Tình hình sở hữu ruộng đất

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 46)

6. Cụ Khánh 7 Điền Giã

2.1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất

2.1.2.1 Quy mô sở hữu

Quy mô sở hữu ruộng đất trong các làng vùng trung tâm Mô Xoài rất khác nhau, đại đa số là rộng tư với đặc trưng sở hữu nhỏ. Bên cạnh ruộng lúa công điền,

1

40

tư điền, vùng Mô Xoài còn có ruộng muối với sở hữu rất nhỏ; ruộng nhà chùa, ruộng hoang và diện tích mới khai khẩn chiếm tỷ lệ thấp.

Trong 4 thôn trung tâm Mô Xoài, cả trước và sau cuộc đạc điền, Long Hương có diện tích ruộng đất lớn nhất. Long Hương là thôn lớn, có quá trình khai phá lâu dài, ruộng đất dễ canh tác nên có diện tích lớn hơn cả 3 thôn cộng lại. Các thôn Phước Lễ, Long Kiên, Long Xuyên có quy mô ruộng đất khá đều nhau trong đó Long Xuyên có diện tích đất thấp nhất.

Ngoài ruộng đất thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu công, trong vùng Mô Xoài chỉ có Long Hương kê khai ruộng tư thuộc sở hữu nhà chùa, tuy nhiên sau cuộc đạc điện diện tích này trở thành ruộng công.

Trước đạc điền, ba thôn Long Hương, Phước Lễ, Long Kiên có ruộng hoang, trong đó Phước Lễ có diện tích nhiều nhất với trên 5 mẫu của 8 chủ ruộng. Sau đạc điền, ruộng hoang ở Long Hương, Phước Lễ còn nhiều hơn nhưng không có ai phân canh, trong khi đó ruộng hoang ở Long Kiên trở thành rộng tư.

Ruộng mới khẩn có ở Long Hương, Long Kiên. Long Hương có một chủ ruộng khai phá đất đai thành ruộng mới, Long Kiên có hai chủ ruộng mới khẩn hoang ở xứ Thị Định.

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ ruộng công và ruộng tư ở thôn Long Hương, Phước Lễ đầu thế kỷ XIX

Ruộng công điền ở toàn vùng Mô Xoài được ghi chép trong cuộc đạc điền 1836 chỉ có trên 15 mẫu, chiếm 4.3%, con số này thấp hơn tỷ lệ chung của tỉnh Biên Hòa và toàn Nam Kỳ1. Trong đó, thôn Long Hương có 9.2.07.0.0 ruộng công, Phước Lễ có 5.9.04.0.0, cả hai làng này trước cuộc đạc điền đều không thấy kê khai ruộng công. Làng Long Kiên trước cuộc đạc điền có 0.0.07.5.0 ruộng công, đến khi đạc điền thành 0.0.11.2.0 nhưng trở thành ruộng tư của ông Đặng Văn Thị. Riêng ruộng muối ở Phước Lễ toàn bộ là ruộng tư.

1

Biên Hòa có 6.1% là ruộng công, toàn Nam Kỳ có 7.57% ruộng công [38, tr. 151].

84%86% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% Long Hương Phước Lễ

Diện tích ruộng công (mẫu) 9.25 5.93

41

Quá trình khai phá ruộng đất ở Long Hương có vai trò quan trọng của cá nhân nên sở hữu tư có tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với Phước Lễ. Phước Lễ ruộng công chiếm 11% nhưng ở Long Hương con số này chưa đến 5%. Như vậy, quá trình khai phá đất đai ở Mô Xoài từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX có vai trò quan trọng của cá nhân, sau khi khai phá đất đai sở hữu tư được thiết lập, điều này phản ánh đúng thực tế chung khi khai phá Nam Bộ.

