người Minh Hương, 73 người Hoa, 4 người Campuchia, 1 người Ấn Độ, 4 người châu Á khác không rõ quốc tịch
13 Phước Hội 570 3.62
14 Phú Thạnh 405 2.6
15 Thạnh An 426 2.73
Tổng 16174 100
Từ cuối thế kỷ XIX, có sự tăng dân số nhanh ở vùng trung tâm Mô Xoài nói riêng và cả vùng Mô Xoài nói chung, do đặc điểm tụ cư lâu đời cộng với quá trình khai phá từ trước nên số người đến vùng Mô Xoài trong thời kỳ này đông đảo hơn.
62
Đến năm 1936, toàn tỉnh Bà Rịa dân số tăng lên 62.385 người. Tuy nhiên, dân số vùng trung tâm của Mô Xoài tức là tổng An Phú Hạ lại giảm. So với cuối thế kỷ XIX, dân số tổng An Phú Hạ giảm 3.511 người, sau khoảng 40 năm chỉ còn 12.663 người. Có thể giải thích bởi hai nguyên nhân chính: thứ nhất do quá trình di chuyển dân cư dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm cho nhiều nông dân bị biến thành công nhân trong các công trường khai thác; thứ hai do sự chia tách các đơn vị hành chính dẫn đến một phần dân cư ở An Phú Hạ chuyển sang tổng khác. Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn vì so với dân số cuối thế kỷ XIX tổng An Phú Thượng năm 1936 tăng 2.716 người, tổng Phước Hưng Thượng tăng 2.179 người. Năm 1936, dân số của An Phú Hạ chỉ còn chiếm 21.3% so với tổng dân số của tỉnh Bà Rịa, giảm hơn con số hơn 30% của gần 40 năm trước.
Tuy nhiên, có thể nói vùng trung tâm Mô Xoài – Bà Rịa vẫn có vai trò lớn trong việc thu hút dân cư và thể hiện ở vị trí tỉ lệ cao trong tổng số dân cư của tỉnh Bà Rịa lúc này. Quá trình tụ cư của người Việt, các tộc người thiểu số, người Pháp, Hoa, Ấn… vẫn tiếp tục cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội vào đầu thế kỷ XX.
Bảng 3.2 Dân số tỉnh Bà Rịa năm 1936 [135, tr. 29]
TT Tổng Dân số Tỉ lệ (%)
1 An Phú Tân 5751 9.7
2 An Phú Hạ 12663 21.3
3 An Phú Thượng 14807 25
4 Phước Hưng Hạ 7015 11.8
5 Phước Hưng Trung 3359 5.7
6 Phước Hưng Thượng 10025 16.8
7 Cơ Trạch (người Thượng) 4068 6.8
8 Nhơn Xương (người Thượng) 1702 2.9
Tổng 623851 100
Đến năm 2010, dân số thị xã Bà Rịa2
là 96.273 người, trong đó nam chiếm 48.5%, nữ chiếm 51.5%. Trong quá trình phát triển của dân cư thị xã Bà Rịa từ 2000 đến 2010 mức độ tăng dân số thấp. Trung bình mỗi năm dân số tăng 1.600 người. Tuy nhiên, thời gian gần đây mức tăng dân số đang theo chiều hướng cao lên. Năm 2009, dân số tăng thêm hơn 2.500 người; năm 2010, dân số tăng thêm 2.700 người. Chiều hướng tăng dân số ở thị xã Bà Rịa một phần do quá trình di chuyển dân cư đồng thời tỷ lệ sinh tự nhiên có chiều hướng tăng lên.
Bảng 3.3 Tình hình dân số thị xã Bà Rịa (2000 – 2010) [123, 124]3
Năm Nam Nữ Tổng dân số
Năm 2000 39328 40462 79790
Năm 2001 39568 40709 80277
Năm 2002 40019 41747 81766
1
Theo bảng kê trên, tổng số dân cư ở Bà Rịa chỉ là 59.390 người, nhưng không hiểu vì sao cuốn
Monographie de la Province de Baria, 1950 lại chép là 62.385; trong phần tỉ lệ chúng tôi chỉ tính tỉ lệ với tổng số 59.390 người.
