- Đánh giá rủi ro sinh thái do hoá chất

- Đánh giá rủi ro sinh thái đối với các hóa chất bảo vệ thực vật

- Đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen

Đánh giá rủi ro công nghiệp (Industrial risk assessment -IRA)

Đánh giá rủi ro công nghiệp bao gồm các nội dung:

- Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải không theo quy trình

- Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải theo quy trình

- Đánh giá rủi ro trong giao thông

- Đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch tài chính

- Đánh giá rủi ro sản phẩm và đánh giá chu trình sản phẩm

- Đưa ra các số liệu về giảm thiểu rủi ro

Đánh giá rủi ro chiến lược (Strategic Risk Assessment – SRA)

Đánh giá rủi ro chiến lược là đánh giá rủi ro cho các chính sách và công cụ kinh tế củaviệc xây dựng phát triển làm nền tảng, đánh giá các bên liên quan cũng như những biến

Trang 32

đổi vốn có của môi trường tự nhiên nhằm vào việc tiêu chuẩn hoá rủi ro để so sánh mộttiến trình dễ dàng hơn khi rủi ro môi trường có thể xảy ra do nhiều nguồn khác nhau như ônhiễm bầu khí quyển từ các trạm năng lượng, ngập lụt khu vực đôi bờ, rò rỉ từ các khu vựcnăng lượng hạt nhân

Đánh giá rủi ro chiến lược nhằm mục tiêu: so sánh tính rủi ro khắc nghiệt từ các nguồn,xác định rõ khu vực có thể giảm thiểu chỉ số rủi ro lớn nhất và xác định các chính sáchthân thiện cho một số vấn đề quy định để đạt lợi ích lớn nhất

Đánh giá rủi ro hồi cố

Đánh giá rủi ro hồi cố là đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động sinh tháiquan sát đựơc và các tác nhân có trong môi trường Đánh giá rủi ro hồi cố đề cập đếnnhững rủi ro và các hoạt động diễn ra trong quá khứ và do đó nó trả lời câu hỏi: “Cónhững bằng chứng gì chứng tỏ mối nguy hại đã xảy ra với đối tượng?”

Trong đánh giá hồi cố, điều quan trọng là xác định được các tác động chính và phântích nguyên nhân của chúng Cách tiếp cận này cho phép rút ra kết luận và các nguyênnhân của những tác hại quan sát được và thường đòi hỏi phải so sánh các chuỗi số liệuthời gian và không gian Việc so sánh sẽ giúp xác định xem rủi ro sinh ra từ nguồn cụ thểnào

Đánh giá rủi ro sức khoẻ (Health risk assessment - HRA)

Đánh giá rủi ro sức khoẻ là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự phơi

nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại HRAquan tâm đến những cá nhân, cùng với tình trạng bệnh tật và số người tử vong Đánh giárủi ro sức khoẻ có 3 nhóm chính:

- Rủi ro do các nguồn vật lý (được quan tâm nhiều nhất là những rủi ro về bức xạ từcác nhà máy hạt nhân hoặc các trung tâm nghiên cứu hạt nhân)

- Rủi ro do các hoá chất (những độc chất có trong môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo)

- Rủi ro sinh học (đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoặc đánh giárủi ro đối với những sinh vật biến đổi gen)

(Nguồn: Lê Thị Hồng Trân, 2008)

Trang 33

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1 Xây dựng mạng lưới quan trắc

III.1.1 Khảo sát các cơ sở dữ liệu

Để xây dựng mạng lưới quan trắc, cần phân tích các dữ liệu về số giếng, phân bố nước

ngầm và phân bố dân cư của vùng nghiên cứu Các dữ liệu được tổng hợp lại và xem xétnhư sau:

III.1.1.1 Phân bố giếng trong huyện

Căn cứ bản đồ hành chính, phân bố mật độ dân cư các thôn, xã trong 2 huyện và phân

bố giếng khoan trong huyện, qua khảo sát thực tế, nhận thấy khoảng 90% số hộ dân cógiếng, có những hộ có 2 giếng, cả giếng khoan và giếng đào (số còn lại dùng nước từmạch lộ chảy tự nhiên trên núi hoặc dùng nước suối), trong số hộ có giếng, khoảng 60%

có giếng khoan, số còn lại dùng giếng đào Vậy lấy mẫu đều theo phân bố giếng, tuy nhiên