Ruộng tư chiếm ưu thế tuyệt đối. Quy mô sở hữu ruộng tư ở các thôn chênh lệch lớn, Long Hương có diện tích ruộng tư lớn nhất, các thôn còn lại ruộng tư khá đều không có chênh lệch quá lớn. Ngoài Long Kiên có 2 mảnh ruộng thuộc sở hữu tư của thôn với diện tích chưa đến 1 mẫu, còn lại là sở hữu cá nhân. Quy mô sở hữu ở Mô Xoài nhỏ, đa phần các chủ sở hữu đều có diện tích sở hữu dưới 3 mẫu.

Biểu đồ 2.2 Quy mô sở hữu ruộng tư ở vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836 (đơn vị: mẫu)

Đặc trưng quy mô sở hữu ruộng đất ở Mô Xoài là loại hình sở hữu nhỏ, với sự phân bố giữa những người nghèo, tự canh, khá giả khá đồng đều, trong đó những người tự canh và khá giả chiếm phần nhiều hơn. Nông dân nghèo là những người có sở hữu dưới 1 mẫu đất, nông dân tự canh có diện tích từ 1 đến dưới 3 mẫu, những người khá giả có diện tích canh tác từ 3 đến 10 mẫu, trên 10 mẫu có thể coi là giàu có. Nếu định lượng như trên, cả vùng Mô Xoài có 55 chủ sở hữu ở mức nghèo, 49 chủ sở hữu là nông dân tự canh, những nông dân khá giả có 37 chủ sở hữu và chỉ có 3 người có quy mô sở hữu được coi là giàu có.

Long Hương là thôn giàu có nhất về sở hữu ruộng công. Số chủ ruộng khá giả trở lên là 28/51 tổng số chủ ruộng, những người nghèo có sở hữu dưới 1 mẫu chỉ có 8 chủ. Người sở hữu ít đất đai nhất ở đây là 0.1.11.0.0, người sở hữu nhiều nhất là 15.5.01.1.0, mức chênh lệch gần 90 lần.

Phước Lễ là thôn trung bình tại Mô Xoài, ở đây có số chủ tự canh trở lên là 16/24 số chủ ruộng, những người có sở hữu ở mức nghèo là 8 người, chênh lệch quy mô sở hữu nhỏ nhất và lớn nhất gần 40 lần.

Ở Long Kiên và Long Xuyên các chủ sở hữu có quy mô đất đai rất nhỏ, đây là hai thôn nghèo nhất ở vùng Mô Xoài xét về sở hữu ruộng đất. Long Kiên có 26/44 chủ có diện tích dưới 1 mẫu, đây là những người ở mức sở hữu nghèo; 16/44 chủ là nông dân tự canh; những người khá giả trở lên là 2 người trong đó có 1 chủ

188.02 47.53 59.26 42.23 47.53 59.26 42.23 0 50 100 150 200

42

sở hữu ở mức sở hữu giàu có; chênh lệch quy mô sở hữu ở Long Kiên rất lớn gần 150 lần giữa người sở hữu ít nhất và người nhiều nhất. Long Xuyên có 17/30 chủ sở hữu dưới 1 mẫu; những người tự canh là 9/30; những người khá giả chỉ là 4/30, không có người có mức sở hữu giàu có; mức chênh lệch quy mô sở hữu lớn nhất và nhỏ nhất chỉ là 16 lần.

Chênh lệch giữa sở hữu đất đai lớn nhất và nhỏ nhất ở Mô Xoài được phân bố tại những thôn nghèo nhất. Mức sở hữu nhỏ ở Long Xuyên khá đều nhau, trong khi đó ở Long Kiên mức chênh lệch giữa người sở hữu lớn nhất và nhỏ nhất rất lớn cho thấy sự phân hóa sở hữu rất cách biệt.