2
Ngày 02/09/2012 thị xã Bà Rịa bắt đầu lên thành phố, vào thời điểm này vẫn là thị xã Bà Rịa.
3
Số liệu tổng hợp từ: Tư liệu kinh tế - xã hội 671 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam
63 Năm 2003 40837 42118 82955 Năm 2003 40837 42118 82955 Năm 2004 41121 42500 83621 Năm 2008 44582 46456 91038 Năm 2009 46739 46837 93576 Năm 2010 46691 49582 96273
Dân số của từng phường trong thị xã cũng có sự biến đổi rất khác nhau. Năm 2010, xã Hòa Long có dân số lớn nhất với 13.185 người, gấp 2.5 lần phường Long Tâm là khu vực có dân số thấp nhất. Năm 2008, khi dân số xã Hòa Long là 12.000 người đã bằng số dân của phường Phước Nguyên, tuy nhiên diễn biễn dân số của phường Phước Nguyên rất phức tạp nên 2 năm sau dân số Phước Nguyên vẫn chỉ là con số 12.000 người trong khi đó xã Hòa Long lên trên 13.000 người. Có ba khu vực ở thị xã Bà Rịa dân số trên 10.000 người vào năm 2010 là xã Hòa Long, phường Phước Nguyên và phường Long Toàn. Hai phường có dân số ít nhất là Long Tâm và Phước Hưng chỉ có khoảng 5.000 người tức là cả hai phường này có dân số bằng 6 năm tăng dân số của cả thị xã Bà Rịa.
Biểu đồ 3.1 Dân số trong các xã phường của thị xã Bà Rịa (2008-2010)1
Trường hợp đặc biệt nhất là phường Phước Hiệp, đây chính là một trong những vùng lõi của xứ Mô Xoài xưa. Phước Hiệp năm 2008 có 8.567 người, năm 2009 giảm 1.235 người, năm 2010 lại giảm tiếp 1.600 người, và 2010 chỉ còn 5.732 người và là khu vực có số dân nhỏ thứ hai của thị xã Bà Rịa. So với 2008, năm 2010 dân số ở phường Phước Hiệp đã giảm tới 2.835 người. Đây là trường hợp đặc biệt khi dân số giảm một năm bằng tỉ lệ tăng dân số trung bình của thị xã Bà Rịa. Nguyên nhân của tình trạng này là sự suy giảm dân số cơ học, có những người chuyển đi khỏi Phước Hiệp, tuy nhiên do chưa đủ dữ liệu nên chưa thể kết luận được những người này chuyển sang địa bàn khác của thị xã Bà Rịa hay sang những địa phương lân cận thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc miền Đông Nam Bộ.
1
Tổng hợp từ: Niên giám thống kê 2008, 2009, 2010 [124].
Phường Phước Hưng Phường Phước Hiệp Phường Phước Nguyên Phường Long Toàn Phường Long Tâm Phường Phước Trung Phường Long Hương Phường Kim Dinh Xã Tân
Hưng Xã Long Phước Xã Hòa Long
Năm 2008 5192 8567 12139 9135 4867 6565 8925 9067 6025 8364 12192 Năm 2009 5579 7332 11781 10987 5070 6539 9144 9126 6411 8820 12790 Năm 2010 5749 5732 12106 11307 5221 6732 9392 9386 6591 9072 13185 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
64
Tóm lại, dân số trung tâm Mô Xoài từ thế kỷ XVII đến nay có sự biến đổi đa dạng. Dân số liên tục tăng đặc biệt từ cuối thế kỷ XIX. Những biến đổi của dân số cho thấy quá trình phát triển liên tục, đa dạng trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở xứ Mô Xoài. Trung tâm Mô Xoài hiện nay đang có xu hướng giảm dân số.