ưu tiên những vùng đông dân cư và ưu tiên giếng khoan hơn giếng đào

III.1.1.2 Phân bố nước ngầm

Hình III.1 Bản đồ nước ngầm hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng

Ngày đăng: 02/05/2014, 12:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
01. TS. Lê Thị Hồng Trân, “Đánh giá rủi ro môi trường”, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kĩ Thuật, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá rủi ro môi trường
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa Học KĩThuật
02. Đỗ Thanh Bái, Hồ Quý Đào, Phậm Việt Hùng, bài báo cáo “Đánh giá rủi ro hóa chất và quản lý chất thải nguy hại”, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá rủi ro hóachất và quản lý chất thải nguy hại
03. Nguyễn Thị Cúc, “Khảo sát khả năng hấp thu arsenic của khoáng sét bentonite Lâm Đồng”, khóa luận tốt nghiệp, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng hấp thu arsenic của khoáng sét bentonite LâmĐồng
04. Trương Đức Toàn, “Xác định hàm lượng các nguyên tố As, Sb và một số chỉ tiêu hóa lý trong mẫu nước sinh hoạt ở huyện Krôngpắk -Tỉnh ĐắkLắk bằng phương pháp kích hoạt nơtron và một số phương pháp hỗ trợ”, luận văn thạc sĩ hóa học, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định hàm lượng các nguyên tố As, Sb và một số chỉ tiêuhóa lý trong mẫu nước sinh hoạt ở huyện Krôngpắk -Tỉnh ĐắkLắk bằng phương pháp kíchhoạt nơtron và một số phương pháp hỗ trợ
05. Lê Thành Phương, “Xác định hàm lượng các nguyên tố As, Cd, Cu, Fe, Hg, Pb và Zn trong một số nguồn nước ở tỉnh Phú Yên bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử và phân tích kích hoạt nơtron”, luận văn thạc sĩ hóa học, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định hàm lượng các nguyên tố As, Cd, Cu, Fe, Hg, Pb vàZn trong một số nguồn nước ở tỉnh Phú Yên bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyêntử và phân tích kích hoạt nơtron
06. KS. Hoàng Vượng, “Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng”, Đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình 707, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ bản về nước ngầm tại Lâm Đồng
07. Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Lâm Đồng, “Báo cáo kết quả xây dựng bản đồ quản lí nước ngầm tỷ lệ 1 : 25000 vùng trọng điểm nước ngầm huyện Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kếtquả xây dựng bản đồ quản lí nước ngầm tỷ lệ 1 : 25000 vùng trọng điểm nước ngầmhuyện Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng
08. Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Lâm Đồng, “Báo cáo kết quả xây dựng bản đồ quản lí nước ngầm tỷ lệ 1 : 25000 vùng trọng điểm nước ngầm huyện Đơn Dương - Tỉnh Lâm Đồng”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kếtquả xây dựng bản đồ quản lí nước ngầm tỷ lệ 1 : 25000 vùng trọng điểm nước ngầmhuyện Đơn Dương - Tỉnh Lâm Đồng
09. Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Lâm Đồng, “Bản đồ vùng trọng điểm nước ngầm huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ vùngtrọng điểm nước ngầm huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng
10. Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Lâm Đồng, “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiệntrạng môi trường tỉnh Lâm Đồng
11. Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đơn Dương, “Báo cáo quan trắc môi trường huyện Đơn Dương”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quan trắc môi trườnghuyện Đơn Dương
12. Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đơn Dương, “Danh sách thống kê giếng khoan (chiều sâu, mục đích sử dụng) trên địa bàn huyện Đơn Dương”, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách thống kê giếngkhoan (chiều sâu, mục đích sử dụng) trên địa bàn huyện Đơn Dương
17. QCVN 09 : 2008/BTNMT : Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.18. http://www.lamdong.gov.vn Link
13. TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2 : 1991): Chất lượng nước, lấy mẫu, hướng dẫn kĩ thuật mẫu Khác
14. TCVN 6000: 1995 (ISO 5667-11: 1992): chất lượng nước, lấy mẫu, hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm Khác
15. TCVN 5993 : 1995 (ISO 5667 - 3 : 1985): Chất lượng nước, lấy mẫu, hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu Khác