Bảng 2.2 Phân bố quy mô sở hữu ruộng tư ở các thôn trung tâm Mô Xoài năm 1836

Long

Hương Phước Lễ Long Kiên Long Xuyên

Tổng hợp vùng Mô Xoài1 Trên 0 đến 0.5 mẫu 2 2 15 4 22 Trên 0.5 đến 1 mẫu 6 6 11 13 33 Trên 1 đến 1.5 mẫu 5 2 6 5 17 Trên 1.5 đến 2 mẫu 3 4 4 1 13 Trên 2 đến 3 mẫu 7 4 6 3 19 Trên 3 đến 5 mẫu 16 5 1 3 24 Trên 5 đến 7 mẫu 6 1 0 1 9 Trên 7 đến 10 mẫu 4 0 0 0 4 Trên 10 đến 15 mẫu 1 0 1 0 2 Trên 15 mẫu 1 0 0 0 1 51 24 44 30 144

So sánh với một thôn giàu có như Bình Phú Trung ở tổng An Thủy Thượng thuộc huyện Bình An, Biên Hòa [37, tr. 144-147], ở Mô Xoài chênh lệch ruộng đất không quá lớn. Bình Phú Trung chênh lệch sở hữu lớn nhất và thấp nhất tới gần 400 lần, mặc dù đây là thôn giàu có với sở hữu khá giả trở lên chiếm tuyệt đối. Trong khi Bình Phú Trung có tới 55/81 chủ có mức sở hữu giàu có thì Mô Xoài chỉ có 3 người, Bình Phú Trung là nơi có diện tích canh tác gấp 3 lần vùng Mô Xoài trong khi số chủ sở hữu không nhiều nên việc có nhiều người sở hữu lớn cũng dễ hiểu.

Sở hữu trung bình của mỗi chủ vùng Mô Xoài là 2.34 mẫu, tức là mức sở hữu của nông dân tự canh. Riêng Long Hương sở hữu ruộng trung bình là 3.7 mẫu thuộc mức sở hữu khá giả. Sở hữu trung bình ở Phước Lễ là 2 mẫu thuộc diện tích giữa ở lớp sở hữu của nông dân tự canh. Hai làng Long Kiên, Long Xuyên có mức sở hữu trung bình trên mức sở hữu của nông dân nghèo không nhiều với khoảng 1.4 mẫu.

1

Mô Xoài (lõi): cột này không đơn thuần là cộng các chủ sở hữu ở các thôn vì 5 chủ ruộng là Đặng Văn Thị, Dương Văn Oa, Lê Văn Gia, Nguyễn Văn Thiềng, Trần Văn Ngãi vừa phân canh vừa phụ canh ở thôn khác trong vùng Mô Xoài, nên từng chủ chỉ được đại diện cho một diện tích cả phân canh và phụ canh, do đó khi cộng dồn diện tích thì sảy ra tình trạng không trùng với tổng số chủ ruộng.

43

Biểu đồ 2.3 Phân bố quy mô sở hữu vùng trung tâm Mô Xoài năm 1836 (đơn vị: mẫu)

Cả vùng Mô Xoài có 55/144 chủ ruộng ở quy mô sở hữu thuộc mức nông dân nghèo dưới 1 mẫu, 86/144 chủ ruộng là nông dân tự canh đến mức khá giả và chỉ có 3 chủ ruộng có mức sở hữu giàu có. Nông dân tự canh và khá giả chiếm ưu thế nhưng số lượng nông dân nghèo khá cao nên Mô Xoài là khu vực có nền kinh tế nông nghiệp ở mức trung bình

Như vậy, cũng giống như tình hình chung của Nam Bộ, sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm đại đa số ở Mô Xoài. Tuy nhiên, quy mô trung bình của sở hữu tư ở mức nhỏ, phân bố sở hữu nghiêng về mức dưới 3 mẫu.

2.1.2.2 Chủ sở hữu

Chủ sở hữu được chia thành 3 loại gồm: sở hữu dòng họ, sở hữu của phụ nữ và sở hữu của chức dịch. Bốn thôn vùng trung tâm Mô Xoài đều có các loại hình sở hữu này. Mỗi loại chủ sở hữu có những đặc trưng riêng biệt về số lượng, quy mô và thể hiện những vai trò kinh tế, xã hội nhất định.