3.1.2 Dòng họ
Qua tư liệu địa bạ, có thể thấy phần nào về diện mạo của các dòng họ trên đất Mô Xoài nửa đầu thế kỷ XIX. Nửa đầu thế kỷ XIX, trung tâm Mô Xoài có nhiều dòng họ cùng khai phá đất đai, phát triển sản xuất. Điều này vừa tạo nên bức tranh đa dạng trong phát triển nông nghiệp nhưng cũng phản ánh vai trò khác nhau của từng dòng họ.
Bảng 3.4 Dòng họ trong địa bạ tại các thôn vùng Mô Xoài trước 1836 và 1836
Dòng họ Long Hương Phước Lễ Long Kiên Long Xuyên Mô Xoài
Trước 1836 1836 Trước 1836 1836 Trước 1836 1836 Trước 1836 1836 Trước 1836 1836 người 1 Cao 1 1 1 1 2 2 2 Châu 1 1 1 1 3 Dương 2 2 1 2 2 4 Đặng 4 5 2 5 2 2 8 11 5 Đinh 1 1 1 2 1 6 Đỗ 1 1 1 2 1 7 Đoàn 1 1 1 1 8 Hoàng 3 3 1 1 1 5 4 9 Lê 5 4 2 7 1 4 1 2 9 16 10 Lý 2 1 1 1 1 4 2 11 Mai 2 2 1 1 2 5 3 12 Ngô 1 1 2 1 3 2 13 Nguyễn 13 14 6 7 10 18 14 16 43 54 14 Phạm 2 2 2 2 6 4 10 15 Phan 2 1 1 2 1 5 2 16 Trần 14 12 5 3 1 2 2 20 18 17 Trương 1 1 1 1 18 Văn 1 1 19 Vũ 1 2 2 2 4 5 7 9 Tổng số người Tổng số họ 52 51 21 23 1 28 422 23 30 124 1413 15 15 8 8 12 11 8 7 18 19
Thông qua số lượng chủ sở hữu ruộng đất có thể nhận thấy tình hình dòng họ ở Mô Xoài. Trước năm 1836, có 18 dòng họ có người sở hữu ruộng đất, đến năm 1836 con số này là 19 dòng họ. Sáu dòng họ lớn nhất ở trung tâm Mô Xoài nửa đầu thế kỷ XIX là Nguyễn, Trần, Lê, Đặng, Phạm và Vũ. Có lẽ 6 dòng họ trên là những người đến khai phá đất đai ở Mô Xoài từ rất sớm. Cũng có thể có dòng họ đến sau
1
Phước Lễ có 24 chủ ruộng nhưng có 1 chủ trong địa bạ không chép tên.
2
Long Kiên có 44 chủ ruộng nhưng có 2 chủ trong địa bạ không chép tên.
3
Cột này không đơn thuần cộng tổng các dòng họ vì có 5 chủ ruộng là Đặng Văn Thị, Dương Văn Oa, Lê Văn Gia, Nguyễn Văn Thiềng, Trần Văn Ngãi có sở hữu ruộng đất ở nhiều thôn nên khi tính tổng các dòng họ ở trung tâm Mô Xoài thì từng người chỉ được tính thuộc một dòng họ.
65
nhưng trong quá trình tụ cư số người trong dòng họ đó tăng nhanh hoặc có đợt di dân lớn của một dòng họ nào đó đến sau. Các dòng họ khác có số người sở hữu đất rất ít do đó có thể thấy những dòng họ này không đông đảo ở Mô Xoài.
Họ Nguyễn chiếm vai trò rất lớn trong sở hữu dòng họ. Dòng họ này có 54 người sở hữu ruộng gấp 3 lần so với họ Trần có 18 người sở hữu ruộng. Có 6 dòng họ chỉ có 1 người sở hữu ruộng đất, có thể đây là dòng họ đến sau trong quá trình khai phá đất đai ở Mô Xoài. Chênh lệch của số người sở hữu ruộng đất giữa các dòng họ rất lớn cho thấy vai trò, vị thế và số lượng khác nhau của mỗi dòng họ trong quá trình khai phá đất đai, đời sống kinh tế nông nghiệp ở trung tâm Mô Xoài.