16. TCVN 6626: 2000: Xác định arsen bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng II.1 Tính chất hóa học của nguyên tử arsen - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng II.1 Tính chất hóa học của nguyên tử arsen (Trang 4)
Hình II.1. Sự phụ thuộc của dạng tồn tại hợp chất arsen vào pH - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh II.1. Sự phụ thuộc của dạng tồn tại hợp chất arsen vào pH (Trang 6)
Hình II.2. Sự phụ thuộc dạng tồn tại của arsen vào môi trường địa hóa - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh II.2. Sự phụ thuộc dạng tồn tại của arsen vào môi trường địa hóa (Trang 7)
Hình II.3. Sự chuyển hóa trimethylarsine thành các sản phẩm cực độc - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh II.3. Sự chuyển hóa trimethylarsine thành các sản phẩm cực độc (Trang 9)
Hình II.4. Sự xâm nhập của Arsenic và các hợp chất của nó trong cơ thể - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh II.4. Sự xâm nhập của Arsenic và các hợp chất của nó trong cơ thể (Trang 10)
Hình II.5. Bản đồ các khu vực nhiễm arsen trên toàn quốc (Trên bản đồ Lâm Đồng đang là điểm nóng về ô nhiễm arsen) - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh II.5. Bản đồ các khu vực nhiễm arsen trên toàn quốc (Trên bản đồ Lâm Đồng đang là điểm nóng về ô nhiễm arsen) (Trang 18)
Hình II.6. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh II.6. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng (Trang 20)
Bảng II.1. Dân số huyện Đức Trọng (2009) - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng II.1. Dân số huyện Đức Trọng (2009) (Trang 21)
Bảng II.2. Dân số huyện Đơn Dương (tính đến tháng 3/2011 ) - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng II.2. Dân số huyện Đơn Dương (tính đến tháng 3/2011 ) (Trang 23)
Hình III.1. Bản đồ nước ngầm hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh III.1. Bản đồ nước ngầm hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng (Trang 32)
Bảng III.1 .  Phân bố số mẫu ở huyện Đơn Dương - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng III.1 . Phân bố số mẫu ở huyện Đơn Dương (Trang 33)
Hình III.3. Bản đồ chia ô lưới 3km và các điểm lấy mẫu huyện Đơn Dương - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh III.3. Bản đồ chia ô lưới 3km và các điểm lấy mẫu huyện Đơn Dương (Trang 34)
Hình III.4. Bản đồ chia ô lưới 4km và các điểm lấy mẫu  huyện Đức Trọng - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh III.4. Bản đồ chia ô lưới 4km và các điểm lấy mẫu huyện Đức Trọng (Trang 35)
Sơ đồ III.1. Quy trình phân tích As bằng phương pháp AAS - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
1. Quy trình phân tích As bằng phương pháp AAS (Trang 38)
Sơ đồ III.2. Mô hình đánh giá rủi ro            Sơ đồ III.3. Mô hình nhận diện mối nguy  hại - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
2. Mô hình đánh giá rủi ro Sơ đồ III.3. Mô hình nhận diện mối nguy hại (Trang 47)
Bảng III.4. Thông số tính toán liều lượng phơi nhiễm - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng III.4. Thông số tính toán liều lượng phơi nhiễm (Trang 50)
Bảng III.5. Phân mức rủi ro - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng III.5. Phân mức rủi ro (Trang 52)
Hình IV.1. Bản đồ các vị trí lấy mẫu tại hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
nh IV.1. Bản đồ các vị trí lấy mẫu tại hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương (Trang 53)
Bảng  IV.1. Các mẫu có hàm lượng arsen rất  thấp - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng IV.1. Các mẫu có hàm lượng arsen rất thấp (Trang 54)
Bảng IV.2. Kết quả tính toán rủi ro huyện Đức Trọng - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng IV.2. Kết quả tính toán rủi ro huyện Đức Trọng (Trang 56)
Bảng IV.3. Kết quả tính toán rủi ro huyện Đơn Dương - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng IV.3. Kết quả tính toán rủi ro huyện Đơn Dương (Trang 57)
Bảng IV.4. Rủi ro các xã huyện Đức Trọng - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng IV.4. Rủi ro các xã huyện Đức Trọng (Trang 59)
Bảng IV.6. So sánh hàm lượng arsen và rủi ro giữa hai  huyện - luận văn :Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng
ng IV.6. So sánh hàm lượng arsen và rủi ro giữa hai huyện (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w