Ở Mô Xoài đầu thế kỷ XIX có nhiều dòng họ tham gia vào quá trình khai phá đất đai, xác lập quyền sở hữu. Sự đa dạng về dòng họ và sự khác biệt về số lượng, quy mô sở hữu của dòng họ cho thấy vai trò kinh tế, xã hội khác nhau cũng như phản ánh số lượng dân cư của dòng họ ấy. Tất nhiên việc phân chia dòng họ này mang cái nhìn khái quát bởi chẳng hạn có thể có nhiều chủ sở hữu cùng có họ Nguyễn nhưng lại thuộc nhiều dòng họ khác nhau.

Bảng 2.3 Sở hữu theo dòng họ tại các thôn vùng Mô Xoài trước và sau đạc điền 1836

Dòng họ Long Hương Phước Lễ Long Kiên Long Xuyên Mô Xoài

Trước đạc điền Sau đạc điền Trước đạc điền Sau đạc điền Trước đạc điền Sau đạc điền Trước đạc điền Sau đạc điền Trước đạc điền Sau đạc điền 1 Cao 1 1 1 1 2 2 2 Châu 1 1 1 1 3 Dương 2 2 1 2 2 4 Đặng 4 5 2 5 2 2 8 11 5 Đinh 1 1 1 2 1 22 33 17 13 19 24 9 4 2 1 0 5 10 15 20 25 30 35 Trên 0

44 6 Đỗ 1 1 1 2 1 6 Đỗ 1 1 1 2 1 7 Đoàn 1 1 1 1 8 Hoàng 3 3 1 1 1 5 4 9 Lê 5 4 2 7 1 4 1 2 9 16 10 Lý 2 1 1 1 1 4 2 11 Mai 2 2 1 1 2 5 3 12 Ngô 1 1 2 1 3 2 13 Nguyễn 13 14 6 7 10 18 14 16 43 54 14 Phạm 2 2 2 2 6 4 10 15 Phan 2 1 1 2 1 5 2 16 Trần 14 12 5 3 1 2 2 20 18 17 Trương 1 1 1 1 18 Văn 1 1 19 Vũ 1 2 2 2 4 5 7 9 Tổng số Tổng số họ 52 51 21 231 28 422 23 30 124 1413 15 15 8 8 12 11 8 7 18 19

Trước cuộc đạc điền, 18 dòng họ ở vùng Mô Xoài có chủ sở hữu ruộng. Họ Nguyễn, Trần là hai dòng họ có nhiều chủ sở hữu ruộng đất nhất. Các họ Cao, Châu, Dương, Đinh, Đỗ, Đoàn, Trương là những dòng họ có ít chủ sở hữu nhất. Tại 4 thôn vùng Mô Xoài, họ Nguyễn luôn có số lượng chủ sở hữu lớn nhất. Ở Long Hương trước đạc điền họ Trần có nhiều chủ sở hữu nhất, nhưng ở Long Kiên, Long Xuyên họ Trần không có vai trò lớn trong sở hữu tư điền. Khó có thể khẳng định dòng họ Nguyễn đã xuất hiện ở Mô Xoài từ thế kỷ XVII nhưng chắc chắn trong quá trình phát triển của vùng đất này thường xuyên tiếp nhận những lớp người di cư mới mà họ Nguyễn là những người chiếm ưu thế trong khai phá đất đai.

Sau cuộc đạc điền, vùng Mô Xoài gồm 19 dòng họ có chủ sở hữu ruộng đất. Long Kiên có một chủ sở hữu mới là bà Văn Thị Lai ở thôn Đại Thuận, An Phú Hạ sang phụ canh, và đây là lý do làm tăng thêm 1 dòng họ sở hữu ruộng đất ở Mô Xoài. Các dòng họ sở hữu ruộng đất ở Long Hương, Phước Lễ rất ổn định. Long Hương sau đạc điền có giảm đi một chủ ruộng nhưng vẫn gồm 15 dòng họ có chủ sở hữu và sự thay đổi của các chủ sở hữu trong từng dòng họ không có sự xáo trộn căn bản nào. Phước Lễ cũng ổn định về các dòng họ sở hữu đất với 8 dòng họ, sau đạc điền có thêm 3 chủ ruộng mới, trong đó thêm họ Cao sở hữu đất và họ Phan không còn chủ sở hữu. Long Kiên, Long Xuyên có sự xáo trộn lớn về dòng họ sở hữu đất, nhiều dòng họ mới đến sở hữu đất và cũng nhiều dòng họ không còn sở hữu đất.