Biểu đồ 3.2 Số dòng họ và số người trong dòng họ ở trung tâm Mô Xoài năm 1836
Tại làng Long Hương, dòng họ đông nhất là họ Nguyễn, Trần. Hai dòng họ này có số người sở hữu ruộng đất vượt trội so với các dòng họ khác. Long Hương là làng có nhiều dòng họ nhất với 15 trong tổng số 19 dòng họ có sở hữu ruộng đất năm 1836 ở trung tâm Mô Xoài. Long Hương không có các dòng họ là Dương, Trương, Văn và Vũ. Số lượng lớn dòng họ tập trung ở Long Hương cho thấy quá trình khai phá ruộng đất ở đây diễn ra rất sôi động, nhiều lớp người cùng tham gia vào quá trình này.
Tại Long Kiên, dòng họ đông đảo nhất là họ Nguyễn sau đó là Đặng, Lê và Vũ. Nhưng họ Nguyễn vượt trội về số người sở hữu ruộng so với các dòng họ Đặng, Lê, Vũ. Làng Long Kiên năm 1836 có 11 dòng họ có sở hữu ruộng đất. Dường như họ Nguyễn có số lượng người đông đảo trong làng hoặc từ nơi khác đến để phát triển nông nghiệp.
Hai làng Phước Lễ và Long Xuyên có ít dòng họ nhất. Làng Phước Lễ năm 1836 có khoảng 8 dòng họ, Long Xuyên là 7. Ở Phước Lễ, họ Nguyễn và họ Hoàng có số người sở hữu ruộng như nhau, về cơ bản đây là hai dòng họ lớn nhất ở Phước
21 1 2 11 1 1 1 4 16 2 3 2 54 10 2 18 1 1 9 0 10 20 30 40 50 60 Cao Dương Đinh Đoàn Lê Mai Nguyễn Phan Trương Vũ
66
Lễ vào nửa đầu thế kỷ XIX. Ở Long Xuyên, họ Nguyễn chiếm vị trí đông đảo nhất trong sở hữu dòng họ, sau đó đến họ Phạm; hai dòng họ này có thể có số lượng đông đảo nhất ở đây.
Cuối thế kỷ XIX, giáp trung tâm Mô Xoài là thôn Long Điền cũng có số lượng dòng họ phong phú với 19 dòng họ được ghi chép trong văn bia chùa Long Bàn hiện ở trung tâm thị trấn Long Điền [78, tr. 65]
Tóm lại, bức tranh dòng họ ở Mô Xoài khá đa dạng. Số người trong mỗi dòng họ có số lượng chênh lệch và vai trò quan trọng không giống nhau trong quá trình khai phá, phát triển nông nghiệp.
3.1.3 Tộc người
Trước thế kỷ XVII, nhiều tộc người thiểu số đã cư trú ở Nam Bộ, như Xtiêng, Mạ, Kơho, M`nông, trong đó nhiều nhất là người Mạ và Xtiêng. Những tộc người này đã sinh sống lâu đời trên đất Nam Bộ và họ đã tồn tại trước khi Chân Lạp xâm lược nước Phù Nam. Sự tồn tại của những tộc người này là minh chứng cho quá trình sinh tụ đa dạng của nhiều cộng đồng bản địa và họ là chủ nhân của đất Nam Bộ trước khi người Việt vào khai phá ở thế kỷ XVI, XVII.
Trên bản đồ An Nam đại quốc họa đồ của AJ.L.Taberd vẽ năm 1838 [143] có ghi nước Stiêng ở phía trên của Phủ Gia Định, tương đương với phía nam Tây Nguyên hiện nay. Phía nam nước Stiêng là “Mọi Bà Rịa”, cộng đồng này ở phía bắc của xứ Mô Xoài thế kỷ XIX. Đây là vết tích về những cộng đồng bản địa ở vùng Mô Xoài.
Nhiều nghiên cứu cho rằng có sự tồn tại của tiểu quốc Mạ ở khu vực Mô Xoài trước khi người Việt đến khai phá Nam Bộ. Trong nghiên cứu của mình, Bình Nguyên Lộc khẳng định trước khi người Việt vào khai phá Nam Bộ thì vùng Đông Nam Bộ là đất của người Mạ, ông cho biết thân phụ ông sinh ra cuối thế kỷ XIX đã kể lại rằng ông bà của thân phụ ông đi đến khai phá Nam Bộ không gặp người Khmer mà chỉ gặp người Mạ [66, tr. 249]. Người Mạ còn gọi là nhóm người Sơ Ma, họ từng có một tiểu quốc riêng, GS. Đào Duy Anh cho biết: “xưa họ đã là một nước nhỏ chiếm ở miền rừng núi ở giữa Bình Thuận là đất Chiêm Thành và Biên Hòa là đất Chân Lạp” [22, tr. 215]. Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ của GS. Trần Quốc Vượng: “Tôi tin rằng lưu vực Đồng Nai từ Cát Tiên qua Bến Gỗ (Biên Hòa) Bà Rịa – Vũng Tàu – Cần Giờ - Côn Đảo xưa là lãnh thổ của người Mạ” [127, tr. 478]. Các tộc người này đã sinh sống từ lâu đời trên đất Đồng Nai, nhưng đến thế kỷ XVI thì dân số các tộc người này vẫn thưa thớt và trình độ sản xuất thấp kém [31, tr. 66].
Ở khu vực huyện Xuyên Mộc1
, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát hiện được một vòng thành bằng đá trắng. Chủ nhân của vòng thành này là một tộc người nào đó bị ảnh hưởng của văn hóa Chăm hoặc người Chăm. Niên đại của vòng thành từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII [33, tr. 8]. Vòng thành được xây dựng bên ngoài bằng đá ong, bên dưới vòng thành có vết tích của hào nước. Các kích cỡ của đá ong
1
67
của thành nhỏ nhất từ cỡ 29x20x14(cm), đến kích cỡ lớn nhất 64x56x38(cm), ngoài ra còn có một viên gạch màu đỏ lẫn trong tầng văn hóa. Các di vật tìm thấy gồm 1 chì lưới bằng sành màu xám; một số di vật khác là các mảnh gốm, sứ; trong các đồ gồm sứ đó đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có thể đọc được chữ Đại Minh Gia Tĩnh niên tạo trên một hiện vật gốm.
Ngày nay, phía bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn tộc người Chơ Ro. Tộc người Chơ Ro hiện có dân số khoảng 7000 người phân bố tại nhiều huyện của Bà Rịa – Vũng Tàu1, trong đó tại thị xã Bà Rịa năm 2009 có 339 [25]. Như vậy, tộc người Mạ là cư dân bản địa của xứ Mô Xoài và vùng Đông Nam Bộ trước kia hiện vẫn tồn tại trên địa bàn hiện nay của Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là minh chứng cho quá trình lịch sử lâu dài của các cộng đồng dân cư ở xứ Mô Xoài.
Bên cạnh người Chơ Ro, cộng đồng tộc người ở vùng Mô Xoài rất đa dạng. Những ghi chép tỉ mỉ hơn giúp nhận ra bức tranh tụ cư đa dạng của cư dân xứ Mô Xoài. Năm 1901, tỉnh Bà Rịa có dân số 49.212 người gồm 9 cộng đồng tộc người là người Việt, Thượng, Minh Hương, Hoa, Pháp, người lai Pháp, Campuchia, Mã Lai, Ấn Độ. Người Việt có số lượng đông nhất với 44.833 người chiếm 91.3%; người