1 Phước Lễ có 24 chủ ruộng nhưng có 1 chủ trong địa bạ không chép tên.

2

Long Kiên có 44 chủ ruộng nhưng có 2 chủ trong địa bạ không chép tên.

3

Cột này không đơn thuần cộng tổng các dòng họ vì có 5 chủ ruộng là Đặng Văn Thị, Dương Văn Oa, Lê Văn Gia, Nguyễn Văn Thiềng, Trần Văn Ngãi có sở hữu ruộng đất ở nhiều thôn nên khi tính tổng các dòng họ ở Mô Xoài thì từng người chỉ được tính thuộc một dòng họ. Vùng Mô Xoài có 144 chủ ruộng, nhưng 3 chủ ruộng không được địa bạ chép tên nên chỉ còn 141.

45

Biểu đồ 2.4 Quy mô sở hữu theo dòng họ ở Mô Xoài năm 1836

(đơn vị: mẫu)

Sự ổn định của dòng họ sở hữu đất tại Long Hương, Phước Lễ cho thấy đây là vùng canh tác ổn định đã được khai phá lâu dài, đó là sự ổn định của vùng đất trung tâm xứ Mô Xoài. Long Kiên, Long Xuyên có sự xáo trộn dòng họ trong các chủ sở hữu cho thấy tính không ổn định về canh tác ruộng đất, là vùng đất được khai phá sau Long Hương, Phước Lễ, về mặt nào đó còn có sự xáo trộn dân cư lớn và chắc hẳn đây cũng là vùng canh tác khó khăn, vẫn đang trong quá trình khai phá mạnh mẽ.

Vào năm 1836, chủ sở hữu có họ Nguyễn chiếm gần 1/3 số chủ sở hữu toàn vùng Mô Xoài. Tiếp theo họ Trần, Lê có vai trò quan trọng thứ hai. Các họ Đặng, Phạm, Vũ có vị trí quan trọng thứ ba về số chủ sở hữu. Còn lại 13 họ khác có số lượng chủ sở hữu ít.

Sự khác biệt giữa các dòng họ sở hữu ruộng đất vào đầu thế kỷ XIX phản ánh lịch sử sự phát triển cư dân. Các lớp người liên tục xuống Mô Xoài khai phá, định cư hoặc có thể dời vùng đất này để tiến sâu vào trung tâm Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, song cũng có các dòng họ có lẽ đã định cư khai phá lâu dài nên để lại dấu ấn quan trọng qua sở hữu dòng họ. Ngoài ra, sự xáo trộn dòng họ cũng do việc mua bán ruộng đất gây nên.

Quy mô sở hữu của các dòng họ có sự cách biệt lớn hơn sự khác biệt về số lượng chủ sở hữu. Họ Nguyễn có số lượng gần 1/3 số chủ sở hữu nhưng lại chiếm gần ½ số ruộng đất tư của vùng Mô Xoài. Nếu như khoảng cách giữa số lượng chủ sở hữu lớn nhất và nhỏ nhất trong các dòng họ ở Mô Xoài là 54 lần thì khoảnh cách về quy mô lên tới hơn 130 lần cho thấy cách biệt lớn trong quy mô sở hữu của dòng họ. Sau quy mô sở hữu của họ Nguyễn đến họ Trần, Đặng, Lê; tiếp đó là họ Vũ,

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xứ Mô Xoài diễn trình lịch sử, đời sống xã hội và văn hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)